Bài thi thuyết trình giáo viên chủ nhiệm giỏi – Tự nhiên và Xã hội 3 – lê thị sáu – Thư viện Bài giảng điện tử
Nguồn:
Người gửi: lê thị sáu
Ngày gửi: 20h:34′ 25-03-2022
Dung lượng: 1.8 MB
Số lượt tải: 93
Số lượt thích:
0 người
20h:34′ 25-03-20221.8 MB93
BÁO CÁO
Biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở lớp 3A2 trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, năm học 2021 – 2022
Giáo viên: Lê Thị Sáu
NỘI DUNG BÁO CÁO
I. Đặt vấn đề
II. Thực trạng
III. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
IV. Kết quả đạt được
V. Kết luận, kiến nghị
I. PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài.
Kính thưa: Ban tổ chức Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân!
Thưa Ban giám khảo!
Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp trường năm học 2021 – 2022, với “Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở lớp 3a2 ”.
I. Lý do chọn đề tài:
Kính thưa ban giám khảo hội thi!
Duy trì sĩ số học sinh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏ học. Học sinh bỏ học giữa chừng là một trong những yếu tố tạo nên mối nguy hại lớn cho xã hội
. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Thật vậy, một dân tộc mà dân trí thấp kém thì khó có điều kiện để tiếp thu và phát huy tinh hoa văn hóa, khoa học, công nghệ mới của nhân loại. Do đó chúng ta cần làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh, giảm tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học để góp phần xây dựng sự nghiệp giáo dục phát triển bền vững.
Mục tiêu của việc duy trì sĩ số sĩ số ở trường tiểu học góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh cũng như giúp các em có cơ hội phát triển toàn diện bản thân. Đồng thời nó cũng là yếu tố quan trọng giúp giáo viên thực hiện tốt kế hoạch giáo dục học sinh. Để công tác giáo dục đạt hiệu quả cần rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó việc các em đi học chuyên cần đóng một phần không nhỏ. Học sinh có đi học đều, đầy đủ thì việc tiếp thu bài mới tốt hơn. Nắm vững kiến thức các môn học trong chương trình một cách liền mạch và có hệ thống, đây là yếu tố quan trọng thu hút các em ham thích đi đến trường.
“
II. THỰC TRẠNG
1.Thực tế tại đơn vị
1.1 Thuận lợi.
+ Năm học 2021-2022 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3A2. Với tổng số học sinh: 25 em. Nữ: 12 em. Khuyết tật: 1 em.
+ Đa số học sinh nhà gần trường, thuộc địa phương hầu hết học sinh có ý thức kỉ luật cao, ngoan, lễ phép biết vâng lời cha mẹ, thầy cô và người lớn. Tích cực tham gia các hoạt động do đội nhà trường tổ chức.
+ Cơ sở vật chất đầy đủ khang trang, tạo không khí cho học sinh và giáo viên, phòng học sạch sẽ thoáng mát.
+ Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, đội ngũ giáo viên bộ môn.
+ Được sự nhiệt tình phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh và giáo viên chủ nhiệ
*Khó khăn:
+ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân là trường thuộc xã Cư Bao của thị xã Buôn Hồ, hầu hết học sinh xuất thân từ gia đình làm nông nghiệp có hoàn cảnh khó khăn,nhiều học sinh có bố mẹ đi làm ăn ăn xa địa phương không gần gũi để chăm lo cho các em chu đáo. Đầu năm học 2021-2022, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3A2. Qua tìm hiểu học sinh lớp chủ nhiệm tôi thấy học sinh sống chủ yếu ở thôn 9a, 9b Tây hà 1,2,5,6 và rải rác một số em tây hà 4…. Gia đình còn nhiều khó khăn nên nhận thức của người dân về việc học tập của con em chưa cao.Trong lớp chủ nhiệm
-có một số học sinh còn chưa chịu khó học tập, một số học sinh tham gia các hoạt động còn chưa nhiệt tình. Cán sự lớp còn rụt rè, chưa phát huy hết khả năng vốn có của mình, ý thức tự quản chưa cao.
-Đặc biêt khó khăn lớn nhất là năm học 2021-2022 do tình hình dịch bệnh covid -19 diễn ra rất phức tạp nên thời gian dạy học trực tiếp ít hơn thời gian dạy trực tuyến nên
Việc duy trì sĩ số học sinh gặp nhiều khó khăn.
-Do điều kiện học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến và nhất là ban đầu học sinh chưa tiếp cận nhanh với hình thức học trực tuyến nên các em học sinh thường hay lơ là học tập và hay bỏ học không có lý do.
Để duy trì tốt sĩ số học sinh tôi xin đưa ra một số biện pháp sau đây.
III. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP
Nội dung biện pháp
Biện pháp 1: Nắm tình hình của lớp
Phải nói rằng, công tác duy trì sĩ số ở lớp là công việc thường xuyên, liên tục và có thành công hay không là nhờ công sức rất lớn của giáo viên chủ nhiệm. Chính lòng yêu nghề, sự nhiệt tình là động lực giúp tôi quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả công việc của mình, trong đó có công tác duy trì sĩ số.
