Bài tập phục hồi dây thần kinh số 7 hỗ trợ chữa liệt mặt

Liệt dây thần kinh số 7 cách luyện tập là gì? Đâu là bài tập phục hồi dây thần kinh số 7 hỗ trợ chữa liệt mặt? Muốn cải thiện tình trạng méo miệng do liệt dây thần kinh số 7 phải làm sao? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều người khi mắc căn bệnh này quan tâm đặt ra. Để có lời giải đáp cho những câu hỏi này thì hãy xem ngay bài viết dưới đây nhé!

BÀI TẬP XỬ LÝ KHI MỚI BỊ LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ 7

Với những ai bị liệt dây thần kinh số 7, ngay khi phát hiện ra vấn đề mà chưa đi khám, bạn cần thực hiện ngay các thao tác sau để xử trí tình trạng mắt nhắm không kín, méo miệng, lệch mặt:

Bước 1: Lấy nước ấm hòa với 1 chút muối cùng 2 chén rượu trắng và 2-3 lát gừng (đã hơ cháy qua lửa), sau đó lấy khăn thấm hỗn hợp này rồi áp lên mặt, day ngang 2 bên mặt, sang 2 bên tai, lên đỉnh đầu, rồi kéo xuống cằm và cổ. Thực hiện liên tục trong 2 phút.

Bước 2: Sau khi lau mặt xong, bạn dùng 4 ngón tay ở mỗi bàn tay (từ ngón trỏ đến ngón út) đặt trên đầu lông mày và gãi ngược ra sau, di chuyển khắp mặt. Lực gãi hơi mạnh một chút.

Bước 3: Xoa 2 lòng bàn tay cho nóng rồi áp sát vào 2 vành tai.

Bước 4: Bấm lần lượt vào các huyệt: Địa Thương, Nghinh Hương, Giáp Xa, Thừa Tương, Nhân Trung, Thừa Khấp, Tình Minh, đỉnh giữa chân mày, mép của đuôi mắt trong vòng 20 phút. Vị trí các huyệt được xác định như sau:

  • Huyệt Địa Thương: Nằm ở 2 bên mép, ngay khóe miệng.
  • Huyệt Nghinh Hương: Nằm ở bên cánh mũi, trên rãnh mũi – má, cách mũi 0,8 – 0,9cm.
  • Huyệt Giáp Xa: Nằm ở dưới tai, đầu xương quai hàm, gần chỗ lõm phía trước.
  • Huyệt Thừa Tương: Vị trí được xác định bằng cách dựa ngửa đầu, há miệng, huyệt ở chỗ lõm giữa môi dưới.
  • Huyệt Nhân Trung: Nằm ở chính giữa môi và mũi.
  • Huyệt Thừa Khấp: Nằm chỗ giao nhau giữa bờ dưới xương ổ mắt với đường dọc chính giữa mắt.
  • Huyệt Tình Minh: Nằm ở đầu mắt, phía mí mắt trên, ngay cạnh mũi.

Những động tác trên có tác dụng lưu thông khí huyết, giúp các mao mạch giãn nở, từ đó kích thích dây thần kinh số 7 hoạt động trở lại. Chúng nên được thực hiện ngay khi người bệnh nhận thấy miệng méo, mắt không thể khép.

phục hồi dây thần kinh số 7

BÀI TẬP PHỤC HỒI DÂY THẦN KINH SỐ 7 HỖ TRỢ CHỮA LIỆT MẶT

Sau khi người bệnh đã được thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế, khi trở về nhà, bạn nên thực hiện bài tập phục hồi dây thần kinh số 7, xoa bóp vùng mặt mỗi ngày. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Dùng đầu ngón tay cái miết dọc hai bên sống mũi, từ khóe trong mắt lên đầu lông mày, miết cả 2 bên. Mỗi bên miết khoảng 10 lần.
  • Bước 2: Miết dọc từ cung mày ra vùng thái dương khoảng 10 lần.
  • Bước 3: Day quanh mắt khoảng 5 – 10 lần.
  • Bước 4: Day quanh môi khoảng 5 – 10 lần.
  • Bước 5: Xoa xát cả 2 bên má, mỗi bên 10 lần.

