Bài Giảng Sinh Học 11-12 – Quang hợp ở thực vật.html.html
Nhóm biên soạn: TRƯỜNG THPT ATK TÂN TRÀO
Nhóm phản biện: TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ ATK SƠN DƯƠNG
CHUYÊN ĐỀ: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
– Nêu được khái niệm quang hợp.
– Trình bày được vai trò của quá trình quang hợp ở thực vật.
– Trình bày được đặc điểm hình thái của lá thích nghi với chức năng quang hợp.
– Liệt kê được các sắc tố quang hợp và nêu chức năng chủ yếu của các sắc tố quang hợp.
– Trình bày được quá trình quang hợp ở thực vật C3 (thực vật ôn đới) bao gồm pha sáng và pha tối.
– Trình bày được đặc điểm của thực vật C4: sống ở khí hậu nhiệt đới, cấu trúc lá có tế bào bao bó mạch, có hiệu suất cao.
– Nêu được thực vật CAM mang đặc điểm của cây ở vùng sa mạc, có năng suất thấp.
– Phân biệt được ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và quang phổ đến quang hợp.
– Mô tả được mối phụ thuộc của cường độ quang hợp vào nồng độ CO2.
– Nêu được vai trò của nước đối với quang hợp.
– Trình bày được sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến cường độ quang hợp.
– Nêu được vai trò của các ion khoáng đối với quang hợp.
– Trình bày được mối quan hệ giữa các yếu tố đến quang hợp.
– Trình bày được vai trò quyết định của quang hợp đối với năng suất cây trồng.
– Nêu được các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển cường độ quang hợp.
2. Kĩ năng:
– Rèn luyện kĩ năng phân tích, khái quát hóa.
3. Thái độ:
– Học sinh có hứng thú học tập ,tìm tòi và giải thích được một số hiện tượng trong tự nhiên.
II. Kiến thức cơ bản:
A. Quang hợp ở thực vật:
I. Khái niệm:
1.Quang hợp là gì?
– Quang hợp ở thực vật là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được diệp lục hấp thụ để tạo ra cacbohiđrat và ôxi từ khí CO2 và H2O.
– Phương trình tổng quát:
ASMT
6CO2 + 12H2O → C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
DL
2. Vai trò của quang hợp:
– Tạo chất hữu cơ cung cấp cho sự sống trên trái đất và là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho y học.
– Biến đổi và tích luỹ năng lượng (năng lượng vật lí thành năng lượng hoá học)
– Hấp thụ CO2 và thải O2 điều hòa không khí.
II. LÁ LÀ CƠ QUAN QUANG HỢP:
1. Hình thái giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp:
* Hình thái :
– Diện tích bề mặt lớn để hấp thụ được nhiều tia sáng.
– Phiến lá mỏng thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng.
– Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.
2. Lục lạp là bào quan quang hợp:
+ Cấu tạo:
– Lục lạp có màng kép, bên trong là các túi tilacôit xếp chồng lên nhau gọi là grana.
– Nằm giữa màng trong của lục lạp và màng tilacôit là chất nền (strôma).
+ Chức năng:
– Màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng của pha sáng.
– Xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp.
– Chất nền là nơi xảy ra các phản ứng của pha tối quang hợp.
3. Hệ sắc tố quang hợp:
– Thành phần của hệ sắc tố bao gồm diệp lục và carôtenôit.
Diệp lục có 2 loại là DL a và DL b.
Carôtenôit là nhóm sắc tố phụ quang hợp gồm carôten và xantôphyl.
– Vai trò của chất diệp lục là hấp thụ và chuyển hoá năng lượng quang năng thành hoá năng trong ATP và NADPH và carôtenôit là hấp thụ và chuyển năng lượng cho diệp lục theo sơ đồ: carôtenôit ® diệp lục b ® diệp lục a ® diệp lục a trung tâm phản ứng.
• Lưu ý: chỉ có diệp lục a (P680 và P700) nằm ở trung tâm phảm ứng quang hợp mới trực tiếp tham gia vào sự chuyển hoá năng lượng quang năng thành hoá năng trong ATP và NADPH.
B. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM:
I. THỰC VẬT C3 :
1. Pha sáng:
– Khái niệm: Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
– Nơi diễn ra: trên màng tilacôit, giống nhau ở các thực vật.
– Nguyên liệu: H2O và ánh sáng.
– Sản phẩm: ATP, NADPH và O2
– Trong pha sáng diễn ra quá trình quang phân li nước, theo sơ đồ phản ứng:
Ánh sáng
2H2O 4H+ + 4e + O2
Diệp lục
2. Pha tối: (pha cố định CO2)
– Nơi diễn ra: chất nền (strôma) của lục lạp.
– Nguyên liệu: CO2 , ATP và NADPH
– Sản phẩm : Cacbohiđrat
– Thực vật C3 pha tối thực hiện bằng chu trình Canvin gồm 3 giai đoạn chính:
+ Giai đoạn cố định CO2 (cacbôxil hoá):
chất nhận CO2 đầu tiên là RiDP (ribulôzơ- 1,5- điphôtphat)
3 RiDP + 3 CO2 ® 6 APG
Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là APG (axit phôtpho glixêric – sản phẩm 3C).
+ Giai đoạn khử: với sự tham gia của 6ATP và 6NADPH:
6APG ® 6AlPG
+ Giai đoạn tái sinh chất nhận RiDP và tạo đường với sự tham gia của 3 ATP:
5AlPG ® 3RiDP
1AlPG ® Tham gia tạo C6H12O6
– Sản phẩm cuối cùng : Cacbohiđrat
II. THỰC VẬT C4 :
Đặc điểm của thực vật C4: sống ở khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm kéo dài, cấu trúc lá có tế bào bao bó mạch. Thực vật C4 có các ưu việt hơn thực vật C3 : có cường độ quang hợp cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn, nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn nên có năng suất cao hơn.
III. THỰC VẬT CAM:
Đặc điểm của thực vật CAM: sống ở vùng sa mạc, điều kiện khô hạn kéo dài. Vì lấy được ít nước nên tránh mất nước do thoát hơi nước cây đóng khí khổng vào ban ngày và nhận CO2 vào ban đêm khi khí khổng mở ® có năng suất thấp.
C. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP:
I- ÁNH SÁNG:
1. Cường độ ánh sáng:
– Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hoà thì cường độ quang hợp tăng dần, từ điểm bão hòa trở đi, cường độ AS tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
2. Quang phổ của ánh sáng:
– Cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ sau đó là miền ánh sáng xanh tím.
– Tia lục thực vật không quang hợp.
– Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin.
– Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình tổng hợp cacbohiđrat.
II. NỒNG ĐỘ CO2:
Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hoà thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hoà trở đi, nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
III. NƯỚC:
Hàm lượng nước trong không khí, trong lá, trong đất ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ® ảnh hưởng đến độ mở khí khổng ® ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ CO2 vào lục lạp ® ảnh hưởng đến cường độ quang hợp.
IV. NHIỆT ĐỘ:
– Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha sáng và pha tối của quang hợp.
– Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh, thường đạt cực đại ở 25 – 35oC rồi sau đó giảm mạnh.
V. NGUYÊN TỐ KHOÁNG:
Các nguyên tố khoáng ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp các sắc tố quang hợp, enzim quang hợp, điều tiết độ mở khí khổng cho CO2 khuếch tán vào lá, liên qua đến quang phân li nước …
® ảnh hưởng đến cường độ Q.Hợp
VI. TRỒNG CÂY DƯỚI ÁNH SÁNG NHÂN TẠO:
– Sử dụng ánh sáng của các loại đèn thay cho ánh sáng mặt trời để trồng cây trong nhà có mái che, trong phòng
– Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo giúp con người khắc phục được điềukiện bất lợi của môi trường.
D. QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG
I. QUANG HỢP QUYẾT ĐỊNH NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG:
– Phân tích thành phần hoá học các sản phẩm cây trồng có: C chiếm 45%, O chiếm 42%, H chiếm 6,5%. Tổng 3 nguyên tố này chiếm 90 – 95% (lấy từ CO2 và H2O thông qua quá trình quang hợp), phần còn lại 5 – 10% là các nguyên tố khoáng ® Quang hợp quyết định năng suất cây trồng.
