Bài thu hoạch BDTX module 14 thông tư 12 – bai thu hoach BDTX thông tư 12 – Phùng Như Hoa – Website của Phùng Như Hoa
Nguồn:
Người gửi: Phùng Như Hoa (trang riêng)
Ngày gửi: 10h:35′ 15-04-2021
Dung lượng: 40.6 KB
Số lượt tải: 34
Số lượt thích:
0 người
10h:35′ 15-04-202140.6 KB34
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 14
Tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ/tăng cường tiếng Việt cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm
I. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP :
Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ của giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo viên Mầm non được xem là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người mới cho xã hội chủ nghĩa, tuỳ theo mỗi độ tuổi mà nội dung giáo dục khác nhau. Trẻ ở độ tuổi mầm non là tuổi học nói, những nhu cầu của trẻ thông qua lời nói để đến với người lớn, chính vì thế cung cấp Tiếng việt cho các cháu, nhất là trẻ người dân tộc thiểu số là rất quan trọng. Phần đa các cháu dân tộc thiểu số thường hay dùng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp, nên khi đến lớp các cô giáo của cháu là người kinh cháu không biết tiếng kinh nên trong qúa trình cô giáo giảng dạy bằng tiếng việt thì trẻ rất khó tiếp thu bài giảng cũng như những chỉ dẫn, khẩu lệnh của cô trẻ không hiểu để thực hiện, cháu trở nên nhút nhát, thụ động, thậm chí tự ti, mặc cảm, dẫn đấn khả năng tiếp thu bài rất chậm. Bởi thế nên việc tăng cường tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số là vấn đề đáng để tất cả chúng ta quan tâm, việc làm này sẽ góp phần vào việc hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ.
Trong thực tế cuộc sống hằng ngày, con người chúng ta sử dụng lời nói để trao đổi, thảo luận, yêu cầu, trò chuyện, bày tỏ, thuyết trình, nói lên những suy nghĩ, hiểu biết của mình, giải thích những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống: như trò chuyện, trao đổi kinh nghiệm, nói lên suy nghĩ của mình để chia sẽ, giúp đỡ mọi người xung quanh…
Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy các cháu lớp 5 tuổi của trường mẫu giáo ………với số lượng trẻ hàng năm của lớp tôi là ……..cháu trong đó số trẻ con em dân tộc thiểu số chiếm ……. Đa số các cháu là người dân tộc ê đê, các cháu lên lớp đều nói bằng tiếng mẹ đẻ, không hiểu được tiếng Việt, vì trình độ dân trí thấp nên bố mẹ các cháu chưa thực sự quan tâm đến việc việc học tập của con em mình, còn các cháu thì vì không hiểu tiếng việt nên các hoạt động trên lớp của giáo viên chưa cảm hóa, thu hút được trẻ đến lớp đầy đủ.
Cùng một môi trường học tập như nhau, cũng bài học đó, lượng kiến thức đó, phương pháp đó sao sự chêng lệch về khả năng tiếp thu của trẻ người kinh và trẻ người dân tộc thiểu số lại cách xa nhau đến vậy? phải chăng là bất đồng ngôn ngữ, là vốn tiếng việt của trẻ dân tộc thiểu số quá ít, bởi vì mọi cử chỉ, hành động của con người đều thông qua ngôn ngữ để hiểu và làm theo nhưng chính vì trẻ không hiểu nên không biết để làm theo.
Đứng trước thực trạng đó tôi rất băn khoăn, lo lắng phần vì ngay từ đầu năm mồi giáo viên đã kí cam kết chất lượng với hiệu trưởng phải thực hiện đúng yêu cầu mục tiêu giáo dục độ tuổi. Trẻ 5 tuổi khi ra lớp một trong những mục tiêu đó là trẻ phải thuộc 29 chữ cái, 10 chữ số thuộc một số bài thơ, biết kể một số câu chuyện … làm thế nào để tất cả các cháu cuối năm học đều đạt được yêu cầu cần đạt theo bộ chuẩn đây? Khi các cháu con em dân tộc thiểu số đến lớp chưa biết nghe, nói và chưa hiểu tiếng kinh? đó là câu hỏi, là nổi lo lắng, băn khoăn mà hàng đêm tôi trăn trở, phần nữa là lương tâm trách nhiệm của người giáo viên tôi không thể hàng ngày đến lớp hết giờ ra về mặc cho các cháu với một hành trang trống rỗng khi ra trường, vậy nên bản thân tôi tự thấy mình cần tìm cách nghiên cứu, chọn lọc một số phương pháp, biện pháp để cho các cháu học sinh dân tộc trong lớp của tôi biết nghe, nói và hiểu tiếng việt. Để các cháu không tự ti,mặc cảm, thích thú đến lớp, vốn tiếng việt được tăng lên, biết giao tiếp băng tiếng việt để từ đó thu hút trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động trong lớp để cuối năm trẻ có một hàng trang vững bước vào lớp 1.
Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp:
*Giải pháp thứ nhất: “Tạo hứng thú cho trẻ đi học chuyên cần”
+ Nội dung:
Ngay từ đầu năm học tôi lên kế hoạch để duy trì sĩ số học sinh, duy trì tỉ lệ các cháu đi học chuyên cần 97%. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã huy động phụ huynh động viên trẻ đến trường, tuyên truyền cho cha