Bài 30: Vẽ tranh Đề tài thể thao, văn nghệ

Bạn đang xem tài liệu “Bài 30: Vẽ tranh Đề tài thể thao, văn nghệ”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Môn : Mỹ Thuật
Lớp : 6 - Bài 30:
 	VẼ TRANH	 ĐỀ TÀI THỂ THAO, VĂN NGHỆ.
 	Ngày:
Mục tiêu bài học :
 - Giúp học sinh hiểu và vẽ được tranh đề tài theo đúng phương pháp.
 - Giúp học sinh nắm vững được kiến thức cơ bản để tìm bố cục tranh và hiểu nội dung để vẽ được một bức tranh về Thể thao- Văn nghệ.
 - Giúp học sinh hiểu và yêu thích họat động thể thao – văn nghệ, từ đó các em có ý thức rèn luyện sức khỏe –thể chất,yêu cái đẹp và thêm y6u cuộc sống -> chính vì vậy các em sẽ hiểu rõ hơn về thể thao và văn nghệ mà các em yêu thích, và nâng cao nhận thức thẩm mỹ qua tranh vẽ.
Chuẩn bị phương tiện dạy học :
Tài liệu tham khảo :
 - Sách giáo khoa và sách giáo viên mỹ thuật 6, một số hình ảnh và tranh vẽ của các họa sĩ.(bổ sung sau ).
Đồ dùng dạy học :
* Giáo viên :
- Bộ tranh về đề tài Thể thao – văn nghệ : gồm 
 	+ 4 bức tranh mẫu của các họa sĩ.
 	 + 4 bức tranh của học sinh chưa đạt yêu cầu về bố cục, hình , mảng và màu để phân tích, so sánh.
 	+ 4 hình ảnh vàû tranh của thể thao trong ứng dụng cuộc sống như: tem bóng đá, tập vở cầu thủ, áo và poster của ca sĩ , vận động viên nổi tiếng
 	 * Học sinh :
 - Giấy vẽ, bút chì, gôm, màu tô,.
 - Một số tranh sưu tầm tùy theo ý thích các em.
 Phương pháp dạy học :
 - Phương pháp quan sát, vấn đáp, họat động nhóm, và luyện tập.
 Họat động trên lớp :
Ổn định tổ chức lớp : giữ trật tự lớp, có thể điểm danh sơ lược.
Kiểm tra bài cũ : hỏi lại một ít kiến thức bài cũ, thu bài tập cũ mà giáo viên đã cho.
Các họat động chủ yếu :
Họat động 1 : Giới thiệu và cách tìm chọn nội dung đề tài
TG
7p-> 10p 
Nội dung ghi bảng
I/ Tìm và chọn nội dung đề tài: 
1/giới thiệu tranh 
-Có 2 thể lọai tranh đó là tranh về thể thao và tranh về văn nghệ.
2/nội dung tranh :
_Thể thao :rất phong phú,có rất nhiều môn thể thao như: điền kinh, balê,cầu lông,đua xe, đá banh,.
_ Văn nghệ : rất nhiều họat động văn nghệ diễn ra trong cuộc sống, các buổi biểu diễn mang tính chất sang trọng như :buổi biểu diễn nhạc thính phòng, giao hưởng với nhiều dàn nhạc như:đàn,thổi sáo,violon,Và còn một buổi diễn văn nghệ mang tính chất cộng động như:múa lân, khiêu vũ,.
3/Bố cục tranh:
4/Màu sắc:
Hoạt động của giáo viên
1/Giáo viên giới thiệu: Trước khi vào bài giáo viên đặt một số câu hỏi nhỏ cho học sinh trả lời :
+Cho cô trong lớp chúng ta có bạn nào đã và đang học một môn thể thao nào chưa?
+Vậy tại sao em lại lựa chọn môn thể thao đó?
- Sau khi học sinh trả lời, giáo viên khen ngợi nhỏ để khích lệ học tập cho học sinh.
+Cám ơn các em, qua các câu trả lời của các em cô thấy lớp mình bạn nào cũng có vẻ rất thể thao!Các em biết không tập một môn thể thao và văn nghệ mà mình yêu thích cũng là một thú vui đấy các em , nó giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe dẻo dai, cường tráng mà nó còn giúp ta yêu cái đẹp cuộc sống xung quanh ta, giúp ta quên đi sự mệt mỏi sau những buổi học và làm việc căng thẳng đó các em.Vì vậy thể thao-văn nghệ cũng hết sức quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta đó các em.Chính vì vậy, hôm nay cô sẽ dạy cho các em bài 30 với đề tài “Thể thao – văn nghệ”, để các em có thể hiểu rõ tầm quan trọng và và hữu ích khi tập thể thao và văn nghệ.
