Bà bầu nằm nhiều có tốt và ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mục Lục
1. Sự thật phụ nữ mang thai nằm và ngủ nhiều hơn bình thường
Theo các chuyên gia sức khỏe, có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai ngủ nhiều hơn bình thường, đầu tiên là do sự thay đổi hormone. Khi mang thai, cơ thể tiết nhiều hormone Progesterone để điều hòa chu kì sinh sản, gây ra cơn buồn ngủ ở mẹ bầu.
Bên cạnh đó, sự phát triển của thai nhi làm hoạt động của các cơ quan tim, thận và sự trao đổi chất trong cơ thể mẹ bầu tăng cao, khiến mẹ mệt mỏi và muốn nằm ngủ nhiều để phục hồi năng lượng.
2. Giải đáp bà bầu nằm nhiều có tốt không?
Giấc ngủ đầy đủ mỗi ngày là điều quan trọng đối với phụ nữ mang thai và sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Bà bầu có thể nằm và ngủ nhiều hơn bình thường trong 3 tháng đầu thai kỳ, do cơ thể hoạt động để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi. Tương tự, vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối bà bầu cũng có xu hướng nằm ngủ nhiều hơn.
Theo Tổ chức Chăm Sóc Giấc Ngủ của Mỹ (The National Sleep Foundation), điều này là do bà bầu đang phục hồi năng lượng sau khi cung cấp nguồn dưỡng chất lớn cho em bé. Đây cũng là biểu hiện bình thường của cơ thể khi mệt mỏi, cần bổ sung năng lượng và do đó, mẹ không nên quá lo lắng bà bầu nằm nhiều có tốt không. Các mẹ chỉ cần không nằm sấp hoặc nằm ngửa quá lâu vì các tư thế ngủ này không tốt cho phụ nữ mang thai.
Bên cạnh đó, bà bầu nên xây dựng chế độ vận động hợp lý để tốt hơn cho mẹ và bé. Cụ thể là tập thể dục khi mang thai giúp giải phóng năng lượng dư thừa, kiểm soát cân nặng, cải thiện tuần hoàn máu, sản xuất hormone vui vẻ endorphin; đồng thời, giảm triệu chứng thường gặp trong thai kỳ như bị đau lưng, táo bón.
Một số bài tập được khuyến khích cho thai phụ bao gồm: bơi lội (nhẹ nhàng nhưng tác động tích cực đến toàn bộ cơ bắp), đi bộ (cải thiện sức khỏe tim mạch) hoặc yoga tiền sản (tăng sự dẻo dai và khả năng chịu đựng trong quá trình sinh nở). Mặc dù vậy, mẹ cần lưu ý vận động với tinh thần thoải mái, khởi động trước khi tập và không nên gắng sức để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Mách mẹ bí quyết ngủ ngon mà không ảnh hưởng đến thai nhi
Dưới đây là 5 cách giúp mẹ có được một giấc ngủ ngon, từ đó hỗ trợ thai nhi phát triển tốt và tăng cường sức khỏe khi mang thai:
3.1. Duy trì tư thế ngủ tốt
Theo Hiệp hội Bà bầu ở Mỹ (American Pregnancy Association), tư thế ngủ tốt nhất trong giai đoạn mang thai là S.O.S (Sleep On Side) – ngủ nằm nghiêng một bên, nhất là bên trái. Với tư thế này, máu và dưỡng chất được cung cấp đến thai nhi nhiều hơn; đồng thời, nằm nghiêng giảm áp lực lên bụng, giúp mẹ cảm thấy thoải mái và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Ngoài ra, nếu mẹ có vấn đề như đau lưng, hãy áp dụng tư thế “SOS” và thử đặt gối dưới phần bụng. Hoặc, mẹ có thể co nhẹ hai chân và kẹp một chiếc gối nhỏ ở giữa để giảm áp lực cho cột sống.
Tư thế ngủ không tốt khi mang thai: Mẹ đã biết?
Ở 3 tháng đầu, nằm ngửa hoàn toàn không có ảnh hưởng vì lúc này, em bé vẫn còn nhỏ. Tuy nhiên, từ giai đoạn 3 tháng giữa trở đi, thai nhi đã lớn và nặng hơn, nằm ngửa khiến toàn bộ trọng lượng của thai nhi đè lên cột sống, cơ, tạng và mạch máu của mẹ, làm cho mẹ thường xuyên đau nhức, mệt mỏi.
Ngoài ra, nằm sấp cũng là tư thế mẹ bầu nên tránh xa. Bởi nằm sấp khiến bụng bầu bị nén xuống, chèn ép các bó tĩnh mạch cùng với tạng tiêu hóa, từ đó cản trở lưu thông máu và dinh dưỡng cho thai nhi; đồng thời, gây ra khó thở, tụt huyết áp cũng như ợ nóng ở người mẹ.
3.2. Tạo thói quen ngủ sớm
Khi mang thai, mẹ nên ngủ đủ giấc (8 tiếng mỗi ngày); đồng thời, tập thói quen ngủ sớm (ngủ trước 23 giờ mỗi ngày) vì thức khuya tác động xấu đến tâm sinh lý, không có lợi cho sự phát triển của bé.
Để làm được điều này, mẹ có thể áp dụng các mẹo, như là uống sữa bầu trước khi ngủ, hạn chế nạp caffeine (có trong trà, cà phê) sau 3 giờ chiều. Ngoài ra, hãy giữ cho không gian ngủ ấm áp, mặc quần áo mềm mại hoặc massage nhẹ trước khi ngủ, giúp mẹ có tinh thần thoải mái, từ đó chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.
3.3. Giữ tinh thần thoải mái
Stress là một trong những nguyên nhân gây ra mất ngủ khi mang thai. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, stress kéo dài khiến thai nhi chậm phát triển, dễ bị rối loạn giấc ngủ khi chào đời. Vì thế, mẹ phải hoàn toàn kiểm soát được stress, như vậy cả mẹ và em bé mới khỏe mạnh.
Cách thực hiện là mẹ nên đọc sách, xem phim, nghe nhạc hoặc vận động nhẹ với bài tập yoga, đi bộ và thiền khoảng 30 phút. Điều này giúp kiểm soát căng thẳng, thư giãn tinh thần, từ đó cải thiện giấc ngủ ngon hơn.
Xem thêm: Những bài tập thể dục cho mẹ bầu
3.4. Tránh uống nhiều nước trước khi ngủ
Trước khi ngủ khoảng 2 – 3 giờ, mẹ nên hạn chế uống nhiều nước. Lý do là theo tuần thai, tử cung càng lớn thì càng chèn ép vào bàng quang, dẫn đến cảm giác mắc tiểu thường xuyên. Khi ấy, mẹ có thể tăng tần suất đi tiểu ban đêm và điều này làm gián đoạn giấc ngủ.
3.5. Chú ý chế độ dinh dưỡng
Khi mang thai, mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin B (các loại đậu, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh) để hỗ trợ giảm mệt mỏi và cải thiện giấc ngủ ngon hơn. Ngoài ra, các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt hướng dương, hạt vừng), mật ong và củ sen cũng là thực phẩm tốt, giúp mẹ kiểm soát căng thẳng, giảm tình trạng mất ngủ.
Đặc biệt là trong thai kỳ, sự thay đổi về hormone tuyến giáp có thể khiến mẹ uể oải, giảm năng lượng. Cùng với tình trạng ốm nghén làm cho mẹ ít ăn hơn, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Để khắc phục điều này, ngoài ăn uống khoa học thì chuyên gia khuyến khích mẹ nên uống thêm sữa bầu mỗi ngày.
Trong đó, Frisomum Gold là dòng sữa giàu dinh dưỡng, được nhiều mẹ tin chọn đồng hành trong suốt giai đoạn mang thai. Sản phẩm nổi bật với Magie và vitamin nhóm B, hỗ trợ giảm căng thẳng, mệt mỏi để mẹ ngủ ngon hơn; đồng thời, bổ sung năng lượng dồi dào, giúp mẹ khỏe mạnh và có hành trình mang thai thoải mái.
Song song đó, Frisomum Gold cung cấp hệ dưỡng chất dành riêng cho bé, bao gồm Axit Folic, Canxi, DHA, vitamin D và vitamin B12, hỗ trợ sự phát triển ổn định ngay từ trong bụng mẹ. Nhờ chỉ số đường huyết thấp (GI=25) nên Frisomum Gold giúp mẹ kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ béo phì hoặc đái tháo đường thai kỳ. Ngoài ra, sữa bầu Frisomum Gold có vị cam tự nhiên và vị vani thanh nhạt dễ uống, cho mẹ uống ngon, uống nhiều hơn mà không sợ bị nghén.
Qua thông tin trên đây, hi vọng mẹ đã có giải đáp cho câu hỏi bà bầu nằm nhiều có tốt không. Nhìn chung, khi mang thai, mẹ có thể nằm và ngủ nhiều hơn bình thường, nhưng quan trọng là mẹ vẫn phải vận động, ăn uống khoa học để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên khám thai định kỳ theo lịch hẹn để theo dõi sự phát triển từng ngày của con nhé!