Bài Tiểu Luận Thực Tập Kỹ Năng Giao Tiếp Với Trẻ Mầm Non – ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BÀI – Studocu

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÀI TIỂU LUẬN THỰC TẬP CUỐI KHÓA

KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI TRẺ MẦM NON

Học viên:

Lớp: Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm mầm non

Mã chuyên đề: KNGT

CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ

“Kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non”
MÃ CHUYÊN ĐỀ: KNGT
LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM MẦM NON

Theo anh/chị giáo viên mầm non cần có những kỹ năng gì để giao tiếp tốt với trẻ
mầm non? Phân tích một kỹ năng mà anh/chị cho là hiệu quả nhất. Phân tích một ví dụ
minh họa.

Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1. Vai trò của giáo viên mầm non
Giáo viên mầm non là người chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 72
tháng tuổi tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc các loại hình trường công lập, bán công,
dân lập, tư thục. Vị trí của người giáo viên mầm non có thể được coi là người thầy đầu
tiên cùng với cha mẹ trẻ xây dựng nền móng ban đầu của nhân cách con người. Mục đích
lao động sư phạm của giáo viên mầm non nhằm giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách.
2. Ảnh hưởng của kỹ năng giao tiếp của giáo viên đối với trẻ mầm non
Trẻ mẫu giáo là những trẻ từ 3 – 6 tuổi, gồm mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi), mẫu giáo nhỡ (4 –
5 tuổi) và mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi). Ở độ tuổi này, ngôn ngữ nói tuy đã phát triển và trở
thành phương tiện giao tiếp chủ đạo của trẻ nhưng vẫn còn hạn chế, kiểu tư duy trực quan
hành động đang chiếm ưu thế. Những đặc điểm tâm lý đó của trẻ mẫu giáo là một khó
khăn đối với người giáo viên mầm non, đặc biệt trong quá trình giao tiếp. Nếu họ không
có kỹ năng giao tiếp tốt, không am hiểu đặc điểm tâm lý của trẻ thì việc giáo dục trẻ sẽ
gặp rất nhiều trở ngại, và có thể dẫn tới những sai lệch trong hành vi giáo dục. Bởi vì,
thông qua giao tiếp, cô giáo sẽ thiết lập được mối quan hệ với trẻ, hiểu được đặc điểm
tâm sinh lý của trẻ và giúp trẻ lĩnh hội các tri thức tiền khoa học trong chương trình giáo
dục mầm non. Như vậy, kỹ năng giao tiếp sư phạm là một yếu tố quan trọng, giúp họ dễ
dàng thực hiện các mục đích giáo dục và đạt được kết quả cao, ngược lại, nếu thiếu nó,
quá trình tác động đến trẻ sẽ gặp khó khăn, không đạt hiệu quả.

Chương II: Các kỹ năng giao tiếp sư phạm giáo viên mầm non cần có để giao

tiếp tốt với trẻ mầm non

1. Khái niệm kỹ năng giao tiếp sư phạm
Kỹ năng giao tiếp sư phạm là sự phối hợp phức tạp giữa những chuẩn mực hành vi xã hội
của cá nhân với sự vân động của cơ mặt, ánh mắt, nụ cười, tư thế của đầu, cổ, vai, tay,
chân, đồng thời với ngôn ngữ của giáo viên. Sự phối hợp hài hòa, hợp lý giữa các vận
động đều mang một nội dung tâm lý nhất định, phù hợp với những mục đích, nhiệm vụ
giao tiếp cần đạt mà giáo viên là chủ thể.
1

