Bài giảng môn Sinh học Lớp 8 – Bài 12: Thực hành Tập sơ cứu băng bó cho người gãy xương

Bài giảng môn Sinh học Lớp 8 - Bài 12: Thực hành Tập sơ cứu băng bó cho người gãy xương

Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi?

Vì mỗi lứa tuổi khác nhau, xương lại có cấu tạo về thành phần khác nhau.

+ Ở người lớn lượng cốt giao giảm trong khi muối canxi lại nhiều, nên xương giòn, dễ gãy.

+ Lứa tuổi thanh thiếu niên lượng cốt giao nhiều, nên xương đàn hồi, dẻo dai, chắc khỏe hơn.

 Em cần làm gì khi tham gia giao
thông, lao động, vui chơi, để tránh cho mình và người khác khỏi bị gãy xương?

Thực hiện tốt an toàn giao thông (đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện.), phòng chống tai nạn thương tích (không gây gỗ đánh nhau,đùa giỡn như xô đẩy, đua xe .)ở trường cũng như ở địa phương. Phải biết đùm bọc, thương bạn giúp bạn khi bạn té, ngã

Gặp người bị tai nạn gãy xương,chúng ta có nên nắn lại chỗ xương gãy không? Vì sao?

Chúng ta không nên tự ý nắn lại chỗ xương gãy. Vì điều đó có thể sẽ làm đầu xương gãy đụng chạm vào mạch máu và dây thần kinh làm rách cơ và da.

 Khi gặp nạn nhân bị gãy xương, ta cần thực hiện những thao tác sau.

Bước 1: Đặt nạn nhân nằm yên (hay ngồi yên).

Bước 2: Dùng gạc hay khăn sạch lau sạch vết thương.

Bước 3: Tiến hành sơ cứu: