Bài giảng Giáo dục công dân GDCD 12 – Bài 6 GDCD 12 trường THPT Hà Lang.html
THPT HÀ LANG Ngày dạy:
A. PHẦN LÝ THUYẾT.
Bài 6 (Tiết 34+35+ 36)
CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1.Về kiến thức
.
– Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của các quyền tự do cơ bản của công dân. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể; Quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; Quyền bảo đảm an tồn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; Quyền tự do ngôn luận.
– Trình bày được trách nhiệm của NN và CD trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của CD.
2.Về kĩ năng.
– Biết thực hiện các quyền tự do về thân thể và tinh thần của công dân.
– Phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do về than thể và tinh thần của công dân.
3.Về thái độ.
– Có ý thức bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác
– Phê phán các hành vi vi phạm tới các quyền tự do cơ bản của công dân.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
1. Chuẩn bị của thầy.
– Giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của trò.
– Vở ghi, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Kiểm tra bài cũ.
(Không kiểm tra)
2. Giảng bài mới.
1. Các quyền tự do cơ bản của công dân.
a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
* Khái niệm.
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
* Nội dung:
– Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ.
– Theo quy định của pháp luật chỉ được bắt người trong 3 trường hợp sau đây:
+ Trường hợp 1: Viện Kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền mà pháp luật cho phép có quyền quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam…
+ Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp (theo nội dung trong SGK).
+ Trường hợp 3: Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã (theo nội dung trong SGK).
* Ý nghĩa: (Đọc thêm)
b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
* Khái niệm.
– Công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm;
– Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
* Nội dung:
Thứ nhất: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.
Không ai được đánh người; đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người
Thứ hai: Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.
Bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đó.
– Mọi hành vi xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của công dân đều trái với đạo đức xã hội, vừa vi phạm pháp luật.
* Ý nghĩa: (Đọc thêm)
c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
* Khái niệm.
+ Không ai tự ý vào nhà của người khác nếu không được người đó đồng ý.
+ Việc khám xét nhà phải được pháp luật cho phép.
+ Việc khám xét nhà theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định
* Nội dung:
Về nguyên tắc, không ai được tự tiện vào chỗ ở của người khác. Tuy nhiên, pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong các trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất, khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương tiện (ví dụ: gậy gộc, dao, búa, rìu, súng,…) để thực hiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.
Trường hợp thứ hai, việc khám chỗ ở, địa điểm của người nào đó được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẫn tránh ở đó.
* Ý nghĩa: (Đọc thêm)
d. Quyền được đảm bảo an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
* Khái niệm.
Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
* Nội dung.
+ Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong trường hợp cần thiết mới được tiến hành kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác.
+ Người nào tự tiện bóc mở thư, tiêu huỷ thư, điện tín của người khác thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
* Ý nghĩa.
+ Đảm bảo đời sống tư của mỗi người
+ Công dân có đời sống TT thoả mái
e) Quyền tự do ngôn luận.
* Khái niệm.
Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
* Nội dung.
– Có nhiều hình thức và phạm vi để thực hiện quyền nay:
+ Sử dụng quyền này tại các cuộc họp ở các cơ quan, trường học, tổ dân phố,… bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.
+ Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
+ Đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
* Ý nghĩa:
+ Có vị trí quan trọng trong hệ thống các quyền công dân.
+ Là cơ sở, điều kiện để công dân chủ động tích cực tham gia các hoạt động Nhà nước và xã hội.
2. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân:
a. Trách nhiệm của Nhà nước: (Đọc thêm)
b. Trách nhiệm của công dân.
– Học tập, tìm hiểu pháp luật.
– Phê phán, đấu tranh, tố cáo hành vi trái pháp luật.
– Giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành đúng quyết định pháp luật.
– Nâng cao ý thức tôn trọng và tự giác tuân thủ pháp luật.
3. Củng cố, luyện tập .
4. Hướng dẫn học tập ở nhà .
B. PHẦN CÂU HỎI:
I. NHẬN BIẾT
Câu 1. Người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử gọi là
A. bị hại. B. bị cáo. C. bị can. D. bị kết án.
Câu 2. Không ai bị bắt nếu
A. không có sự phê chuẩn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
B. không có sự chứng kiến của đại diện gia đình bị can bị cáo.
C. không có phê chuẩn của Viện kiểm sát trừ phạm tội quả tang.
D. không có sự đồng ý của các tổ chức xã hội.
Câu 3. Việc làm nào sau đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác?
A. Tự vệ chính đáng khi bị người khác hành hung.
B. Khống chế và bắt giữ tên trộm khi hắn lẻn vào nhà.
C. Hai võ sĩ đánh nhau trên võ đài.
D. Đánh người gây thương tích.
Câu 4. Hành vi tự ý vào nhà của người khác là xâm phạm
A. quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
B. quyền tự do về nơi ở, nơi cư trú của công dân.
C. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
Câu 5. Ai có quyền bóc mở thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác?
