Bà bầu bị cảm lạnh: Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ thường nhạy cảm với những thay đổi của môi trường xung quanh. Do đó, mẹ bầu rất dễ bị bệnh. Đặc biệt, các mẹ bầu rất hay nhiễm lạnh dẫn đến cảm lạnh. Vậy bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Mẹ nên ăn uống như thế nào để cung cấp đầy đủ dưỡng chất để nhanh khỏi bệnh?

Thành thạo 2.000+ từ & 6.000 câu tiếng anh Phát triển toàn diện 4 kỹ năng tiếng anh Giỏi Toán – tiếng Anh theo phương pháp hiện đại Phát triển EQ & khả năng tiếng Việt

10 triệu++ trẻ em tại 108 nước đã giỏi tiếng Anh như người bản xứ & phát triển ngôn ngữ vượt bậc qua các app của Monkey

Những triệu chứng khi bà bầu bị cảm lạnh

Khi mang thai bị cảm lạnh, mẹ bầu có thể cảm nhận được vài sự thay đổi khiến cho cơ thể khó chịu như: Lỗ tai bị ngứa, cổ họng đau râm ran, nước mũi chảy liên tục,…

Có thể kể đến một vài triệu chứng để nhận biết bà bầu bị cảm lạnh đó là: Đau họng, ngứa tai, sổ mũi, nhức đầu, cổ họng ngứa dẫn đến ho. Đôi khi các mẹ bầu lên cơn sốt nhẹ.

Bà bầu bị cảm lạnh có nguy hiểm không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu bị cảm lạnh ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Cảm lạnh ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Rất nhiều mẹ thắc mắc “Bà bầu bị cảm lạnh có nguy hiểm không?” – Câu trả lời là tùy vào số tháng của thai nhi. Đối với những thai nhi ở các tháng lớn thì mức độ nguy hiểm do cảm lạnh không đáng kể. Đối với người mang thai bị cảm lạnh ở những tháng đầu thai kỳ, cảm lạnh có thể là nguyên nhân gây nguy hiểm cho thai nhi.

Mang thai ở những tháng đầu khiến cho cơ thể mẹ bầu có những sự thay đổi khiến cho các mẹ chưa kịp thích nghi. Cơ thể mệt mỏi hơn mọi khi. Khi mang thai bị cảm lạnh sẽ khiến cho các mẹ trở nên nhạy cảm, mệt mỏi, chán ăn. Làm cho cơ thể thêm suy nhược, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Thêm vào đó, triệu chứng ho do cảm lạnh cũng là một nguyên nhân đáng e ngại. Nếu ho nặng sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến tử cung, gây co thắt tử cung. Nếu thai nhi yếu, tử cung co thắt mạnh có thể làm mẹ bầu đau bụng, động thai hoặc nặng hơn là sinh non.

Những lưu ý quan trọng khi phụ nữ mang thai bị cảm lạnh

Người mang thai bị cảm lạnh nên ăn gì? Sau đây là một vài lưu ý quan trọng dành cho bà bầu khi bị cảm lạnh.

Bà bầu bị cảm lạnh nên ăn uống đầy đủ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chế độ ăn uống

Các mẹ bầu bị cảm lạnh cần chú ý ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng: Nhóm tinh bột, nhóm vitamin, nhóm chất đạm, nhóm chất béo. Đặc biệt cần bổ sung nhiều vitamin C trong các loại trái cây giúp nâng cao sức đề kháng của mẹ bầu.

Ngoài ra, mẹ bầu bị cảm lạnh chú ý ăn đồ ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa. Mùi vị đồ ăn không quá nặng. Kết hợp các loại gia vị giải cảm như hạt tiêu, rau húng quế, hành tây,…

Người mang thai bị cảm nên thường xuyên uống đủ 3 lít nước/ ngày. Các mẹ nên dùng nước đun sôi để nguội. Ngoài ra, các mẹ có thể pha nước nóng và nước lạnh thành nước ấm để uống.

Chế độ sinh hoạt hàng ngày

Đối với bà bầu bị cảm lạnh cần một sự chăm sóc kỹ càng hơn bình thường vì bây giờ sức khỏe các mẹ khá yếu. Các mẹ nên chú ý giữ ấm cơ thể bằng cách đi tất, mang khăn len, áo khoác mỏng nhẹ. Thêm vào đó các mẹ kết hợp với các phương pháp giải cảm như:

  • Xông hơi: Kết hợp với các hương liệu như: Viên bạc hà, cây sả, gừng, rau húng. Phương pháp này giúp các mẹ bầu thông thoáng đường hô hấp. Có thể làm giảm ho, giảm tình trạng sổ mũi ở mẹ.