Để thực hiện hiệu quả công tác duy trì sĩ số, giáo viên chủ nhiệm phải nắm được tình hình của lớp. Vì vậy, sau khi nhận lớp, tôi cần trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp dưới để nắm thông tin của lớp
, về những đối tượng học sinh cần lưu ý, trong đó đáng quan tâm hơn là những em hay nghỉ học, có nguy cơ bỏ học…. Thông qua đó, tôi biết được một số nguyên nhân dẫn đến học sinh hay nghỉ học, có nguy cơ bỏ học như: hoàn cảnh gia đình các em còn khó khăn, chưa lo đủ cái ăn, cái mặc nên các em phải nghỉ học; gia đình chưa thật sự quan tâm đến việc học của các em; một số em lại không thích đến trường,…Từ đó tôi sẽ tìm ra những biện pháp để động viên học sinh ra lớp.
Biện pháp 2:
Giáo viên chủ nhiệm là người “tiên phong’’ trong công tác vận động học sinh ra lớp
Chất lượng giáo dục học sinh có điều kiện khó khăn phụ thuộc nhiều vào việc bảo đảm duy trì được sĩ số. Nếu học sinh nghỉ học hoặc đi học không chuyên cần sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của các em, các kiến thức không liền mạch, các em lại gặp khó khăn nhiều hơn trong học tập và lao động, …
Giáo viên chủ nhiệm là người sát sao và gần gũi học sinh hơn ai hết. Khi biết học sinh đi học không chuyên cần và có nguy cơ bỏ học thì bằng mọi cách phải vận động ngay các em đi học lại.
*
Tuyệt đối không để tình trạng học sinh bỏ học lâu ngày rồi mới tìm hiểu nguyên nhân và vận động. Khi có được thông tin về học sinh nghỉ học, trước hết, giáo viên chủ nhiệm cần trực tiếp đến nhà em học sinh đó để tìm hiểu nguyên nhân, thuyết phục gia đình để vận động học sinh ra lớp
Đối với những học sinh đi học không chuyên cần, có nguy cơ bỏ học do do khả năng tiếp thu bài chậm, lớn tuổi hơn các bạn trong lớp nên ngại đi học. Giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt vai trò là “người mẹ’’, “người bạn’’ của các em, luôn gần gũi, động viên, khích lệ học sinh. Từ đó, giáo viên lựa chọn biện pháp phù hợp để giúp đỡ học sinh tiếp thu bài tốt hơn, vượt qua mặc cảm, tự tin đến lớp.
Giáo viên có thể sử dụng một số biện pháp như phát động phong trào: “Đôi bạn cùng tiến’’, “Bạn giúp bạn’’,… để học sinh trong lớp giúp những bạn học còn chưa tốt vươn lên trong học tập. Thông qua đó, giúp các em xóa bỏ mặc cảm để tự tin đến lớp. Đối với những học sinh đi học không chuyên cần, có nguy cơ bỏ học do các nguyên nhân khác, giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi với lãnh đạo nhà trường để tìm biện pháp hiệu quả. Giáo viên chủ nhiệm cần tích cực phối hợp với gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để có biện pháp vận động học sinh ra lớp. Vai trò của giáo viên trong việc vận động học sinh rất quan trọng
, là người “tiên phong’’ trực tiếp trong công tác vận động học sinh ra lớp, là nhân tố tạo nên sự thành công trong công tác duy trì sĩ số.
Biện pháp 3: Làm tốt công tác phối hợp với gia đình học sinh, nhà trường, các tổ chức xã hội
Bác Hồ đã chỉ rõ: “Giáo dục các em là việc chung của gia đình, nhà trường và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách, trước hết là phải làm gương cho các em hết mọi việc’’. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục học sinh. Đối với gia đình học sinh, việc thường xuyên được nghe giáo viên chủ nhiệm trao đổi kết quả học tập và rèn luyện của con mình là cầu nối cần thiết để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động học sinh đi học, đảm bảo sĩ số lớp
. Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa Ban Đại diện cha mẹ học sinh, nhà trường, chính quyền thôn buôn, đặc biệt là những những người có uy tín ở địa phương có vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền vận động học sinh ra lớp. Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh
Thực tế cho thấy rằng, học yếu là một trong những nguyên nhân dẫn đến học sinh hay mặc cảm, dễ chán học và bỏ học. Vì vậy cần phải nâng cao chất lượng học tập ở học sinh. Để làm được điều này, giáo giáo viên không chỉ cần có chuyên môn tốt mà còn phải có sự kiên trì, hiểu tâm lý học sinh. Người giáo viên cần phải có cái tâm, có phương pháp dạy học phù hợp, các bài tập dành cho học sinh phải vừa sức, chú ý động viên là chính để các em dễ tiếp thu bài và không nảy sinh tâm lý “sợ học” dẫn đến chán học và bỏ học.
.
g
Muốn nâng cao chất lượng học tập của học sinh, trước hết giáo viên cần thực hiện tốt việc phân hóa đối tượng học sinh trong lớp, từ đó xây dựng kế hoạch, điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Phát động các phong trào thi đua học tập.
