Bác sĩ hướng dẫn cách trị ho cho bà bầu

24 251 đã xem

Bà bầu bị ho là một trong những triệu chứng thường gặp nhất trong thai kỳ, hơn 2/3 các mẹ bầu đều gặp phải. Vì vậy, cách trị ho cho bà bầu nào vừa đơn giản hiệu quả mà vẫn an toàn cho bé là một câu hỏi được đông đảo các bà mẹ quan tâm. Trong bài viết dưới đây, các bác sĩ sẽ giới thiệu cho các bà bầu những cách chữa ho an toàn tại nhà.

Bà bầu bị ho – Các nguyên nhân thường gặp

Bà bầu bị ho – Các nguyên nhân thường gặp 1

Ho là một phản xạ của cơ thể nhằm bảo vệ đường thở khi có những kích thích tác động vào vùng họng – thanh quản. Vì vậy muốn chữa ho cho bà bầu thì cần tìm nguyên nhân để chữa chứ không phải cắt cơn ho.

Khi bà bầu bị ho, nên nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để chữa, tránh để lâu dài ảnh hưởng tới sinh hoạt, hoạt động hàng ngày và sức khỏe của bà bầu, ảnh hưởng tới thai nhi. Ngoài ra nếu tình trạng ho ở bà bầu kéo dài sẽ làm xuất hiện những cơn co bóp tử cung, dễ gây sảy thai nhất là ở 3 tháng đầu.

Biểu hiện của ho rất đa dạng: từng cơn hay từng cái một, ho khan hoặc ho có đờm, đờm vàng hoặc xanh. Ho có thể xuất hiện ban ngày hoặc ban đêm, ho kèm theo khó thở.

Các nguyên nhân có thể xuất phát từ viêm mũi xoang, viêm họng, nấm họng, viêm thanh quản, các bệnh lý của phổi, dạ dày thực quản trào ngược, bệnh ung thư thanh quản…

Do nhiễm virut, cảm cúm: Trong trường hợp này, bạn thường không cần dùng thuốc trị ho nếu do nhiễm virut gây ra hoặc cảm lạnh thông thường, bệnh thường thuyên giảm sau 1-2 tuần.

Tắc nghẽn mũi: Phụ nữ thường dễ gặp tắc nghẽn mũi trong suốt thai kỳ và có thể gây ho. Sự gia tăng mức estrogen trong thai kỳ cũng có thể dẫn đến sưng phù nề niêm mạc mũi góp phần làm tắc nghẽn mũi.

Do dị ứng: Các chất kích thích trong không khí ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến đường thở gây ra ho. Khi bị dị ứng với côn trùng hoặc một số thực phẩm nhất định cũng gây ho.

Do viêm họng, viêm phế quản: ho thường đi kèm với tăng tiết chất nhầy;

Do bệnh hen phế quản: Bạn có thể bị khó thở đi kèm với ho;

Do mắc bệnh ho gà: Là một bệnh nhiễm khuẩn, biểu hiện ho dữ dội. Do vậy, phụ nữ mang thai nên tiêm ngừa vắc-xin phòng ho gà giữa tuần thứ 27 và tuần thứ 36 của thai kỳ, điều này cũng sẽ giúp bảo vệ em bé trong hai tháng đầu sau khi sinh.

 

Bà bầu bị ho có nguy hiểm cho thai nhi không?

Mẹ bầu sẽ cảm nhận được bụng di chuyển lên xuống trong khi ho, nhưng nó không làm tổn thương thai nhi về mặt thể chất. Do nước ối trong bào thai hoạt động như một lớp đệm, một chất hấp thụ và chống sốc để bảo vệ em bé khỏi bị rung lắc, chống lại tiếng ồn và áp lực do ho gây ra.

Nếu bạn cảm thấy căng cơ bụng và rung lắc quá nhiều, bạn có thể sử dụng tay để giữ bụng và hỗ trợ vùng bụng dưới khi ho.

Mặc dù ho trong khi mang thai có thể không gây hại cho em bé, nhưng triệu chứng ho có thể cho biết các rối loạn sức khỏe tiềm ẩn ở cơ thể mẹ đang mắc phải như bệnh dị ứng, hen suyễn hoặc nhiễm khuẩn hô hấp. Những tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và rõ ràng sẽ dễ ảnh hưởng đến em bé.

Điều mẹ bầu cần lưu ý là hạn chế dùng thuốc giảm ho trong khi mang thai, ngay cả những loại thuốc cho bệnh cảm thông thường cũng không an toàn.

 

Cách trị ho cho bà bầu

Cách trị ho cho bà bầu 1

Bạn có thể thực hiện một số phương pháp sau để chữa ho không dùng thuốc như:

Uống đủ nước

Trong thời gian mang thai, bạn cần uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày và nhiều hơn, nước làm ẩm họng và đường hô hấp, làm dịu cơn ho và dễ tống xuất chất nhầy.

Ô mai

Ô mai giúp làm dịu họng và giảm ho. Theo Đông y, ô mai có tác dụng sinh tân, chỉ khát (tăng tiết nước bọt) nên chống khô họng, làm dịu niêm mạc họng. Ngoài ra, ô mai cũng là vị thuốc giảm ho do có vị chua, tính liễm, có thể thăng, có thể giáng, giúp thuận khí chỉ ho.

