Bài tập cho người thoái hóa cột sống chữa bệnh với động tác uyển chuyển

Những bài tập chữa thoái hóa cột sống cho người bệnh bản chất sẽ giúp kéo giãn cột sống một cách tự nhiên và hỗ trợ phục hồi các tổn thương ở đốt sống. Trong bài viết, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc và người bệnh một số bài tập đơn giản, dễ thực hiện nhưng hết sức uyển chuyển và tác dụng.

Bị thoái hóa cột sống có nên tập luyện không?

Thoái hóa cột sống là một trong số những bệnh lý phổ biến về xương khớp, thường xảy ra chủ yếu ở người trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay, bệnh đang có nguy cơ bị trẻ hóa dần. Những yếu tố thúc đẩy căn bệnh phát triển đó là tính chất công việc, tuổi tác, do ảnh hưởng bởi các chấn thương bên ngoài, do chế độ ăn uống… Tất cả những yếu tố này sẽ thúc đẩy tình trạng thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

 

 

Có rất nhiều người thường suy nghĩ rằng khi mắc các bệnh về xương khớp, tốt nhất bệnh nhân không nên tập luyện thể dục, thể thao. Bởi lẽ, điều này sẽ khiến cho các cơ dần bị co cứng, kéo theo đó là sự suy giảm sức mạnh của cơ bắp. Từ đó sẽ khiến cho những chấn thương ở vùng cột sống không được phục hồi và sẽ làm ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hoạt động hàng ngày.

 

Chính vì vậy,  người bị thoái hóa cột sống nên duy trì tập thể dục hàng ngày bằng các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng. Khi tập luyện thường xuyên, hệ thống các khớp sẽ trở nên linh hoạt và dẻo dai, chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó, những bài tập này giúp kéo giãn cột sống, giảm đau nhức xương một cách đáng kể. Người bệnh cũng sẽ cảm thấy tinh thần trở nên minh mẫn và khỏe mạnh hơn khi thường xuyên tập luyện.

 

Mặc dù vậy, khi tập các bài tập thể dục chữa thoái hóa cột sống hoặc các động tác thể thao hoặc yoga, bạn nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản và không sử dụng quá nhiều sức như dưỡng sinh, đi bộ, bơi lội… Đồng thời, bạn tuyệt đối nên tránh xa những môn thể thao đòi hỏi cần nhiều sức lực như tennis, bóng đá, bóng bàn, cầu lông…

Bài tập thể dục cho người thoái hóa cột sống

 

Bài tập chữa thoái hóa cột sống bằng Đi bộ đều chân

 

Đi bộ là một bộ môn thể thao rất tốt cho sức khỏe và phù hợp với mọi đối tượng, nhất là những người bị tổn thương ở cột sống. Việc đi bộ đúng cách không chỉ sẽ giúp cho phần cơ chân và khớp gối của bạn được thư giãn mà còn làm giảm tình trạng đau nhức ở vùng cột sống.

 

Khi đi bộ, quá trình vận chuyển máu và oxy lên các đốt sống vùng lưng sẽ trở nên thuận lợi hơn. Nhờ đó mà những thương tổn ở vùng cột sống được cải thiện một cách đáng kể. Tuy nhiên, người bệnh khi đi bộ cần chú ý đến những vấn đề sau:

 

  • Chọn lựa những bộ trang phục, giày thể thao phù hợp, thoải mái.

  • Trước khi đi bộ, bạn cần khởi động vùng cột sống và khớp gối một cách nhẹ nhàng.

  • Khi đi bộ, bạn không nên bước quá nhanh hoặc quá dài.

  • Thời gian đi bộ nên kéo dài từ 20 đến 30 phút.

 

Bài tập co giãn cơ lưng cho người thoái hóa cột sống

Bài tập này có tác dụng làm co giãn các cơ ở vùng lưng và giảm đau nhức một cách hiệu quả. Cách thực hiện bài tập này như sau:

  • Tạo tư thế bò, chống cả hai tay xuống dưới mặt sàn, đầu gối chạm sàn, tạo góc vuông giữa hai đùi và hai tay.

  • Tiếp theo, bạn luồn tay trái qua phần khoảng giữa ở tay tay phải, chân phải.

  • Hạ vai trái xuống dưới thấp và giữ tư thế như vậy trong thời gian 60 giây.

  • Sau đó, bạn quay trở về với tư thế ban đầu rồi đổi động tác sang bên tay phải.

