Bài Thu Hoạch Kiến Tập Sự Phạm Năm 2023 Tiểu Học, Mầm Non

 

Sở GD và ĐT Bắc Ninh  

Trường Tiểu học Tam Sơn II    

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                          
                                                       

BÀI THU HOẠCH KIẾN TẬP SƯ PHẠM TIỂU HỌC TAM SƠN II NĂM HỌC 2022 – 2023
 

Họ tên sinh viên: Hoàng Trung Hải 

Khoa: Sư phạm Tiểu học

Thực tập giảng dạy tại lớp: 4A4

Thực tập chủ nhiệm tại lớp: 4A4
 

PHẦN I. TỰ ĐÁNH GIÁ QUA CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP

1. Thâm nhập thực tế:

Để đạt được kết quả tốt trong thực tập giảng dạy, chủ nhiệm, hiểu hơn về trường thì việc thâm nhập thực tế là rất cần thiết. Tìm hiểu tình hình địa phương nơi địa bàn trường đóng vì đây là công việc thiết thực để sinh viên có điều kiện nắm bắt được những khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực tập. Để từ đó có những hướng đi, đưa ra những biện pháp phù hợp.

– Việc tìm hiểu với thái độ học hỏi, cầu tiến những ngày đầu thực tập em đã có những hiểu biết cơ bản về trường Tiểu học Tam Sơn II cũng như những thành tích mà thầy và trò trường đã đạt được, kết quả học tập của học sinh trong học kì I năm 2022 – 2023 cũng như thuận lợi, khó khăn của trường. Đồng thời biết được sự nổ lực phấn đấu và thành tích đạt được qua các thời kì. Qua việc được nghe báo cáo của thầy hiệu trưởng Nguyễn xxx xxx đã giúp tôi nhận thấy trường Tiểu học Tam Sơn II là một ngôi trường có bề dày về truyền thống lịch sử, ngôi trường với truyền thống tự lực, tự cường khắc phục những khó khăn, thử thách. Trường có đội ngũ giáo viên có có tri thức, tâm huyết với nghề và có lòng yêu thương học sinh. Đặc biệt em thấy được tinh thần, ý thức tham gia các phong trào và hoạt động của giáo viên và học sinh của nhà trường rất cao.

– Ngay trong những ngày đầu thực tập tại trường, bản thân em đã được tham gia các hoạt động sinh hoạt công đoàn của nhà trường. Đó là những hoạt động tích cực, bổ ích không chỉ giúp tập thể gắn kết mà còn góp phần rèn luyện sức khỏe, kĩ năng sống cho giáo viên và học sinh.

– Tìm hiểu biết được các hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên môn.

– Về lớp chủ nhiệm: nắm bắt được sĩ số của lớp, tỉ lệ học sinh nam – nữ, ban cán sự lớp – Đoàn. Nắm được đặc điểm, tình hình của lớp về học tập và nề nếp (thuận lợi và khó khăn).

– Thu hoạch của công tác này: Từ những việc tìm hiểu đó đã tạo điều kiện tốt cho em trong việc hoàn thành kế hoạch thực tập của mình. Em hiểu rõ hơn về lớp, về trường Tiểu học Tam Sơn II – ngôi trường đầu tiên trong cuộc đời giảng dạy của em. Từ đó có những kế hoạch, phương pháp hoạt động tốt cho quá trình thực tập của mình. Trong suốt quá trình sinh hoạt và làm việc tại trường em cảm thấy may mắn vì nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô hướng dẫn của Ban giám hiệu của công Đoàn và Đoàn trường. Các em học sinh của trường có tính tự giác có ý thức kỉ luật đặc biệt nhiệt tình giúp đỡ các thầy cô sinh viên kiến tập.
 

2. Thực tập giảng dạy:

Đây là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của kiến tập sư phạm, là công việc hết sức quan trọng của quá trình thực tập. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên em đã đầu tư nhiều thời gian cho công tác này:. – Đọc, nghiên cứu tài liệu liên quan đến bài dạy nhất là sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức để soạn giáo án nhằm phục vụ tốt cho bài dạy của mình. Soạn giáo án kỹ và thông qua giáo viên hướng dẫn trước hai ngày, để được giáo viên hướng dẫn góp ý kiến, chỉnh sửa giáo án cho hoàn thiện hơn.

– Chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ để phục vụ đắc lực cho bài dạy, chủ động trong mỗi tiết dạy. Bên cạnh đó em đã đi kiến tập, dự giờ giáo viên hướng dẫn, dự giờ bạn để rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân, giúp cho tiết dạy được hoàn thiện hơn. Cả đợt thực tập giảng dạy em đã hoàn thành các công việc sau:

+ Lên lớp giảng dạy 6 tiết theo đúng quy định. Các tiết dạy đều chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học như: thí nghiệm, bảng phụ, phiếu học tập,….đảm bảo đúng thời gian.

+ Dự giờ giảng dạy của bạn 10 tiết. Các tiết dự giờ đều chuẩn bị đề cương, ghi phiếu dự giờ đầy đủ. Nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy. Quá trình giảng dạy trên lớp là quá trình hết sức quan trọng, do lần đầu tiên thực hiện quá trình lên lớp mặc dù không được như ý muốn nhưng với em – là những sinh viên đang học nghề thì đó là một quá trình quý giá và hết sức bổ ích đối với bản thân. Những ý kiến góp ý của giáo viên hướng dẫn và các bạn thực tập, cùng với quá trình nhìn nhận và tự đánh giá của bản thân chính là kết quả thu được trong quá trình thực tập.
 

3. Thực tập chủ nhiệm:

– Công tác thực tập chủ nhiệm là một công việc không thể thiếu khi thực tập sư phạm, một công việc đòi hỏi nhiều sự đầu tư về thời gian và công sức và cũng rát nhiều khó khăn. Để làm tốt công tác này đòi hỏi người giáo viên phải lên kế hoạch cụ thể, phải nắm bắt được tình cảm, tâm lý, nguyện vọng của học sinh. Trong suốt thời gian thực tập chủ nhiệm:

+ Thường xuyên, liên tục lên lớp trong các buổi sinh hoạt. Theo sát lớp thực tập chủ nhiệm trong tất cả các hoạt động của lớp. Kịp thời nắm bắt tình hình tham gia của các thành viên trong lớp, quan sát, đánh giá được từng học sinh trong lớp.

+ Tham gia cùng học sinh trong các hoạt động như tham gia cổ vũ các em tham gia hội khỏe Phù Đổng, các buổi ngoại khóa văn và ngoại khóa hóa sinh công nghệ, “Đường đến thành công”, một số trò chơi chào mừng kỉ niệm thành lập Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh 26-03.

+ Các buổi lao động theo kế hoạch của nhà trường, cũng như việc chăm sóc bồn hoa cây cảnh của lớp, các buổi ngoại khóa của tổ hóa sinh công nghệ và tổ văn.

– Tiếp xúc, nói chuyện với học sinh để hiểu học sinh và nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các em.

→ Bằng việc tham gia các hoạt động với học sinh tôi có điều kiện để hiểu thêm về hoàn cảnh của các em. Xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên với học sinh.
 

4. Ý thức thực hiện nội quy thực tập:

– Chấp hành tốt nội quy của trường thực tập và Ban chỉ đạo thực tập sư phạm. Đảm bảo nộp các hồ sơ, kế hoạch đúng theo quy định của nhà trường.

– Thực hiện nghiêm túc, đúng lịch trình nhà trường đề ra và các công việc của nhóm đề ra và giao phó.

– Tham gia tích cực và đầy đủ các cuộc họp và các phong trào do Đoàn thực tập và Đoàn trường phát động.
 

PHẦN II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ HƯỚNG PHẤN ĐẤU II:

1. Trong công tác giảng dạy:

– Trong quá trình giảng dạy phải lấy học sinh làm trọng tâm; để học sinh tham gia tối đa vào quá trình giảng dạy và học tập, đối với từng đối tượng lớp học với học sinh khác nhau cần có phương pháp giảng dạy khác nhau, đòi hỏi giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, hiểu rõ mức độ bài học, linh hoạt trong cách sử dụng các phương pháp khác nhau.

