Bài 13: Chỉ từ – Ngữ văn 6

Tóm tắt bài

1.1. Chỉ từ là gì?

a. Xét ngữ liệu

  • Ngữ liệu1: SGK/137

Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.

Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng.

( Truyện Em bé thông minh)

  • Phân tích
    • “Nọ”, “ấy”, “kia”: Bổ nghĩa cho danh từ chỉ sự vật
    • “Nọ”, “ấy”, “kia”: Dùng để chỉ sự vật, nhằm phân biệt sự vật ở không gian này này với sự vật ở không gian kia.
    • “Nọ”, “ấy”, “kia”: Xác định vị trí (định vị) sự vật trong không gian.
    • “Nọ”, “ấy”, “kia”: Là những từ định vị sự vật trong không gian.
  • Ngữ liệu 3: SGK/137

Hồi ấy, ở Thanh Hoá có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ.

(Sự tích Hồ Gươm)

  • Phân tích
    • “Ấy”, “nọ”: Dùng để chỉ sự vật, nhằm phân biệt sự vật ở thời gian này với sự vật ở thời gian kia.
    • “Ấy”, “nọ”: Bổ nghĩa cho danh từ chỉ sự vật.
    • “Ấy”, “nọ”: Là những từ định vị sự vật trong thời gian.
  • So sánh nghĩa của các từ “ấy”, “nọ” trong (ngữ liệu1) với các từ “ấy”, “nọ” trong (ngữ liệu 3) có điểm nào giống và điểm nào khác?

Giống nhau

  • Cùng trỏ vào sự vật
  • Dùng để xác định vị trí (định vị) sự vật.

Khác  nhau

 

Ngữ liệu 1

Ngữ liệu 3

Định vị sự vật trong không gian.

Định vị sự vật trong thời gian.

b. Kết luận

  • Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
  • Nói cách khác đi, chỉ định từ là một tên gọi khác của đại từ chỉ định (để xác định vị trí, tọa độ của sự vật trong không gian và thời gian)

1.2. Hoạt động của chỉ từ trong câu

a. Chức năng

  • Chỉ từ thường làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ.
    • Ví dụ

Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi.

(Truyện Em bé thông minh)

→ “Nọ” bổ nghĩa cho cụm từ “có ông vua”

  • Chỉ từ cũng có thể làm chủ ngữ trong câu .
    • Ví dụ

Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.

(Truyện Em bé thông minh)

  • Chỉ từ cũng có thể làm trạng ngữ.
    • Ví dụ

Hồi ấy, ở Thanh Hoá có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ.

(Sự tích Hồ Gươm)

b. Cách dùng chỉ từ

  • Dùng chỉ từ trong văn chương
    • Ví dụ

“Của ta trời đất đêm ngày

Núi kia, đồi nọ, sông này của ta.”

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)

“Bác Hồ đó, lòng ta yên tĩnh

Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao!…

Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị

Màu quê hương bề bỉ đậm đà.

Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút…

Trán mênh mông thanh thản một vùng trời.”

(Sáng tháng năm)

  • Dùng chỉ từ trong đời sống hằng ngày
    • Ví dụ

– Em học trường nào?

– Dạ ! Em học trường THCS Nhựt Tảo.

– Trường ấy ở đâu ?

– Trường em ở gần tòa án tỉnh ạ.