Bài Thu Hoạch Kỹ Năng Làm Việc Nhóm Mới Nhất 2023

Bài thu hoạch kỹ năng làm việc nhóm là bản tự tổng kết, tự đánh giá của nhóm đã cảm nhận, được tích lũy, đã học được những gì sau những buổi học, làm việc cùng nhau việc viết bài thu hoạch được yêu câu rất thường xuyên trong thời buổihiện nay.

 

1. Tìm hiểu chung về kỹ năng làm việc nhóm

Làm việc nhóm là hoạt động làm thường xuyên trong môi trường học tập, làm việc của học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, công chức, viên chức ….. Để làm việc nhóm hiệu quả thì cần có kỹ năng, Kỹ năng làm việc nhóm (team work skills) là một trong những “kỹ năng mềm” vô cùng quan trọng đối với con người trong đời sống hằng ngày cũng như trong công việc. Làm việc nhóm đòi hỏi phải tiếp xúc làm việc với rất nhiều người, bạn bè, đồng nghiệp mỗi người có cách làm việc và kiến thức khác nhau nên để làm tốt thì ai cũng phải lắm được các kỹ năng, nhóm không chỉ là nơi tập hợp hai hay nhiều cá nhân làm việc mà còn là nơi tụ họp, nuôi dưỡng và phát huy các kỹ năng khác nhau của các cá nhân trong sự tương trợ lẫn nhau nhằm thỏa mãn những nhu cầu nào đó của các thành viên và cùng đạt tới những mục tiêu cụ thể bằng việc các thành viên đóng góp ý kiến, giúp đỡ, hỗ trợ nhau khi thực hiện công việc. Kỹ năng làm việc nhóm cũng là một trong những kỹ năng mềm quan trọng, tiên quyết mà các công ty quan tâm khi tuyển dụng nhân viên.

 

2. Các hình thức làm việc nhóm hay gặp?

– Nhóm cố định: Không nói đi đâu xa, trong môi trường học tập, các bạn học sinh mà đặc biệt là sinh viên thường chia nhóm cho mỗi môn khác nhau, hoặc một số bộ phận trong doanh nghiệp, công ty cũng sẽ chia thành từng nhóm, mỗi nhóm có chức năng xây dựng ý tưởng kinh doanh đóng góp cho công ty khi công ty triển khai chương trình mới – đây được coi là nhóm cố định bởi những nhóm này được hình thành và hoạt động trong suốt thời gian học tập đến khi hết môn học. Như vậy có thể hiểu nhóm cố định là nhóm có tổ chức, rõ ràng về chức năng nhiệm vụ của từng chủ thể là những thành viên trong nhóm. Ví dụ: đối với việc học tập sẽ chia nhóm trưởng, người thuyết trình, người tổng hợp bài, cứ như vậy mỗi người một công việc thay phiên nhau đến khi kết thúc môn học. Nói chung, Nhóm ổn định được hiểu là tập hợp của những chủ thể có cùng trình độ, hoặc các chủ thể đó có thể cùng hoạt động, làm việc với nhau trong cùng một ngành nghề, lĩnh vực cụ thể nào đó. Các thành viên trong môt nhóm thường xuyên sẽ có sự tương tác, trao đổi, gần gũi với nhau và các thành viên trong nhóm đó hoạt động nhóm một cách thường xuyên và lâu dài.

– Nhóm không ổn định: Nhóm thứ hai đó chính là nhóm không ổn định, nhóm này có tổ chức ngược lại với nhóm cố định, tức là chỉ thành lập và hoạt động trong thời gian ngắn, nhóm này thành lập dựa trên nhu cầu cuả công việc đó, ví dụ: trong các trường đại học đầu năm có chương trình chào K (cháo tân sinh viên), chương trình có tổ chức cho các lớp biểu diễn các tiết mục thì lúc này các bạn sẽ lập và chọn ra những ng phù hợp để tập hợp trao đổi để hoàn thiện tiết mục trong chương trình chào tân sinh viên, và cứ đến ngày lễ lạt là nhóm này lại tiếp tục thực hiện chức năng của mình. Nói tóm lại Nhóm ngắn hạn cũng không thường xuyên tập hợp, trao đổi mà nhóm ngắn hạn sẽ chỉ tập hợp khi cần giải quyết một nhiệm vụ đột xuất nào đó mới tập hợp. Nhóm ngắn hạn sẽ có thể thể giải quyết nhanh một số vấn đề.