– Cần phải động viên học sinh trong các câu trả lời của các em để kích thích tinh thần hăng hái tham gia xây dựng bài của học sinh.

* Ưu điểm:

+ Tác phong nghiêm túc, chững chạc và tự tin trong các tiết dạy.

+ Tìm hiểu và đọc các sách, tài liệu liên quan đến kiến thức bài dạy để cập nhật và phục vụ cho bài dạy tốt hơn.

+ Đảm bảo đủ nội dung chương trình sách giáo khoa, bám sát sách chuẩn kiến thức kỹ năng.

+ Soạn giáo án kỹ và đầy đủ trước khi dạy.

* Nhược điểm:

+ Trình bày và nói hơi nhanh, trình bày bảng chưa đẹp, chữ viết xấu. 
 

2. Trong công tác chủ nhiệm:

– Muốn chủ nhiệm tốt thì phải nắm rõ tình hình, đặc điểm tính cách của mỗi học sinh trong lớp chủ nhiệm. Biết lắng nghe những tâm sự, nguyện vọng của các em. Đặc biệt đối với các em có hoàn cảnh đặc biệt cần phải chú ý quan tâm giúp đỡ các em nhiều hơn. Phải theo sát lớp tạo sự hòa đồng đối với học sinh lớp mình chủ nhiệm.

– Trong quan hệ với đồng nghiệp, với gia đình học sinh và xã hội phải tốt. Người giáo viên có quan hệ rộng và tốt với các đồng nghiệp có điều kiện để từ đó thông qua giáo viên bộ môn để nắm kĩ hơn về tình hình của học sinh. Liên hệ chặt chẽ với gia đình học sinh nhằm có sự liên kết giáo dục giữa gia đình và nhà trường để giáo dục toàn diện hơn.

– Qua đợt thực tập này em đã học hỏi rất nhiều kinh nghiệm, nhiều bài học để làm một giáo viên chủ nhiệm giỏi.

* Ưu điểm:

+ Nắm bắt các hoạt động, kế hoạch của đoàn trường kịp thời.

+ Lên kế hoạch cụ thể, chi tiết cho các hoạt động của lớp.

+ Nhiệt tình tham gia các hoạt động của lớp.

+ Hòa đồng với học sinh, thường xuyên đến lớp, theo dõi bám sát quản lý động viên, nhắc nhở học sinh.

* Nhược điểm:

+ Còn thiếu kinh nghiệm xử lý tình huống sư phạm, đối việc xử phạt học sinh sai phạm còn nhiều lung túng.

* Tự đánh giá, xếp loại về thực tập giảng dạy và chủ nhiệm

– Tự đánh giá thực tập giảng dạy: loại giỏi.

– Tự đánh giá thực tập chủ nhiệm: loại giỏi. 

 

3. Hướng phấn đấu sau đợt thực tập:

– Cần cố gắng nhiều hơn để trau dồi kiến thức, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, tự tin hơn, chững chạc hơn trước học sinh.

– Rèn luyện tu dưỡng kiến thức thực tế, tập làm các dạng bài tập khác nhau nhằm có đủ kinh nghiệm, trình độ giảng dạy cho học sinh.

– Rèn luyện kĩ năng năm bắt các đối tượng, xử lí tình huống sư phạm tốt.

– Phấn đấu rèn luyện bản thân để xứng đáng là tấm gương, là người bồi dưỡng mầm xanh đất nước.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình, cảm ơn những tình cảm tốt đẹp, quý báu của các thầy cô giáo trong trường đã giúp đỡ em hoàn thành nhiệm vụ trong đợt thực tập này.
 

PHẦN III. NHẬN XÉT CỦA NHÓM

……………………………………………………………………… 

……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………….

Bắc Ninh, ngày 27 tháng 03 năm 2022

Sinh viên thực tập

GVHD giảng dạy

GVHD chủ nhiệm

Nhóm trưởng