Backup là gì? Tầm quan trọng của sao lưu dữ liệu | BKHOST

Trong thời đại kỹ thuật số, dữ liệu đã trở thành tài sản vô giá của chúng ta. Tuy nhiên, sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào và khi đó dữ liệu của bạn có thể bị mất hoàn toàn. Đó là lý do tại sao backup dữ liệu trở nên vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về backup dữ liệu là gì và tầm quan trọng của sao lưu dữ liệu.

Backup dữ liệu là gì?

Backup du lieu la gi

Backup dữ liệu (sao lưu) là hình thức sao chép các tệp, dữ liệu ở máy tính, server, máy chủ…đến một thiết bị có chức năng lưu trữ. Mục đích của việc này là để dự phòng trong những trường hợp mất dữ liệu do máy móc hỏng, mất cắp, hacker…Với doanh nghiệp họ ưu tiên sao lưu những dữ liệu dễ bị tấn công khi phần mềm, phần cứng bị lỗi hoặc một số tình huống khó lường trước.

Kiểm tra sao lưu và phục hồi là các bước để bảo mật và sao chép dữ liệu nhanh chóng, chính xác, tin cậy. Quá trình truy xuất những tệp đã được sao lưu được gọi là khôi phục tệp. Backup dữ liệu và bảo vệ dữ liệu được dùng thay thế cho nhau mặc dù bảo vệ dữ liệu có tính chất rộng hơn.

Vì sao cần backup dữ liệu?

Dữ liệu được xem là một tài sản lớn của cá nhân hay bất cứ tổ chức nào. Đặc biệt có rất nhiều dữ liệu bảo mật, quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp. Chỉ cần một vài lỗi nhỏ như máy sập nguồn, virus…thì tất cả sẽ bị xóa sạch. Biện pháp hoàn hảo nhất lúc này đó chính là phục hồi lại dữ liệu đã sao lưu trước đó.

Dữ liệu nên sao lưu với tần suất như thế nào?

Để hạn chế việc mất mát dữ liệu các chuyên gia khuyên cá nhân và doanh nghiệp nên lên lịch sao lưu ít nhất mỗi tuần một lần. Lịch sao lưu thường rơi vào cuối tuần để mọi dữ liệu trong tuần hoạt động được đầy đủ, trọn vẹn.

Sự phát triển của các phương tiện sao lưu

Những thiết bị đĩa chuyên dụng là công cụ hữu ích để doanh nghiệp sao lưu dữ liệu. Phần mềm sao lưu quản lý quá trình sao chép dữ liệu vào đĩa và xử lý việc trùng lặp. Bên cạnh đó phần mềm sao lưu còn chi phối tần suất sao lưu, số lượng bản sao được tạo và nơi lưu trữ bản sao.

Thời kỳ đầu khi dùng đĩa để làm phương tiện sao lưu thì phần mềm sao lưu được thiết kế để chạy trên một máy chủ riêng biệt. Nó điều phối việc sao lưu và ghi dữ liệu vào một vị trí lưu trữ. Hệ thống này hoạt động như một bản sao lưu trực tuyến giúp dữ liệu sao lưu được khôi phục theo yêu cầu nhanh gọn mà không cần phải gắn băng.

Trải qua thời gian các nhà cung cấp sao lưu chuyển sang các thiết bị bảo vệ dữ liệu tích hợp. Hiểu đơn giản đây là một máy chủ được trang bị cả ổ cứng lẫn phần mềm sao lưu. Thiết bị này có tính năng tự động theo dõi dung lượng đĩa, sao lưu, chống sao chép và mở rộng thư viện lưu trữ.

Sao lưu cục bộ và sao lưu ngoại tuyến

Sử dụng bộ nhớ cục bộ như ổ đĩa cứng, ổ đĩa flash, đĩa, băng…để lưu trữ các tệp đã sao lưu. Phương pháp này thường dùng để sao lưu dữ liệu với công cụ sao lưu miễn phí hoặc phần mềm sao lưu thương mại. Ưu điểm của sao lưu cục bộ là quy trình thực hiện đơn giản, nhanh chóng và kiểm soát được những người có quyền truy cập dữ liệu.