trọng mọi người, quan tâm giúp đỡ mọi người được hình thành từ quá trình tiếp
xúc của cô giáo với trẻ. Đó vừa là nội dung vừa là mục đích giao tiếp của cô giáo
với trẻ. Sau mỗi lần giao tiếp, trẻ sẽ tiếp thu thêm những điều mới mẻ, thêm yêu
trường, lớp, quý cô, quý bạn và cảm thấy thích thú khi đến trường mầm non.
Về phương tiện giao tiếp: Do đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non đang trong giai
đoạn phát triển mạnh, tình cảm, cảm xúc chi phối toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ,
do trẻ chưa biết chữ nên phương tiện giao tiếp chủ yếu của giáo viên mầm non là
ngôn ngữ nói, đặc biệt là ngữ điệu của lời nói và các hành vi cử chỉ phi ngôn ngữ.
Nói đến khả năng giao tiếp, hợp tác với những người xung quanh, trước hết trẻ
phải nhập tâm, bắt chước các phương tiện, “tiếng nói chung”, “ngôn ngữ chung”
của con người. Từ nụ cười, ánh mắt nhìn, cử chỉ, tư thế, hành vi (gọi chung là
phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ). Ở gia đình, trẻ nhập tâm, bắt chước phỏng
theo mẹ và những người gần gũi. Đến trường mầm non, trẻ lại mang theo các
phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ của gia đình, để hòa nhập vào nhóm bạn bè.
Các chuẩn mực hành vi giao tiếp ở lớp, ở trường mở rộng hơn, có thể có những
yêu cầu khác với gia đình. Do vậy, những mẫu hành vi giao tiếp của cô giáo, của
bè bạn, là những khuôn mẫu giúp trẻ bắt chước, học tập để dễ dàng hòa nhập vào
các nhóm xã hội. Đối với trẻ mẫu giáo, khả năng bắt chước của trẻ rất tốt, và lúc
này, do nhu cầu mong muốn được như người lớn nên trẻ rất thích bắt chước các
hành động, hành vi cử chỉ của cô. Vì vậy, giáo viên mầm non phải là tấm gương
sáng trước mắt trẻ.
Về bối cảnh giao tiếp: Giao tiếp của người giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo
được diễn ra trong suốt quá trình trẻ đến trường, trong các hoạt động của trẻ trong
lớp trong trường, ở mọi lúc mọi nơi. Từ buổi sáng đón trẻ, đến tổ chức các hoạt
động vui chơi trong lớp, ngoài trời, trong giờ ăn, kể cả trong lúc trẻ ngủ (cô vẫn
dùng lời ru hoặc những tín hiệu giao tiếp để trẻ nhận thức được rằng có cô đang ở
bên cạnh, nghĩa là nó vẫn an toàn). Có thể khẳng định rằng, sự giao tiếp diễn ra
liên tục không ngừng trong suốt thời gian trẻ ở trường.
Như vậy, đặc điểm khái quát nhất của quá trình giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ
mẫu giáo là sự mẫu mực về nhân cách của cô giáo, đó là tấm gương quan trọng để trẻ
nhập tâm, bắt chước và học tập để có thể giao tiếp với những người xung quanh, và từ đó
trẻ dễ dàng gia nhập vào các nhóm xã hội. Trong giao tiếp sư phạm, người giáo viên mầm
non tác động đến trẻ bằng tình cảm và nhân cách của mình. Hoạt động giao tiếp sư phạm
của giáo viên mầm non như là phương tiện kích thích sự phát triển tâm lý, nhân cách của
trẻ.
4. Các nguyên tắc giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo
3