  • Khi mang thai bị cảm lạnh mẹ nên thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý (Nacl) để sục cổ họng thường xuyên. Ngăn ngừa tình trạng đau rát nơi cuống họng.

Xem thêm: Tổng hợp các bệnh nguy hiểm khi mang thai: Mẹ bầu cần cẩn trọng!

Một số phương pháp trị cảm lạnh cho mẹ bầu ở nhà

Phương pháp điều trị cảm lạnh cho mẹ bầu tại nhà. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi cảm thấy bản thân có dấu hiệu như ngứa tai, ngứa cổ họng muốn ho. Các mẹ bầu có thể tham khảo một số phương pháp trị cảm lạnh tại nhà dưới đây.

  • Tránh nơi đông người: Cơ thể người phụ nữ khi mang thai nhạy cảm với mọi thứ xung quanh và rất dễ nhiễm phải các bệnh truyền nhiễm. Do đó, bà bầu khi bị cảm lạnh nên tránh xa nơi đông người. Lựa nơi yên tĩnh nghỉ ngơi và không làm việc nặng nhọc.

  • Bổ sung vitamin C: Khi mẹ bị cảm cúm có thể uống một ly nước cam nguyên chất không lạnh. Các mẹ có thể lấy vài lát gừng bỏ vào nước nóng dùng để uống làm ấm cơ thể.

  • Xông hơi: Các bà bầu khi bị cảm lạnh có thể dùng chanh, sả, gừng để xông hơi. Làm thông thoáng đường hô hấp, ra mồ hôi giải cảm. Lưu ý, các mẹ nên xông từ 5-7 phút thôi nhé, không được xông hơi quá lâu.

  • Thuốc tây: Người mang thai không được tùy tiện sử dụng các loại thuốc tây để trị cảm. Sẽ tốt hơn nếu các mẹ đến cơ sở gần nhất để được bác sĩ chuyên môn thăm khám, lên đơn phù hợp.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Khi mang thai bị cảm lạnh cảm thấy cơ thể thay đổi nhiệt độ. Cơ thể lúc nóng lúc lạnh, lên cơn sốt, ho nặng, hoa mắt chóng mặt. Trường hợp này các mẹ nên nằm yên một chỗ và gọi điện cho chồng hoặc người thân nhờ chuyển gấp đến bệnh viện. Thuận tiện để các bác sĩ tiến hành chẩn đoán và điều trị.

Mẹ bầu cần làm gì để tránh bị cảm lạnh?

Để tránh bị cảm lạnh khi mang thai, mẹ nên chú ý các nguyên tắc sau:

Mẹ bầu chú ý giữ ấm cơ thể. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ăn uống khoa học và đầy đủ dưỡng chất

Các mẹ cần ăn đúng bữa, đúng giờ, tạo một thói quen lành mạnh cho cơ thể. Việc kết hợp các nhóm dinh dưỡng trong bữa ăn của mẹ là một việc làm thiết thực. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi. 

Thêm vào đó, các mẹ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng cần thiết từ các thực phẩm chức năng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nâng cao sức đề kháng của mẹ, giúp mẹ tránh được các bệnh thông thường đặc biệt là cảm lạnh.

Tập thể dục

Đương nhiên các mẹ bầu không thể tập những động tác quá táo bạo và cần nhiều sức lực. Các mẹ chỉ cần làm theo một vài động tác yoga đơn giản. Giữ cơ thể có độ linh hoạt, dẻo dai nhất định. Thường xuyên vận động cơ thể sẽ giúp các mẹ có sự khỏe khoắn trong cơ thể và giảm thiểu tình trạng mẹ bầu dễ bị cảm lạnh.

Chú ý cơ thể

Thân nhiệt của mẹ bầu không đều. Khi gặp nhiệt độ thấp, bà bầu sẽ dễ bị cảm lạnh. Do đó, mỗi khi ra ngoài các mẹ bầu cần chú ý giữ ấm cơ thể. Sử dụng khăn len hoặc áo ấm tùy thuộc vào sự nhạy cảm của thân nhiệt mẹ bầu đối với môi trường.

Trên đây là bài viết trả lời cho câu hỏi “Bà bầu bị cảm lạnh có nguy hiểm không?”. Với những thông tin hữu ích trong cách chăm sóc bà bầu bị cảm lạnh và cách phòng ngừa cảm lạnh cho bà bầu. Hi vọng rằng những kiến thức này có thể giúp ích cho các mẹ khi bản thân bị bệnh.