Bài tập báo cáo tài chính hợp nhất: PHẦN 2 – HNKD 1 lần mua

Bài tập báo cáo tài chính hợp nhất – Là việc kết hợp các doanh nghi riêng biệt hoặc các hoạt động kinh doanh riêng biệt thành một đơn vị báo cáo. Cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu chi tiết dạng bài tập việc loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con tại ngày mua trong giao dịch Hợp nhất kinh doanh qua một lần mua qua bài viết ngay dưới đây.

1. Hợp nhất kinh doanh qua một lần mua

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được lập căn cứ vào Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con theo nguyên tắc:

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất chỉ trình bày luồng tiền giữa tập đoàn với các đơn vị bên ngoài tập đoàn, bao gồm cả luồng tiền phát sinh từ các giao dịch với các công ty liên doanh, liên kết và cổ đông không kiểm soát của tập đoàn và được trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất theo 3 loại hoạt động:

  • Hoạt động kinh doanh

  • Hoạt động đầu tư

  • Hoạt động tài chính

+ Toàn bộ các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con trong nội bộ tập đoàn phải được loại trừ hoàn toàn trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất.

– Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất được lập để giải thích thêm các thông tin về tài chính và phi tài chính, được căn cứ vào Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất và các tài liệu có liên quan trong quá trình hợp nhất Báo cáo tài chính.

2. Bài tập báo cáo tài chính hợp nhất việc loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con tại ngày mua trong giao dịch Hợp nhất kinh doanh qua một lần mua

Ngày 1/1/20X6, công ty A mua lại 80% tài sản thuần của công ty B với số tiền là 18.000 triệu đồng. Bảng cân đối kế toán riêng của công ty A và B tại ngày 1/1/20X6 như sau, biết rằng TSCĐ của công ty B được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong vòng 5 năm kể từ ngày 1/1/20X6:

Đơn vị tính: triệu đồng

Khoản mục

Công ty A

Công ty B

Giá trị ghi sổ

Giá trị hợp lý

Tiền

20.000

15.000

15.000

Đầu tư vào công ty con

18.000

TSCĐ

– Nguyên giá

– Hao mòn lũy kế

1.000

2.000

(1.000)

5.000

5.000

6.000

6.000

Tài sản thuần khác

11.000

Cộng tài sản thuần

50.000

20.000

21.000

Vốn chủ sở hữu

Trong đó:

– Vốn cổ phần

– Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

– Chênh lệch đánh giá lại tài sản

 

 

40.000

10.000

 

 

17.000

3.000

 

 

17.000

3.000

1.000

Cộng vn chủ sở hữu

50.000

20.000

21.000

Trích tình hình biến động vốn chủ sở hữu trong Thuyết minh báo cáo tài chính năm 20X6 của công ty B như sau:

Đơn vị: Triệu đồng

Vốn góp của chủ sở hữu

Quỹ đầu tư phát triển

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Tại ngày 1/1/20X6

Lãi trong năm

Trích lập quỹ

Trả cổ tức năm trước

Trích các quỹ

Tại ngày 31/12/20X6

17.000

 

17.000

1.000

1.000

3.000

1.400

2.000

1.000

1.400

2.1. Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại 1/1/20X6 cho tập đoàn gồm có công ty mẹ A và công ty con B, đ loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ A vào công ty con B kế toán phải thực hiện các bước công việc sau

2.1.1. Xác định lợi ích của công ty mẹ A và cổ đông không kiểm soát trong giá trị hợp lý của tài sản thuần của công ty B tại ngày mua.

Vốn chủ sở hữu tại ngày mua theo giá trị hợp lý

Công ty mẹ 80%

Cổ đông không kiểm soát 20%

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Lợi nhuận chưa phân phối

Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Cộng Tài sản thuần

17.000

3.000

1000

21.000

13.600

2.400

800

16.800

3.400

600

200

4.200

2.1.2. Xác định lợi thế thương mại.

Giá phí của khoản đầu tư

Phần sở hữu của công ty mẹ A trong tài sản thuần công ty con tại ngày mua

18.000

16.800

Lợi thế thương mại

1.200

2.1.3. Lập bút toán điều chỉnh:

a) Báo cáo tài chính hợp nhất được lập tại ngày 1/1/20X6 thì bút toán loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con sẽ được ghi nhận như sau:

Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Nợ Lợi thế thương mại

Nợ TSCĐ

Có Đầu tư vào công ty con

Có lợi ích cổ đông không kiểm soát

13.600

2.400

1.200

1.000

18.000

200

b) Tách lợi ích cổ đông không kiểm soát tại ngày mua

Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Có lợi ích cổ đông không kiểm soát

3.400

600

4.000

Tổng lợi ích cổ đông không kiểm soát từ bút toán (a) và (b) là 4.200

2.1.4. Mô tả Bảng cân đối kế toán hợp nhất được lập tại ngày 1/1/20X6:

Khoản mục

Công ty A

Công ty B

Điều chỉnh

Hợp nhất

Nợ

Tiền

20.000

15.000

35.000

Đầu tư vào công ty con

18.000

18.000a

TSCĐ

– Nguyên giá

– Hao mòn lũy kế

1.000

2.000

(1.000)

5.000

5.000

 

1.000a

7.000

8.000

(1.000)

Lợi thế thương mại

1.200a

1.200

Tài sản thuần khác

11.000

11.000

Cộng tài sản thun

50.000

20.000

54.200

Vốn cổ phần

40.000

17.000

13.600a

3.400b

40.000

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước

10.000

3.000

2.400a

600b

10.000

Lợi ích cổ đông không kiểm soát

200a

4.000c

4.200

Cộng vốn chủ sở hữu

50.000

20.000

 

 

54.200

Cộng điều chỉnh

22.200

22.200

 

2.2. Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho tập đoàn gồm công ty mẹ A và công ty con B tại 31/12/20X6, đ loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ A vào công ty con B kế toán phải xác định ảnh hưởng của việc phân phối lợi nhuận sau khi mua.