Nguyên tắc giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo là những quan
điểm nhân sinh định hướng, chỉ đạo những hành vi giao tiếp của giáo viên với trẻ mẫu
giáo ở các thời điểm, tình huống khác nhau trong trường mầm non, cụ thể:
Nguyên tắc yêu thương trẻ như con, em mình
Trẻ mẫu giáo hoạt động, vui chơi, ăn ngủ ở lớp mẫu giáo từ 8 đến 10h mỗi ngày, chiếm
gần hết thời gian trong ngày của trẻ. Do vậy, những thông tin, hiểu biết của trẻ về thế giới
xung quanh chủ yếu do nhà trường xây dựng cho trẻ. Nói một cách khái quát, tình cảm và
trí tuệ con người của trẻ phần lớn được xây dựng nên do người giáo viên mầm non “thiết
kế” và “thi công”. Giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo bé bằng chính tình
thương yêu ruột thịt, giáo viên mầm non là người thay thế mẹ của trẻ khi trẻ ở trường,
xưng hô giữa cô và trẻ là cô và con, cô và các con. Những hành vi giao tiếp của giáo viên
với trẻ như bế ẵm, vỗ về, trò chuyện với trẻ, cho trẻ ăn, ngủ, vui chơi, vệ sinh có sức
truyền cảm rất lớn đối với trẻ. Yêu thương trẻ như con em mình đòi hỏi ở giáo viên một
sự nhạy cảm, tinh tế trong chăm sóc, dỗ dành, tạo bầu không khí ấm cúng như trong gia
đình chứ không phải của lớp học đối với học sinh phổ thông.
Nguyên tắc giao tiếp với trẻ bằng sự thành tâm, thiện ý
Dù giao tiếp với trẻ với nguyên tắc như mẹ hiền, nhưng giáo viên mầm non lại không
phải là người mẹ sinh ra trẻ. Bên cạnh đó, vai trò nhiệm vụ của cô là một người giáo viên,
do đó những lúc cần thiết cô cũng nghiêm khắc, răn đe khi trẻ phạm lỗi. Trong giao tiếp
với trẻ, thành tâm thiện ý có nghĩa là người giáo viên mầm non dành mọi suy nghĩ, hành
động ưu ái cho trẻ, về trẻ, đảm bảo cho trẻ phát triển tối đa những tiềm năng vốn có ở
mức độ tốt, theo khoa học, theo mục tiêu đào tạo của nghành giáo dục mầm non. Thành
tâm thiện ý còn có nghĩa là khen nhiều, chê ít, trẻ chỉ ưa nói nhẹ nhàng, tình cảm, nếu
sẵng giọng, cáu gắt mắng mỏ trẻ trong giao tiếp sẽ làm cho cảm giác an toàn của trẻ bị đe
dọa. Khi trẻ không có cảm giác an toàn, mọi hoạt động của trẻ sẽ mất tự nhiên, tự do,
cảm giác cô giáo như mẹ hiền sẽ không xuất hiện ở trẻ, từ đó việc chăm sóc giáo dục trẻ
của cô sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tóm lại, khi giao tiếp với trẻ, cô giáo luôn vì trẻ, lấy trẻ
làm đối tượng duy nhất mà mọi hành vi, điệu bộ của cô tập trung vào trẻ, toàn tâm, toàn ý
tốt đẹp dành cho cháu để đạt mục đích kích thích sự phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ
cho trẻ.
Nguyên tắc thỏa mãn hợp lý các nhu cầu cơ bản của trẻ
Những nhu cầu cơ bản của trẻ là: nhu cầu dinh dưỡng, an toàn, cảm xúc, giao tiếp, nhận
thức, vận động. Cô giáo sẽ thỏa mãn các nhu cầu của trẻ một cách khách quan, dưới sự
kiểm tra đánh giá của nhà trường. Vì vậy, nguyên tắc này tạo điều kiện và là một điều
kiện tiên quyết đảm bảo sự phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ theo mục tiêu đào tạo của
ngành.
4

là một quá trình phức tạp, bị chi phối, quy định của nhiều yếu tố. Muốn nâng cao kỹ năng
giao tiếp cho người giáo viên mầm non phải nhận thức được các mặt đó và tính đến các
đặc điểm, nguyên tắc giao tiếp của giáo viên mầm non.
5. Kỹ năng thiết lập mối quan hệ với trẻ
Thiết lập mối quan hệ là một trong những kỹ năng giao tiếp quan trọng, đặc biệt trong
giao tiếp sư phạm mầm non. Bởi vì giao tiếp trước hết là sự liên hệ giữa các chủ thể của
quá trình giao tiếp, từ đó mọi người mới có thể trao đổi các thông tin và tác động qua lại
với nhau. Khi đến trường mầm non, trẻ vẫn trong tâm thế cần có người giúp để để có thể
thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của cá nhân như ăn ngủ, vui chơi. Lúc này cô giáo sẽ như
người mẹ của trẻ, giúp trẻ có một môi trường như ở nhà, để trẻ có được cảm giác an toàn
về tâm lý và thể chất, từ đó trẻ sẽ tự tin gia nhập các mối quan hệ trong môi trường mới,
và lĩnh hội những tri thức mới mà nhà trường cung cấp. Khi cô giáo tạo được tình cảm tốt
đẹp với trẻ, tạo được sự tin tưởng ở trẻ, thì cô mới có thể tiến hành được các hoạt động
giáo dục như mục đích đã đề ra. Vì vậy, kỹ năng thiết lập mối quan hệ của giáo viên mầm
non với trẻ mẫu giáo là kỹ năng rất quan trọng, đầu tiên, bất kỳ người giáo viên mầm non
cũng cần phải có.
Kỹ năng thiết lập mối quan hệ của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo là sự vận dụng
kiến thức, kinh nghiệm hành động để thể hiện sự tôn trọng, thành tâm thiện ý, hiểu tâm lý
trẻ, yêu thương trẻ nhằm tạo cho trẻ cảm giác an toàn, tin cậy, vui vẻ, thoải mái khi tiếp
xúc với cô. Nhóm kỹ năng thiết lập mối quan hệ tích cực với trẻ bao gồm các kỹ năng bộ
phận sau: kỹ năng năm bắt tâm lý trẻ; kỹ năng thể hiện sự thành tâm thiện ý, tôn trọng
trẻ; kỹ năng thể hiện sự yêu thương trẻ.
Kỹ năng nắm bắt tâm lý trẻ có các biểu hiện sau:
+ Biết nắm bắt suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của trẻ trong mỗi tình huống giao tiếp qua
quan sát nét mặt, hành vi, ngôn ngữ còn chưa hoàn thiện của trẻ.
+ Biết nắm bắt đặc điểm thể chất, tâm lý riêng, hoàn cảnh riêng của trẻ qua tiếp nhận
những thông tin về trẻ trước khi giao tiếp trực tiếp để có một mô mình tâm lý ban đầu
về trẻ, đồng thời dự đoán các phản ứng của trẻ có thể xảy ra, từ đó chuẩn bị các cách
6