-Giáo viên cho học sinh xem một số tranh của một số họa sĩ trong và ngòai nước và sinh viên và nêu câu hỏi gợi ý:
 +Đây là một số bức tranh về thể thao và văn nghệ.Vậy em nào cho cô biết tên họat động của từng bức tranh?
-Cho học sinh xem tranh cùng một đề tài nhưng có những cách thể hiện nội dung khác nhau như:
đề tài thể thao và đề tài văn nghệ.
_ Giáo viên giảng :
 +Tranh đề tài được chuyển đạt từ nội dung xung quanh cuộc sống sinh họat hằng ngày của chúng ta.
 +Chúng được thể hiện đa dạng phong phú và sinh động.
 + Cùng một đề tài nhưng có nhiều cách thể hiện khác nhau.
 +Để vẽ được một bức tranh ,các em cần lựa chọn nội dung theo ý thích của mình.
- Giáo viên đặt câu hỏi nhỏ:
 + Các em thấy những bức tranh này bố cục như thế nào?
-Sau khi cho một số em trả lời,giáo viên khen ngợi và tóm ý:
 +Cô thấy các bức tranh có bố cục hài hòa, có mảng chính,mảnh phụ.
-Giáo viên đặt câu hỏi:
 +Thế màu sắc của chúng em thấy thế nào?
-Giáo viên tóm ý:
 +À!Cô thấy các tranh có rất nhiều màu sắc, làm cho hình ảnh thêm sinh động, đẹp phù hợp với nội dung và theo cảm xúc của tác giả.
Hoạt động học sinh
-> học sinh trả lời theo ý các em.
-> học sinh trả lời câu hỏi.
->học sinh quan sát tranh.
->trả lời câu hỏi theo cảm nhận.
- học sinh quan sát.
->học sinh chú ý và lắng nghe giáo viên giảng.
->học sinh có thể trình bày ý kiến cá nhân.
->học sinh trả lời câu hỏi.
->học sinh quan sát và trả lời.
Đồ dùng dạy học
Tranh về thể thao
Tranh về văn nghệ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA NGHỆ THUẬT
YYZYY
NHÓM :
	- Phạm Nguyễn Kim Khánh 
 - Nguyễn Duyên nghiêm
 - Trần Thị Thùy Duyên
Họat động 2 : Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh
15p
3p
II/ Hướng dẫn vẽ tranh:
1/Tìm và chọn nội dung đề tài:
2/Tìm bố cục tranh :
3/Tìm hình:
4/Vẽ màu :
* Chơi trò chơi:
-Giáo viên đặt câu hỏi ôn lại kiến thức cũ của học sinh:
 + Bạn nào có thể nhắc lại các bước tiến hành vẽ tranh cho cô nào?
*Bước 1 :Tìm và chọn nội dung đề tài :
- Giáo viên phân tích để học sinh biết :
 +Khi vẽ một bức tranh người vẽ phải truyền đạt cho người xem thấy được nội dung, ý tưởng phù hợp với đề tài mà mình đã và đang vẽ. Hình vẽ phải thể hiện được từng động tác của con người họăc cảnh vật.Vẽ ở đâu?Trong thời điểm nào?Không gian ở đâu?....?
* Bước 2:Tìm bố cục tranh (vẽ phác mảng hình chính, phụ ).
-Giáo viên treo bảng biểu các bước trình tự để vẽ tranh.
 +Giáo viên phải chỉ rõ các mảng hình chính là hình ảnh tiêu biểu điển hình để làm rõ nội dung.Các mảng hình phụ là hình ảnh bổ sung thêm trong tranh.
 + Các bố cục mảng to thường là các mảng chính,các mảng nhỏ thường là các hình phụ,chúng cần được hổ trợ và đan xen lẫn nhau trong mỗi bức tranh để làm rõ trọng tâm.
 + Sắp xếp các hình mảng không cần lặp lại,không đều nhau, cần phải có các mảng trống để cho bức tranh để bố cục tranh không bị chật chội, và bố cục phải có gần to, xa nhỏ.
* Bước 3 : Tìm hình (nhân vật và cảnh vật trong tranh phải có động và tĩnh):
 + Dựa vào các mảnh hình đã được sắp xếp trong bố cục, các em vẽ thành các hình dáng cụ -thể( con người, đồ vật, cây cối, cành vật xung quanh)
 +Hình dáng nhânvật phải diễn tả các hành động và trạng thái khác nhau,có dáng động, có dáng tĩnh, các nhân vật và chi tiết phụ phải ăn nhập với nhau,nhất quán,hòa hợp với nội dung.
*Bước 4 : Vẽ màu :
 + Sau cùng là vẽ màu.Màu sắc trong tranh phài hòa hợp thống nhất, có thể màu sắc tươi tắn hoặc êm dịu là tùy theo cảm xúc của mỗi người.
