Bài thu hoạch – Thực hành: Hô hấp nhân tạo: Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo…
Advertisements (Quảng cáo)
Bài thu hoạch – Thực hành: Hô hấp nhân tạo: Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo. 1. Kiến thức
– So sánh để chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau trong các tình huống chủ yếu cần được hô hấp nhân tạo?…
BÁO CÁO THỰC HÀNH
1. Kiến thức
– So sánh để chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau trong các tình huống chủ yếu cần được hô hấp nhân tạo?
+ Giống nhau:
• Cơ thể nạn nhân đều thiếu O2, mặt tím tái.
• Cơ thể nạn nhân đều cần sự hô hấp nhân tạo.
+ Khác nhau:
Trường hợp chết đuốiTrường hợp điện giậtTrường hợp bị lâm vào môi trường thiếu khí hoặc có nhiều khí độc
Đặc điểm nạn nhân
Phổi ngập nước, da nhợt nhạt.
Cơ co cứng, tim có thể ngừng hoạt động.
Hô hấp thiếu O2, ngất hay ngạt thở.
Bước cấp cứu đầu tiên
Loại bỏ nước khỏi phổi bằng cách vừa cõng nạn nhân vừa chạy
Tìm vị trí cầu giao hay công tắc điện để ngắt điện
Khiêng nạn nhân ra khỏi khu vực đó.
– Trong thực tế cuộc sống, em đã gặp trường hợp nào bị ngừng thở đột ngột và được hô hấp nhân tạo chưa? Thử nhớ lại xem lúc đó nạn nhân ở trạng thái như thế nào?
+ Em từng gặp nạn nhân bị đuối nước.
+ Lúc đó nạn nhân bất tỉnh, da trắng bệch.
– So sánh để chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai phương pháp hô hấp nhân tạo?
* Giống nhau :
+ Mục đích : phục hồi sự hô hấp bình thường của nạn nhân.
+ Cách tiến hành :
• Thông khí ở phổi của nạn nhân với nhịp 12 – 20 lần/phút.
• Lượng khí được thông trong mỗi nhịp ít nhất là 200 ml.
* Khác nhau :
+ Cách tiến hành :
Advertisements (Quảng cáo)
• Phương pháp hà hơi thổi ngạt : Dùng miệng thổi không khí trực tiếp vào phổi thông qua đường dẫn khí.
• Phương pháp ấn lồng ngực : Dùng tay tác động gián tiếp vào phổi qua lực ép vào lồng ngực của nạn nhân.
+ Hiệu quả : Phương pháp hà hơi thổi ngạt có nhiều ưu thế hơn như :
• Đảm bảo được số lượng và áp lực của không khí đưa vào phổi.
• Không làm tổn thương lồng ngực (như làm gãy xương sườn).
2. Kỹ năng: Hoàn thành bảng 23
Bảng 23. Các thao tác cấp cứu hô hấp
Các kỹ năngCác thao tácThời gian
Hà hơi thổi ngạt
a – Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau.
b – Bịt mũi nạn nhân bằng hai ngón tay.
c – Hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân.
d – Lặp lại thao tác b và c 12 – 20 lần/phút cho đến khi sự hô hấp tự động của nạn nhân ổn định bình thường.
Nếu tim nạn nhân đồng thời ngừng đập, có thể vừa thổi ngạt vừa xoa bóp tim.
12 – 20 lần/phút
Ấn lồng ngực
a) Đặt nạn nhân nằm ngửa, lưng kê gối mềm để đầu hơi ngửa ra phía sau.
b) Cầm hai cẳng tay hay cổ tay nạn nhân và dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân.
c) Dang tay nạn nhân đưa về phía đầu nạn nhân.
d) Làm lại thao tác b và c 12 – 20 lần/phút, cho tới khi sự hô hấp tự động của nạn nhân ổn định bình thường.
12 – 20 lần/phút
Đã có lời giải Sách bài tập – Sinh lớp 8 và Bài tập nâng cao – Xem ngay