– Một số khái niệm liên quan đến năng suất cây trồng:
+ Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô tích luỹ được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây.
+ Năng suất kinh tế là khối lượng chất khô được tích luỹ trong cơ quan (hạt, củ, quả, lá, …) chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
II.TĂNG NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG THÔNG QUA SỰ ĐIỀU KHIỂN QUANG HỢP:
1. Tăng diện tích lá:
– Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng diện tích quang hợp dẫn đến tăng tích luỹ chất hữu cơ trong cây và tăng năng suất cây trồng.
– Các biện pháp để tăng diện tích lá: áp dụng các biện pháp nông sinh như bón phân, tưới nước hợp lí, thực hiện kĩ thuật chăm sóc phù hợp với giống và loài cây trồng.
2. Tăng cường độ quang hợp:
– Cường độ quang hợp là chỉ số thể hiện hiệu suất hoạt động của bộ máy quang hợp (lá).
– Điều khiển hoạt động quang hợp của lá bằng cách áp dụng các biện pháp kĩ thuật nông sinh như cung cấp nước, bón phân, chăm sóc hợp lí, … có thể tăng quang hợp
– Tuyển chọn và tạo mới các giống cây trồng có cường độ quang hợp cao.
3. Tăng hệ số kinh tế:
– Tuyển chọn các giống cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế (hạt, củ, quả, lá, …) với tỉ lệ cao.
– Các biện pháp nông sinh (như bón phân hợp lí).
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG:
Câu 1: Tại sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên trái đất?
Trả lời:
Vì sản phẩm quang hợp là nguồn khởi nguyên cung cấp thức ăn, năng lượng cho sự trái đất và là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho con người
Câu 2: Đặc điểm bên ngoài của lá cây xanh thích nghi với chức năng quang hợp như thế nào?
Trả lời:
– Bên ngoài:
+ Diện tích bề mặt lớn hấp thụ các tia sáng.
+ Phiến lá mỏng thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được rễ dàng.
+ Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.
Câu 3: So sánh các con đường C3, C4 và CAM?
Trả lời:
Chỉ tiêu SS
Con đường C3
Con đường C4
Con đường CAM
Giống nhau
Đều có chu trình Canvin, tạo ra AlPG rồi từ đó tạo thành nên các hợp chất cacbohiđrat, axit amin, prôtêin, lipit.
Khác nhau
-Nhóm TV
Đa số thực vật
Một số TV ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới: ngô, rau dền, mía …
Những loài thực vật mọng nước
-Chất nhận CO2 đầu tiên
Ribulôzơ-1,5-diP
PEP
PEP
-Sản phẩm ổn định đầu tiên
APG (hợp chất 3C)
AOA (hợp chất 4C)
AOA (hợp chất 4C)
-Thời gian cố định CO2
Chỉ có 1 giai đoạn vào ban ngày
Cả 2 giai đoạn vào ban ngày
Giai đoạn 1 vào ban đêm, giai đoạn 2 vào ban ngày
-Các tế bào quang hợp
Tế bào nhu mô
Tế bào nhu mô và tế bào bao bó mạch
Tế bào nhu mô
-Các loại lục lạp
1
2
1
Câu 4: Một cây trồng tích lũy tinh bột, anh chị sẽ làm gì cho cây đạt năng suất cao nhất thông qua điều khiển quang hợp?
Trả lời:
Biện pháp điều khiển quang hợp
– Chiếu ánh sáng đỏ, cường độ bằng điểm bão hòa
– Nồng độ CO2 bằng điểm bão hòa
– Nhiệt độ phù hợp
– Nước đủ
Câu 5: Phân biệt điểm bù ánh sáng và điểm bão hòa ánh sáng trong quá trình quang hợp?
Trả lời:
– Điểm bù về ánh sáng: là điểm của cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp của cây bằng nhau
– Điểm bão hòa về ánh sáng: là điểm của cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt cực đại. Điểm bão hòa về ánh sáng của quang hợp thay đổi tùy theo loại thực vật.
Ví dụ: cây ưa bóng có điểm bão hòa ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng.