 + Các em có thể sử dụng nhiều chất liệu khác nhau tùy theo sở thích và điều kiện của các em như : vẽ chì, màu nước, bút lông màu, màu bột,....
 + Các em cần lưu ý là phải vẽ nhóm hình chính trước, các chi tiết phụ sau. Điều chỉnh màu sắc đậm nhạt làm nổi bật trọng tâm tranh. 
*Giáo viên cho học sinh chơi một trò chơi nhỏ : Trò chơi tìm hình đúng nội dung
- Giáo chia lớp thàm 4 nhóm. Yêu cầu học sinh đặt tên nhóm.
-Giáo viên nêu luật chơi: 
 +Giáo viên sẽ phát cho 4 nhóm,mỗi nhóm 1 khổ giấy A3 và một số hình có và không liên quan đến họat động thể thao-văn nghệ.
 + Mỗi nhóm có thời gian khỏang 3p để chọn lựa và dán những hình ảnh có liên quan đến họat động thể thao vào khổ giấy A3.
 +Hết thời gian mỗi nhóm lên trưng bày bài làm trò chơi của mình lê bảng và tự đặt tên. 
->sau khi kết thúc trò chơi,giáo viên góp ý, khen ngợi bài làm mỗi nhóm và cho các em vỗ tay tán thưởng lẫn nhau.
->học sinh trả lời câu hỏi.
->hình dung ý tưởng
-quan sát hình minh họa hay bảng biểu.
-liên tưởng tới các bức tranh đã được xem.
-quan sát ghi nhận.
->học sinh quan sát và ghi nhớ.
->học sinh quan sát.
-lắng nghe giáo viên phổ biến luật chơi,thời gian
->tham gia trò chơi.
->lên bảng trưng bày sản phẩm và đặt tên nhóm.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh làm bài thực hành:
15p
Bài tập :
Vẽ một số tranh về thể thao-văn nghệ tùy theo sở thích các em.
-Giáo viên sử dụng phương pháp luyện tập.
-Giáo viên yêu cầu học sinh tham khảo, không chép lại các hình vẽ trong sách giáo khoa.
-Gíao viên đến từng bàn để quan sát học sinh làm bài.
-Giáo viên giúp học sinh yếu kém để các em tự chủ và thoải mái khi vẽ tranh.
-Động viên học sinh vẽ yếu ,khích lệ học sinh vẽ tốt.
-Giáo viên kết luận :Để có bài vẽ đẹp về màu sắc, bố cụccác em cần tiến hành vẽ theo các bước mà cô đã giảng.
-tự chọn một đề tài, tìm bố cục tùy theo cảm nghĩ và sở thích của các em.
->học sinh tiến hành vẽ tranh.
Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập :
3p-5p
Nhận xét, đánh giá:
Sau khi thu bài của các em, gíao viên lấy một số tranh vẽ tốt và chưa tốt của các em để nhận xét.
-Giáo viên dùng phương pháp vấn đáp và gợi mở để học sinh nhận xét tranh lẫn nhau:
+ gợi ý về cách khai thác đề tài có đúng nội dung hay không? 
 +Bố cục tranh có đúng hay không?
 +Các mảnh hình có đủ chính –phụ hay không?
 +Các hình ảnh trong tranh thế nào?
 +Màu sắc tranh thế nào?
-Gíao viên nhận xét, bổ sung, khen ngợi các học sinh làm bài tốt, động viên những học sinh làm bài chưa hòan chỉnh còn thiếu sót.
Nhận xét phát biểu ý kiến cá nhân hoặc theo nhóm về bố cục, nội dung, màu sắc,
Treo một số tranh của học sinh đã hòan chỉnh và chưa hòan chỉnh.
 4/ Dặn dò :
 -Bài tập về nhà :
 - Các em sưu tầm thêm các hình ảnh, tranh vẽ về thể thao- văn nghệ.
 - Các em hoàn chỉnh bài tập hôm nay để tuần sau nộp cho cô.
 - Xem trước và chuẩn bị dụng cụ học tập cho bài 31.
 5/ Kết thúc :
 - Liên hệ thực tiễn, giáo dục học sinh :Qua bài vẽ hôm nay cô nhận thấy các em vẽ rất nhiều hình ảnh về thể thao –văn nghệ! Bạn nào cũng có nhiều ý tưởng và chọn được một hoạt động thể thao-văn nghệ mà em yêu thích.
 - Hôm nay lớp ta rất ngoan,bạn nào cũng phát biểu ý kiến nay đủ.Và bạn nào vẽ cũng đẹp heat.Chúng ta cho một tràng pháo tay để khen lớp nào!
	8e7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA NGHỆ THUẬT
YYZYY