 

3. Bài thu hoạch kỹ năng làm việc nhóm?

Để làm một bài thu hoạch các kỹ năng làm việc nhóm thì người thực hiện trước hết phải khái quát được những lợi ích hay những kỹ năng mình đã thu được cũng như điểm mạnh, điểm yếu của mình có được phát huy hay được khắc phục trong thời gian làm nhóm. Ngoài ra chia sẻ những kỹ năng, những tips làm việc nhóm hiệu quả để những người sau học tập và rút kinh nghiệm.

 

3.1. Điểm yếu của bản thân và điểm yếu của nhóm.

Nếu nên những điểm yếu của bản thân và xem mình đã khắc phục được bao nhiêu điểm yếu đó: 

Bản thân còn tồn tại những điểm yếu như: cái tôi cao, luôn coi mình là đúng, bảo thủ, không hoạt bát, năng động, ngại giao tiếp, nhút nhát trong các công việc của nhóm. Khả năng truyền đạt ý hiểu của mình cho người khác chưa thực sự tốt.

Ý thức là phẩm chất cần có ở bất cứ công việc nào, và càng quan trọng hơn khi làm việc trong một tập thể. Nếu mỗi cá nhân chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mình và thiếu ý thức trong hoạt động của nhóm, thì chắc chắn là mục tiêu chung sẽ không thể hoàn thành tốt được. Trên thực tế, rất nhiều cá nhân gặp phải lỗi về ý thức khi hoạt động nhóm như không tham gia các buổi thảo luận nhóm, thường xuyên đi muộn, thiếu đóng góp những ý kiến xây dựng, không hoàn thành phần việc được giao,… Chính vì điều đó nên sẽ ảnh hưởng đến nhóm chung và điểm lại thiện cảm không tốt đối với các bạn tỏng nhóm

Nhóm mà mình làm việc có điểm yếu như thế nào: Có Xung đột, mâu thuẫn nhóm không? Tương tác các bạn trong nhóm có kém không, sự thiếu kết nối; có tồn tại những bạn tâm lý nể nang, ngại va chạm; cá nhân lười biếng, ỉ lại vào nhóm; suy nghĩ về vấn đề kiểu thắng -thua; không quan tâm đến kết quả chung của nhóm hay không?

– Người lãnh đạo, nhóm trưởng có sự công bằng trong phân công công việc cho các thành viên không? Có thể hiểu, lãnh đạo hay nhóm trưởng là một kỹ năng có giá trị cao, nhưng để làm được người thuyền trưởng tốt thì không hề dễ, vì tính cách mạnh mẽ, kiêu ngạo, ỉ lại là nhóm trưởng có thể khiến những người khác khó đóng góp ý kiến ​​và có thể ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhóm. 

– Những đóng góp của mọi người có được công nhận hay bị phản bác không, có được nhóm trưởng thiên vị, đánh giá không khách quan hay không? Bởi lẽ, làm việc nhóm có thể tạo ra những đóng góp không đồng đều. Các bạn trong nhóm có tin tưởng ý kiến của nhau hay không, có cởi mở hoạt bát không?

– Hay nể nang, ngại va chạm: Sự nể nang, sự mất lòng, ngại tiếp xúc và chạm của các thành viên trong nhóm cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nhóm. Chính vì vậy, Mỗi thành viên cần có những suy nghĩ và cách nhìn với các vấn đề khác nhau, và những tranh luận là cần thiết để tìm ra cách giải quyết công việc hiệu quả nhất. Vì vậy, đừng vì nể nang, sợ mất đi các mối quan hệ mà không dám đưa ra những ý kiến khác biệt. 

 

3.2. Điểm mạnh của bản thân và của nhóm.

Bản thân có những điểm mạnh như thế nào?

–  Có khuân mặt, ngoại hình ưa nhìn, kỹ năng thuyết trình, diễn đạt tốt, gần gũi, hòa đồng nên rất dễ làm quen.

– Thật thà, thẳng thắn, có điều gì không hài lòng sẽ nói ra và ghi nhận những góp ý của mọi người

– Giữ đúng chữ tín, luôn có tin thần trách nhiệm cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

– Luôn tôn trọng những quyết định, ý kiến của mọi người, đưa ra những ý kiến đóng góp trên tinh thần xây dựng, không toxic, việc gì ra việc đó, không thiên vị và đánh giá cao những cá nhân có tinh thần học hỏi và lắng nghe cũng như xây dựng góp ý.

Các thành viên trong nhóm làm việc có những điểm mạnh gì: 

– Người đứng đầu, nhóm trưởng có tinh thần trách nhiệm cao, không thiên vị, chia công việc đều nhau, góp ý để cùng nhau thay đổi, cố gắng.