Bài tập này nên thực hiện 20 – 30 phút mỗi ngày để kích thích lưu thông máu, cải thiện di chứng liệt dây thần kinh số 7.

Các bài luyện tập hỗ trợ chỉnh liệt mặt khác có thể tham khảo thêm:

Vuốt vùng trán

  • Dùng 2 ngón tay trỏ đặt song song ở giữa trán.
  • Tay đặt phía bên liệt vuốt ra bên thái dương, tay kia đẩy sang cùng chiều

Xoa vùng trán và thái dương:

  • Đầu ngón tay xoa từ giữa trán ra 2 bên thái dương.
  • Bắt đầu từ bờ trên lông mày đến hết vùng trán.

Ấn day vùng trán và thái dương:

Dùng đầu ngón tay day từ giữa trán ra 2 bên thái dương.

Miết bờ lông mày

  • Ngón trỏ đặt trên bờ lông mày, ngón cái đặt dưới bờ lông mày.
  • Dùng ngón cái và ngón trỏ kéo về đuôi mắt.

Vuốt vùng má

2 bàn tay sát vào cằm, một tay đặt phía bên liệt đẩy lên vuốt thẳng lên vùng thái dương, tay còn lại vuốt xuống cằm, di chuyển nhịp nhàng hai tay.

Xoa sâu vùng má:

Dùng bàn tay áp sát vào mặt xoa các cơ bên má bị liệt theo hướng vòng tròn.

Vuốt ở cằm:

Dùng đầu ngón tay vuốt ở cằm và phía trên của môi.

phục hồi dây thần kinh số 7

Chu môi

  • Chu môi lại như thể sắp hôn ai đó. Giữ nguyên trong 5 giây.
  • Chu môi lại và di chuyển phần môi này từ bên này sang bên kia. Không được di chuyển lưỡi. Lặp lại 10 lần.
  • Mím chặt môi lại và nói “m…m…m”, rồi nói “p…p…p”, rồi nói “b…b…b”.
  • Để thực hành mím môi thêm, hãy nói “me… me…me”, “pe…pe…pe”, “be…be…be”.

Cười

  • Cười, sẽ làm lộ hàm răng trên và hàm răng dưới và cả nướu răng. Nghiến nhẹ răng lại. Không được liếc nhìn. Giữ nguyên trong 5 giây.
  • Chu môi lại rồi cười. Lặp lại 10 lần.

Làm phồng má

  • Hít thật sâu và làm phồng hai má lên. Giữ không khí trong má bằng cách mím chặt môi lại. Giữ không khí trong má trong 5 giây.
  • Hít thật sâu thêm lần nữa và chỉ giữ lại không khí ở bên má trái. Sau đó chuyển và giữ không khí ở bên má phải.

Bài tập chữ “O”

  • Bắt đầu với việc há to miệng và ẩn răng dưới môi. Mím môi lại tạo thành hình chữ “O”.
  • Lặp lại 10 lần.

Nâng môi dưới

  • Nâng môi dưới cao hết mức có thể như thể các bạn bĩu môi ra. Giữ tư thế này trong thời gian từ 5 đến 10 giây.
  • Để có tác dụng cho cổ, ngẩng đầu lên rồi giữ nguyên tư thế trong khi các bạn nâng môi lên

Giữ bằng môi

  • Đặt một que dẹt nhỏ hoặc một que đè lưỡi vào giữa hai môi.
  • Chỉ dùng môi nhấn và giữ que này thẳng ra từ miệng.
  • Giữ que trong 1 phút hoặc lâu hết mức có thể.

Duỗi thẳng lưỡi

  • Há miệng và duỗi thẳng lưỡi, ra xa hết mức có thể.
  • Duỗi thẳng lưỡi ra xa hết mức có thể.

