Bài KT. Ch6 – Bài tập kinh tế vi mô chương 5,6 giúp bạn ôn tập 1 số kiến thức cần thiết cho – StuDocu
Bài kiểm tra Kinh tế vi mô.
1. Trong một ngành cạnh tranh độc quyền, các hãng tối đa hóa lợi nhuận là
(a) Những người chấp nhận giá sản xuât ở mức sản lượng mà ở đó giá bằng chi phí biên
(b) Những người chấp nhận giá sản xuất ở mức sản lượng mà ở đó giá lớn hơn chi phí
biên
(c) Những người đặt giá bằng chi phí biên
(d) Những người đặt giá lớn hơn chi phí biên
2. Khi nhập ngành tự do là đặc trưng của cấu trúc thị trường, lợi nhuận kinh tế trong dài hạn
(a) Bằng chi phí ẩn
(b) Lớn hơn chi phí ẩn
(c) Bằng zero
(d) Tùy thuộc vào việc các hãng sản xuất các sản phẩm đồng nhất hay không
3. Quy luật tối đa hóa lợi nhuận trong một thị trường cạnh tranh độc quyền là việc sản xuất
mức sản lượng ở đó
(a) Doanh thu trung bình bằng ATC
(b) ATC ở mức cực tiểu
(c) Doanh thu biên bằng chi phí biên
(d) Chi phí biên ở mức cực tiểu
4. Dị biệt hóa sản phẩm (khác biệt hóa sản phẩm) khiến cho những người bán một hàng hóa
đứng trước dạng đường cầu nào dưới đây?
(a) Dốc lên
(b) Dốc xuống
(c) Nằm ngang
(d) Thẳng đứng
5. Một hãng cạnh tranh độc quyền
(a) Chọn mức sản lượng đầu ra để sản xuất và giá của chúng
(b) Chọn mức sản lượng đầu ra để sản xuất nhưng thị trường xác định giá
(c) Chon giá nhưng cạnh tranh trên thị trường xác định sản lượng
(d) Chỉ chọn có hay không nhập hoặc xuất ngành
6. Nếu các hãng trong một thị trường cạnh tranh độc quyền đang kiếm được lợi nhuận kinh
tế âm, điều nào dưới đây là phản ánh tốt nhất sự thay đổi đặt trước các hãng còn lại khi
thị trường điều chỉnh đến mức cân bằng mới của nó?
(a) Dịch chuyển xuống phía dưới trên đường chi phí biên của mình
(b) Dịch chuyển lên phía trên trên đường chi phí biên của mình
(c) Giảm cầu
(d)Tăng cầu.
7. Khi các hãng mới gia nhập ngành cạnh tranh độc quyền, lợi nhuận của các hãng hiện tại
(a) Giảm và tính đa dạng sản phẩm của thị trường tăng
(b) Giảm và tính đa dạng sản phẩm của thị trường giảm
(c) Tăng và tính đa dạng sản phẩm của thị trường giảm
(d) Tăng và tính đa dạng sản phẩm của thị trường tăng
8. Khi một hãng tối đa hóa lợi nhuận trong một thị trường cạnh tranh độc quyền sản xuất ở
mức sản lượng cân bằng dài hạn
(a) Đường cầu của nó tiếp xúc với đường ATC
(b) Hãng kiếm được lợi nhuận kinh tế
(c) Doanh thu trung bình của hãng bằng chi phí biên
(d) Tất cả các điều trên đều đúng
9. Khi một hãng trong thị trường cạnh tranh độc quyền đối mặt với
(a) Đường cầu dốc xuống. hãng luôn hoạt động ở quy mô hiệu quả
(b) Đường cầu không co dãn hoàn hảo, hãng luôn hoạt động ở quy mô hiệu quả
(c) Đường cầu co dãn hoàn hảo, hãng luôn hoat động ở mức dư thừa năng lực
(d) Đường cầu dốc xuống, hãng luôn hoạt động ở mức dư thừa năng lực
10. Hãng cạnh tranh độc quyền hoạt động ở
(a) Dư thừa năng lực, vì thế sản xuất thêm sản lượng sẽ làm tăng ATC
(b) Dư thừa năng lực, vì thế sản xuất thêm sản lượng sẽ làm giảm ATC
(c) Quy mô hiệu quả, vì thế sản xuất thêm sản lượng sẽ làm tăng ATC
(d) Quy mô hiệu quả, vì thế sản xuất thêm sản lượng sẽ làm giảm ATC
11. Trong dài hạn, một hãng cạnh tranh hoàn hảo hoạt động ở
(a) Dư thừa năng lực và hãng cạnh tranh độc quyền cũng vậy
(b) Dứ thừa năng lực trong khi đó hãng cạnh tranh độc quyền hoạt động ở quy mô hiệu
quả
(c) Ở quy mô hiệu quả và hãng cạnh tranh độc quyền cũng vậy
(d) Quy mô hiệu quả trong khi hãng cạnh tranh độc quyền hoạt động ở mức dư
thừa năng lực
12. Một hãng cạnh tranh độc quyền được coi là không hiệu quả vì
(a) Giá vượt quá chi phí biên
(b) Chi phí biên vượt quá doanh thu trung bình
(c) Các hãng cạnh tranh độc quyền thường cấu kết với nhau
(d) Định giá theo cách cộng một số phần trăm tỉ lệ lợi nhuận vào chi phí sản xuất xảy ra
trong bất kỳ cấu trúc thị trường nào
13. Tổn thất xã hội đi kèm cạnh tranh độc quyền là kết quả của
(a) Hoạt động trong ngành có chi phí không đổi
(b) Định giá trên chi phí biên
(c) Các chi phí quảng cáo
(d) Định giá bên dưới chi phí biên để tăng phần thị trường dành cho mình
14. Gánh nặng về quản lý khi điều tiết (hay điều chỉnh) giá đối với thị trường cạnh tranh độc
quyền thì
(a) Nhỏ vì các hãng hoạt động ở bên dưới khả năng sản xuất
(b) Nhỏ vì tính kinh tế theo quy mô
(c) Lớn vì có một số lớn hãng sản xuất các sản phẩm khác biệt hóa với nhau
(d) Lớn vì giá thường dưới chi phí biên