– Các thành viên có sự tôn trọng nhau, việc ai người đó làm, không ỉ lại và công việc được giao luôn hoàn thành đúng tiến độ.

– Các thành viên lắng nghe, thấu hiểu, làm việc đúng giờ giấc, tập trung chuyên môn, mỗi bạn một kỹ năng khác nhau và biết phát triển kỹ năng đó giúp nhóm phong phú, đa dạng và đặc biệt hơn so với những nhóm khác.

Nói tóm lại, trong môi trường làm việc theo nhóm, có nhóm mà chúng ta từng làm việc cũng có những người mới quen biết và cũng có những người bạn thân thiết với nhau từ lâu nên một số trường hợp chúng ta không thể hiểu hết tích cách cũng như các kỹ năng của những người trong nhóm. Chính vì thế, một nhóm có rất nhiều người giỏi nhưng chúng ta không biết khai thác kỹ năng cho nhau, không hợp tác cũng như không thấu hiểu nhau, không biết phối hợp, làm việc với nhau ai cũng có cái tôi của mình quá lớn, cứ nghĩ mình là tài giỏi nhất. Mỗi người chỉ biết điểm mạnh mà không biết điểm yếu của mình là gì. Vì vậy có giỏi đến đâu thì kết quả làm việc nhóm cũng sẽ không hiệu quả như chúng ta mong muốn. Hoặc họ có làm việc cùng nhau nhưng chỉ là do tính chất của công việc bắt buộc, khi làm việc cùng nhau thì họ không hỗ trợ nhau, không cùng nhau tìm ra hướng giải quyết vấn đề mà mỗi người đều làm theo ý riêng của mình, cứ cho ý kiến của mình là đúng hay nói cách khác là cái tôi của mỗi người quá lớn. Khi làm việc cùng nhau mà không có sự gắn kết với nhau thì sẽ không bao giờ mang lại hiệu quả cao trong công việc. Trong khi chỉ làm việc theo hướng riêng của mình, không quan tâm, hỗ trợ đồng nghiệp, bạn bè của mình từ đó sản phẩm đưa ra thị trường hoặc sản phẩm thuyết trình, bài tập nhóm sẽ có chất lượng kém hoặc không có khả năng cạnh tranh và cũng không để lại dấu ấn cho giảng viên, và những nhóm khác. Vì vậy trong quá trình làm việc mỗi cá nhân phải hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau tìm ra hướng giải quyết vấn đề thì mới mang lại kết quả như mong muốn.

 

3.3. Những kỹ năng cần phải có khi thực hiện chủ đề, đề tài làm việc nhóm?

Ngoài những điểm yếu cần khắc phục, điểm mạnh cần phát huy để đạt được chất lượng cao trong hoạt động làm việc nhóm thì yếu tố quan trọng quyết định được kết quả của nhóm có cao hay không thì các thành viên tham gia nhóm phải có những kỹ năng sau:

– Kỹ năng xác định những vấn đề, đề tài được giao: Để hoạt động nhóm được hiệu quả, các thành viên nhóm phải cùng nhau nghiên cứu, tìm ra những mấu chốt quan trọng của vấn đề cần làm, tránh làm lan man, lạc đề, dài dòng khiến người nghe khó hiểu, khó nắm bắt.

– Kỹ năng phân tích vấn đề: Sau khi xác định những vấn đề cần làm, thì bước tiếp theo cần có là phân tích vấn đề. Kỹ năng này khá quan trọng trường hợp gặp đề tài khó thì kỹ năng này sẽ giúp chúng ta đơn giản hóa vấn đề, phân tích, sắp xếp theo trình tự logic sẽ giúp hiệu quả công việc nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn

Ngoài ra khi áp dụng kỹ năng này trong làm việc nhóm sẽ giúp nhóm dễ dàng thống nhất được vấn đề cần giải quyết. Đồng thời phân tích bao quát và toàn diện vấn đề, tránh trường hợp bỏ sót những nhân tố chính mà chỉ tập trung vào những vấn đề khía cạnh. Khi phân tích vấn đề trong làm việc nhóm sẽ giúp nhận diện được những nguyên nhân khách quan và chủ quan, tạo được tư duy đặt vấn về và phản biện vẫn đề giữa các thành viên trong nhóm từ đó sẽ hình thành nên nhiều ý tường, nhiều cách giải quyết vấn đề, tăng hiệu quả của làm việc nhóm.

