Bài Thu Hoạch Kết Thúc Môn Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

Rate this post

Hình như bạn đang tìm Bài Thu Hoạch Kết Thúc Môn Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam? Bài viết sau đây mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn một bài thu hoạch hoàn toàn hữu ích ngay bây giờ đây các bạn hãy cùng mình xem và theo dõi nhé. Nội dung mình đã tiến hành triển khai như là mục tiêu quan điểm nhiệm vụ của chiến lược bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn hiện nay,một số giải pháp thực hiện mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ của chiến lược bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn hiện nay, và sau cùng là kết luận… Hy vọng ít nhiều nguồn tài liệu này sẽ cung cấp được cho các bạn thêm nhiều kinh nghiệm để có thể tiến hành triển khai tốt bài tiểu luận của mình.

Ngoài ra, hiện nay bên mình có nhận viết thuê tiểu luận với nhiều đề tài đa dạng nhất hiện nay, cho nên nếu như bạn đang có nhu cần cần viết thuê một bài tiểu luận hoàn chỉnh thì đừng lo lắng nữa mà hãy liên hệ ngay đến dịch vụ viết thuê tiểu luận của chúng tôi qua zalo/telegram : 0932.091.562 để được tư vấn báo giá làm bài trọn goi và hỗ trợ nhiệt cho bạn từ A đến Z nhé.

I. Mục Tiêu, Quan Điểm, Nhiệm Vụ Của Chiến Lược Bảo Vệ Tổ Quốc Trong Giai Đoạn Hiện Nay

1. Mục tiêu

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hoá và lợi ích quốc gia – dân tộc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”[1]. Như vậy, Văn kiện Đại hội XIII đã chỉ rõ: mục tiêu bảo vệ Tổ quốc không đơn thuần là để đối phó với chiến tranh, mà vấn đề quan trọng và thiết yếu hơn là tạo ra sức mạnh để giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình nhằm xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng, là sự vận dụng nhuyễn nhuyễn lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; bảo vệ phải gắn với xây dựng, xây dựng phải đi đôi với bảo vệ. Mục tiêu của bảo vệ là để giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho xây dựng và phát triển đất nước và xây dựng phát triển đất nước sẽ tác động trở lại tạo cơ sở, tiền đề bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Giải quyết sâu sắc mối quan hệ biện chứng giữa việc bảo vệ Tổ quốc về mặt tự nhiên – lịch sử với việc bảo vệ Tổ quốc về mặt chính trị – xã hội trong tính chỉnh thể thống nhất; chỉ rõ hướng đích phát triển đất nước là theo định hướng xã hội chủ nghĩa; vì vậy, phải gắn chặt việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ với bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; phải gắn chặt việc giữ vững ổn định chính trị, xã hội với bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Đây là quan điểm biện chứng khách quan, cụ thể, lịch sử và phát triển, đáp ứng sự phát triển của tình hình thế giới, khu vực, của đất nước và yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.

XEM THÊM :Tham Khảo Viết Thuê Tiểu Luận

Đặc biệt, Đảng ta xác định bảo đảm an ninh con người, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước. Đây là vấn đề mới, quan trọng trong mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay, phản ánh đúng xu thế và đặc điểm tình hình đất nước. Bởi, suy cho cùng, mọi vấn đề đều xuất phát từ con người và tất cả mọi vấn đề lại đều quay trở về với con người. Con người là vấn đề có tính chiến lược, là trung tâm của mọi hoạt động, là mục tiêu và động lực phát triển đất nước, và bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa mà nước ta đang xây dựng đều hướng đến bảo vệ cuộc sống bình yên, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Vì vậy, trong bối cảnh mới hiện nay, vấn đề bảo đảm an ninh con người, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để mang lại hạnh phúc thực thụ cho nhân dân là đặc biệt quan trọng, cần phải được bảo vệ.

