Bài Thu Hoạch Nâng Hạng Giáo Viên THCS Hạng 2 Mới Nhất 2023

Lớp bồi dưỡng nâng Hạng Giáo Viên THCS Hạng 2? Dưới đây là mẫu Bài Thu Hoạch Nâng Hạng Giáo Viên THCS Hạng 2 mới nhất của Luật Minh Khuê.

 

1. Lớp bồi dưỡng nâng hạng Giáo viên THCS hạng 2?

Căn cứ quy định tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp sẽ được quy định về cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ nghề nghiệp theo Khoản 3 Điều 2. Trong điều kiện đất nước có nhiều đổi mới cùng với sự chuyển mình nhanh chóng của nền kinh tế; thì khối lượng kiến thức, kỹ năng cần thiết cho người giáo viên cũng có nhiều điểm mới cần cập nhật về những chính sách giáo dục cho đến các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp sư phạm. Chức danh nghề nghiệp là một trong những căn cứ trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức . Đồng thời cũng là chứng chỉ chứng minh trình độ , năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức đủ để đáp ứng yêu cầu của từng lĩnh vực nghề nghiệp. Các đối tượng sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, giáo viên sẽ được cấp chứng chỉ theo đúng quy định. 

  • Giáo viên trung học cơ sở hạng III – Mã số V.07.04.32
  • Giáo viên trung học cơ sở hạng II – Mã số V.07.04.31
  • Giáo viên trung học cơ sở hạng I – Mã số V.07.04.

 

2. Các yêu cầu đặt ra cho bài thu hoạch 

Bài thu hoạch chính là minh chứng cho việc người giáo viên đã thu nhận đầy đủ những kiến thức, kỹ năng sau lớp bồi dưỡng; chính vì vậy bài thu hoạch này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp. Một bài thu hoạch đạt tiêu chuẩn yêu cầu cần có đủ 3 phần:

Phần 1: Đặt vấn đề 

Phần 2: Nội dung 

Phần 3: Kết luận và Kiến nghị 

 

3. Mẫu bài thu hoạch cụ thể

3.1. Phần 1. Đặt vấn đề 

Sau khi tham gia khóa học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II, tôi đã được tiếp thu những kiến thức bổ ích từ những chuyên đề như: các kiến thức về quản lý nhà nước, chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng XHCN, tổ chức hoạt động dạy học xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở THCS, phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS hạng 2, thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng, dạy học theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS hạng 2, thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, giáo viên với công tác tư vấn học sinh. Các chuyên đề trên đều là những kiến thức bổ ích phục vụ cho công tác chuyên môn cũng như nghiệp vụ của bản thân mỗi giáo viên. Chuyên đề “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh” là một trong các chuyên đề của khóa học đã giúp tôi hiểu sâu hơn và để áp dụng có hiệu quả trong hoạt động giảng dạy trên lớp, đây cũng là chuyên đề mà các đơn vị trường học tuyến huyện chúng tôi đã đang triển khai thực hiện. 

Hệ thống giáo dục hiện nay đang thực hiện những bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Thay vì quan tâm học sinh học được gì giờ đây đã chuyển qua thành học sinh được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối học “bị động” sang cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng; phương pháp kiếm tra, chấm điểm truyền thống cũng được đổi thành phương thức đánh giá điểm thông qua quá trình học tập để có tác động kịp thời nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục. 

Công cuộc đổi mới phương pháp dạy học bước đầu đã ghi nhận được những kết quả tích cực. Đây chính là tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học. Tuy nhiên, trên thực tế, chính tại các trường học cấp cơ sở thì việc sáng tạo đổi mới phương pháp dạy còn chưa phổ biến, giáo viên vẫn còn tâm lý ngại thay đổi. Chính vì lý do đó tôi chọn chuyên đề 7: “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh” để làm bài thu hoạch của bản thân nhằm nâng cao chất lượng giảng.

 

3.2. Phần II. Nội dung 

1. Nội dung chuyên đề 7

Khái niệm “năng lực” trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực được hiểu là 

  • Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu dạy học: mục tiêu dạy học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành;
  • Trong chương trình, những nội dung học tập cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực;
  • Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng mong muốn.
  • Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình huống…
  • Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động dạy học về mặt phương pháp
  • Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên biệt tạo thành nền tảng chung cho công việc giảng dạy
  • Mức độ phát triển năng lực có thể được xác định trong các tiêu chuẩn nghề, đến một thời điểm nhất định nào đó, học sinh có thể/ phải đạt được những gì? 

Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng và thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả một hoặc nhiều yêu cầu phức tạp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố được thể hiện thông qua các hoạt động cá nhân hoặc tập thể nhằm đáp ứng một yêu cầu công việc nào đó. Năng lực của người học có thể hiểu chính là khả năng làm chủ hệ thống tri thức, kĩ năng,… và vận hành chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra. 

2. Giảng dạy theo tiếp cận trang bị kiến thức và dạy học theo định hướng phát triển năng lực. 

Dạy học định hướng phát triển năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong các tình huống thực tiễn, để từ đây chuẩn bị cho người học những kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vào vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. Khác với chương trình học truyền thống, định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc đánh giá chất lượng dạy học tập trung và kết quả của người học thay vì đầu vào của người học. 

Có nhiều loại năng lực khác nhau; cấu trúc mô tả và các thành phần năng lực cũng khác nhau. Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định rõ thành phần và cấu trúc của nó. Cấu trúc chung của năng lực hành động là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể. 

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cần có những năng lực cơ bản như năng lực trong dự thảo chương trình giáo dục; các năng lực chung: năng lực tự chủ, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo; các năng lực đặc thù: năng lực giao tiếp, năng lực tính toán, năng lực tin học, năng lực thể chất, năng lực thể chất. 

3. Mô hình giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh 

Thuyết kiến tạo: Con người chủ động xây dựng kiến thức cho bản thân. Người học kết nối thông tin mới với thông tin hiện tại để kiến thức mới có ý nghĩa với cá nhân người đó. Con người xây dựng kiến thức của riêng mình và thể hiện kiến thức từ trải nghiệm của mình. Kiến thức được hình thành thông qua tương tác xã hội. Học tập không phải bị động thu nhận mà do người học chủ động kiến tạo thông qua trải nghiệm và suy ngẫm. 

Phương pháp giảng dạy thuyết kiến tạo: Học tập tích cực, học bằng việc làm, lấy học sinh làm trung tâm, học tập qua vấn đề, học tập qua dự án, học tập qua trải nghiệm, khám phá, gợi mở học tập theo nhóm.

Dạy học phân hóa là một tiến trình dạy học vận dụng đa dạng các phương tiện, thiết bị giảng dạy và học tập cho phép học sinh ở các lứa tuổi khác nhau, nguồn gốc khác nhau, năng lực, kĩ năng khác nhau nhưng cùng tiến bộ và thành công trong học tập. Tiến trình dạy học sẽ đa dạng các phương tiện, thiết bị và phương pháp giảng dạy, học tập nhằm cho phép người học có các năng lực, kĩ năng, kiến thức dù lứa tuổi, thái độ, hành vi khác nhau đều đạt được những mục tiêu chung của học tập, giáo dục bằng các con đường khác nhau. 

Làm cho đa dạng và phong phú các phương pháp, hình thức dạy học sao cho việc học của học sinh được kích thích, được đa dạng để học sinh có thể làm việc, hoạt động, học tập theo lộ trình và phương pháp riêng đặc trưng cho bản thân những vẫn đảm bảo được mục tiêu kiến thức, kĩ năng. Phá vỡ hình thức dạy học truyền thống, lấy giáo viên làm trục trung tâm còn học sinh sẽ xoay quanh trục một cách bị động. Phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh cần phải tổ chức học tập, hoạt động, làm việc sao cho mỗi học sinh đều cơ hội trao đổi, học hỏi. 

Dạy học tích cực: Tập trung trên việc học của học sinh; quan tâm đến sự khác biệt của các học sinh; tích hợp kiểm tra, đánh giá việc dạy và học; điều chỉnh nội dung, quá trình và sản phẩm học tập theo định hướng tăng hiệu quả học tập cho học sinh và phát huy được ưu điểm và phong cách học tập của từng cá nhân; xây dựng không khí học tập mà ở đó học sinh làm việc cởi mở và tôn trọng mọi người. Hợp tác với học sinh để tối đa hóa hiệu suất học tập. Hướng đến tối ưu hóa sự tiến bộ và thành công của cá nhân học sinh trong học tập; vừa mềm dẻo vừa cứng rắn để động viên tích cực với học sinh.