giao tiếp phù hợp. VD: Trẻ nhút nhát hay hiếu động hoặc đang có bất thường về tâm
lý, thực thể hoặc đã khóc lóc từ nhà, hay trẻ lười ăn,…

  • Biết nắm bắt những nhu cầu, sở thích riêng của trẻ.
    Kỹ năng thể hiện sự thành tâm, thiện ý, tôn trọng trẻ có các biểu hiện sau:
  • Biết lắng nghe tích cực, để trẻ thoải mái nói lên những suy nghĩ của mình, luôn chú
    ý tới những phản ứng của trẻ qua ngôn ngữ và hành vi để trẻ được thỏa mãn hợp lý.
  • Biết tạo bầu không khí tâm lý thân thiện, vui vẻ
  • Biết đồng cảm với những cá tính riêng, những ưu điểm hạn chế của trẻ và khen ngợi
    động viên trẻ kịp thời.
  • Biết tạo ra điều kiện để trẻ tự tin, chủ động giao tiếp với mình
    Kỹ năng thể hiện sự yêu thương trẻ có các biểu hiện sau:
  • Biết kết hợp giữa dạy và dỗ trong quá trình giáo dục trẻ
  • Biết tạo cho trẻ cảm giác an toàn, ấm cúng như đang ở nhà
  • Biết chăm sóc, vệ sinh cá nhân cho trẻ chu đáo, sạch sẽ.
    Như vậy, kỹ năng thiết lập mối quan hệ với trẻ của giáo viên mầm non rất quan trọng
    đối với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, nó là cơ sở cho việc hình thành tình cảm giữa
    cô và trẻ – một yếu tố tiên quyết đối với kết quả tác động giáo dục của cô. Kỹ năng
    này khá phức tạp, đa dạng, đòi hỏi không chỉ vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm
    nghề nghiệp mà còn cả thái độ đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên mầm non.
    5. Kỹ năng trao đổi thông tin về nhận thức, tình cảm, hành động với trẻ
    Theo chương trình giáo dục mầm non, điều lệ trường mầm non, mục đích nhiệm vụ của
    người giáo viên mầm non là giúp trẻ lĩnh hội các tri thức tiền khoa học nhằm phát triển ở
    tất cả các lĩnh vực nhận thức, tình cảm, kỹ năng xã hội, thể chất, thẩm mĩ và ngôn ngữ.
    Như vậy, mục đích của trao đổi nhận thức, tình cảm, hành động với trẻ để giúp trẻ: Phát
    triển nhận thức; phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội; phát triển thẩm mĩ; phát triển thể
    chất; phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên, giáo dục mầm non mang tính tích hợp, vì vậy các
    mục đích trên không tách rời nhau mà được đan xen lồng ghép với nhau trong các hoạt
    động của trẻ ở trường mầm non.
    7