Câu 7: Phân tích mối liên hệ giữa cường độ quang hợp với cường độ ánh sáng
Trả lời:
Quan hệ giữa quang hợp và cường độ ánh sáng:
– Ánh sáng là điều kiện cơ bản để cây tiến hành quang hợp.
– Cây có thể quang hợp ở cường độ ánh sáng tối thiểu rất thấp như ánh sáng vào lúc hoàng hôn, ánh sáng đèn điện yếu,… Từ cường độ ánh sáng tối thiểu, nếu tăng dần cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng dẫn đến điểm bão hòa ánh sáng. Từ điểm bão hòa ánh sáng nếu tiếp tục tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp không tăng rồi giảm dần.
– Nếu cùng một cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh.
IV. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
Nhận biết:
Câu 1. Khái niệm quang hợp nào dưới đây là đúng?
A. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (chất khoáng và nước).
B. Quang hợp là quá trình mà thực vật có hoa sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (CO2 và nước).
C. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường galactôzơ) từ chất vô cơ (CO2 và nước).
D. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường lactozơ) từ chất vô cơ (CO2 và nước).
Câu 2. Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp là
Năng lượng ánh sáng
A. 6CO2 + 12 H2O C6H12O6 + 6 O2 + 6H2O
Hệ sắc tố
Năng lượng ánh sáng
B. 6CO2 + 12 H2O C6H12O6 + 6 O2
Hệ sắc tố
Năng lượng ánh sáng
C. CO2 + H2O C6H12O6 + O2 + H2O
Hệ sắc tố
Năng lượng ánh sáng
D. 6CO2 + 6 H2O C6H12O6 + 6 O2 + 6H2
Hệ sắc tố
Câu 3. Bào quan thực hiện chức năng quang hợp là
A. ti thể. B. lạp thể. B. lục lạp. D. nhân.
Câu 4. Cơ quan thực hiện chức năng quang hợp ở thực vật là
A. cành. B. rễ. C. thân. D. lá.
Câu 5. Sắc tố tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh là
A. diệp lục a. B. diệp lục b.
C. diệp lục a, b. D. diệp lục a, b và carôtenôit.
Câu 6. Nhiệt độ tối ưu nhất cho quá trình quang hợp là
A. 150C -> 250.C. B. 350 C -> 450 C.
C. 450 C -> 550 C. D. 250 C -> 350 C.
Câu 7. Các chất hữu cơ trong cây chủ yếu được tạo nên từ
A. H2O. B. CO2 . C. các chất khoáng. D. nitơ.
Câu 8. Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp là
A. tăng diện tích lá.
B. tăng cường độ quang hợp.
C. tăng hệ số kinh tế.
D. tăng diện tích lá, tăng cường độ quang hợp, tăng hệ số kinh tế.
Câu 9. Bước sóng ánh sáng có hiệu quả cao nhất đối với quá trình quang hợp là
A. xanh lục. B. vàng. C. đỏ. D. da cam.
Câu 10. Quang hợp quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất của cây trồng?
A .Quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất của cây trồng.
B. Quang hợp quyết định 80 – 85% năng suất của cây trồng.
C. Quang hợp quyết định 60 – 65% năng suất của cây trồng.
D. Quang hợp quyết định 70 – 75% năng suất của cây trồng
Câu 11. Cường độ ánh sáng tăng thì
A. ngừng quang hợp. B.quang hợp giảm.
C. quang hợp tăng. D. quang hợp đạt mức cực đại.
Thông hiểu
Câu 12. Vì sao lá cây có màu xanh lục?
A. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
B. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
C. Vì nhóm sắc tố phụ (carootênôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
D. Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
Câu 13. Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?
A.Có cuống lá. B. Có diện tích bề mặt lớn.
C. Phiến lá mỏng. D. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới.
Câu 14. Kết quả nào sau đây không đúng khi đưa cây ra ngoài sáng, lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quang hợp?
A. Làm tăng hàm lượng đường.
B. Làm thay đổi nồng độ CO2 và pH.
C. Làm cho hai tế bào khí khổng hút nước, trương nước và khí khổng mở.
D. Làm giảm áp suất thẩm thấu trong tế bào.
Câu 15. Nước ảnh hưởng như thế nào đến quang hợp?