A. Mọi công dân trong xã hội
B. Cán bộ công chức nhà nước
C. Người làm nhiệm vụ chuyển thư
D. Những người có thẩm quyền theo quy định pháp luật
Câu 6. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề
A. chính trị, kinh tế, đời sống của cá nhân.
B. chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
C. thời sự, văn hóa, xã hội của công dân.
D. kinh tế, xã hội, thời sự địa phương.
II. THÔNG HIỂU
Câu 1. Để thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân đòi hỏi mỗi người phải
A. tôn trọng chỗ ở của người khác
B. tôn trọng bí mật của người khác.
C. tôn trọng tự do của người khác.
D. tôn trọng quyền riêng tư của người khác.
Câu 2. Hành vi đánh người xâm phạm đến
A. thân thể của công dân.
B. tính mạng và sức khỏe của công dân.
C. danh dự của công dân.
D. nhân phẩm của công dân.
Câu 3. Hành vi nào sau đây xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân?
A. Tự ý đuổi người khác khỏi chỗ ở của họ.
B. Chủ nhà trọ phá khóa vào phòng chữa cháy khi người thuê không có mặt.
C. Hàng xóm sang chữa cháy khi chủ nhân không có nhà.
D. Công an vào khám nhà khi có lệnh của tòa án.
Câu 4. Hành vi tự ý vào nhà hoặc phòng ở của người khác là xâm phạm đến quyền
A. Quyền bí mật đời tư của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về tài sản của công dân.
D. Quyền bí tự do tuiyệt đối của công dân.
Câu 5. A có việc vội ra ngoài không tắt máy tính, B tự ý mở ra đọc những dòng tâm sự của A trên email. Hành vi này xâm phạm
A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
B. quyền tự do dân chủ của công dân.
C. quyền bảo đảm an toàn bí mật thư tín của công dân.
D. quyền tự do ngôn luận của công dân.
Câu 6. Ý kiến nào là đúng với quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.
B. Được phát biểu ở bất cứ nơi nào mình muốn.
C. Được tự do tuyệt đối trong phát biểu ý kiến.
D. Được tùy ý gặp bất cứ ai để phỏng vấn.
II. VẬN DỤNG
Câu 1. Anh A thấy anh B đang vào nhà hàng xóm trộm tài sản, anh A có quyền gì sau đây?
A. Bắt anh B và giam giữ tại nhà riêng.
B. Bắt anh B giao cho người hàng xóm hành hạ.
C. Bắt anh B giao cho Ủy ban nhân dân gần nhất.
D. Đánh anh B buộc A trả lại tài sản cho người hàng xóm.
Câu 2. Nghi ngờ ông A lấy cắp tiền của mình, ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét. Hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân.
B. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư của công dân.
C. Quyền nhân thân của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
Câu 3. Do nghi ngờ nhà bà B sản xuất hàng giả nên công an phường và dân quân tự ý phá cửa nhà bà B và vào khám nhà bà. Hành vi của công an phường và dân quân đã vi phạm quyền nào sau đây ?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 4. Sau một thời gian yêu nhau anh A và chị B chia tay. Sau khi chia tay anh A đăng nhiều hình ảnh nhạy cảm xúc phạm chị B trên mạng xã hội. Việc này làm chị B rất buồn và đau khổ. Trong trường hợp này em chọn cách ứng xử nào để giúp chị B?
A. Khuyên chị không cần để tâm đến kẻ xấu đó.
B. Khuyên chị B trình báo với công an.
C. Khuyên chị gửi tin nhắn cho mọi người để thanh minh.
D. Khuyên chị B đến vạch trần bộ mặt anh A.
Câu 5. Do nghi ngờ nhà bà B sản xuất hàng giả nên công an phường và dân quân tự ý phá cửa nhà bà B và vào khám nhà bà. Hành vi của công an phường và dân quân đã vi phạm quyền nào sau đây?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
III. VẬN DỤNG CAO
Câu 1. Vào ban đêm, B vào nhà ông X ăn trộm. Ông X bắt được, trói và giữ lại tại nhà để tra hỏi. Đến sáng hôm sau, ông X mới dẫn Bình đến công an xã. Hỏi ông X vi phạm vào quyền gì dưới đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự.
B. Quyền nhân thân của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.
Câu 2. Học sinh A mất một số tiền lớn ở trong lớp học. A đã hỏi các bạn trong lớp nhưng không ai nhận lấy số tiền đó. A báo bảo vệ và các bác bảo vệ lên lớp khám hết tất cả các cặp sách trong lớp để xem ai đã lấy cắp tiền của A. Hành động của các bác bảo vệ đã vi phạm quyền nào đưới đây?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.
Câu 3. T là chị của Y. Một hôm Y đi vắng, T nhận hộ thư và quà của bạn trai Y từ tỉnh khác gửi tới. T đã bóc thư ra xem trước. Nếu là bạn của T, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp nhất?
A. Không quan tâm, vì đây không phải là việc của mình.
B. Khuyên T xin lỗi Y vì đã xam phạm quyền được đảm bảo an toàn, bí mật về thư tín của Y.
C. Im lặng, vì T là chị nên có quyền làm như vậy.
D. Mang chuyện này kể cho một số bạn khác biết để cùng nhắc nhở T.