Sao lưu ngoại tuyến hiểu đơn giản là bạn sẽ mua phần mềm sao lưu từ nhà cung cấp và tự sao lưu vào ổ cứng. Sau đó bạn chuyển ổ đĩa tới văn phòng của công ty dịch vụ dự phòng. Nhược điểm của sao lưu ngoại tuyến là phải chịu thời gian chết do mạng yêu hoặc bị ngắt kết nối.

Sao lưu và lưu trữ đám mây

Lưu trữ đám mây còn được gọi với cái tên là Cloud Storage. Dịch vụ này cho phép, sao lưu, chia sẻ, quản lý dữ liệu nhanh, hiệu quả. Dù dữ liệu của bạn là tập tin hay hình ảnh, video đều dễ dàng được sao lưu tại Cloud Storage.

Lưu trữ đám mây ngày càng được sử dụng phổ biến bởi dung lượng bộ nhớ lớn, chi phí thấp và giúp người dùng không cần mua hay duy trì phần cứng. Tuy nhiên khi sử dụng khách hàng cần thực hiện đúng quy trình để bảo mật thông tin trọn vẹn. Sao lưu đám mây được chia thành các thành phần sau:

  • Public cloud storage: Người dùng sẽ gửi những dữ liệu muốn sao lưu tới nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Họ sẽ dựa vào dung lượng khách hàng muốn lưu trữ để tính phí. Hiện tại AWS, Google Cloud và Microsoft Azure là những nhà cung cấp dịch vụ đám mây công cộng lớn nhất trên thế giới.
  • Private cloud storage: Đây là cách thức sao lưu dữ liệu vào các máy chủ khác nhau trong tường lửa của công ty. Vì lẽ đó mà việc sao lưu này còn được gọi là lưu trữ đám mây nội bộ.
  • Hybrid cloud storage: Rất nhiều công ty dùng kết hợp cả hai cách lưu trữ nói trên. Với những dữ liệu có tính chất sử dụng lâu dài sẽ được sao lưu ở đám mây công cộng. Còn với những dữ liệu cần thiết để dùng hàng ngày họ thường gửi ở bộ nhớ riêng để truy cập nhanh chóng.

Bộ nhớ dự phòng cho máy tính và thiết bị di động

Bộ nhớ dự phòng tối ưu cho máy tính chính là những ổ cứng gắn ngoài như USB. Bạn có thể xem xét việc sao lưu cục bộ từ ổ đĩa cứng bên trong sang USB để dự phòng rủi ro. Riêng người dùng điện thoại thì nên sao lưu dữ liệu từ điện thoại hay máy tính bảng vào bộ nhớ đám mây cá nhân có sẵn như google drive, Microsoft OneDrive, Dropbox, Box…

Các nhà cung cấp phần mềm và phần cứng sao lưu

Trên thế giới có rất nhiều nhà cung cấp phần mềm và phần cứng sao lưu, nổi bật nhất có thể kể đến như:

  • Cung cấp phần cứng sao lưu: Dell EMC (Data Domain), Drobo, ExaGrid Systems, Barracuda Networks, Cohesity, Hitachi Vantara, IBM, NEC Corp, Hewlett Packard Enterprise.
  • Cung cấp phần mềm sao lưu: Commvault, Datto, Acronis, Arcserve, Asigra, Dell EMC Data Protection Suite (Avamar và NetWorker), Dell EMC RecoverPoint replication manager, Veeam Software và Veritas Technologies.

Các loại backup dữ liệu phổ biến nhất hiện nay

Full backup (sao lưu toàn bộ)

Đây là phương pháp sao lưu đáng tin cậy nhất bởi tất cả những dữ liệu đều được sao chép đầy đủ. Tuy nhiên việc thực hiện sao lưu theo cách này tốn nhiều thời gian và dung lượng.