Kéo giãn lưỡi sang bên

  • Lè lưỡi ra ngoài miệng.
  • Duỗi lưỡi sang bên phải của miệng. Kéo giãn lưỡi sang bên phải xa hết mức có thể trong 10 giây.
  • Duỗi lưỡi sang bên trái của miệng. Kéo giãn lưỡi sang bên trái xa hết mức có thể trong 10 giây.
  • Duỗi lưỡi ra và di chuyển nhanh lưỡi từ bên này sang bên kia, đảm bảo lưỡi chạm đến hốc miệng ở mỗi bên mỗi lần.

Giãn lưỡi lên trên và xuống dưới

  • Há miệng và duỗi lưỡi lên trên và xuống dưới về phía cằm. Giãn lưỡi xuống dưới và giữ nguyên trong 10 giây
  • Há miệng và duỗi lưỡi lên trên phía mũi. Giãn lưỡi lên trên và giữ nguyên trong 10 giây

Đảo lưỡi

  • Trượt lưỡi dọc theo mặt ngoài của răng và nướu răng, tạo thành vòng tròn trong miệng. Bắt đầu ở phần đỉnh và đảo lưỡi qua toàn bộ hàm răng trên và nướu răng.
  • Sau đó chuyển và đảo lưỡi qua toàn bộ hàm răng dưới và nướu
    răng.

Đảo răng

  • Đưa đầu lưỡi chạm vào mặt nhai của răng cửa hàm trên.
  • Trượt đầu lưỡi dọc theo hàm răng sang phải và giữ trong 5 giây.
  • Sau đó trượt lưỡi dọc theo hàm răng sang trái và giữ trong 5 giây.
  • Bây giờ lặp lại dọc theo mặt nhai của răng hàm dưới.

phục hồi dây thần kinh số 7

Liếm môi

  • Vừa dùng đầu lưỡi và nâng lên và hạ xuống vừa liếm quanh môi.
  • Lặp lại 10 lần.

Đẩy lưỡi bên trong má

  • Đẩy lưỡi áp sát vào má phải và di chuyển lên xuống. Lặp lại 10 lần.
  • Bây giờ làm tương tự ở má trái.
  • Đẩy lưỡi áp sát vào mặt trong của má phải. Đặt ngón tay vào mặt ngoài của má rồi đẩy vào lưỡi. Giữ nguyên trong 5 giây.
  • Bây giờ làm tương tự ở má trái.

Que đè lưỡi

  • Duỗi thẳng ưỡi ra ngoài. Áp đầu lưỡi vào một que gỗ dẹt, que đè lưỡi hay một thìa nhựa 2 đến 3 lần. Bây giờ, vừa ấn que vừa đẩy đầu lưỡi áp vào que đó. Giữ nguyên tư thế này trong 10 giây.
  • Đặt que áp vào một cạnh của lưỡi. Vừa đẩy cạnh của lưới áp vào que vừa đẩy que vào. Giữ nguyên trong 10 giây. Lặp lại trên cạnh kia của lưỡi.
  • Đặt que lên mặt trên của đầu lưỡi. Vừa đẩy lưỡi áp vào que vừa đẩy xuống que. Giữ nguyên trong 10 giây
  • Sau đó, đặt que bên dưới đầu lưỡi và vừa ấn xuống áp vào que vừa đẩy que lên. Giữ nguyên tư thế này trong 10 giây.

Hy vọng qua bài viết tổng hợp các bài tập phục hồi dây thần kinh số 7 hỗ trợ chữa liệt mặt của bác sĩ Phùng Mạnh Cường thì bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích cho mình. Nếu bạn hoặc người thân không may gặp phải căn bệnh liệt dây thần kinh số 7 thì bạn có thể liên hệ đặt lịch với chúng tôi để được bác sĩ Cường thăm khám cụ thể cho từng trường hợp để tìm ra giải pháp điều trị nhé!

Chúc bạn sớm đẩy lùi được bệnh tật và có thể tận hưởng cuộc sống tốt nhất theo cách riêng của mình!

Đánh giá bài viết post