Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên – Module 24: Kỹ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học – Năm học 2015-2016 – Giáo Án Điện Tử
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên – Module 24: Kỹ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học – Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nâng cao năng lực sử dụng các kĩ thuật kiểm tra, đánh giá phù hợp với đổi tượng và môn học cụ thể Đối với nội dung của mô đun, qua quá trình thực hiện, bản thân nhận thấy: Nội dung 1: CÁC KĨ THUẬT KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KỲ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH - Các bước xây dựng đề kiểm tra Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra. Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chú đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích, yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp. Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra. Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau: Đề kiểm tra tự luận; Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan; Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lí các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính sác hơn. Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra . Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % só điểm, số lượng câu hỏi và tổng sổ điểm của các câu hỏi. Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức. Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận. Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm. Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm. Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đắp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu: Nội dung: khoa học và chính xác. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra. Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra. Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính sác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác. Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không, có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không, sổ điểm có thích hợp không, thời gian dự kiến có phù hợp không . Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh. Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm. - Xác định các mục tiêu kiểm tra, đánh giá và thiết lập bảng ma trận. +Xác định yêu cầu cần đạt được của nội dung kiểm tra Xác định theo các cẩp độ: biết, hiểu, áp dụng, giáo viên phải căn cứ vào hệ thống các chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình của môn học để mô tả yêu cầu cần đạt theo các cấp độ của tư duy. Nhận biết. Là múc độ thấp nhất, chủ yếu là ghi nhớ và nhắc lại được những gì đã được học trước đây. Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ này thường bao gồm các động từ: nhận biết được, nêu được, phát biểu được, viết được, liệt kê được,... Hiểu biết : Bao gồm cả biết nhưng ở mức độ cao hơn, đòi hỏi biết được cả ý nghĩa của tri thức, liên hệ chúng với những gì đã học, đã biết. Hiểu được thể hiện ở ba dạng: Thứ nhất là có thể truyền đạt lại thông tin thu nhận được bằng các thuật ngữ khác hay bằng một hình thức khác của thông tin; Thứ hai là khi đưa ra một thông tin, có thể nắm vững được ý tưởng chính có trong thông tin đó, đồng thời hiểu được mối liên hệ bên trong giữa chúng, Thứ ba là có khả năng đưa ra những kết luận bằng sự suy luận, khả năng tiên đoán, Vận dụng: Được dựa trên sự thông hiểu, là mức độ cao hơn so với sự thông hiểu. Khi áp dụng, cần phải cần có vào những hoàn cảnh hoặc những điều kiện cụ thể để lựa chọn, sử dụng các tri thức đã học vào việc giải quyết một vấn đề nào đỏ. Các mục tiêu học tập cần được xác định thống nhất với nguyên tắc về dạy học, bời vì chúng là cơ sở cho hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập. Chẳng hạn, mục tiêu có khuyến khích cho cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập