Bài 13. CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ
Bài 13. CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO,
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ
1. Chính sách Giáo dục và Đào tạo
a. Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo.
* Khái niệm GD&ĐT
– Giáo dục: Chỉ sự bồi dưỡng, phát triển con người toàn diện ở bậc mẫu giáo đến phổ thông
– Đào tạo: Chỉ sự bồi dưỡng, chuẩn bị nghề trong các trường chuyên nghiệp và trường nghề.
* Nhiệm vụ của GD&ĐT
– Nâng cao dân trí: Vì dân trí thấp là tụt hậu và không thể hội nhập vì vậy phải nâng cao dân trí.
– Đào tạo nhân lực
+ Tạo ra đội ngũ lao động
+ Tạo ra đội ngũ chuyên gia
+ Tạo ra đội ngũ nhà quản lý
– Bôì dưỡng nhân tài: Đào tạo và bồi dưỡng nhân tài thì mới có khả năng thu hẹp khoảng cách với các nước văn minh.
* Vị trí của GD&ĐT: Đảng và nhà nước ta coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu và coi đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cho sự phát triển vì:
– Xây dựng XHCN con người được đặt ở vị trí trung tâm, là mục tiêu và động lực của sự phát triển.
– Góp phần đào tạo, bồi dưỡng con người
– Học vấn của nhân dân được nâng cao từ đó nắm bắt và sử dụng được KHCN.
b. Phương hướng cơ bản để phát triển Giáo dục và Đào tạo.
– Nâng cao chất lượng, hiệu quả GD & ĐT
– Mở rộng quy mô GD
– Ưu tiên đầu tư cho GD & ĐT
– Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
– Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục: huy động mọi nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia vào sự nghiệp giáp dục.
– Tăng cường hợp tác quốc tế về GD&ĐT: vì để tiếp cận với giáo dục tiên tiến trên thế giới.
2. Chính sách Khoa học và công nghệ.
a. Nhiệm vụ của Khoa học và công nghệ.
* Khái niệm Khoa học và công nghệ.
– Khoa học: là hệ thống tri thức được khái quát và kiểm nghiệm trong thực tiễn.
– Công nghệ: là tập hợp các phương tiện, giải pháp và cách thức tổ chức nhằm sử dụng các tri thức khoa học vào thực tiễn.
* Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ.
– Giải đáp kịp thời những vấn đề về lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra.
– Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
– Đổi mới nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
– Nâng cao trình độ quản lý, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ.
* Vai trò của khoa học công nghệ.
– Giúp đất nước giàu có
– Kinh tế có sức cạnh tranh mạnh
– Đông lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước
* Vị trí: Khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu.
b. Phương hướng cơ bản để phát triển Khoa học và công nghệ.
– Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN: nhằm khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học
– Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ: là nơi diễn ra hoạt động giao dịch, mua bán công nghệ.
– Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ:
+ Tăng số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học.
+ Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật
+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học.
– Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm: đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xã hội, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triên nông nghiệp, CNTT, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới.
3. Chính sách văn hoá.
a. Nhiệm vụ của văn hoá.
* Vai trò của văn hoá.
– Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội
– Văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
– Văn hoá khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người, tạo ra sự phát triển hài hoà giữa giá trị vật chất và tinh thần.
* Nhiệm vụ của văn hoá.
Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
b. Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
– Làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HCM giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.
– Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hoá của dân tộc.
– Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại: tiếp thu tư tưởng tiến bộ để làm giàu cho trí tuệ, tâm hồn người Việt Nam.
– Nâng cao sự hiểu biết và mức hưởng thụ văn hoá, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hoá của nhân dân.
4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách GD&ĐT, KH&CN, văn hoá.
– Tin tưởng, chấp hành CS của Đảng và NN
– TX nâng cao trình độ học vấn
– Trau dồi đạo đức, chiếm lĩnh khoa học
– Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
NHẬN BIẾT
Câu 1. Trong các hoạt động sau, đâu là hoạt động khoa học, công nghệ ?