Phương pháp bàn tay nặn bột là dạy học khoa học dựa trên tìm tòi nghiên cứu những nguyên tắc cơ bản của dạy học dựa trên cơ sở tìm tòi – nghiên cứu: Học sinh cần phải hiểu rõ câu hỏi đặt ra hay vấn đề trọng tâm của bài học; tự làm thí nghiệm và tìm tòi nghiên cứu đòi hỏi học sinh nhiều kĩ năng. Dùng tài liệu khoa học để kết thúc quá trình tìm tòi – nghiên cứu.

Dạy học theo trạm là cách tổ chức dạy học đặt dấu nhấn vào việc tổ chức nội dung học thành từng nhiệm vụ độc lập của các nhóm học sinh khác nhau. Học sinh có thể thực hiện nhiệm vụ theo cặp, theo nhóm hoặc hoạt động cá nhân một cách linh hoạt.

Bước 1: Lựa chọn nội dung hệ thống trạm học tập

Bước 2: Xây dựng nội dung các trạm

Bước 3: Tổ chức dạy học theo trạm

Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, khi đó dưới dự điều khiển và giúp đỡ của giáo viên học sinh sẽ tự giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp về cả mặt lý thuyết và thực hành; tạo ra những sản phẩm mang tính ứng dụng. 

Học tập trải nghiệm đúng như tên gọi của nó, đây là cách học thông qua thực hành . Với quan niệm học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kiến thức và kinh nghiệm có sẵn. Sự kết hợp giữa các yếu tố trải nghiệm, tiếp thu, nhận thức và hành vi sẽ tạo ra một phương pháp học hiệu quả. Học được những gì xuyên suốt quá trình học tập mới là quan trọng chứ không hẳn là kết quả. 

 

3.3. Phần III. Kết luận – Kiến nghị 

Sau khi kết thúc khóa học bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng 2, tôi thấy bản thân đã được cung cấp đầy đủ kiến thức lý luận về hành chính, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Được cập nhật các xu thể, chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Từ đó vận dụng thành thạo những kiến thức nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được phân công. Dưới đây, tôi xin phép kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này

Thứ nhất, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục đặc biệt ở các khu vực kinh tế đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa; phân bổ đều nguồn lực giáo viên ở các trường. Phải sớm đưa ra được giải pháp khắc phục tình trạng “trường thừa – trường thiếu”. Ngoài ra, đầu tư nâng cao chất lượng giáo viên, mở rộng các khóa bồi dưỡng chuẩn kĩ năng, nghiệp vụ, chuyên môn. Bởi vì có phân bổ được nguồn nhân lực mới đảm bảo được chất lượng giảng dạy. 

Thứ hai, các thầy cô nên chủ động, sáng tạo trong sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng lực học sinh như: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm, đóng vai, diễn kịch, hay tích hợp bài giảng vào trong trò chơi… Có làm được như thế mới có thể kích thích được học sinh hứng thú với bài giảng, tăng tương tác giữa thầy cô và học trò; từ đó giúp các em nắm được kiến thức, phát triển năng lực.

Thứ ba, giáo viên cần phải nắm chắc các kĩ thuật dạy học tích cưc, để có những bài dạy hiệu quả phải có những động lực đổi mới, nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Ngoài ra các thầy cô phải thành thạo ứng dụng công nghệ thông tin, tận dụng tối đa thiết bị dạy học đa phương tiện, dành nhiều thời gian để soạn bài, chuẩn bị giáo án lên lớp. Biết cách động viê, khích lệ học sinh, linh hoạt trong cách ứng xử tình huống thực tế; điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp với nhu cầu cùa từng học sinh.

Bài viết này chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các đồng chí để bài viết hoàn thiện hơn. Qua đây tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình, phòng GD&ĐT Tiền Hải đã tạo điều kiện mở lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng 2 để bản thân tôi cùng nhiều cán bộ, giáo viên có cơ hội được tham dự. Xin chân thành cảm ơn ban Ban giám hiệu, các thầy cô của trường ĐHSP Hà Nội đã dành hết tâm huyết để truyền đạt lại nội dung kiến thức và trai đổi những kinh nghiệm quý báu cho chúng tôi học hỏi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

                                                                                            Tiền Hải, ngày …. tháng …. năm 20….

Trên đây là mẫu bài thu hoạch nâng hạng giáo viên THCS hạng 2 mà công ty Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên tập, những thông tin trên đây chỉ mang tính chất giả định để quý bạn đọc tham khảo. Hy vọng nội dung chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích đối với bạn đọc, nếu có bất cứ băn khoăn hay thắc mắc quý khách hàng có thể liên hệ tới tổng đài 1900.6162 để được giải đáp. Xin chân thành cảm ơn!