– Kỹ năng lắng nghe, công nhận đóng góp và sàng lọc các ý kiến: Kỹ năng này đòi hỏi tất cả các thành viên cùng tham gia đóng góp ý kiến, sau đó nhóm trưởng cùng các thành viên khác sẽ xem xét sàng lọc ý kiến cho đúng với tiêu chí của đề tài. Trong một nhóm nhiều thành viên thì đương nhiên ý kiến đóng góp mọi người sẽ khác nhau, có quan điểm khác nhau nên việc xung đột là điều không tránh khỏi, chính vì vậy cần phải có sự lắng nghe, quan sát, xem xét trên tất cả các yếu tố để đưa ra ý kiến tốt nhất. Trong kỹ năng này, các thành viên trong nhóm cần phải thảo luận và cùng nhau xây dựng. Kỹ năng này có thành thạo hay không một phần là do các thành viên trong nhóm hăng hái, tham gia thảo luận, đưa ra chứng kiến riêng, làm việc rành mạch, rõ ràng.

 

3.4. Lợi ích có được khi làm việc nhóm. 

Đối với bản thân:

– Lợi ích khi làm việc nhóm đàu tiên là chúng ta có thể có thêm những người bạn, đồng nghiệp trước đây không quen nhưng sau đó đã trở thành thân thiết, thấu hiểu nhau và có thể giúp đỡ nhau trong những công việc sau này;

– Cải thiện được những điểm yếu như biết lắng nghe, có tinh thần với công việc chung của nhóm hơn. Rèn luyện được sự nghiêm túc, tự giác, thực hiện đúng, đầy đủ các quy định nhóm đề ra;

– Biết thêm được những kỹ năng mềm như làm ppt, word, thuyết trình….;

– Nâng cao kỹ năng giao tiếp, tiếp xúc của bản thân, bởi lẽ trong những buổi họp nhóm được tổ chức, các thành viên sẽ phải phát huy khả năng trao đổi, thông tin qua lại giữa các thành viên, giúp những thành viên dám đưa ra ý kiến trước đám đông, biết cách bảo vệ quan điểm của mình trước tập thể, rèn luyện được bản lĩnh và sự tự tin trong một tập thể nhóm;

– Có chứng kiến và đưa ra những ý kiến của riêng mình;

– Vận dụng được những kiến thức mà trước đây có thể chưa động đến bên cạnh đó còn giúp bản thân tư duy, sáng tạo vận dụng ý tưởng của mình đưa vào giải quyết từng vấn đề cụ thể.

– Nắm vững được phong cách lãnh đạo nhóm; nắm rõ kỹ năng xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm.

Đối với Doanh nghiệp và đối với công việc học tập:

– Những lợi ích mà làm việc nhóm đem lại bao gồm:

+ Tăng năng suất làm việc; Làm việc nhóm mang lại hiệu quả công việc cao hơn khi làm việc cá nhân đồng thời công sức và thời gian cũng sẽ được tiết kiệm hơn. Làm việc nhóm là tập hợp của nhiều người, hội tụ nhiều tri thức, kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau do đó khi những yếu tố trên được kết hợp lại sẽ tạo ra hiệu quả công việc tốt nhất. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng làm việc theo nhóm năng suất và hiệu quả của mỗi cá nhân cao hơn hẳn năng suất và hiệu quả trung bình của mỗi cá nhân khi làm việc riêng lẻ. Vì trong nhóm, khi làm việc các kỹ năng và kinh nghiệm bổ trợ lẫn nhau. 

Nhóm làm việc có thể thực hiện một công việc hay một dự án hay một bài tập lớn xuyên suốt từ đầu đến cuối trong khi mỗi cá nhân chỉ có thể hoàn thành một phần công việc. Làm việc nhóm tận dụng được hết chuyên môn của mỗi cá nhân trong nhóm. Các thành viên trong nhóm tương tác học hỏi lẫn nhau, tạo sự thân thiện trong môi trường làm việc. ​Đồng thời, đối với những vấn đề phức tạp thì làm việc nhóm sẽ giúp đơn giản hóa, tận dụng được những điểm mạnh của mỗi thành viên trong nhóm, bổ sung những thiếu sót, do đó hiệu quả mà làm việc nhóm mang lại là rất lớn.

+ Thành viên hỗ trợ lẫn nhau; thúc đẩy tư duy sáng tạo; nâng cao động lực làm việc; thu hút người có năng lực; kết nối các mối quan hệ; làm việc linh hoạt; cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề; hỗ trợ phát triển sự nghiệp cá nhân.