A. Là nguyên liệu quang hợp. B. Điều tiết khí khổng.
C. Ảnh hưởng đến quang phổ. D. Là nguyên liệu quang hợp và điều tiết khí khổng.
Câu 16. Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12C6 ở cây mía là
A. quang phân li nước. B. chu trình CanVin.
C. pha sáng. D. pha tối.
Câu 17. Các tia sáng tím kích thích
A. sự tổng hợp cacbohiđrat. B. sự tổng hợp lipit.
C. sự tổng hợp ADN. D. sự tổng hợp prôtêin.
Câu 18. Ý nào dưới đây không đúng với chu trình canvin?
A. Cần ADP. B. Giải phóng ra CO2.
C. Xảy ra vào ban đêm. D. Sản xuất C6H12O6 (đường).
Câu 19. Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì
A. ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
B. ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
C. ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
D. ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.
Câu 20. Sự hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM có tác dụng chủ yếu là
A. tăng cường quang hợp. B. hạn chế sự mất nước.
C. tăng cường sự hấp thụ nước của rễ. D. tăng cường CO2 vào lá.
Câu 21. Trong quá trình quang hợp, cây lấy nước chủ yếu nhờ
A. nước thoát ra ngoài theo lỗ khí được hấp thụ lại.
B. nước được rễ cây hút từ đất đưa lên lá qua mạch gỗ của thân và gân lá.
C. nước được tưới lên lá thẩm thấu qua lớp tế bào biểu bì vào lá.
D. nước trong không khí được hấp thụ vào lá qua lỗ khí.
Câu 22. Về bản chất pha sáng của quá trình quang hợp là
A. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+, CO2 và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
B. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
C. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
D. Pha khử nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
Câu 23. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp như thế nào?
A. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
B. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
C. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
D. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
Vận dụng:
Câu 24. Vì sao thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3?
A. Tận dụng được nồng độ CO2. B. Tận dụng được ánh sáng cao.
C. Nhu cầu nước thấp. D. Không có hô hấp sáng.
Câu 25: Nhờ đặc điểm nào mà tổng diện tích của lục lạp lớn hơn diện tích lá chứa chúng?
A. Do số lượng lục lạp trong lá quá lớn.
B. Do lục lạp có hình khối bầu dục làm tăng diện tích tiếp xúc lên nhiều lần.
C. Do lá có hình phiến mỏng, còn tế bào lá chứa lục lạp có hình khối.
D. Do lục lạp được sản sinh liên tục trong lá.
Câu 26. Sự giống nhau về bản chất giữa con đường CAM và con đường C4 là
I. sản phẩm ổn định đầu tiên là AOA, axit malic.
II. chất nhận CO2 là PEP.
III. gồm chu trình C4 và chu trình CanVin.
IV. sản phẩm ổn định đầu tiên là Rib- 1,5- điP.
A. I. B. I, II. C. I, II, III. D. I, II, III, IV.
Câu 27. Cây C3 và một cây C4 được đặt trong cùng một chuông thủy tinh kín dưới ánh sáng. Nồng độ CO2 thay đổi như thế nào trong chuông?
A. Không thay đổi. B. Giảm đến điểm bù cây C3.
C. Giảm đến điểm bù cây C3. D. Nồng độ CO2 tăng
Câu 28. Điểm giống nhau trong chu trình cố định CO2 ở nhóm thực vật C3, C4 và CAM là
A. chu trình Canvin xảy ra ở tế bào nhu mô thịt lá.
B. chất nhận CO2 đầu tiên ribulozơ- 1,5 diP.
C. sản phẩm đầu tiên của pha tối là APG.
D. có 2 loại lục lạp.
Câu 29. Khi nhiệt độ cao và lượng ôxi hòa tan cao hơn lượng CO2 trong lục lạp, sự tăng trưởng không giảm ở cây
A. lúa mì. B. dưa hấu.
C. cây lúa. D. mía.
Câu 30: Điểm bão hoà ánh sáng là
A. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại.
B. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực tiểu.
C. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.
D. cuờng độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt trên mức trung bình.