Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội | GDCD 12 (Trang 32 – 44 SGK) – Tech12h

A. Kiến thức trọng tâm

I. Mở đầu bài học

II. Nội dung bài học

Quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

a. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

  • Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội.

b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

Bình đẳng giữa vợ và chồng:

  • Trong quan hệ nhân thân:
    • Giúp đỡ nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt
    • Tôn trọng và giữ gìn danh dự nhân phẩm, uy tín của nhau.
    • Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau…..
  • Trong quan hệ tài sản.
    • Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung, quyền thừa kế, sử dụng, định đoạt…
  • Bình đẳng giữa cha mẹ và con
    • Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con.
    • Cha mẹ không phân biệt đối xử, ngược đãi các con
    • Cha mẹ không phân biệt đối xử, ngược đãi các con.
    • Không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên
    • Không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật.
    • Yêu quý, kính trọng, chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ
    • Yêu quý, kính trọng, chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ.
    • Không được có hành vi xúc phạm ngược đãi cha mẹ
  • Bình đẳng giữa ông bà và cháu
    • Ông bà: Có quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục con cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu.
    • Cháu: phải kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà (nội, ngoại).
  • Bình đẳng giữa anh chị em.
    • Anh chị em có bổn phận thương yêu chăm sóc, đùm bọc giúp đỡ nhau

c. Trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

  • Một là nhà nước có chính sách, biện pháp tạo điều kiện để các công dân nam nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và gia đình thực hiện đầy đủ chức năng của mình.
  • Hai là, nhà nước xử lí kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, với các hình thức và mức độ khác nhau.

2. Bình đẳng trong lao động

a. Thế nào là bình đẳng trong lao động

  • Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua việc tìm kiếm việc làm, bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao dộng, bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước.

b. Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động.

  • Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
    • Quyền lao động của công dân có nghĩa là công dân được sử dụng sức lao động của mình làm bất cứ việc gì, cho bất cứ người sử dụng sức lao động nào và bất kì nơi nào mà pháp luật không cấm nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
  • Công dân bình đẳng trong giao tiếp kết hợp với hợp đồng lao động.
    • Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người LĐ với người sử dụng LĐ về việc làm có trả công, điều kiện LĐ, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ LĐ.
    • Khi kí kết hợp đồng LĐ đã thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm giữa người LĐ với tổ chức hoặc cá nhân thuê mướn, sử dụng LĐ. Nội dung hợp đồng LĐ là cơ sở pháp lí để pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cả hai bên, đặc biệt là đối với người LĐ.
    • Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là tự nguyện, bình đẳng, hợp tác , tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, thực hiện đầy đủ những điều cam kết
    • Lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về quyền trong lao động đó là bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm; bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng; được đối xữ bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện khác.
  • Bình đẳng giữa LĐ nữ và LĐ nam
    • Pháp luật đã có những quy định cụ thể đối với LĐ nữ như: được hưởng chế độ thai sản, người sử dụng LĐ không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với LĐ nữ vì lí do kết hôn, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Không được sử dụng LĐ nữ vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại.

c. Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong lao động.

3. Bình đẳng trong kinh doanh

a. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh

  • Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ KT từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, hình thức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của PL.

b. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh

  • Mọi công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh
  • Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng ký KD trong những ngành nghề  mà PL không cấm.
  • Mọi doanh nghiệp đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Nhà nước trao giải cho các doanh nhân giỏi.
  • Mọi doanh nghiệp đều có quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng;chủ động lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn; tự do liên doanh với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh
  • Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh như kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí; nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; tuân thủ pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường; …

c. Trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm  bảo quyền bình đẳng trong kinh doanh.