Incremental backup (sao lưu gia tăng)

Giải pháp này thay thế cho sao lưu toàn bộ bằng cách chỉ sao lưu những dữ liệu đã thay đổi kể từ lần sao lưu cuối. Bạn có thể chỉnh sửa dữ liệu nhiều lần nhưng hệ thống chỉ lưu lại lần chỉnh cuối cùng. Cách thức này chỉ sao chép một lượng dữ liệu nhỏ nên không cần dung lượng lớn và tốc độ sao lưu nhanh.

Differential backup (sao lưu khác biệt)

Nếu như sao lưu gia tăng chỉ lưu trữ dữ liệu mới nhất thì sao lưu khác biệt lại lưu trữ cả những dữ liệu đã được bản chỉnh sửa trước đó. Phương pháp này chiếm nhiều dung lượng và thời gian hơn so với sao lưu gia tăng.

Synthetic full backup (sao lưu tổng hợp đầy đủ)

Đây là cách thức máy chủ dựa vào các bản sao lưu ban đầu và dữ liệu thu thập được ở các bản sao tăng dần để tạo nên một bản tổng hợp đầy đủ.

Incremental-forever backups

Bản sao lưu tăng dần – mãi mãi ghi lại toàn bộ những dữ liệu cần sao lưu. Sau đó nó sẽ bổ sung các bản sao lưu gia tăng từ thời điểm đó.

Reverse-incremental backups

Những thay đổi được thực hiện giữa hai phiên bản của một máy nhân bản. Khi một bản sao lưu đầy đủ ban đầu được thực hiện, mỗi bản sao lưu gia tăng liên tiếp sẽ áp dụng bất kỳ thay đổi nào đối với bản sao lưu đầy đủ hiện có.

Hot backup hoặc dynamic backup

Được áp dụng cho dữ liệu vẫn có sẵn cho người dùng khi quá trình cập nhật đang diễn ra. Phương pháp này loại bỏ thời gian chết của người dùng và mất năng suất

Những kỹ thuật và công nghệ phổ biến để bổ sung cho backup dữ liệu

Continuous data protection (CDP – Bảo vệ dữ liệu liên tục)

CDP còn được gọi là liên tục sao lưu, công nghệ này sao lưu tự động tất cả các thay đổi của dữ liệu và tạo ra nhiều bản sao. CDP cho phép quản trị viên hoặc người dùng khôi phục dữ liệu ở bất cứ thời điểm nào.

Data reduction

Giảm bớt dữ liệu tức là giảm dung lượng lưu trữ của bạn bằng hai cách là nén hoặc sao chép dữ liệu. Các nhà cung cấp thường kết hợp cả hai phương pháp nói trên để thu nhỏ kích thước dữ liệu, đảm bảo không gian lưu trữ và giúp khôi phục nhanh gọn hơn.

Disk cloning

Kỹ thuật này sẽ sao chép nội dung có ở ổ cứng máy tính, lưu dưới dạng tệp hình ảnh và chuyển sang phương tiện lưu trữ. Sao chép đĩa khôi phục và khởi động hệ thống về cấu hình ban đầu.

Erasure coding

Công nghệ này chia các dữ liệu thành các đoạn và mã hóa nó sang một dạng khác mà chỉ người có quyền truy cập vào khóa giải mã hoặc có mật khẩu mới đọc được. Các đoạn mã hóa được lưu trữ trên các phương tiện ở những vị trí khác nhau. Cách thức này có tính bảo mật cao được nhiều cá nhân và tổ chức tin tưởng.

Flat backup

Đây là một kế hoạch để bảo vệ dữ liệu trong đó bản sao của một ảnh chụp nhanh được gửi tới nơi lưu trữ với chi phí thấp và không thông qua phần mềm sao lưu. Bản sao dự phòng được dùng trong trường hợp bản gốc không có sẵn hoặc không sử dụng được.