không, hoặc giúp cho việc áp dụng những điều đã học vào thực tiến như thế nào. + Xây dựng ma trận cho đề kiểm tra Khi viết câu hỏi phải căn cứ vào bảng đặc trưng (còn gọi là bảng đặc tính, hay bảng ma trận hai chiều). Để thành lập bảng đặc trưng cần phải tiến hành phân tích nội dung của môn học, cần liệt kê các mục tiêu giảng dạy cụ thể hay các năng lực cần được đo, Sau đó phải quyết định là cần bao nhiêu câu hỏi cho mỗi mục tiêu. Số lượng câu hỏi tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của từng mục tiêu và các khía cạnh khác nhau cần đo lường, Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra: B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra; B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy; B3. Quyết định phân phổi tỉ lệ % tổng điểm cho mãi chủ đề B4. Quyết định tổng sổ điểm của bài kiểm tra; B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề tương ứng với tỉ lệ %; B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột; B8. Tính tỉ lệ % tổng sổ điểm phân phối cho mỗi cột; B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. - Thực hiện viết đề kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan. + Viết câu hỏi Đối với câu hỏi kiểm tra cần được diễn đạt một cách rõ ràng, chú ý đến cấu trúc ngữ pháp. Từ ngữ lựa chọn phải chính xác, nên thử nhiều cách đặt câu hỏi và lựa chọn cách đặt câu hỏi đơn giản nhất, tránh tăng mức độ khó của câu hỏi bằng cách diễn đạt câu phức tạp, tránh có những từ thừa hay những câu thừa. Cần xác định được thời gian cần cho việc trả lời câu hỏi. Một trong những cách có thể cải tiến câu tự luận để nâng cao độ tin cậy là tăng số câu hỏi trong bài kiểm tra, giảm độ dài ở phần trả lời của mỗi câu. + Viết hướng dẫn chấm Cần phải có một bảng hướng dẫn nêu rõ những khái niệm, những ý tưởng, những lập luận, khối lượng dài ngắn và một số vấn đề khác tạo nên một bài trả lời chấp nhận đuợc. Mặt khác, cần dự kiến đưa ra một số vấn đề có thể xuất hiện trong bài làm để có cách xử lí và cho điểm. Có hai cách chấm điểm là chấm theo kiểu phân tích và chấm theo kiểu phân loại nhóm, tùy theo mục đích kiểm tra, đánh giá. Thứ nhất là chấm theo kiểu phân tích, được tiến hành bằng cách cho điểm các câu trả lời cần có theo từng tiêu chí đã xác định. Như vậy trong bài sẽ có các điểm thành phần và sau đó cộng lại. Thứ hai là chấm theo kiểu phân loại. Kiểu này đòi hỏi người chấm phải đọc sơ bộ tất cả các bài làm, sau đồ phân loại bài theo các nhóm. Việc chia nhóm được tiến hành trước khi cho điểm để người chấm có thể suy nghĩ, so sánh giữa các bài với nhau. Cách chấm theo kiểu phân loại có thể đánh giá tổng thể câu trả lời bằng một điểm số hoặc bằng xếp loại, điểm số có thể căn cứ vào ấn tượng chung hay tiêu chí nhất định và được đặt vào mốc ấn định các mức độ khác nhau về chất lượng bài làm. - Thực hành viết hệ thống câu trắc nghiệm khách quan. + Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều phương án lựa chọn Đổi với phần câu dẫn phẳi diễn đạt một cách rõ ràng, Tránh sử dụng các câu dẫn mang tính phủ định. Tuy nhiên, nếu đưa câu phủ định vào câu dẫn thì cần gạch dưới chữ “không" để nhấn mạnh. Các phương án trả lời cần được viết sao cho có cùng văn phong và tương đương nhau về độ dài Không nên có sự khác biệt về cách diến đạt giữa câu trả lời đúng và các câu nhiễu vì người trả lời có thể sẽ dựa vào một số yếu tố nào đó để phát hiện câu đúng chứ không dựa vào kiến thức. Lỗi thường hay gặp phải đó là các câu đúng thường dài hơn, phức tạp và chi tiết hơn. Câu dẫn và các phương án trả lời đều hợp nhau về ngữ pháp khi ghép chúng với nhau, tránh sử dụng trong các phương án trả lời bằng các cụm từ như “Tất cả những từ trên' hay “Tất cả những câu trên" hoặc “Không có câu nào ở trên". Các phương án nhiễu cần diễn đạt sao cho có vế hợp lí và có sức hấp dẫn như nhau. Cần sắp xếp các phương án trả lời trong các câu hỏi theo vị trí ngẫu nhiên, không nên theo một trình tự máy móc. Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình. Câu hỏi phẳi phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng. Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể. Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa. Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh. Mỗi phương án nhiêu phải hợp lí đối với những học sinh không nắm vững kiến thức. Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh. Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra. Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn. Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất. + Yêu cầu khi viết loại câu hỏi đúng- sai Loại câu này đòi hỏi học sinh phải lựa chọn một trong hai phương án, có thể là đúng hoặc không đúng. Cũng có thể là có hoặc không có, đồng ý hay không đồng ý. Câu đúng - sai cần phải viết thật ngắn gọn, tránh mơ hồ, câu hỏi phải được xếp một cách chính xác là đúng, hay sai. Tránh những câu nhận định mang tính phủ định, đặc biệt là phủ định kép.Nên tránh sử dụng các sự kiện hay các từ không quan trọng hoặc là quá vụt vặt, tiểu tiết. Tránh những câu mà trả lời sai chỉ phụ thuộc vào một từ hay một câu không quan trọng. Không nên dùng toàn những câu đòi hỏi trả lời đúng, cũng không nên dùng toàn những câu đòi hỏi trả lời sai, Không nên viết câu theo kiểu “bẫy" học sinh, chẳng hạn như thêm vào hay bớt đi một vài từ vụn vặt nào đó để thay đổi ý nghĩa. + Gợi ý cách viết cầu điền vào chỗ trống Câu điền vào chỗ trống thể hiện một dạng của câu trả lời ngắn. Khi viết loại câu hỏi này, không nên để quá nhiều khoảng trống trong một câu, Đổi với loại câu điển vào chỗ trổng cũng nên hạn chế dùng nguyên mẫu những câu lấy từ trong sách giáo khoa, + Gợí ý để viết loại câu hỏi ghép đôi Loại câu ghép đôi bao gồm hai cột, một cột xếp theo chữ cái, một cột xếp theo chữ số, yêu cầu học sinh chọn chữ cái và số để ghép lại. Cần nêu rõ trong hướng dẫn cách thức trả lời để người trả lời biết đó là mỗi câu trả lời có thể đựợc sử dụng một lần hay hơn. Khi viết loại câu ghép đôi cần sấp xếp các danh mục một cách rõ ràng, đảm bảo sao cho hai danh mục phải đồng nhất. Khi viết câu hối nên giải thích rõ cơ sở để ghép đôi hai cột trong câu. Cần tránh việc sắp xếp các danh mục trong câu để có thể tạo nên sự ghép đôi đúng theo kiểu 1 - 1. Nên tạo sự ghép đôi đứng một cách ngẫu nhiên. Các danh mục ở hai cột nên có số lượng không bằng nhau. Các câu nên diễn đạt ngắn gọn và sắp xếp lôgic. - Thực hành phân tích câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. + Cách tính độ khó của câu trắc nghiệm Cách tính độ khó thông dụng nhất của câu trắc nghiệm là tính tỉ lệ phần trăm số người trả lời đúng câu trắc nghiệm. Số người trả lời đứng câu i Độ khó của câu trắc nghiệm thứ i = Số người làm bài trắc nghiệm Việc sử dụng trị số độ khó theo cách tính trên cho thấy rõ mức độ khó, dễ phụ thuộc vào cả câu trắc nghiệm và cả người trả lời. Ngoài ra, đại lượng phản ánh độ khó, dễ của bài trắc nghiệm cũng phụ thuộc vào các lĩnh vực khoa học khác nhau đối với từng đối tượng cụ thể. Giá trị chỉ số độ khó thay đổi từ 0 đến 1, các câu trắc nghiệm trong bài trắc nghiệm thường có các độ khó khác nhau, giá trị độ khó càng nhỏ thì câu trắc nghiệm càng khó và ngược lại, + Cách tính độ phân biệt Có nhiều cách tính độ phân biệt của câu trắc nghiệm. Một trong những cách tính đơn giản và thông dụng là: Lấy tỉ lệ phần trăm làm đúng câu trắc nghiệm trong nhóm điểm cao trừ đi tỉ lệ phần trăm làm đúng trong nhóm điểm thấp. Khi xét yêu cầu về chỉ số độ phân biệt cần căn cứ vào mục đích trắc nghiệm. Nếu bài trắc nghiệm theo chuẩn (nhằm mục đích phân biệt, lụa chọn học sinh) thì cần những câu trắc nghiệm có chỉ số về độ phân biệt cao. Còn bài trắc nghiệm theo tiêu chí (xác định mức độ đạt được mục tiêu môn học) thì chỉ sổ này không quan trọng. Một số quy tắc để đánh giá sơ bộ độ phân biệt