A. Đầu tư kinh phí cho việc nghiên cứu đề tài xử lí rác thải.
B. Mở rộng mạng lưới thư viện các trường học.
C. Khuyến khích tổ chức các ngày lễ hội truyền thống.
D. Tham gia các hội khuyến học ở các cấp xã, huyện, tỉnh.
Câu 2. Các nước phát triển nhanh, giàu có, nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thế giới chủ yếu là nhờ vào
A. tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.
B. nguồn nhân lực dồi dào, thu hút đầu tư mạnh mẽ.
C. sử dụng hiệu quả thành tựu của khoa học và công nghệ.
D. không có chiến tranh, đói nghèo, lạc hậu.
Câu 3. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta coi vấn đề nào là quốc sách hàng đầu ?
A. Khoa học và công nghệ.
B. Dân số.
C. Quốc phòng an ninh.
D. Văn hoá.
Câu 4. Hoạt động nào sau đây góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?
A. Giữ nguyên truyền thống đoàn kết của dân tộc.
B. Phát huy văn hoá truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
C. Xoá bỏ tất cả những gì về văn hóa đã thuộc về quá khứ.
D. Chú trọng tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Câu 5. Nền văn hoá mà nước ta xây dựng là nền văn hoá
A. có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc.
B. tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
C. mang bản sắc dân tộc.
D. có tính chất tiên tiến.
Câu 6. Đâu không phải là nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo ?
A. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.
B. Nâng cao dân trí.
C. Đào tạo nhân lực.
D. Bồi dưỡng nhân tài.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải là phương hướng để phát triển giáo dục nước ta ?
A. Mở rộng quy mô giáo dục.
B. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học.
C. Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục.
D. Tăng cường hợp tác thế giới về giáo dục.
Câu 8. Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ nhằm mục đích
A. khai thác mọi tiềm năng sáng tạo.
B. tạo ra thị trường cạnh tranh bình đẳng.
C. nâng cao số lượng đội ngũ các nhà khoa học.
D. nâng cao chất lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học.
Câu 9. Việc làm nào sau đây thể hiện nhà nước đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ?
A. Tạo ra thị trường cạnh tranh bình đẳng.
B. Đầu tư ngân sách vào các chương trình nghiên cứu quốc gia.
C.Nâng cao số lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học.
D. Nâng cao chất lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học.
Câu 10. Hoạt động nào sau đây thể hiện nhà nước đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ ?
A. Tạo ra thị trường cạnh tranh bình đẳng.
B.Nâng cao số lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học.
C. Huy động các nguồn lực hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao.
D. Nâng cao chất lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học.
THÔNG HIỂU
11. Xây dựng nền văn hoá nhằm mục tiêu tất cả vì con người thể hiện tính chất gì của văn hoá ?
A. Tiên tiến.
B. Đậm đà bản sắc dân tộc.
C. Tiến bộ.
D. Giàu bản sắc.
12. Luật Giáo dục quy định Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để người có năng khiếu phát triển tài năng. Điều này thể hiện nội dung nào trong phương hướng phát triển giáo dục ?
A. Mở rộng quy mô giáo dục.
B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.
C. Thực hiện công bằng trong giáo dục.
D. Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục.
13. Lĩnh vực nào có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại ?
A. Dân số.
B. Giáo dục và đào tạo.
C. Khoa học và công nghệ.
D. Văn hoá.
14. Đảng ta xác định học thuyết, tư tưởng nào giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân ?
A. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
B. Tư tưởng Hồ Chí Minh.
C. Truyền thống đạo đức dân tộc.
D. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
15. Một trong những nhiệm vụ của khoa học công nghệ là :
A. đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp.
B. giải quyết kịp thời vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra.
C. nâng cao trình độ khoa học hiện có.
D. đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
16. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta hiện nay có nhiệm vụ gì ?
A. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
B. Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
C. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
D. Xây dựng và phát triển kinh tế.
17. Đảng ta xác định phát triển giáo dục là sự nghiệp của :
A. công dân.
B. toàn dân.
C. giáo viên.
D. các cơ quan nhà nước.
18. Ý nghĩa nhân văn sâu sắc của sự nghiệp giáo dục nước ta được thể hiện qua phương hướng nào sau đây trong chính sách giáo dục và đào tạo ?
A. Mở rộng quy mô giáo dục.
B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.
C. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
D. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
19. Vấn đề nào sau đây được xác định là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của đất nước ?
A. Giáo dục và đào tạo.
B. Khoa học và công nghệ.
C. Văn hoá.
D. Quốc phòng và an ninh.
20.Việc mở rộng quy mô giáo dục và đào tạo ở nước ta cần phải được thực hiện trên cơ sở nào ?