Bởi vì khi làm việc nhóm, những công việc sẽ được chia đều cho mỗi thành viên, các thành viên có thể nhìn nhận điểm yếu, điểm mạnh của mình để lựa chọn công việc phù hợp và các thành viên sẽ tập trung vào một vấn đề giúp công việc hiệu quả hơn. 

– Lợi ích tiếp theo của làm việc nhóm chính là giúp cho cán bộ nhân viên, hay học sinh, sinh viên cùng nhau cộng tác, tương trợ, giúp đỡ nhau để giúp công ty vượt qua khó khăn và gặt hái thành tựu mới cũng như là giúp cho các môn học có phần phong phú và giúp sinh viên, học sinh có hứng thú hơn đối với việc học tập. Mỗi cá nhân cần phải hiểu rõ và tin tưởng vào năng lực của nhau để có thể tìm sự trợ giúp phù hợp. 

Đối với các doanh nghiệp, tiêu chí khi tuyển dụng, các doanh nghiệp đều xét khía cạnh khả năng làm việc nhóm của ứng viên trong việc quyết định có mời họ tham gia vào doanh ngiệp hay không. Một số ứng viên có khả năng làm việc nhưng kỹ năng làm việc nhóm không cao cũng khó có cơ hội được vào làm việc, đó là khả năng hôi nhập vào môi trường làm việc và văn hóa của công ty.

 

3.5. Những bí quyết để làm việc nhóm hiệu quả

– Nhóm có thể lựa chọn thành viên mà mình quen biết, đã hiểu họ, và biết họ thói quen làm việc hoặc thường đưa ra các phương pháp giải quyết những khó khăn khá giống nhau. Nhưng nhiều trường hợp cũng không thể theo ý mình được, nói chung các thành viên trước sau nên àm quen để hiểu được nhau và biết cách làm việc của nhau.

– Lựa chọn nhóm trưởng là thành viên dẫn dất nhóm cũng là một yếu tố mấu chốt để làm việc nhóm hiệu quả. Tiêu chí lựa chọn trưởng nhóm phải là người có khả năng lãnh đạo, tiếp thu ý kiến, khách quan trong công việc và có khả năng giải quyết xung đột phát sinh trong nhóm đồng thời trửơng nhóm cần có tinh thần trách nhiệm đứng ra trướcnhững sai xót của nhóm.

– Sau khi nhận được đề tài, cần đưa ra mục tiêu rõ ràng, từ đó nhóm sẽ đưa ra đúng hướng đi, giúp tiết kiệm thời gian cũng như tránh lan man vào những vấn đề khác. Nói cụ thể hơn, nếu mục tiêu không rõ ràng, mỗi thành viên sẽ thực hiện công việc theo một hướng nghĩ riêng. Khi đó nhóm làm việc không tránh khỏi tình trạng bất đồng; sự kết nối giữa các thành viên trở nên rời rạc bởi thành viên nào cũng khăng khăng với cách nghĩ của riêng họ.

– Thấu hiểu được tâm lý của từng thành viên, tôn trọng tinh thần nhau, có sự khích lệ cũng như sự công nhận ý kiến, việc làm của họ, đưa ra những đóng góp giúp họ cải thiện nhưng trên tinh thầ.n xây dựng.

– Đưa ra những nội quy làm việc nhóm, có tính chặt chẽ và đồng bộ, buộc các thành viên phải tuân thủ.

– Đồng thời mỗi thành viên phải biết cách thuyết phục, bảo vệ quan điểm, chứng kiến của mình. Trong trường hợp này mỗi thành viên không chỉ rèn luyện được kỹ năng thuyết phục mà còn biết cách thể hiện quan điểm của bản thân trước đám đông. Ngoài ra sự chia sẻ, phối hợp giữa các thành viên cũng rất quan trọng. Một nhóm sẽ không thể làm việc hiệu quả nếu như các thành viên trong nhóm không hợp tác, thiếu tính liên kết. Mỗi thành viên phải nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong nhóm để cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra.

– Ngoài ra, để làm việc hiệu quả, các thành viên lựa chọn thời gian bàn họp cho phù hợp với từng người, tránh việc hẹn đi hẹn lại hoặc một trong các thành viên có thể bỏ lỡ cuộc họp, thảo luận.

Trên đây là bài viết của Luật Minh Khuê liên quan đến Bài thu hoạch kỹ năng làm việc nhóm. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho Bạn những thông tin hữu ích nhất về vấn đề trên.