là: Sổ học sinh của nhóm cao và nhóm thấp cùng đạt được sổ câu hỏi đúng như nhau thì độ phân biệt của câu hỏi bằng 0. Số học sinh của nhóm cao đạt được số câu hỏi đúng nhiều hơn số học sinh ở nhóm thấp thì độ phân biệt là dương. Số học sinh của nhóm cao đạt được số câu hỏi đúng ít hơn số học sinh ờ nhóm thấp thì độ phân biệt là âm. Như vậy, muốn có độ phân biệt tốt thì bài trắc nghiệm cần phải có độ khó ở mức trung bình, khi đó điểm số thu đuợc sẽ được trải rộng. + Mức độ lôi cuốn vào các phương án trả lời Riêng đối với câu trắc nghiệm khách quan loại câu nhiều lựa chọn, ngoài hai chỉ số về độ khó và độ phân biệt, còn có một chỉ số nữa cần quan tâm phân tích, đó là mức độ lôi cuốn vào các phương án trả lời. Trong trường hợp một phương án nhiễu có quá nhiều học sinh lựa chọn, thậm chí hơn rất nhiều so với phương án đúng, điều này chứng tỏ có sự hiểu lầm nào đó giữa phương án đúng và phương án nhiễu. Do đó đối với câu nhiều lựa chọn, cần phải phân tích tỉ mỉ từng phương án trả lời. Nguyên tắc làm căn cứ cho việc phân tích các phương án trả lời ở câu trắc nghiệm là: Phương án trả lời đúng phải tương quan thuận với tiêu chí Phương án trả lời sai phải tương quan nghịch với tiêu chí, Cần đặc biệt chú ý là ở phương án đúng, tỉ lệ lựa chọn của nhỏm điểm cao phải nhiều hơn nhóm điểm thấp; ở phương án sai, tỉ lệ lựa chọn của nhóm thấp nhiều hơn nhóm cao. Nội dung 2: CÁC KĨ THUẬT KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỖ TRỢ CHO DẠY HỌC CÓ HIỆU QUẢ - Xác định mối quanhệ giữa dạy học và kiểm tra, đánh giá. + Đánh giá kết quả học tập nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học: Đánh giá giúp cho giáo viên thu đuợc những thông tin từ học sinh, phát hiện thực trạng kết quả học tập của họ cũng như những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thực trạng kết quả đó. Là cơ sở thực tế để giáo viên điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động của học sinh và hướng dẫn họ tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động học của bản thân mình. Giáo viên cần biết rõ là nội dung đã được dạy và học đủ chưa, cần bổ sung gì, phương pháp dạy học đã phù hợp chưa, cần hỗ trợ thêm cho ngưòi học như thế nào. Muốn biết rõ những điều đó và để có những quyết định phù hợp, giáo viên phải căn cứ vào kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Thông qua kiểm tra, đánh giá, giáo viên biết được trình độ người học, những điểm yếu của HS trước khi vào học.Giúp GV nắm được nhu cầu của người học để có thể đề ra mục tiêu học tập. Kết quả đánh giá quá trình cho phép theo dõi, đánh giá sự tiến bộ hoặc hạn chế của người học. K Kết quả đánh giá cuối khoá cho phép đo sự gia tăng kiến thức, kĩ năng, năng lực của người học sau khoá đào tạo. Đánh giá kết quả học tập của học sinh được tiến hành tốt giúp cho họ có cơ hội để củng cố tri thức, phát triển trí tuệ. Thông qua đánh giá tạo điều kiện cho học sinh tái hiện, chính xác hoá tri thức, hoàn thiện, đào sâu, hệ thống hoá tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ sảo vận dụng tri thức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo. Đánh giá thúc đẩy học sinh học tập. Thông báo kịp thời cho học sinh biết tiến bộ của họ, có tác dụng thúc bách học tập, động viên, khích lệ họ học nhiều hơn, tốt hơn, chỉ cho họ thấy những nội dung nào chưa tốt, nội dung nào cần học thêm, học lại... Đánh giá giúp hình thành cho HS nhu cầu thói quen tự đánh giá, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện. Đánh giá làm cơ sở để có những quyết định hợp lí. Đánh giá nâng cao chất lượng dạy học. Giúp cho Gv thu được những thông tin ngược từ học sinh, phát hiện thực trạng kết quả học tập của học sinh cũng như những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thực trạng kết quả đó. Đây là co sờ thục tế để giáo viên điều chỉnh hoạt động của học sinh và hướng dẫn học sinh tự điều chỉnh hoạt động học của bản thân mình. Giúp cho học sinh có cơ hội để củng cố tri thức, phát triển trí tuệ. Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, rèn luyện một số phẩm chất tích cực cho HS (tính kỉ luật, tính tự giác và ý chí vươn lên trong hoc tập). Kiểm tra, đánh giá được tiến hành đúng đắn sẽ củng cố cho học sinh tính kiên định, cẩn thận, tự tin vào khả năng của mình, tạo dư luận lành mạnh trong tập thể, tăng cường mối quan hệ thầy trò. + Quan sát hàng ngày giúp GV thu các thông tin Sự tham gia của học sinh vào thảo luận; Các câu hỏi của học sinh đưa ra; Kĩ năng làm việc nhóm; Độ chuẩn xác trong câu trả lời của học sinh; Cách phản ứng của học sinh đối với bài tập, điểm kiểm tra; Sự chú ý của học sinh; Hứng thú của học sinh... + Đặt câu hỏi để thu thập thông tin: Sự hiểu bài của học sinh; Học sinh có thể hiện được kĩ năng không; Sụ tiến bộ của học sinh. + Vai trò của đặt câu hỏi: Lôi cuốn học sinh tham gia vào bài học; Khuyến khích tư duy của học sinh; Giúp học sinh ôn lại những nội dung quan trọng; Điểu khiển hoạt động nhận thức của học sinh. - Thực hiện kĩ thuật quan sát để điều chỉnh, hỗ trợ quá trình dạy học. Các công cụ quan sát Biểu đồ tham dự là một công cụ quan sát để đánh giá sự tham gia của học sinh trong hoạt động của nhóm nhỏ. Cũng có thể thiết kế biểu đồ tham dự quan sát về sự tham gia của học sinh vào nhóm nhỏ một cách nhiệt tình hay thờ ơ, hoặc làm giảm hiệu quả. Bảng kiểm tra giúp người quan sát có thể ghi lại một cách nhanh chóng và có hiệu quả xem một đặc trưng có xuất hiện không, nhưng không cho biết múc độ thường xuyên của đặc trưng đó. Thang đánh giá đuợc coi như một công cụ sử dụng thông dụng để đánh giá thái độ, giúp cho việc đánh giá học sinh ở một loạt các đặc điểm như: tính kỉ luật, lòng nhiệt tình, sự quan tâm, tính đúng giờ... Thang đánh giá rất có ích trong việc đánh giá quy trình, sản phẩm và sự phát triển cá nhân.Có 2 cách lập thang đánh giá là Thang đánh giá số và Thang đánh giá mô tả Điểm quan trọng đối với cả thang số và thang mô tả là số điểm trên các dòng cần được mô tả cụ thể, rõ ràng để người đánh giá hiểu được ý nghĩa cụ thể của nó. Trong thang đánh giá, các hành vi được liệt kê chỉ ra sự xuất hiện hay không xuất hiện của đặc điểm được quan sát, cũng có thể chỉ ra tần số hành vi xuất hiện, hoặc một thang bậc bao gồm các mức độ cho mỗi hành vi Thang xếp loại đòi hỏi người đánh giá ấn định số cho mỗi học sinh xếp tù cao đến thấp dựa trên các đặc điểm được đánh giá. Phuơng pháp này rất cồng kềnh khi có số lượng lớn học sinh hoặc có nhiều đặc điểm được xếp loại. Một số gợi ý khi sử dụng thang đánh giá Đối với thang đánh giá, cần nhận biết lĩnh vực của các đặc điểm cụ thể cần đánh giá, chỉ rõ các đặc điểm được đánh giá và các đặc điểm được sử dụng trên thang đánh giá, đánh giá dựa trên mấy yếu tố cụ thể và nó cũng cần được chia nhỏ hơn. Đối với người đánh giá, cần phải tiến hành đánh giá một cách chính xác. Cần lựa chọn những người đánh giá một cách khách quan, không thiên vị. Đối với cách sử dụng thang đánh giá, nên kết hợp các loại thang đánh giá. Nhìn chung, số lượng thang đánh giá và số lượng người đánh giá độc lập lớn thì độ tin cậy lớn. Đưa ra đánh giá càng sớm càng tốt ngay sau khi quan sát. - Thực hiện kĩ thuật đặt câu hỏi để điều chỉnh, hỗ trợ quá trình dạy học. + Vai trò của đặt câu hỏi trong dạy học. Đặt câu hỏi là phuơng pháp rất quan trọng, để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, Gv có khả năng chỉ đạo nhận thức của cả lớp và của từng học sinh. Giúp cho học sinh thực sự hiểu bài và trang bị cho các em các kĩ năng tư duy cấp cao. Kích thích học sinh tích cực độc lập tư duy, khuyến khích học sinh tích cực suy nghĩ và tự lực. Học sinh phải tư duy tích cực độc lập để tìm ra câu trả lời chính xác, đầy đủ, gọn gàng nhất, tìm ra câu trả lời tối ưu một cách nhanh chóng nhất. Bồi dưỡng cho học sinh phát triển năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học.