2. Quan điểm

Một là, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ “trọng yếu, thường xuyên” của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

Đại hội XIII của Đảng xác định: “Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt”[2]. Đây là quan điểm nhất quán của Đảng ta, tạo cơ sở quan trọng cho Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị, toàn dân và toàn quân ta xác định và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh theo chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Khẳng định củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ “trọng yếu, thường xuyên”, Đảng ta nhấn mạnh nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Đặt lên hàng đầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, nhưng không coi nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc là thứ yếu. Bởi, củng cố quốc phòng, an ninh là cơ sở trực tiếp tạo thuận lợi cho nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế; ngược lại, kinh tế phát triển, đất nước mạnh lên sẽ là “phương thức hữu hiệu” để bảo vệ Tổ quốc. Đây là quan điểm lý luận cơ bản, chi phối, quy định toàn bộ các nội dung, quan điểm của Đảng về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

XEM THÊM : Bài Thu Hoạch Thực Tập Ngành Luật

Hai là, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp; củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng

Đảng ta khẳng định sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lực lượng bảo vệ Tổ quốc là toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân giữ vai trò nòng cốt. Đó là sức mạnh tổng hợp của các yếu tố: chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học và công nghệ, văn hóa, đối ngoại; biểu hiện sức mạnh vật chất, tinh thần của toàn bộ nhân dân trong nước và kiều bào Việt Nam định cư ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc. Đó còn là sự kết hợp chặt chẽ sức mạnh bên trong với sức mạnh bên ngoài, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Để phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang, Đảng ta xác định: tập trung xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng quan trọng; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; phải “Tích cực, chủ động chuẩn bị lực lượng đủ mạnh và các kế hoạch, phương án tác chiến cụ thể, khoa học, sẵn sàng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Tổ quốc trong mọi tình huống”[3]. Quan điểm sức mạnh tổng hợp và lực lượng toàn diện bảo vệ Tổ quốc, phản ánh sâu sắc tính chất toàn dân, toàn diện của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới được Đảng ta tiếp tục khẳng định với nội hàm sâu, rộng thêm.

Ba là, quốc phòng và an ninh quan hệ chặt chẽ, thống nhất trong mục tiêu bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

 Bài Thu Hoạch Kết Thúc Môn Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam quốc phòng và an ninh đều hướng vào mục tiêu chung là bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; được thể hiện trong sự kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng lực lượng và thế trận của nền quốc phòng toàn dân với xây dựng lực lượng và thế trận của nền an ninh nhân dân. Đại hội XIII nhấn mạnh: “Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc”[4]. Mối quan hệ biện chứng đó đặt trong tổng thể thống nhất và gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế. Mối quan hệ đó phản ánh yêu cầu, nhiệm vụ cơ bản của hai lĩnh vực hoạt động đặc thù nhằm mục tiêu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Xây dựng thế trận và lực lượng của quốc phòng và an ninh phải đảm bảo toàn diện, đồng bộ, quan hệ chặt chẽ, có chất lượng và hiệu quả cao trên phạm vi toàn quốc, cũng như trong từng địa bàn, từng lĩnh vực cụ thể.

Bốn là, có kế sách phòng, chống các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; chủ động phòng ngừa, khắc phục các yếu tố tác động tiêu cực đến sự nghiệp củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới

Đây là kinh nghiệm quý, một phương thức giữ nước đặc sắc của dân tộc, được Đảng ta kế thừa và phát huy đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới. Theo đó, quốc phòng và an ninh phải có đủ sức mạnh để “ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và triệt tiêu các nhân tố bất lợi, nhất là các nhân tố bên trong có thể gây ra đột biến”5, để đất nước “không bị động, bất ngờ”; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho bạn bè quốc tế trong hợp tác với Việt Nam. Đại hội XIII chỉ rõ: “Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước”[5].