Mirroring

Các tệp dữ liệu được đặt ở nhiều máy chủ máy tính để người dùng ai cũng có thể truy cập được. Khi sao chép đồng bộ dữ liệu sẽ được lưu trữ đồng thời ở cả đĩa cục bộ và đĩa từ xa. Những bản ghi ở bộ nhớ cục bộ sẽ được thừa nhận khi được xác nhận được gửi từ bộ nhớ từ xa. Với việc nhân bản này nếu một file dữ liệu ở đĩa cục bộ bị xóa thì file đó đồng thời cũng không còn tồn tại ở đĩa từ xa.

Replication

Công nghệ này cho phép cá nhân, tổ chức chọn số lượng bản sao cần thiết để hoạt động kinh doanh. Dữ liệu sẽ được sao chép từ vị trí này sang vị trí khác đơn giản, nhanh chóng.

Recovery-in-place

Khôi phục tức thì cho phép người dùng tạm thời chạy một ứng dụng sản xuất trực tiếp từ phiên bản VM dự phòng, do đó duy trì tính khả dụng của dữ liệu trong khi máy ảo chính đang được khôi phục.

Storage snapshots

Tập hợp các điểm đánh dấu tham chiếu trên đĩa cho một cơ sở dữ liệu, tệp hoặc khối lượng lưu trữ nhất định. Người dùng tham chiếu đến các điểm đánh dấu hoặc sử dụng con trỏ để khôi phục dữ liệu từ một điểm đã chọn trong thời gian.

Phần mềm quản lý dữ liệu và đồng bộ hóa, chia sẻ tệp

Quản lý sao chép dữ liệu (CDM) liên quan trực tiếp đến backup dữ liệu. Phần mềm này cung cấp thông tin chi tiết về các bản sao mà bạn đã sao lưu. CDM giúp cá nhân và tổ chức xác định những bản sao thừa hoặc không sử dụng để từ đó quản lý tốt hoặc xóa bỏ để giải phóng không gian lưu trữ.

Lựa chọn sao lưu như thế nào để hiệu quả?

Có rất nhiều loại sao lưu nên trước khi đưa ra quyết định bạn cần cân nhắc một số vấn đề. Tốt nhất bạn cần tìm hiểu ưu và nhược điểm của mỗi loại sao lưu để lựa chọn phù hợp. Ngoài việc sử dụng đơn lẻ thì bạn cũng có thể kết hợp nhiều phương án sao lưu khác nhau để linh hoạt hơn trong việc lưu trữ và khôi phục dữ liệu.

Tạo chính sách dự phòng

Hầu hết các doanh nghiệp đều xây dựng chính sách sao lưu toàn diện để đảm bảo dữ liệu quan trọng của họ được sao lưu nhất quán và thường xuyên. Trong chính sách này lập ra một danh sách những người chịu trách nhiệm về dữ liệu sao lưu. Các bước thực hiện cũng được lập thành văn bản để những người khác có thể sao lưu và khôi phục dữ liệu khi quản trị viên không thể thực hiện việc đó.

Chính sách sao lưu nên yêu cầu thu thập một bản sao lưu toàn bộ dữ liệu ban đầu và những bản sao lưu khác biệt, sao lưu gia tăng. Mục đích của hành động này là để đảm bảo dữ liệu của cá nhân, tổ chức luôn tồn tại trước những rủi ro bất thường. Bên cạnh việc bảo vệ dữ liệu thì chính sách sao lưu tập trung nhiều vào việc khôi phục dữ liệu khi cần.

Tổng kết về backup dữ liệu

Bài viết trên BKHOST đã cung cấp những kiến thức về backup dữ liệu (sao lưu). Hình thức lưu trữ này là phương án tốt để mọi dữ liệu của bạn được sao chép và bảo mật lâu dài.

Nếu bạn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến backup dữ liệu, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.