Bài 45-46. Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật sgk Sinh học 9
Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 45-46. Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật sgk Sinh học 9. Nội dung bài bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 9.
I – Mục tiêu
– Học sinh tìm được dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát.
– Qua bài học, học sinh thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II – Chuẩn bị
Dụng cụ chuẩn bị:
– Kẹp ép cây, giấy báo, kéo cắt cây.
– Giấy kẻ li có kích thước mỗi ô lớn 1 cm, trong ô lớn đã có các ô nhỏ 1 mm2.
– Bút chì.
– Vợt bắt côn trùng, lọ hoặc túi nilong đựng động vật nhỏ.
– Dụng cụ đào đất nhỏ.
– Băng hình về các môi trường sống của sinh vật (trong điều kiện học sinh không thể đi học ngoài thiên nhiên, giáo viên có thể thay đổi bài thực hành bằng cách tổ chức cho học sinh tìm hiểu môi trường sống của sinh vật thông qua xem băng hình).
III – Cách tiến hành
1. Tìm hiểu môi trường sống của sinh vật
– Tiến hành quan sát và điền những gì đã quan sát được vào bảng 45.1. Các loài sinh vật quan sát có trong địa điểm thực hành.
– Từ kết quả quan sát được, có thể kết luận rằng có 4 loại môi trường chủ yếu:
+ Môi trường nước.
+ Môi trường trên mặt đất – không khí.
+ Môi trường trong đất.
+ Môi trường sinh vật.
– Trong các loại môi trường trên thì sinh vật sống trong môi trường mặt đất – không khí là nhiều nhất vì đây là môi trường có mặt đầy đủ các yếu tố cần thiết cho đời sống sinh vật, còn môi trường trong đất là ít nhất vì môi trường này sự thông thoáng không khí kém hơn, ánh sáng yếu, nhiệt độ không ổn định…
2. Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái lá cây và tìm hiểu môi trường sống của động vật
– Tìm hiểu các hình dạng lá ở các môi trường có ánh sáng khác nhau để biết được ảnh hưởng của ánh sáng đến hình thái lá cây và hoàn thành nội dung vào bảng 45.2. Các đặc điểm hình thái của lá cây.
+ Ở môi trường có ánh sáng yếu thì lá cây thường có phiến lá rộng, dày và dài, màu xanh đậm, không có lớp cutin và không có lông bao phủ.
+ Ở môi trường có ánh sáng mạnh thì lá cây thường có phiến lá hẹp, mỏng và ngắn, màu xanh nhạt, có lớp cutin và có lông bao phủ.
– Tìm hiểu môi trường sống của động vật và hoàn thành bảng 45.3. Môi trường sống của các động vật quan sát được.
+ Động vật cũng sống trong 4 loại môi trường là nước, mặt đất – không khí, đất và sinh vật.
+ Cần phân loại là mỗi loài động vật quan sát được là loài động vật ưa ẩm hay ưa khô, biến nhiệt hay hằng nhiệt.
IV – Thu hoạch
Trả lời câu hỏi trang 138 sgk Sinh học 9
Làm báo cáo theo mẫu
Tên bài thực hành:
Họ và tên học sinh:
Lớp:
1. Kiến thức lí thuyết:
– Có mấy loại môi trường sống của sinh vật? Đó là những môi trường nào?
– Hãy kể tên những nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới đời sống sinh vật?
– Lá cây ưa sáng mà em đã quan sát có những đặc điểm hình thái như thế nào?
– Lá cây ưa bóng mà em đã quan sát có những đặc điểm hình thái như thế nào?
– Các loài động vật mà em quan sát được thuộc nhóm động vật sống trong nước, ưa ẩm hay ưa khô?
– Kẻ hai bảng đã làm trong giờ thực hành vào báo cáo.
2. Nhận xét chung của em về môi trường đã quan sát
Môi trường đó có bảo vệ tốt cho động và thực vật sinh sống hay không ? Cảm tường của em sau buổi thực hành.
Trả lời:
Tên bài thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
Họ và tên học sinh: Kim Đồng
Lớp: 9A2
1. Kiến thức lí thuyết:
– Có 4 loại môi trường sống của sinh vật: môi trường nước, môi trường đất, môi trường trên mặt đất – không khí (môi trường trên cạn) và môi trường sinh vật.
