Bài 51-52: Thực hành Hệ sinh thái – Sinh Học lớp 9
Bài 51-52: Thực hành Hệ sinh thái – Sinh Học lớp 9 Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
Mục Lục
I. Mục tiêu
- Học sinh nêu được các thành phần của hệ sinh thái và một chuỗi thức ăn.
- Qua bài học, học sinh thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị
- Dao con, dụng cụ đào đất, vợt bắt côn trùng
- Túi nilon thu nhặt mẫu sinh vật
- Kính lúp
- Giấy, bút chì
- Băng hình về các hệ sinh thái
III. Cách tiến hành
1. Hệ sinh thái
- Chọn môi trường là một vùng có thành phần sinh vật phong phú
- Điều tra các thành phần các hệ sinh thái.
- Xác định thành phần sinh vật trong khu vực quan sát.
- Điền số liệu quan sát vào các bảng 51.1, 51.2, 51.3
Bảng 51.1. Các thành phần của hệ sinh thái quan sát
Các nhân tố vô sinhCác nhân tố hữu sinh– Những nhân tố tự nhiên:Ánh sáng, đất, nước, nhiệt độ, độ ẩm,…- Những nhân tố do hoạt động của con người tạo nên:khói bụi, máy móc, trang thiết bị, …– Trong tự nhiên:Thực vật, động vật, vi sinh vật,… tự nhiên- Do con người (chăn nuôi, trồng trọt,…):sản phảm trồng trọt, chăn nuôi, …
Bảng 51.2. Thành phần thực vật trong khu vực thực hành:
Loài có nhiều cá thể nhấtLoài có nhiều cá thểLoài có ít cá thểLoài có rất ít cá thểRau muốngRau rútCỏ bợKhoai nước
Bảng 51.3. Thành phần động vật trong khu vực thực hành
Loài có nhiều cá thể nhấtLoài có nhiều cá thểLoài có ít cá thểLoài có rất ít cá thểCá chépốc vặn, ốc bươu vàngĐỉa, cuaCá trê
2. Chuỗi thức ăn
- Xây dựng sơ đồ về chuỗi thức ăn
- Bước 1: Điền số liệu vào bảng 51.4
Bảng 51.4. Các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái
Sinh vật sản xuấtTên loàiCỏ tranhCây bàngRong đuôi chó, tảo,…Môi trường sốngTrên cạnTrên cạnTrong nướcĐộng vật ăn thực vật (sinh vật tiêu thụ)Tên loàiCá chép, cá rô, ốc,…Bò, trâu,…Thức ăn của từng loàiThực vật thủy sinhCây cỏ trên cạnĐộng vật ăn thịt (sinh vật tiêu thụ)Tên loàiTôm, cua,…Chuột, gàThức ăn của từng loàiXác động vậtSâu bọĐộng vật ăn thịt (động vật ăn động vật ở trên) (sinh vật tiêu thụ)Tên loàiMèoCá lớn ăn thịtThức ăn của từng loàiChuộtTôm, cuaSinh vật phân giải Tên loàiNấmGiun đấtĐộng vật đáyMôi trường sốngTrên cạnTrong đấtĐáy nước
- Bước 2: Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn đơn giản
- Thảo luận nhóm: Đề xuất các biện pháp để bảo vệ tốt hệ sinh thái đó.
IV. Thu hoạch
1. Kiến thức lí thuyết.
Nêu các sinh vật chủ yếu có trong hệ sinh thái đã quan sát và môi trường sống của chúng.
Hướng dẫn:
Các sinh vật chủ yếu có trong hệ sinh thái đã quan sát và môi trường sống của chúng là:
- Cỏ, châu chấu, gà, thỏ, sói, diều hâu, người: môi trường trên cạn.
- Vi sinh vật, giun đất: môi trường trong đất.
- Ếch: môi trường cạn và môi trường nước.
- Rêu, tôm, cá: môi trường nước.
Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn, trong đó chỉ rõ sinh vật sản xuất, động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt, sinh vật phân giải.
Hướng dẫn:
- Cỏ (sinh vật sản xuất) → thỏ (động vật ăn thực vật) → sói (động vật ăn thịt) → diều hâu (động vật ăn thịt) → vi khuẩn (sinh vật phân giải).
- Lá ngô (sinh vật sản xuất) → châu chấu (động vật ăn thực vật) → ếch (động vật ăn thịt) → gà rừng (động vật ăn thịt) → diều hâu (động vật ăn thịt) → vi khuẩn (sinh vật phân giải).
- Rêu (sinh vật sản xuất) → Tôm (sinh vật tiêu thụ bậc 1) → Cá (sinh vật tiêu thụ bậc 2) → Người (sinh vật tiêu thụ bậc 3) → Vi sinh vật (sinh vật phân giải).
2. Cảm nhận của em sau khi học xong bài thực hành về hệ sinh thái. Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái
Cảm nhận:
- Sau khi học bài thực hành về hệ sinh thái em cũng như và các bạn cảm thấy rất vui và thú vị vì được tìm hiểu về các mối quan hệ của các sinh vật với nhau ; mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống của nó . Buổi học hôm nay còn giúp em hiểu thêm về thế giới tự nhiên ,giúp chúng em gắn bó với thiên nhiên và yêu thiên nhiên.
- Em cảm thấy mình cần có ý thức hơn trong việc bảo vệ các hệ sinh thái trên Trái đất đặc biệt là hệ sinh thái ở địa phương em.
Để bảo vệ tốt hệ sinh thái cần:
- Tránh chặt phá cây, trồng nhiều cây xanh xung quanh môi trường sống.
- Phải xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường.
- Tránh bắt, giết các loài sinh vật quá nhiều phá vỡ cân bằng hệ sinh thái.
- Tuyên truyền, vận động mọi người cùng nhau bảo vệ môi trường sống.
Giới thiệu về Hội Gia sư Đà Nẵng – Trung tâm gia sư dạy kèm tại nhà
Chúng tôi tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà Đà Nẵng.
Chúng tôi luôn đặt chất lượng dạy và học lên hàng đầu, giới thiệu gia sư uy tín dạy các môn, các lớp từ cấp 1, 2, 3, luyện thi lớp 10, luyện thi đại học.
Phụ huynh đừng quá lo lắng địa chỉ Hội Gia sư Đà Nẵng xa nhà của quý phụ huynh. Trong danh sách sinh viên cộng tác làm gia sư dạy kèm tại nhà, chúng tôi luôn sẵn sàng hàng trăm gia sư với tiêu chí:
- Trong khu vực gần nhà phụ huynh để tiện gia sư di chuyển
- Phù hợp với yêu cầu của phụ huynh về giới tính, kỹ năng, kinh nghiệm, chuyên môn
- Gia sư vui vẻ, nhiệt tình thân thiện.
- Xác định dạy kèm tại nhà cho học sinh lâu dài theo thời gian yêu cầu của phụ huynh.
Hội Gia sư Đà Nẵng tự hào là Trung tâm gia sư dạy kèm tại nhà uy tín với phụ huynh và gia sư
Tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà, giới thiệu gia sư nhiệt tình, hiệu quả.
Điện thoại: 0934490995
Địa chỉ: 159 Yên Khê 2, Thanh Khê, Đà Nẵng, Việt Nam
Website: https://hoigiasudanang.com
Facebook: https://facebook.com/hoigiasudanang
Google Maps: https://g.page/HoiGiasuDaNang
Từ khóa tìm kiếm: Giải sách giáo khoa sinh học 9, Thực hành Thực hành Hệ sinh thái, giải bài 51-52 Thực hành Thực hành Hệ sinh thái sgk sinh học 9 trang 135
(Visited 1.900 times, 2 visits today)