Mặt khác, giáo viên cần có ý thức thường xuyên trau dồi kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Tăng cường sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Tổ chức các tiết học vui tươi, nhẹ nhàng, hiệu quả, kích thích được sự khám phá, tìm tòi, tạo hứng thú cho các em trong học tập. Cần tránh sự căng thẳng, khô cứng trong các tiết học làm cho các em chán học dẫn tới bỏ học.
Chú trọng và quan tâm nhiều hơn đối tượng học sinh khó khăn về học, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tạo được mối quan hệ tốt giữa thầy và trò để các em xem thầy cô giáo thực sự là chỗ dựa tinh thần, từ đó các em sẽ thích được đến trường để học tập cùng “người mẹ thứ hai” của mình.Sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn có tác động không nhỏ trong công tác duy trì sĩ số học sinh, đặc biệt là tỉ lệ chuyên cần trong các buổi học thứ hai. Thực tế cho thấy học sinh thường vắng học vào buổi học thứ hai (không phải buổi giáo viên chủ nhiệm dạy). Có thể vì do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên các em ở nhà phụ giúp gia đình tăng thêm thu nhập hay có thể do các em không có phương tiện để học vì nhà đôi khi 2,3 em cùng học mà chỉ có 1 phương tiện, hoặc không thích môn học do giáo viên bộ môn dạy,… Vì vậy giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu nguyên nhân, phối hợp cùng giáo viên bộ môn đề ra các biện pháp thích hợp nhằm giúp các em có kết quả học tập tốt hơn ở các môn học, từ đó các em sẽ hứng thú học tập và đi học đều đặn.
Biện pháp 5: Xây dựng môi trường học tập thân thiện
Môi trường học tập thân thiện là môi trường học tập mà ở đó trẻ được tạo điều kiện để học tập có kết quả, được an toàn trong sự bảo vệ, được công bằng và dân chủ, được phát triển sức khỏe thể chất và tinh thần. Trường học, lớp học được coi như ngôi nhà chung, ngôi nhà thứ hai của các em, giúp các em thêm yêu trường, yêu lớp, hứng thú trong học tập và đem lại hiệu quả cao trong giáo dục.
Môi trường học tập thân thiện phải đảm bảo một số điều kiện như: lớp học phải đẹp, sạch sẽ, thoáng đãng, ánh sáng đầy đủ, bàn ghế luôn được lau chùi và sắp xếp gọn gàng, xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, các thành viên trong lớp giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ.
Để xây dựng được môi trường học tập thân thiện, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tham gia tích cực các hoạt động ở trường, lớp phù hợp với lứa tuổi của mình như: tham gia lao động, vệ sinh trường lớp; trang trí lớp học thân thiện; chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trường; …
Thông qua các hoạt động đó, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng như các em thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân, tạo dựng được khối đoàn kết, giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động giữa các học sinh trong lớp, trong trường. Đó cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng nhằm thu hút học sinh yêu thích đến trường.
Việc làm cụ thể để học sinh có nguy cơ bỏ học trong giai đoạn dịch covit 19 của tôi thông qua hình ảnh sau: Đó là em : Trần Thị Như ý Trong giai đoạn đầu năm học, do dịch bệnh Covit 19 nên phải dạy và học trực tuyến. Hai tuần đầu phụ huynh
của em có vẻ không hợp tác với giáo viên chủ nhiệm nên việc học của em Như Ý không chuyên cần. Vậy là tôi phải gọi điện và đến nhà trực tiếp để thuyết phục phụ huynh , động viên em Như Ý đi học.
Sau khi tìm hiểu rõ nguyên nhân là do thiếu phương tiện học, có một cái điện thoại thì bố đi làm ăn xa phải mang theo, một cái thì anh trai học.
Tôi phải chở em đến trường dạy bù lại kiến thức mà hai tuần qua em chưa nắm được. Tôi còn chở em đi mua sách ,vở , bút bằng tiền của mình. Tôi chỉ mong sao ba, mẹ em tạo điều kiện để em đi học chuyên cần hơn. Sau khi nghe tôi động viên và giải thích em đã đi học đầy đủ hơn.
Dưới đây là hình ảnh minh chứng.
IV. Kết quả đạt được về việc duy trì sĩ số học sinh:
1.Trước khi thực hiện giải pháp
2. Sau khi thực hiện giải pháp
V-Kiến nghị đề xuất:
Để tạo điều kiện cho giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm BGH cần có những hình thức động viên khuyến khích, hỗ trợ giáo viên kịp thời khi gặp khó khăn trong việc duy trì sĩ số học sinh trên lớp.
Các cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức các hội thảo về công tác chủ nhiệm để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Giáo viên bộ môn nêu cao tinh thần trách nhiệm phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong quản lí giáo dục học sinh.
Trên đây là biện pháp “Duy trì sĩ số học sinh lớp 3A2”. Rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng chí để tôi hoàn thiện tốt hơn nữa trong công tác chủ nhiệm lớp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình: “Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở tiểu học”.
Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc .
Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!
Trân trọng cảm ơn!
Cư Bao ngày 22 tháng 3 năm 2022
Người thực hiện đề tài
GVCN
Lê Thị Sáu