Bài thu hoạch BDTX MN 22 – Lá – Nguyễn Thị Thảo – Thư viện Giáo án điện tử

Wait

  • Begin_button
  • Prev_button
  • Play_button
  • Stop_button
  • Next_button
  • End_button
  • 0

    /

    0

  • Loading_status

Nhấn vào đây để tải về
Báo tài liệu có sai sót
Nhắn tin cho tác giả

Tài liệu chưa được thẩm định)
Nguồn:
Người gửi: Nguyễn Thị Thảo
Ngày gửi: 20h:08′ 07-01-2019
Dung lượng: 579.3 KB
Số lượt tải: 1132

Số lượt thích:

0 người

20h:08′ 07-01-2019579.3 KB1132

PHÒNG GD&ĐT CAO LỘC
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

TRƯỜNG MN XÃ HẢI YẾN
Tháng 12 năm 2018 – 2019

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NỘI DUNG 3
MODULE CHUYÊN SÂU 1: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO
TRẺ 5-6 TUỔI

Họ và tên: Nguyễn Thị Thảo
Giảng dạy lớp 5 Tuổi A
Đơn vị công tác: Trường Mầm non xã Hải Yến
Điểm của toàn bài
Họ tên, chữ ký giám khảo

Bằng số
Bằng chữ

1….…………………………………..……

2..…………………………………..………

BÀI LÀM:
1. Tên chuyên đề:
“Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển nhận thức( Môn Toán) cho trẻ 5 – 6 tuổi ”
2. Lí do chọn chuyên đề (module):
Trẻ mẫu giáo là lứa tuổi thích tìm tòi khám phá, thường hay đặt các câu hỏi ngộ nghĩnh và thích thú được nghe cô trả lời từ đó kỹ năng toán học được rèn luyện và nâng cao.
Mặt khác trong thực tế thực hiện giảng dạy bộ môn “làm quen với toán” chưa đáp ứng được nhu cầu chất lượng mà còn tồn tại những vấn đề sau. Hình thức lên lớp của giáo viên chưa thật sự sáng tạo và linh hoạt nên các tiết học chưa thực sự sôi nổi, trẻ chưa hứng thú tham gia vào các hoạt động: Việc học nhóm của trẻ chưa thực sự được chú trọng mà chủ yếu hoạt động tập thể là chính do đó kết quả thực hiện  trên trẻ chưa cao, trẻ tiếp thu bài còn thụ động và chưa thực sự được trải nghiệm nhiều cũng như đồ dùng, đồ chơi còn đơn điệu hoặc đang còn thiếu ở một số tiết chưa phù hợp và thu hút với trẻ; Cách thiết kế môi trường giáo dục với cách bài trí trong các góc chơi chưa sáng tạo ít sử dụng hình ảnh để tạo ấn tượng nhằm giúp trẻ nhận ra một điều gì đó khác thường liên quan đến toán học, buộc trẻ phải thắc mắc suy nghĩ cách điều chỉnh bổ sung thì lại ít khi giáo viên chúng ta chú ý đến chính vì vậy trước những bối cảnh thực tế trên bản thân tôi cảm thấy băn khoăn nên đã chọn đề tài này nhằm tìm ra những giải pháp hay, mới để áp dụng vào giảng dạy bộ môn làm quen với toán.
          Hoạt động làm quen với toán vẫn luôn được xem là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non nhằm cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ. Trẻ làm quen với biểu tượng toán từ nhỏ rất thuận lợi. Bởi lẽ trẻ càng nhỏ khả năng lưu trữ thông tin dễ dàng hơn, đây là lợi thế vượt trội của trẻ. Chúng ta đều nhất trí cần cho trẻ học toán từ nhỏ. Tuy nhiên không phải tất cả trẻ đều hào hứng khi học toán. Đây là vấn đề mà tôi quan tâm. Đối với trẻ mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo. Chính vì lẽ đó cho trẻ làm quen với toán tốt nhất là thông qua các hoạt động như: Hoạt động vui chơi, khám phá trải nghiệm. Trước tầm quan trọng của hoạt động làm quen với toán ở bậc học mầm non, giáo viên mầm non đã quan tâm và chú trọng đến việc hình thành những biểu tượng toán cho trẻ nhất là trẻ 5 tuổi, chuẩn bị bước vào trường tiểu học. Tuy nhiên, trên thực tế giáo viên chúng ta còn hạn chế khi sử dụng những biện pháp khơi gợi, kích thích trẻ chú ý quan sát, khám phá các vấn đề liên quan đến toán. Vì vậy cần tạo cơ hội cho trẻ học toán qua các hoạt động gần gũi, bình thường hằng ngày trong cuộc sống trẻ. Làm quen với những biểu tượng toán ngay từ tuổi mầm non là một việc rất cần thiết vì đó chính là cơ hội tốt để giúp trẻ hình thành phẩm chất, năng lực hoạt động cho mình như: Tìm tòi quan sát, so sánh thông qua hoạt động với toán để giúp trẻ hình thành những biểu tượng ban đầu như: Nhận biết con số, số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian để sau này trẻ vững vàng tự tin hơn khi tiếp nhận những kiến thức của môn toán những giai đoạn tiếp theo. 
Thế nhưng trong quá trình dạy trẻ làm quen với toán để giúp trẻ nhận biết sâu sắc, có được những kiến thức mà mình mong muốn thì vấn đề không thể thiếu được đó là: Phải truyền thụ những kiến thức của giáo viên đến với trẻ, cần làm sao cho trẻ cảm thấy đơn giản, gần gũi mà lại dễ hiểu. Phương pháp mới sáng tạo giúp trẻ tiếp thu một cách dễ dàng hơn, qua đó để trẻ được hoạt động một cách hứng thú, tích cực, chủ động trong các hoạt động của cô. Chính vì vậy mức độ phát triển thao tác trí tuệ của trẻ tạo tiền đề cho các cấp học khác và còn tùy thuộc vào