Bài 1: Chí công vô tư | GDCD 9 (Trang 3 – 6 SGK) – Tech12h

A. Kiến thức trọng tâm.

I. Đặt vấn đề

a. Đọc truyện:

  • Tô Hiến Thành – một tấm gương về chí công vô tư
  • Điều mong muốn của Bác Hồ.

b. Gợi ý trả lời câu hỏi:

– Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc? Qua đó em hiểu gì về Tô Hiến Thành?

  • Để dùng người, Tô Hiến Thành căn cứ vào:
    • Năng lực của người đó.
    • Người có khả năng gánh vác công việc chung mang đến lợi ích chung

=> Ông là người công bằng, không thiên vị.

– Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh? Theo em, điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác?

  • Cả cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh đều vì:
    • Quyền lợi dân tộc, quyền lợi đất nước.
    • Hạnh phúc và ấm no của nhân dân.
    • “ích quốc, lợi dân”.

=> Bác luôn được mọi người yêu quý, kính trọng, luôn xứng đáng là “ vị cha già của dân tộc”.

– Em hiểu thế nào về chí công vô tư và tác dụng của nó đối với đời sống cộng đồng?

  • Chí công vô tư là người công bằng không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, đặt việc chung lên trên việc riêng.
  • Tác dụng của chí công vô tư: Làm cho quan hệ xã hội thêm tốt đẹp, xã hội công bằng, dân chủ văn mình.

II. Nội dung bài học

* Khái niệm: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự bằng không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên lợi ích cá nhân.

* Ý nghĩa:

  • Làm cho quan hệ xã hội thêm tốt đẹp, xã hội công bằng, dân chủ văn mình.
  • Được mọi người tin cậy và tôn trọng.

* Rèn đức tính chí công vô tư:

  • Ủng hộ, quý trọng những người có đức tính chí công vô tư.
  • Phê phán những  hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.