  • Mỗi ngày bạn nên thực hiện động tác khoảng 10 phút để thấy được sự thay đổi bệnh lý rõ rệt.

Bài tập chữa bệnh thoái hóa cột sống xà đơn

Bài tập xà đơn có tác dụng làm thuyên giảm đáng kể những triệu chứng nhức mỏi, đau lưng do thoái hóa ở các đốt sống gây ra. Bệnh nhân tập luyện bài tập theo các bước sau:

  • Dùng cả hai tay bám chặt vào thanh xà đơn rồi thả lỏng toàn bộ cơ thể.

  • Khi treo mình ở xà đơn, bạn có thể thực hiện đồng thời thêm các động tác khác như ưỡn nhẹ người hoặc gập người và xoay chân một cách nhẹ nhàng.

Bài tập thể dục cho người thoái hóa cột sống với bóng yoga

  • Nằm ngửa người lên quả bóng yoga và đặt cả hai chân lên.

  • Nâng cao phần hông sao cho từ phần chân lên đến bụng tạo với nhau thành một đường thẳng.

  • Bạn gập cả hai đầu gối sao cho đùi và bụng vuông góc với các bắp chân.

  • Sau đó, bạn quay trở về với tư thế ban đầu.

Bài tập chữa thoái hóa cột sống giúp kéo giãn tự nhiên

  • Bệnh nhân nằm ngửa và co đầu gối lại.

  • Tiếp theo, bạn đặt chân ở trên sàn nhà và đặt hai tay song song với hai chân.

  • Bạn nằm đặt lưng xuống sàn rồi tỳ vào cột sống ở vùng ngực kết hợp với việc nâng phần mông chậu rồi thở ra nhịp nhàng.

  • Bạn hạ chân xuống dưới mặt sàn và hít vào nhẹ nhàng.

  • Để thấy được hiệu quả, bạn nên tập bài tập này mỗi ngày từ 7 đến 10 lần.

Bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống lưng

 

Những bài tập yoga không chỉ khiến cho cơ thể trở nên thoải mái, thư giãn mà còn khiến cho khớp xương cũng trở nên linh hoạt và dẻo dai hơn nhiều. Khi tập luyện các bài tập yoga thường xuyên, bạn sẽ thấy các cơn đau nhức được thuyên giảm một cách rõ rệt. Sau đây là một số bài tập yoga mà bạn có thể áp dụng tại nhà:

 

Bài tập yoga cho người thoái hóa cột sống tư thế con mèo

 

 

  • Quỳ hai tay, hai đầu gối trên mặt sàn sao cho giống với tư thế của con mèo.

  • Sau đó, bạn hít vào thật sâu rồi siết hông và đẩy toàn bộ vùng lưng lên trên, đồng thời hướng cổ và đầu xuống mặt đất.

  • Giữ nguyên động tác này trong thời gian khoảng 10 giây rồi quay trở về với tư thế ban đầu.

  • Duy trì lặp lại động tác trên từ 10 đến 15 lần ở mỗi bài tập.

 

Bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống tư thế con lạc đà

 

  • Người bệnh quỳ gối ở trên sàn tập.

  • Sau đó, bạn ưỡn phần thân ra phía sau sao cho các ngón tay chạm đến tới các gót chân.

  • Đẩy cổ và ngực đến mức có thể, giữ động tác này trong thời gian từ 7 đến 10 giây rồi quay trở về với tư thế ban đầu.

  • Mỗi một bài tập bạn nên thực hiện khoảng 10 lần.

Bài tập yoga điều trị thoái hóa cột sống tư thế sát tường

 

  • Bệnh nhân nằm ngửa ở trên mặt sàn phẳng, áp sát mông vào phần mặt phẳng của tường, cho mắt hướng lên trần nhà.

  • Sau đó, bạn gác chân lên tường rồi chỉnh tư thế sao cho cơ thể bạn tạo với chân tường một góc 90 độ.

  • Để dọc hai tay xuôi theo chân, hướng lòng bàn tay lên trên hoặc xuống dưới đều được.

  • Nhắm mắt lại và thực hiện việc hít thở một cách chậm rãi.

  • Bạn giữ tư thế này trong thời gian từ 5 đến 10 phút rồi dừng lại.

  • Chú ý: Khi kết thúc bài tập, bạn nên gập gối, co chân một cách thật nhẹ nhàng. Đồng thời, bạn co đầu và người với tư thế ôm đầu gối. Trước khi ngồi dậy, bạn nên nằm nghiêng và thả lỏng cơ thể.

“Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị”
Theo: Sức khỏe đời sống