giải lại được những gì trẻ nói để trẻ xác nhận

  • Biết tạo tình huống để khơi gợi trí tò mò, sự yêu thích khám phá của trẻ
  • Biết nắm bắt những thắc mắc còn ngây ngô của trẻ
  • Biết nắm bắt ngôn ngữ “tự trị” của từng trẻ.
  • Biết lựa chọn nội dung câu nói phù hợp với nhận thức của trẻ
  • Biết phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ
    Kỹ năng trao đổi thông tin về tình cảm, cảm xúc bao gồm các biểu hiện:
  • Biết kiềm chế và che dấu trạng thái cảm xúc khi cần thiết.
  • Biết thể hiện cảm xúc của bản thân phù hợp với tình huống giao tiếp
  • Biết giúp trẻ nhận biết và thể hiện cảm xúc của bản thân phù hợp với hoàn cảnh và
    nội dung yêu cầu
  • Biết giúp trẻ giải tỏa những cảm xúc tiêu cực không có lợi
  • Biết làm lây lan những cảm xúc tích cực tới trẻ
  • Biết giữ thái độ bình tĩnh, khéo léo trước những tình huống căng thẳng hay bất lợi.
  • Biết xử lý khi trẻ thể hiện tình cảm với bạn, với cô nhưng chưa phù hợp
  • Biết giải quyết các mâu thuẫn, xung đột giữa các trẻ với nhau
  • Biết nắm bắt cảm xúc của trẻ trong mỗi tình huống giao tiếp
    Kỹ năng trao đổi thông tin hành động, bao gồm các biểu hiện:
  • Biết thể hiện nội dung hành động phù hợp với trẻ
  • Biết đưa ra yêu cầu hành động ngắn gọn, dễ hiểu
  • Biết xử lý khi trẻ có những hành động, lời nói chưa đúng
  • Biết trao đổi nội dung hành động phù hợp với tính cách của trẻ
    Trao đổi thông tin cũng là chức năng cơ bản nhất của giao tiếp sư phạm. Hoạt động giao
    tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo cũng vậy, có sự trao đổi các thông
    tin về nhận thức, tình cảm, hành động.
    Ví dụ minh họa:
    Trẻ 3-4 tuổi có thể làm được việc gì để tự phục vụ mình? Có lẽ rất nhiều phụ huynh đều
    mặc nhiên cho rằng trẻ ở độ tuổi này chưa thể tự làm được gì để phục vụ mình. Mọi sinh
    9

hoạt của trẻ từ vệ sinh cá nhân, ăn uống, ngủ nghỉ… đều phụ thuộc vào cha mẹ, do cha
mẹ phụ trách. Ngược lại với thực tế ở nhà, tại trường mầm non, các cô giáo có nhiệm vụ
hướng dẫn, khuyến khích trẻ các kỹ năng phù hợp với độ tuổi để có thể tự phục vụ mình.
Một buổi học của lớp mầm trường mầm non A, cô giáo mang theo rất nhiều trứng gà đã
luộc sẵn. Trong buổi học này, cô hướng dẫn cho trẻ kỹ năng tự bóc vỏ trứng gà. Thời gian
một tiết học chỉ khoảng 15 phút, ngoài phần “nhập đề”, cô giáo phải nhắc nhở để trẻ ghi
nhớ việc rửa sạch tay trước khi bóc trứng, làm mẫu và hướng dẫn trẻ cách bóc trứng, sau
đó đến phần thực hành của trẻ. Bé nào cũng vui vẻ, hào hứng với "công việc" này.
Như vậy, kỹ năng trao đổi thông tin về nhận thức, tình cảm, hành động của giáo viên
mầm non với trẻ mẫu giáo là sự vận dụng kiến thức, kinh nghiệm có hiệu quả vào việc
trao đổi với trẻ những thông tin kiến thức, tình cảm, hành động trong những điều kiện xác
định. Kỹ năng này đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng các kiến thức chuyên môn về
chương trình, nội dung giáo dục mầm non, biết sử dụng thông tin giáo dục một cách hiệu
quả.
5. Kỹ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp phù hợp với trẻ, với hoàn
cảnh, tình huống và nội dung giáo dục
Đối với giáo viên mầm non, trong giao tiếp sư phạm với trẻ mẫu giáo, vì trẻ mẫu giáo
chưa biết chữ, cho nên phương tiện giao tiếp của giáo viên với trẻ chủ yếu là bằng ngôn
ngữ nói. Ngoài ngôn ngữ diễn đạt, những phương tiện ngoài ngôn ngữ như hành vi cử
chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười và đồ dùng giáo cụ trực quan là những phương tiện rất quan
trọng, bổ sung cho thái độ của người giáo viên mầm non trong giao tiếp với trẻ mẫu giáo.
Do đặc điểm tư duy trực quan hành động đang là thế mạnh của trẻ cho nên việc sử dụng
đồ dùng đồ chơi trong quá trình giao tiếp sư phạm với trẻ mẫu giáo sẽ giúp trẻ dễ dàng
lĩnh hội các tri thức tiền khoa học. Để giao tiếp sư phạm đạt hiệu quả, giáo viên mầm non
cần phải có khả năng sử dụng thành thạo, linh hoạt, đầy đủ các phương tiện giao tiếp
nhằm giải quyết tốt các nhiệm vụ giao tiếp.
Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo là sự vận
dụng kiến thức, kinh nghiệm vào thực hiện các hành động/ hoạt động sử dụng ngôn ngữ
10

Kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi bao gồm các biểu hiện:

  • Biết sử dụng các đồ dùng, đồ chơi an toàn, đảm bảo vệ sinh
  • Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi để tạo tình huống kích thích tính tích cực hoạt động
    của trẻ.
  • Biết thiết kế bài giảng sinh động, giàu hình ảnh, có âm thanh phù hợp minh họa.
  • Biết thực hiện các thao tác khéo léo, thuần thục khi khi sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
  • Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi phù hợp với hoàn cảnh, khoảng cách, vị trí giao tiếp
    giữa cô và trẻ.
  • Biết làm đẹp bản thân (đầu tóc, trang phục….) khi giao tiếp với trẻ
    6. Các tiêu chí đánh giá kỹ năng giao tiếp sư phạm cơ bản của giáo viên mầm
    non với trẻ mẫu giáo
    Cần đánh giá các mức độ của kỹ năng này dựa trên 3 tiêu chí: Tính đầy đủ, tính linh hoạt,
    tính thành thục.
    Tính đầy đủ: Biểu hiện ở việc thực hiện hành động/hoạt động một cách chính xác,
    có đầy đủ các thao tác cần thiết, phù hợp với những điều kiện thực tiễn. Tiêu chí
    này đánh giá định lượng của kỹ năng.
    Tính thuần thục: Biểu hiện ở sự vận dụng phù hợp các thao tác của kỹ năng với
    mục đích và điều kiện của hành động, sự thành thạo của từng thao tác và sự kết
    hợp hợp lý các thao tác về số lượng và trình tự hành động, không có thao tác thừa,
    không gặp vướng mắc trong thực hiện. Tiêu chí này giúp đánh giá về định tính của
    kỹ năng.
    Tính linh hoạt: Thể hiện sự ổn định, bền vững và sáng tạo của kỹ năng trong các
    điều kiện khác nhau. Tiêu chí này đánh giá định tính của kỹ năng.
    7. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp s phạm của giáo viên ƣ mầm non
    với trẻ mẫu giáo

    Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non là loại kỹ năng đặc biệt, nền tảng hỗ
    trợ cho các hoạt động chuyên môn của giáo viên mầm non khi chăm sóc giáo dục trẻ mẫu
    giáo. Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo không chỉ là
    12

