Bài tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Bài tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Bài tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương có đáp án được luyện qua cả 3 dạng từ bài tập định khoản, trắc nghiệm, dạng câu hỏi tình huống đúng/sai dành cho các bạn đang nghiên cứu về chủ đề kế toán tiền lương các bạn sinh viên ôn luyện để thì các kỳ thì cuối kỳ

bài tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Các dạng bài tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Dạng 1: Bài tập định khoản kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Bài 1: Định khoản các nghiệp vụ 6/2021 của công ty MTP như sau (ĐVT: 1.000 VNĐ)

1. Tình tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất 272.520, nhân viên quản đốc 121.870, nhân viên bán hàng 99.000, cán bộ QLDN 101.000

2. Tính tiền ăn ca phải trả cho công nhân sản xuất: 68.550, nhân viên quản đốc 48.700, nhân viên bán hàng 31.100, cán bộ quản lý doanh nghiệp 45.500

3. Thực hiện các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định

4. Tính ra các khoản BHXH phải trả cho công nhân sản xuất 4.920, nhân viên quản đốc 2.970, nhân viên bán hàng 3.300

Đáp án

1. Nợ TK 622: 272.520

   Nợ TK 627: 48.700

   Nợ TK 641: 99.000

   Nợ TK 642: 101.000

     Có TK 334: 594.390

2.  Nợ TK 622: 68.550

     Nợ TK 627: 48.700

     Nợ TK 641: 31.000

    Nợ TK 642: 45.500

        Có TL 334: 193.850

3. Thực hiện các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định

Nợ TK 622: 272.520*23,5% = 64.042,2

Nợ TK 627: 121.870 *23,5% = 28.639,45

Nợ TK 641: 99.000 x 23,5% = 23.265

Nợ TK 642: 101.000 X 23.5% = 23.735

Nợ TK 334: 594.390 x 10.5% = 62.410,95

  Có TK 338:  549.390 *34% = 186.792,6

4. Nợ TK 3383: 11.190

       Có TK 334: 11.190

Bài 2: Tại công ty TNHH ABC, kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có số liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh trong kỳ được kế toán ghi nhaanjj trong các tài liệu sau: (ĐVT: 1.000đ)

Số dư đầu kỳ TK 334: 30.000

Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1. Thanh toán tiền lương kỳ trước bằng tiền mặt là 30.000

2. Tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho người công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là 140.000, cho nhân viên quản lý phân xưởng là 28.000, nhân viên bán hàng là 30.000, cho bộ phận QLDN là 38.000

3. Trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo tỷ lệ quy định

4. Tạm ứng lương kỳ I cho người lao động bằng tiền mặt là 120.000

5. Căn cứ vào bảng thanh toán BHXH, trợ cấp BHXH phải trả cho người lao động là 12.000

6. Các khoản giảm trừ tiền lương phải trả cho người lao động:

a) Tạm ứng chưa thu hồi của nhân viên A: 5.000

b) Bắt nhân viên B bồi thường trị gia 2.400

7. Doanh nghiệp nộp cá quỹ BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ bằng TGNH là 10.000

8. Nhân viên C đã nộp lại tiền tạm ứng 5.000 bằng tiền mặt cho DN

9. Xác định thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao phải nộp trong kỳ là 10.000

10. Nộp thuế thu nhập cá nhân hộ cho người lao động bằng chuyển khoản 4.000

11. Doanh nghiệp đã thanh toán tiền lương cho người lao động trong DN bằng tiền mặt

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Đáp án: Đơn vị tính: 1.000VNĐ