– Cổ tức mà công ty A nhận được từ việc phân phối lợi nhuận năm trước của công ty B là 1.600 triệu đồng (80%x 2.000triệu). Số tiền này không được ghi tăng thu nhập của công ty A từ hoạt động đầu tư mà phải ghi giảm giá trị khoản đầu tư vào công ty con vì đây không phải là cổ tức nhận được từ kết quả kinh doanh của công ty B sau ngày mua. Do đó, tại ngày 31/12/20X6 giá trị khoản mục Đầu tư vào công ty con trên Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ A là 16.400 triệu đồng (18.000 triệu -1.600 triệu).

– Phần sở hữu của công ty mẹ A và cổ đông không kiểm soát trong giá trị tài sản thuần của công ty con B tại ngày hợp nhất kinh doanh (1/1/20X6) trong Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/20X6 như sau:

Vốn chủ sở hữu tại ngày mua

Công ty mẹ 80%

Cổ đông không kiểm soát 20%

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

17.000

13.600

3.400

Quỹ đầu tư phát triển

1.000

800

200

Chênh lệch đánh giá lại tài sản

1.000

800

200

Lợi nhuận chưa phân phối

Cộng Tài sản thuần

19.000

15.200

3.800

– Lợi thế thương mại không thay đổi, là chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư (16.400) và giá trị tài sản thuần công ty mẹ nắm giữ tại công ty con (15.200).

Bút toán điều chỉnh như sau:

a) Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại ngày 31/12/20X6, kế toán loại trừ giá trị khoản đầu tư của công ty mẹ trong phần vốn chủ sở hữu của công ty con:

Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Nợ Quỹ đầu tư phát triển

Nợ TSCĐ

Nợ Lợi thế thương mại

Có Đầu tư vào công ty con

Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát

13.600

800

1.000

1.200

16.400

200

b) Tách lợi ích cổ đông không kiểm soát đầu kỳ

Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Nợ Quỹ đầu tư phát triển

Có lợi ích cổ đông không kiểm soát

3.400

200

3.600

c) Tách lợi ích cổ đông không kiểm soát trong kỳ

Nợ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát

Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát

240

240

d) Việc khấu hao TSCĐ theo giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý như sau (Thời gian khấu hao 5 năm kể từ ngày mua):

Khoản mục

Nguyên giá

Khấu hao

Chênh lệch khấu hao theo Giá trị ghi sổ và Giá trị hợp lý

Giá trị ghi sổ

Giá trị hợp lý

Giá trị ghi sổ

Giá trị hợp lý

TSCĐ

5.000

6.000

1.000

1.200

200

Điều chỉnh hao mòn lũy kế và chi phí khấu hao trong trường hợp giá trị hợp lý của tài sản cố định, bất động sản đầu tư cao hơn giá trị ghi sổ, ghi:

Nợ Chi phí quản lý

Có hao mòn lũy kế

200

200

e) Bút toán kết chuyển:

Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này (BCĐKT)

Có Lợi nhuận sau thuế (BCKQKD)

440

440

Mô tả Bảng cân đối kế toán hợp nhất được lập tại ngày 31/12/20X6 (Bỏ qua khấu hao TSCĐ) như sau:

Khoản mục

Công ty A

Công ty B

Điều chỉnh

Hợp nhất

Nợ

Tiền

21.600

14.400

36.000

Đầu tư vào công ty con

16.400

16.400a

TSCĐ

– Nguyên giá

– Hao mòn lũy kế

1.000

2.000

(1.000)

5.000

5.000

 

1.000a

 

 

200d

6.800

8.000

(1.200)

Lợi thế thương mại

1.200a

1.200

Tài sản thuần khác

11.000

11.000

Cộng tài sản thun

50.000

19.400

 

 

55.000

Vốn cổ phần

40.000

17.000

13.600a

3.400b

40.000

Quỹ đầu tư phát triển

1.000

800a

200b

LNST chưa phân phối

10.960

– LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước

10.000

10.000

– LNST chưa phân phối kỳ này

1.400

440d

960

Lợi ích cổ đông không kiểm soát

200a

3.600b

240c

4.040

Cộng vốn chủ sở hữu

50.000

19.400

 

 

55.000

Chi phí quản lý

200d

(200)

Lợi nhuận sau thuế, trong đó:

– LNST của cổ đông mẹ

– LNST của cổ đông không kiểm soát

1.400

 

 

240c

440d

1.200

960

240

Cộng điều chỉnh

21.080

21.080

Trên đây là Kế toán Việt Hưng bài tập báo cáo tài chính hợp nhất phần 2 dạng hợp nhất kinh doanh qua 1 lần mua loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con tại ngày mua trong giao dịch – Tham gia học kế toán Online ngay cùng Chúng tôi trải nghiệm giờ học tương tác cao với giáo viên riêng!