Năm là, quán triệt và xử l‎ý tốt mối quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thực tiễn

Đây là quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc. Mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới có tầm quan trọng đặc biệt, là quan hệ cơ bản, chi phối, thẩm thấu vào các mối quan hệ khác; được giải quyết trong sự gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ: phát triển kinh tế – xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá – nền tảng tinh thần của xã hội; bảo đảm quốc phòng và an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Trong đó, xây dựng, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Đảng và phát triển văn hóa. Trong xây dựng Đảng, phải đạt đến mục đích là giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ quốc phòng và an ninh. Trong phát triển văn hóa phải chú ý gia tăng sức mạnh quốc phòng, an ninh, phục vụ cho xây dựng và phát huy các tiềm lực quốc phòng, an ninh, nhất là tiềm lực chính trị tinh thần. Mối quan hệ tác động lẫn nhau đó cần phải được nhận thức thấu đáo và xử lý đúng trong thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực. Phải kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại; tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh. Việc giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc phải được thể hiện cụ thể ở sự kết hợp chặt chẽ giữa các lĩnh vực trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển; trong đó, chú trọng phát triển kinh tế, gắn với bảo đảm quốc phòng – an ninh ở các địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo.

Sáu là, sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước

 Bài Thu Hoạch Kết Thúc Môn Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam đảng ta khẳng định, để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, phải tiếp tục giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Trong nhận thức lý luận cũng như trong tổ chức thực tiễn, Đảng ta luôn trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bám sát tình hình, yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng để tổ chức, lãnh đạo và chỉ đạo sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước là cơ sở chắc chắn nhất bảo đảm cho Tổ quốc được bảo vệ vững chắc trong bối cảnh có nhiều biến động phức tạp. Hiện nay, trước sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, với âm mưu “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang hòng làm cho Quân đội và Công an mất phương hướng chính trị, xa rời mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, thì vấn đề tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với Quân đội, Công an và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc càng trở nên quan trọng, cấp bách hơn. Đây không chỉ là sự trung thành với lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin về xây dựng lực lượng vũ trang kiểu mới của giai cấp công nhân, mà còn là đòi hỏi bức thiết từ tình hình, nhiệm vụ của cách mạng nước ta thời kỳ mới. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên, vấn đề then chốt là phải xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ.

3. Nhiệm vụ

Một là, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng; tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dtộc, phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân.

Hai là, gắn kết chặt chẽ giữa bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ với bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, của cả hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang là nòng cốt.

Ba là, kiên trì đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân; tự lực, tự cường, dựa vào nội lực là chính; kết hợp chặt chẽ quốc phòng với an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Bốn là, giữ vững độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về quốc phòng, tranh thủ tối đa sự ủng hộ quốc tế, thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; vừa hợp tác vừa đấu tranh. Củng cố, đưa quan hệ hợp tác với các nước đi vào chiều sâu, thực chất; giải quyết hài hòa quan hệ với các nước lớn; gia tăng mức độ đan xen lợi ích với các đối tác, nhất là đối tác chiến lược, đối tác toàn diện. Tham gia tích cực hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc, hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh và các thách thức an ninh phi truyền thống  khu vực; nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.

Năm là, kiên quyết, kiên trì đấu tranh, giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế; đồng thời sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để tự vệ khi độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, lợi ích cơ bản của quốc gia dân tộc bị xâm phạm.

Sáu là, Quân đội nhân dân là trụ cột, cùng với Công an nhân dân, Dân quân tự vệ và toàn dân bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; là lực lượng nòng cốt, trung thành tuyệt đối, chỗ dựa vững chắc, tin cậy, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; là lực lượng quan trọng giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, lực lượng đặc thù, hiệu quả trong đấu tranh và hợp tác quốc tế về quốc phòng.

Bảy là, thường xuyên nắm chắc tình hình, nhận diện và xử trí đúng đắn mối quan hệ đối tác, đối tượng quốc phòng; nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu dự báo và tham mưu chiến lược quốc phòng; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ dẫn đến xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược.

Trên đây là Bài Thu Hoạch Kết Thúc Môn Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam là mục tiêu,quan điểm, nhiệm vụ hoàn toàn hay mà mình đã liệt kê ở trên đây cho các bạn cùng xem và theo dõi, nhưng trên đây chỉ mới là một phần thôi. Nếu các bạn cần thêm nguồn thông tin nhiều hơn thì đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé.

