Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 trở đi: Nguy cơ tiềm ẩn cần lưu ý
Cảm cúm là loại bệnh dễ mắc với tất cả mọi người. Với người bình thường thì đây chỉ là vấn đề nhỏ nhưng bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 lại trở thành mối đe dọa lớn. Bởi chỉ cần chủ quan hoặc không biết cách điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Vậy phụ nữ mang thai nhiễm cúm từ tháng từ 4 trở đi có gì nguy hiểm?
Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 trở đi có nguy hiểm không?
Khi xuất hiện một số triệu chứng như hắt hơi, sốt mũi, nhức đầu, sốt thì khả năng cao là mẹ bầu đã bị nhiễm cúm. Thông thường, các mẹ sẽ cảm thấy đau họng trước, một số khác có thể là hắt hơi liên tục hoặc ngạt mũi. Sau đó cảm cúm khiến mẹ bầu đau nhức người vô cùng khó chịu.
Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Ngoài virus cúm thông thường còn có những loại virus cúm khác nguy hiểm như Rubella, H5N1, H7N9,… Về triệu chứng, khi nhiễm những loại virus này nhìn chung giống với cảm cúm thông thường nên không ít mẹ chủ quan.
Trong những tháng đầu thai kỳ, thai phụ bị cúm có nguy cơ rất cao dẫn tới sảy thai. Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 trở đi còn nguy cơ này không và còn tiềm ẩn những nguy cơ nào khác?
Đối với thai nhi
Mục Lục
Tăng nguy cơ sảy thai, lưu thai, sinh non
Thực tế, sổ mũi, hắt hơi trong quá trình mang thai không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Nhưng cảm cúm thường nghiêm trọng hơn cảm lạnh bình thường, là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng.
Triệu chứng sổ mũi làm lượng oxy cung cấp cho thai phụ khi ngủ giảm đi, từ đó thai nhi cũng nhận được ít oxy hơn. Việc hắt hơi nhiều hay động tác nhảy mũi liên tục cũng kích thích cơn gò tử cung. Nếu tình trạng này kéo dài thì dễ bị sảy thai, thai chậm phát triển, thậm chí lưu thai.
Tăng khả năng dị tật
Giai đoạn từ tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi lúc này đã ổn định hơn. Tuy nhiên, khi bị cúm nếu không điều trị đúng cách cũng ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Virus từ cơ thể mẹ xâm nhập vào em bé qua nhau thai làm rối loạn nhiễm sắc thể khiến quá trình phát triển có những bất thường.
Đặc biệt, trường hợp người mẹ sốt cao trên 39 độ C có thể dẫn đến các dị tật bẩm sinh như bệnh sứt môi, bệnh tim bẩm sinh, dị dạng đầu nhỏ hay một số khiếm khuyết khác trên cơ thể.
Rối loạn tâm thần
Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 trở đi vẫn có nguy cơ cao tác động xấu đến não bộ của thai nhi. Virus tấn công gây nên những tổn thương ở hệ thần kinh dẫn đến những hệ quả không tốt như não tụ huyết, vô não, bệnh lý về rối loạn tâm thần khi trẻ được sinh ra.
Đối với thai phụ
Giảm miễn dịch
Từ khi mang thai, do những thay đổi về cơ thể, nhất là về nội tiết, hệ thống miễn dịch của mẹ bầu đã bị suy giảm hơn so với người bình thường. Trong thời gian mang thai, tim cũng phải làm việc nhiều hơn để cung cấp máu cho cả mẹ và thai nhi.
Do đó mà mà mẹ bầu dễ mắc cúm hơn và cũng lâu khỏi hơn. Điều này làm sức đề kháng của các mẹ yếu đi nhanh chóng, từ đó càng dễ chịu tác động từ nhiều tác nhân gây bệnh khác. Do đó, bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 5 không nên chủ quan.
Viêm phổi nặng
Hệ quả của hệ miễn dịch khi yếu đi là thai phụ cần lượng oxi lớn hơn. Cùng với đó, từ tháng thứ 4, bụng bầu của các mẹ cũng bắt đầu lớn hơn nhiều. Theo thời gian sẽ chèn ép lên phổi làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của phổi.
Do đó, bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 trở đi dễ gây viêm phổi và tiến triển thành viêm phổi nặng nếu không điều trị kịp thời.