A. Chất lượng và hiệu quả.
B. Gắn với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
C. Hài hoà và toàn diện.
D. Đáp ứng nhu cầu về nguồn lao động có trình độ cao.
VẬN DỤNG
21. Để có thị trường khoa học công nghệ nước ta cần phải có chính sách như thế nào?
A. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ
B. Đổi mới công nghệ
C. Nhà nước đầu tư ngân sách vào các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới
D. Huy động các nguồn lực để đi nhanh vào một số lĩnh vực sử dụng công nghệ cao và công nghệ tiên tiến
22. Để nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ nước ta cần phải có biện pháp như thế nào?
A. Nâng cao chất lượng, tăng thêm số lượng đội ngũ cán bộ khoa học
B. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ
C. Nhà nước đầu tư ngân sách vào các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới
D. Huy động các nguồn lực để đi nhanh vào một số lĩnh vực sử dụng công nghệ cao và công nghệ tiên tiến
23. Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa như thế nào?
A. Nền văn hóa tạo ra sức sống của dân tộc
B. Nền văn hóa thể hiện bản lĩnh dân tộc
C. Nền văn hóa chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc.
D. Nền văn hóa kế thừa truyền thống.
24. Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta cần phải làm gì?
A. Xóa bỏ tất cả những gì thuộc quà khứ
B. Giữ nguyên truyền thống dân tộc
C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
D. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc; tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại
25. Làm thế nào để kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hóa của dân tộc?
A. Bảo tồn các giá trị chung của tất cả các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
B. Bảo tồn những nét đẹp riêng của mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam
C. Bảo tồn, phát huy những giá trị chung và nét đẹp riêng của các dân tộc trên đất nước Việt Nam
D. Bảo tồn, phát huy những nét đẹp riêng của mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam
26. Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả của Giáo dục – Đào tạo, chúng ta cần phải
A. nâng cao bằng cấp cho đội ngũ giáo viên.
B. mở nhiều đợt tập huấn về chuyên môn cho giáo viên.
C. tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh.
D. tạo điều kiện cho học sinh mầy mò, tìm hiểu tri thức.
VẬN DỤNG CAO
27. Ban giám hiệu trường A có chủ trương mở lớp chất lượng cao của nhà trường. Theo em, chủ trương đó của BGH trường A đã thực hiện nhiệm vụ nào của giáo dục và đào tạo?
A. Nâng cao dân trí. B. Đào tạo nhân lực.
C. Bồi dưỡng nhân tài. D. Nâng cao hiệu quả của giáo dục và đào tạo.
28. Giáo viên bộ môn GDCD đề nghị học sinh A vào đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh môn GDCD. Để góp phần phát triển giáo dục và đào tạo, theo em bạn A nên
A. tích cực tham gia.
B. từ chối vì bản thân không thích môn học đó.
C. chọn bộ môn khác vì thấy phù hợp với mình hơn.
D. tham gia để cho giáo viên đó không trù mình.
29. Chương trình “Bảy ngày công nghệ” ở VTV2-Đài truyền hình Việt Nam hiện nay có ý nghĩa
A. mở mang hiểu biết về thế giới cho người dân.
B. liệt kê các thành tựu về khoa học, công nghệ hiện đại.
C. giới thiệu những thành tựu mới về khoa học và công nghệ.
D. thúc đẩy việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất.
30.. Cuộc thi robocon nhằm thực hiện phương hướng phát triển nào của chính sách khoa học và công nghệ?
A. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ.
B. Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ.
C. Xây dựng tiềm lực cho khoa học và công nghệ.
D. Phát triển khoa học công nghệ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm.
31. Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa
A. bảo tồn mọi nét văn hóa của dân tộc.
B. bảo tồn các tập tục đặc trưng của dân tộc.
C. bảo tồn nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
D. chứa đựng các tập tục, lối sống của từng dân tộc.
32. Việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân ở địa phương em là thể hiện việc
A. kế thừa và phát huy những di sản truyền thống của dân tộc.
B. nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân.
C. làm đẹp hơn các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.
D. thu hút khách du lịch, tạo thêm việc làm cho nhân dân.