1. Nợ TK 334: 30.000

      Có TK 1111: 30.000

2. Nợ TK 622:  140.000

    Nợ TK 627:    30.000

    Nợ TK 641:    30.000

    Nợ TK 642:   40.000

       Có TK 334:  240.000

3. Nợ TK 622:  150.000.000 x 23,5% = 35.250

    Nợ TK 627:    30.000.000 x 25,5% =   7.050

    Nợ TK 641:    30.000.000 x 23,5% =   7.050

    Nợ TK 642:    40.000.000 x 23,5% =  9.400

    Nợ TK 334:   250.000.000 x 10,5% = 26.250

       Có TK 338:  85.000

4. Nợ TK 334:  120.000

      Có TK 1111: 120.000

5. Nợ TK 3382:  12.000

     Có TK 334: 12.000

6. Nợ TK 334:   7.400

       Có TK 141: 5.000

       Có TK 1381: 2.400

7. Nợ TK 338:   10.000

      Có TK 1121:   10.00

8.  Nợ TK 1111:  5.000

        Có TK 141:  5.000

9. Nợ TK 334:  10.000

       Có TK 3335: 10.000

10. Nợ TK 3335: 4.000

       Có TK 1121: 4.000

11. Nợ TK 334:  88.350

       Có TK 1111: 88.350    

Bài 3: Trích tài liệu về tiền lương và các khoản trích theo lương tại một công ty trong tháng 7/2021 như sau (ĐVt: 1.000 VNĐ)

Số dư đầu kỳ của tài khoản 334: 60.000

I. Trong tháng có các nghiệp vụ phát sinh như sau:

1. Dùng TGNH nộp BHXH 12.000, BHYT 4.000 và nhập quỹ tiền mặt 6.000

2. Trả lương còn nợ kỳ trước cho người lao động 54.000

3. Tính ra tiền lương phải trả trong tháng:

– Lương công nhân trực tiếp sản xuát trả theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế biết số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho 60.000 đơn giá tiền lương trên một sản phẩm 15

– Lương nhân viên quản lý phân xưởng trả theo tỷ lệ 5% trên tổng số tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất

– Lương nhân viên bán hàng 10.000

– Lương nhân viên QLDN trả theo tỷ lệ 3% trên tổng số tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.

– Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định

4. Nộp toàn bộ BHXH, BHYT, BHTN và 50% KPCĐ trích trong kỳ cho các cơ quan quản lý quỹ bằng chuyển khoản

5. Tiền thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất là 15.000; nhân viên quản lý phân xưởng là 6.000; nhân viên bán hàng là 2.000; nhân viên quản lý doanh nghiệp là 7.000

6.  Tính ra số BHXH phải trả công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ là 5.000;  nhân viên quản lý phân xưởng 3.000

7. Các khoản khấu trừ vào lương của CNV: tạm ứng quá hạn là 12.000; thu tiền bồi thường là mất tài sản là 6.000

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh               

Bài làm:

1. Nợ TK 3383:  12.000

    Nợ TK 3384:    4.000

    Nợ TK 1111:    6.000

      Có TK 1121:  22.000

2. Nợ TK 334: 54.000

      Có TK 1111:  54.000

3. a. Nợ TK 622:  60.000 x 15 =900.000

        Nợ TK 627: 5% x 900.000 = 45.000

        Nợ TK 641:      10.000

        Nợ TK 642: 3% x 900.000  = 27.000

                 Có TK 334:  982.000

   b. Nợ TK 622:  23,5% x 900.000 = 211.500

      Nợ TK 627:   23,5% x 45.000 = 10.575

      Nợ TK 641: 23,5% x 10.000 = 2.350

      Nợ TK 334:  10,5% x 982.000 = 103.110

        Có TK 338: 34% x 982.000 = 333.880

  • TK 3382: 2% x 982.000 = 19.640
  • TK 3383: 25,5% x 982.000 = 250.410
  • TK 3384: 4.5% x 982.000 = 44.190
  • TK 3386: 2% x 982.000 = 19.640

4. Nợ TK 3383:  250.410

    Nợ TK 3384:    44.190

   Nợ TK 3386:   19.640 

   Nợ TK 3382: 50% x 19.640 = 9.820

     Có TK 112:  324.060

5. Nợ TK 353:  30.000

     Có TK 334: 30.000

6. Nợ TK 3393:  8.000

     Có TK 334:  8.000

7. Nợ TK 334:  18.000

     Có TK 141: 12.000

    Có TK 138: 6.000

Dạng 2: Bài tập trắc nghiệm kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

1.Tiền lương cơ bản của người lao động được tính như sau:

