Bài 2. Các giới sinh vật

A. Yêu cầu:
– Nêu được trình tự các đơn vị phân loại sinh vật.
– Nêu được các giới sinh vật.
– Nêu được các ngành chủ yếu, đặc điểm và phương thức sinh sống của các sinh vật trong mỗi giới.

B. Nội dung chính:
I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới:
1. Khái niệm:
– Giới là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
– Trình tự các đơn vị phân loại sinh vật nhỏ dần: Giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài (đơn vị cơ bản).
2. Hệ thống phân loại 5 giới:
Do Whittaker và Margulis đề xuất năm 1958. Đó là các giới: Khởi sinh (Monera), Nguyên sinh (Protista), Nấm (Fungi), Thực vật (Plantae), Động vật (Animalia).

Hệ thống phân loại 5 giới phổ biến từ khi được đề xuất cho đến cách đây không lâu. Nhưng ngày nay, do những phát hiện mới trong các phân ngành khoa học trong Sinh học, sự sắp xếp các loài theo hệ thống phân loại đang có nhiều thay đổi. Trong nhiều tài liệu khoa học hiện nay, hệ thống phân loại 6 giới đang dần được sử dụng phổ biến – xuất phát từ thập niên 1980s. Hệ thống này đang hoàn thiện dần và chưa được ghi nhận là do ai đề xuất. Trong số đó, “Hệ thống 6 giới” của Carl Woese được bàn luận và sử dụng nhiều.

II. Đặc điểm chính của mỗi giới:
1. Giới Khởi sinh (Monera):

– Đại diện: vi khuẩn.
– Đặc điểm: là những sinh vật nhân sơ, đơn bào, kích thước cơ thể nhỏ bé (khoảng 1-5 micromet).
– Phương thức sinh sống: tự sinh, hoại sinh, kí sinh.
2. Giới Nguyên sinh (Protista):
– Đại diện: Tảo (Algae), Nấm nhầy (gồm 2 nhóm là Myxomycetes và Acrasiomycetes) và Động vật nguyên sinh (Protozoa).
– Đặc điểm: là những sinh vật nhân thực, đơn bào hay đa bào, kích thước nhỏ.
++ Tảo: đơn bào hoặc đa bào.
++ Nấm nhầy: cơ thể tồn tại ở 2 pha đơn bào và hợp bào (với khối chất nguyên sinh nhầy chứa nhiều nhân)
++ Động vật nguyên sinh: đơn bào.
– Phương thức sinh sống:
++ Tảo: quang tự dưỡng, sống trong nước.
++ Nấm nhầy: dị dưỡng, sống hoại sinh.
++ Động vật nguyên sinh: dị dưỡng hoặc tự dưỡng.
3. Giới Nấm (Fungi):
– Đại diện: Nấm men, Nấm sợi, Nấm đảm và Địa y.
– Đặc điểm: là những sinh vật nhân thực, đơn bào hay đa bào, cấu trúc dạng sợi, phần lớn có thành tế bào chứa chitin, không có lục lạp.
– Phương thức sinh sống: dị dưỡng (hoại sinh hoặc kí sinh).
4. Giới Thực vật (Plantae):
– Đại diện: gồm các ngành chính là Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
– Đặc điểm: là những sinh vật nhân thực, đa bào, thành tế bào cấu tạo bằng cellulose.
– Phương thức sinh sống: quang tự dưỡng.
5. Giới Động vật (Animalia):
– Đại diện: gồm các ngành chín là Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mệm, Chân khớp, Da gai và Động vật có dây sống.
– Đặc điểm: là những sinh vật nhân thực, đa bào, có khả năng vận động, di chuyển, có khả năng phản ứng nhanh.
– Phương thức sinh sống: dị dưỡng.

Advertisement

Chia sẻ:

  • Thêm

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Tác giả:

Trần Ngô Định Công

– Giáo viên Sinh học.
– congnuong (và số).
Xem tất cả bài viết của Trần Ngô Định Công