những thao tác kỹ thuật đơn thuần, mà chứa đựng yếu tố tâm lý, vì vậy nó chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.
Các yếu tố chủ quan
+ Nhận thức của giáo viên mầm non về kỹ năng giao tiếp sư phạm và đặc điểm tâm lý
trẻ mẫu giáo
Nhận thức của giáo viên về kỹ năng giao tiếp sư phạm, về vai trò, tầm quan trọng của kỹ
năng giao tiếp sư phạm là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến thực trạng kỹ năng giao tiếp
sư phạm của người giáo viên. Kỹ năng giao tiếp sư phạm chính là chiếc cầu nối quan
trọng giữa người giáo viên với trẻ, giúp trẻ tiếp nhận thông tin, trao đổi cảm xúc, học tập
bắt chước theo cô để từ đó hình thành các hành vi ở trẻ. Nhận thức chính là cơ sở để
người giáo viên có thái độ và hành vi đúng đắn, thực hiện sự thống nhất giữa ba mặt:
nhận thức, thái độ, hành vi.
+ Kinh nghiệm nghề nghiệp
Kỹ năng giao tiếp sư phạm được hình thành thông qua các giai đoạn khác nhau trong quá
trình hoạt động nghề nghiệp. Vì vậy những bài học rút ra trong quá trình công tác sẽ giúp
các giáo viên ứng xử linh hoạt, khéo léo hơn với trẻ. Điều đó góp phần tạo nên môi
trường thân thiện giữa cô và trẻ, và công tác chăm sóc giáo dục trẻ sẽ đạt được kết quả
tốt.
+ Lòng yêu nghề, mến trẻ
Lòng yêu nghề, mến trẻ là một trong những phẩm chất đạo đức cao quý của người Việt
Nam nói chung, đối với những người làm nghề giáo, đặc biệt là giáo viên mầm non thì
lòng yêu nghề, yêu trẻ là điều kiện tiên quyết để có thể làm một người giáo viên. Nhà
giáo dục vĩ đại Comenxki đã nhấn mạnh: “Anh không thể như một người cha thì cũng
không thể như một người thầy”. Muốn dạy người, trước tiên phải yêu người. Càng yêu
trẻ bao nhiêu càng làm được những điều vĩ đại bấy nhiêu.
+ Ý thức tu dưỡng, rèn luyện của giáo viên mầm non
Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo là một kỹ năng mềm,
hiện nay các chương trình bồi dưỡng hàng năm cho giáo viên thường chưa có nội dung
13

nhiều khó khăn.

Chương III: Kết luận
1. Kỹ năng giao tiếp là sự vận dụng kiến thức, kinh nghiệm của cá nhân vào thực
hiện có hiệu quả việc thiết lập mối quan hệ, trao đổi thông tin về nhận thức, tình
cảm hành động và sử dụng các phương tiện giao tiếp giữa chủ thể trong những
điều kiện xác định.
2. Kỹ năng giao tiếp sư phạm là sự vận dụng kiến thức kinh nghiệm của giáo viên
vào thực hiện có hiệu quả việc thiết lập mối quan hệ, trao đổi thông tin về nhận
thức, tình cảm hành động và sử dụng các phương tiện giao tiếp với người học
trong những điều kiện xác định, hướng tới hình thành phát triển nhân cách người
học.
3. Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo là sự vận
dụng kiến thức kinh nghiệm của giáo viên mầm non vào thực hiện có hiệu quả
việc thiết lập mối quan hệ, trao đổi thông tin về nhận thức tình cảm hành động và
sử dụng các phương tiện giao tiếp với trẻ mẫu giáo trong những điều kiện xác
định, hướng tới hình thành phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Từ đó chúng tôi
tiến hành nghiên cứu kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ
mẫu giáo bao gồm 3 nhóm kỹ năng cơ bản: Kỹ năng thiết lập mối quan hệ với trẻ;
kỹ năng trao đổi thông tin về nhận thức, tình cảm, hành động; kỹ năng sử dụng
phương tiện giao tiếp
4. Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu
tố chủ quan và khách quan, gồm: Nhận thức của giáo viên mầm non về kỹ năng
giao tiếp sư phạm mầm non, về đặc điểm tâm lý trẻ mẫu giáo; Lòng yêu nghề, mến
trẻ; Kinh nghiệm nghề nghiệp; ý thức tu dưỡng, rèn luyện của giáo viên mầm non;
Đặc điểm tâm lý trẻ mầm non; Môi trường, điều kiện làm việc, phong cách quản lý
của cán bộ quản lý trường mầm non.

Tài liệu tham khảo:
15

  1. Hoàng Anh và Vũ Kim Thanh (1995), Giao tiếp sư phạm , Hà Nội.
  2. Hoàng Anh (1992), Kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên , Luận án phó tiến sĩ
    khoa học sư phạm tâm lý, ĐHSP Hà Nội

16