– Có hai nhóm nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới đời sống sinh vật là:
+ Nhân tố sinh thái vô sinh (không sống).
+ Nhân tố sinh thái hữu sinh (sống): gồm nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái các sinh vật khác.
– Đặc điểm lá cây ưa sáng: phiến lá hẹp, dày, có nhiều gân, có màu xanh nhạt, lớp cutin dày, có lông bao phủ.
– Đặc điểm lá cây ưa bóng: phiến lá rộng, mỏng, có ít gân, có màu xanh thẫm, không có lớp cutin và lông bao phủ.
– Các loài động vật mà em quan sát được, có 1 số loài sống trong nước, 1 số loài ưa ẩm và 1 số loài ưa khô.
– Các bảng đã làm trong giờ thực hành:
Bảng 45.1. Các loại sinh vật quan sát có trong địa điểm thực hành
Bảng 45.2. Các đặc điểm hình thái của lá cây
STT
Tên cây
Nơi sống
Đặc điểm của phiến lá
Các đặc điểm này chứng tỏ lá cây quan sát là
Những nhận xét khác (nếu có)
1
Cây bàng
Trên cạn
Phiến lá dài, lá màu xanh nhạt
Lá cây ưa sáng
2
Cây chuối
Trên cạn
Phiến lá to và rộng, lá màu xanh nhạt
Lá cây ưa sáng
3
Cây hoa súng
Trên mặt nước
Phiến lá to rộng, lá màu xanh thẫm
Lá cây nổi trên mặt nước
4
Cây lúa
Nơi ẩm ướt
Phiến lá dài, lá nhỏ, có lông bao phủ, lá màu xanh nhạt
Lá cây ưa sáng
5
Cây rau má
Trên cạn nơi ẩm ướt
Phiến lá mỏng, nhỏ, lá màu xanh thẫm
Lá cây ưa sáng
6
Cây lô hội
Trên cạn
Phiến lá dày, dài
Lá cây ưa bóng
7
Cây rong đuôi chồn
Dưới nước
Phiến lá rất nhỏ
Lá cây chìm trong nước
8
Cây trúc đào
Trên cạn
Phiến lá dài, có lớp sáp bao phủ
Lá cây ưa sáng
9
Cây lá lốt
Trên cạn, nơi ẩm ướt
Phiến lá mỏng, bản lá rộng, lá màu xanh thẫm
Lá cây ưa bóng
10
Cây lá bỏng
Trên cạn
Phiến lá dày, lá màu xanh thẫm
Lá cây ưa bóng
Bảng 45.3. Môi trường sống của các động vật quan sát được
STT
Tên động vật
Môi trường sống
Mô tả đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường sống
1
Ruồi
Môi trường trên cạn (trên không)
Có cánh, miệng có vòi hút thức ăn
2
Giun đất
Môi trường trong đất
Cơ thể dài, phân đốt, hô hấp qua da
3
Ốc sên
Môi trường trên cạn
Có vỏ đá vôi, thân mềm, không phân đốt
4
Châu chấu
Môi trường trên cạn (trên không)
Có cánh, hàm khỏe ăn thực vật
5
Cá chép
Môi trường nước
Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang
6
Ếch
Môi trường trên cạn và nước (nơi ẩm ướt)
Chân có màng, hô hấp bằng da, phổi
7
Rắn
Môi trường trên cạn
Không có chân, da khô, có vảy sừng
8
Mực
Môi trường nước
Thân mềm, đầu có nhiều tua
2. Nhận xét chung của em về môi trường đã quan sát
– Môi trường này đã đảm bảo tốt cho động và thực vật sinh sống.
– Qua bài thực hành: em đã tìm hiểu và phân loại được các loài thực vật dựa vào đặc điểm hình thái của chúng cũng như môi trường sống của một số loài động vật.
Bài trước:
Bài tiếp theo:
Xem thêm:
Trên đây là phần Bài 45-46. Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật sgk Sinh học 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 9 thật tốt!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“