A. (Hệ số lương cấp bậc + Hệ số phụ cấp lương) × Tiền lương tối thiểu.

B. (Hệ số lương cấp bậc × Tiền lương tối thiểu) – Phụ cấp lương.

C. Hệ số lương cấp bậc × Tiền lương tối thiểu.

D. (Hệ số lương cấp bậc + Hệ số phụ cấp lương) × Tiền lương tối thiểu + BHXH được hưởng.

2. BHXH phải trợ cấp cho người lao động được:

A. ghi tăng chi phí sản xuất kinh doanh.

B. ghi tăng chi phí khác.

C. ghi giảm quỹ BHXH.

D. ghi tăng quỹ BHXH

3. Tiền lương phép phải trả công nhân trực tiếp sản xuất được tính vào:

A. chi phí sản xuất.

B. chi phí khác.

C. giá vốn hàng bán trong kỳ.

D. chi phí nhân công trực tiếp.

4. Tiền ăn ca phải trả người lao động được:

A. ghi tăng chi phí sản xuất kinh doanh.

B. ghi tăng chi phí khác.

C. ghi tăng giá vốn hàng bán trong kỳ.

D. ghi giảm quỹ phúc lợi.

5. Tiền thưởng thi đua phải trả cho người lao động từ quỹ khen thưởng được:

A. Ghi tăng chi phí sản xuất kinh doanh.

B. Ghi tăng chi phí khác.

C. Ghi giảm quỹ khen thưởng.

D. Ghi tăng quỹ khen thưởng.

Đáp án:

1.Đáp án đúng là: A. (Hệ số lương cấp bậc + Hệ số phụ cấp lương) × Tiền lương tối thiểu. Vì: Lương cơ bản bao gồm lương cấp bậc cộng thêm các khoản phụ cấp.

2.Đáp án đúng là: C. ghi giảm quỹ BHXH.

Vì: BHXH  trợ cấp  cho  người  lao  động do cơ  quan BHXH  chịu trách nhiệm chi trả từ  quỹ BHXH.

3.Đáp án đúng là: D. chi phí nhân công trực tiếp.

Vì: Tiền lương của đối tượng nào tính vào chi phí tương ứng.

4.Đáp án đúng là: A. ghi tăng chi phí sản xuất kinh doanh.

Vì: Theo chế độ hiện hành, tiền ăn ca được ghi nhận vào chi phí sxkd của bộ phận sử dụng lao động.

5.Đáp án đúng là: C. Ghi giảm quỹ khen thưởng.

Vì: Tiền thưởng chi trả từ quỹ khen thưởng phải ghi giảm quỹ.

Dạng bài tập tình huống về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

1. Tiền lương tối thiểu không ảnh hưởng đến tiền lương cơ bản của người lao động.

2. BHXH phải trợ cấp cho người lao động trong doanh nghiệp được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh.

3. Tiền ăn ca không được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.

4. Chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp được ghi tăng chi phí sản xuất kinh doanh.

5. Bảo hiểm y tế được chi trả trực tiếp cho người lao động trong trường hợp ốm đau, thai sản.

Đáp án:

1.Đáp án đúng là: Sai

Vì: Tiền lương tối thiểu là căn cứ để tính tiền lương cơ bản.

2.Đáp án đúng là: Sai

Vì: BHXH trợ cấp cho người lao động được cơ quan BHXH chịu trách nhiệm chi trả

3.Đáp án đúng là: Sai

Vì: Tiền ăn ca là một khoản chi phí hợp lí theo chế độ hiện hành

4.Đáp án đúng là: Sai

Vì: Chi tiêu cho hoạt động công đoàn được lấy từ quỹ KPCĐ

5.Đáp án đúng là: Sai

Vì: BHYT được chi trả cho cơ sở khám chữa bệnh

Những kiến thức cần nắm khi làm bài tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:

– Khái niệm tiền lương và nhiệm vụ của kế toán tiền lương trong doanh nghiệp;

– Phân biệt được các loại tiền lương và các hình thức trả lương khác nhau;

– Nắm được quy trình kế toán lao động và tiền lương trong doanh nghiệp;

– Nắm được khái niệm, mục tiêu và cách thức hình thành các quỹ trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…);

– Nắm được quy trình kế toán các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp;

– Nắm được phương pháp kế toán các nghiệp vụ thanh toán khác với người lao động (ngoài tiền lương).

Xem chi tiết tại: Cách hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Trên là các dạng bài tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, để ôn luyện về mảng này các bạn có thể tìm tới khóa học kế toán online bằng phương pháp tự học và hỗ trợ trực tuyến bởi các đội ngũ kế toán trưởng có thâm niên trong lĩnh vực kế toán thuế, dịch vụ kế toán cho mọi loại hình doanh nghiệp