Bài Thu Hoạch Kết Thúc Môn Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

 

II. Một Số Giải Pháp Thực Hiện Mục Tiêu, Quan Điểm, Nhiệm Vụ Của Chiến Lược Bảo Vệ Tổ Quốc Trong Giai Đoạn Hiện Nay

  1. Nâng cao nhận thức của tổ chức, lực lượng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay

Cần giáo dục sâu sác mục tiêu, phương châm, nhiệm vụ của các chiến lược hướng đến phục vụ, bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, sự tồn tại và phát triên của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Cần cụ thể hóa mục tiêu, phương châm, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong các chiến lược vào nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, chỉ lệnh của từng cơ quan, đơn vị; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị; tăng cường công tác bảo vệ bí mật quốc gia, bảo đảm an ninh thông tin…

Kịp thời thông tin, định hướng tư tưởng dư luận trước những tình huống phức tạp, nhạy cảm, củng cố niềm tin, nâng cao ý thức trách nhiệm, tạo sự chuyển biến trong hành động của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Phát huy các phương tiện truyền thông, các thiết chế văn hóa trong tuyên truyền về đường lối, quan điểm, chiến lược bảo vệ Tổ quốc cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.

  1. Nâng cao chất lượng huấn luyện, trình độ sẵn sàng chiến đấu đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Các đơn vị cần đẩy mạnh kết hợp huấn luyện gắn với rèn luyện, duy trì thực hiện nghiêm các chế độ, nền nếp sẵn sàng chiến đấu. Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác, nắm chắc tình hình, nghiên cứu, dự báo chính xác âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, các tình huống, luôn chủ động, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống.

 Bài Thu Hoạch Kết Thúc Môn Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam chú trọng huấn luyện dã ngoại, huấn luyện đêm; tăng cường huấn luyện làm chủ, khai thác hiệu quả các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật thế hệ mới; huấn luyện nâng cao khả năng cơ động phòng tránh, đánh trả trong điều kiện địa hình, thời tiết phức tạp, địch sử dụng vũ khí công nghệ cao.

Tăng cường tổ chức diễn tập ở các cấp; chú trọng gắn diễn tập chiến dịch, chiến lược với diễn tập chiến thuật, tích cực dtập thực binh có bắn đạn thật, diễn tập vòng tổng hợp, dtập đối kháng, diễn tập tác chiến hiệp đồng quân binh chủng gắn với tác chiến khu vực phòng thủ.

Đa dạng hóa các hình thức nâng cao chất lượng huấn luyện, trình độ sẵn sàng chiến đấu theo hướng hiện đại thông qua hình thức mô phỏng trong các môi trường nguy hiểm, môi trường không gian ba chiều được giả lập bằng máy tính nhằm mô phỏng lại chiến trường thực trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, rút ngắn thời gian huấn luyện, nâng cao chất lượng huấn luyện, đáp ứng yêu cầu chiến tranh công nghệ cao trong tình hình mới.

  1. Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học, công nghệ quân sự, vũ khí trang bị và nghệ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Làm chủ các loại vũ khí, khí tài hiện đại mới được trang bị, cải tiến; hiện đại hóa các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật đã lạc hậu về tính năng. Chế tạo phụ tùng thay thế trước đây phải nhập ngoại; tập trung nguồn lực nghiên cứu, chế tạo vũ khí, trang bị kỹ thuật phù hợp với cách đánh của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong điều kiện chiến tranh hiện đại.

Chú trọng tổng kết nghệ thuật quân sự Việt Nam trong các cuộc chiến tranh giải phóng, đồng thời phát triển nghệ thuật tác chiến chiến lược, tác chiến phòng thủ tỉnh (thành phố), bảo vệ biển, đảo.

Phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ quân sự, vũ khí trang bị, nghệ thuật quân sự đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

 4.Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân ” vững chắc; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ biên giới, vùng trời, biển, đảo của Tố quốc

Tích cực, chủ động chuẩn bị lực lượng đủ mạnh và các kế hoạch, phương án tác chiến cụ thể, khoa học, sẵn sàng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Tổ quốc trong mọi tình huống.

Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng lực lượng và thế trận của nền quốc phòng toàn dân với xây dựng lực lượng và thế trận của nền an ninh nhân dân.

Xây dựng thế trận và lực lượng của quốc phòng và an ninh phải đảm bảo toàn diện, đồng bộ, quan hệ chặt chẽ, có chất lượng và hiệu quả cao trên phạm vi toàn quốc, cũng như trong từng địa bàn, từng lĩnh vực cụ thể.

Có kế sách phòng, chống các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; chủ động phòng ngừa, khắc phục các yếu tố tác động tiêu cực đến sự nghiệp củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới.

  1. Tăng cường đấu tranh, phản bác các quan điểm tư tưởng, thông tin sai trái về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Chủ động nắm vững tình hình chống phá của các thế lực thù địch, tăng cường công tác dự báo tư tưởng, lãnh đạo, chỉ đạo phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng tạo thành sức mạnh tổng hợp để đấu tranh, phản bác các quan điểm, tư tưởng, thông tin sai trái về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Chủ động sử dụng các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn, bóc gỡ các thông tin, tài liệu có nội dung phản động do các thế lực thù địch tuyên truyền, tán phát trên mạng xã hội. Định kỳ tổ chức thông tin thời sự về tình hình trong nước và quốc tế.

Sử dụng hệ thống thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục lý luận chính trị, hệ thống tuyên truyền miệng, hệ thống thiết chế văn hóa và thông qua mạng Internet để kịp thời phổ biến, tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng cho cán bộ, đảng viên, quần chúng và các tầng lớp nhân dân trước âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

KẾT LUẬN

Nhận thức đúng mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình hiện nay là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Để nhận thức đúng đắn và hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, trước hết phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục chính trị, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ về đường lối, quan điểm của Đảng, nhất là những điểm mới trong Văn kiện Đại hội XIII về bảo vệ Tổ quốc, về Chiến lược quốc  phòng, Chiến lược quân sự, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng; tăng cường huấn luyện, nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu; tích cực nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, vũ khí trang bị nghệ thuật quân sự; chủ động đấu tranh phản bác các quan điểm, tư tưởng, thông tin sai trái về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Hơn hết, với mỗi người dân Việt nam, phải luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào; không dao động trước mọi tình huống; thường xuyên nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; tận tâm, tận lực, quyết tâm làm tròn phần việc được giao, không ngại khó khăn, vất vả; nếu kết quả không tốt thì phải chịu trách nhiệm; phải có sự ràng buộc giữa lời nói và hành vi của mình, bảo đảm nói đi đôi với làm, nói thì phải làm và làm cho tốt. Thường xuyên nắm chắc bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ biên giới, vùng trời, biển, đảo của Tố quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ và nhân dân.

Bài viết trên đây là Bài Thu Hoạch Kết Thúc Môn Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam là nguồn tài liệu với những nội dung hoàn toàn hay mà mình đã triển khai đến cho các bạn cùng xem và tham khảo. Chúc mấy bạn xem được bài viết này của mình sẽ có thêm nhiều thông tin tuyệt vời để các bạn có thể nhanh chóng triển khai tốt bài tiểu luận của mình. Ngoài ra, hiện nay bên mình có nhận viết thuê tiểu luận cho nên nếu như bạn đang loay hoay trong quá trình làm bài tiểu luận thì hãy tìm đến ngay dịch vụ nhận viết thuê tiểu luận qua zalo/telegram : 0932.091.562 để được tư vấn báo giá làm bài trọn gói và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
  2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011.
  3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016.
  4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Tập II, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021.

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia  Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 155 – 156.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia  Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 157.
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia  Sự thật, Hà Nội, 2016, tr. 150
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia  Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 157
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia  Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 158
admin

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 155 – 156. [2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 157. [3] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, tr. 150 [4] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 157 [5] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 158