Mật ong

Mật ong sẽ giúp trị ho cho các bà bầu do có tác dụng làm giảm nhiều triệu chứng khó chịu ở họng, như giúp giảm viêm họng và hạ dịu nhanh chóng nhờ tính kháng viêm và vị ngọt đậm đặc. Mật ong còn giúp mau lành các tổn thương ở niêm mạc họng do kích thích tái tạo tế bào mới (nhờ tác dụng của albumin và acid panthotenic có trong thành phần của mật ong).

Một vài muỗng cà phê mật ong trộn với nước nóng và chanh có thể giúp làm dịu cơn đau cổ họng và ngăn ngừa ho khan.

Viên ngậm thảo dược

Các viên ngậm từ ô mai, mật ong, xuyên bối mẫu, tỳ bà diệp, sa sâm, cát cánh, bán hạ, gừng tươi, tinh dầu bạc hà… vừa bổ phế, vừa trừ ho hiệu quả, dịu họng, giảm ngứa rát họng..

Nước muối súc họng

Muối biển có đặc tính chữa bệnh, vì vậy trộn ¼ thìa cà phê với một cốc nước ấm để súc có thể làm giảm đau họng và trị ho cho bà bầu.

Xông hơi

Bà bầu có thể thử xông hơi để làm giảm ho và nghẹt mũi. Đổ một ít nước sôi vào chậu và để cho không khí ẩm, nóng dâng lên trong mũi, họng và phổi. Hơi nóng này sẽ giảm bớt khó thở, làm dịu kích thích cổ họng và làm lỏng dịch nhầy.

Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm

Không khí ô nhiễm, các chất kích thích tiềm ẩn như bụi, các sản phẩm làm sạch nhà cửa và vật dụng, nước hoa hoặc các chất gây dị ứng. Nếu nguyên nhân gây ho đến từ các nguồn này thì bạn cần tránh tiếp xúc với nó.

Kê cao gối khi nằm

Các cơn ho của bạn có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn nằm xuống, bạn có thể kê cao gối khi nằm, giữ đầu của bạn nâng cao để giảm ho

Xem thêm:

Cách phòng tránh ho cho bà bầu

Cách phòng tránh ho cho bà bầu 1

Khi mang thai, hệ miễn dịch của các bà bầu sẽ dễ bị tấn công hơn. Vì thế để đề phòng bà bầu bị ho, cần thực hiện các biện pháp sau để phòng tránh.

Tránh xa những người đang bị bệnh cảm. Điều này có thể khó thực hiện nếu người bệnh là người thân trong gia đình cần bạn chăm sóc hoặc bạn đồng nghiệp cùng cơ quan. Nên chia sẻ với người thân và đồng nghiệp rằng bạn dễ bị lây bệnh trong giai đoạn mang thai để có được sự hỗ trợ.

Ngủ đủ giấc và ngủ ban đêm.

Ăn uống tốt, dùng thuốc bổ bà bầu để bổ sung các dưỡng chất mà trong chế độ ăn không cung cấp đủ.

Bổ sung thêm các thức ăn giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và thêm nhiều trái cây và rau quả trong chế độ ăn hàng ngày.

Tập thể dục đều đặn.

Uống đủ nước.

Rửa tay sạch thường xuyên, giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm virut cúm.

Giữ nhà cửa và không gian làm việc của bạn sạch sẽ, không là môi trường sinh sản cho các loài ve, nấm mốc và vi khuẩn. Giữ các bề mặt, như quầy bếp và tay nắm cửa phòng tắm sạch sẽ, hạn chế bụi nam châm như đồ chơi nhồi bông, và thay khăn thường xuyên.

Tránh dùng chung thức ăn hoặc đồ dùng, không dùng chung khăn tắm hoặc khăn ăn.

Đi khám thai định kỳ để được theo dõi, tầm soát, tiêm phòng, uống đủ liều các loại vitamin, acid folic và các chất cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ.

 

Bà bầu bị ho – Khi nào nên đến gặp bác sĩ

Bà bầu bị ho – Khi nào nên đến gặp bác sĩ 1

Thông thường 85% các bà bầu tự điều trị ở nhà mà không đỡ hoặc điều trị trong một thời gian dài mà không hết ho nên bệnh nhân mới đến gặp thầy thuốc, lúc này tình trạng bệnh đã tương đối nặng.

Tâm lý chung của các bà bầu là không dám dùng thuốc và cố gắng chịu đựng cho đến khi không chịu đựng được nữa mới đi khám. Lúc này tình trạng bệnh đã nặng, thường là đã biến chứng xuống phế quản, phổi. Lúc này việc sử dụng thuốc là bắt buộc, không những thế các bà bầu phải dùng thuốc nặng, nhiều loại phối hợp với nhau.

Vì vậy các bà bầu cần tích cực quan tâm đầy đủ đến sức khỏe của mình, không nên để tình trạng ho kéo dài chuyển biến thành nặng. Sau khi thực hiện tích cực một số biện pháp điều trị tại nhà mà tình trạng ho không thuyên chuyển hoặc ho không cải thiện trong vài ngày, ho kèm sốt cao hơn 38oC, ho ra chất nhầy thay đổi màu sắc, hoặc ho đi kèm với đau ngực hoặc thở khò khè… mẹ bầu nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Theo TS.BS Phạm Thị Bích Đào