Không cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ và bé
Cảm cúm khiến cơ thể người mẹ mệt mỏi, đau nhức ảnh hưởng đến khẩu vị. Do đó, nhiều mẹ chán ăn, không muốn ăn uống bất cứ thứ gì dẫn tới việc cung cấp chất dinh dưỡng cho con bị hạn chế. Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 7 còn khiến thai nhi chậm tăng cân.
Không những thế, do không ăn uống mà sức khỏe của mẹ cũng yếu hơn, từ đó càng tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công.
Bí quyết điều trị cảm cúm tại nhà an toàn cho bà bầu
Việc điều trị cảm cúm cho phụ nữ mang thai đòi hỏi phải cẩn thận nhiều hơn vì cần tránh những điều kiêng kị. Các chuyên gia khuyến cáo nên áp dụng những cách dân gian hoặc những biện pháp an toàn không liên quan đến thuốc. Vậy bà bầu làm gì khi bị cảm cúm? Dưới đây là bí quyết trị cảm cúm cho bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 trở đi để tham khảo.
Uống đủ nước
Khi bị cảm cúm, cơ thể thường mất nước, đặc biệt là với những người bị sốt. Theo cơ chế tự bảo vệ cơ thể, tốc độ bốc hơi ẩm trên da sẽ tăng nhanh để hạ nhiệt độ.
Do đó nhu cầu nước khi bị cúm cần nhiều hơn để bổ sung lượng nước thất thoát. Vậy mẹ bầu cố gắng uống thật nhiều nước, bao gồm cả nước lọc, nước dùng, nước trái cây. Đây là cách giải cảm cho bà bầu rất hiệu quả.
Nạp nhiều rau quả chứa vitamin C
Vitamin C rất cần thiết cho cơ thể với tác dụng làm bền thành mạch máu, chống lão hóa, tăng cường chức năng miễn dịch. Ăn uống thực phẩm chứa vitamin C khi bị cúm vừa giúp bổ sung năng lượng vừa tăng cường sức đề kháng. Loại vitamin này có nhiều trong những rau củ như rau cải, rau ngót, cà chua, bưởi, cam, thanh trà,…
Bổ sung tỏi trong thực đơn
Tỏi đã được chứng minh rất có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị cảm lạnh, cảm cúm. Trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất, nhất là allicin có khả năng tăng đề kháng, cải thiện tình trạng bệnh. Mẹ bầu có thể thêm tỏi vào các món ăn hoặc giã nát tỏi và ngửi nhiều lần, hay giã tỏi uống với nước sẽ đẩy nhanh tác dụng hơn.
Dùng dầu tràm, lá hương nhu hoặc chanh nóng, mật ong với gừng
Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 trở đi cũng không nên bỏ qua những sản phẩm từ thiên nhiên như dầu tràm, hương nhu, mật ong, gừng… Với dầu tràm, các mẹ thoa vào gót chân trước khi đi ngủ hoặc pha vào nước ấm để tắm. Mẹ bầu cũng có thể dùng lá hương nhu kết hợp vài lát gừng để xông giải cảm.
Súc miệng nước muối
Một cách khác giúp trị cảm cúm cho phụ nữ mang thai là sử dụng nước muối. Dùng nước muối để súc miệng sẽ giúp sát khuẩn họng, mẹ bầu sẽ nhanh khỏe hơn. Các mẹ có thể mua nước muối sinh lý tại hiệu thuốc hoặc tự pha theo tỷ lệ 1 lít nước với 9g muối.
Mang áo đủ ấm, nhất là khi ra ngoài
Khi bị cảm cúm, bà bầu phải chú ý giữ ấm cơ thể hơn, tránh để nhiễm lạnh. Vậy nên các mẹ cần mặc đủ ấm, đặc biệt là khi ra ngoài gặp gió. Ngoài ra, đừng quên mang theo áo mưa đề phòng những cơn mưa bất chợt. Ngấm mưa cũng là một trong những nguyên nhân gây cảm cúm hoặc làm tình trạng cảm nặng hơn.
Đặc biệt, trong thai kỳ khi bị cúm, mẹ bầu không được tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Bởi nhiều loại kháng sinh điều trị cảm cúm có ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi. Nhiều mẹ bầu băn khoăn về việc Xuyên Tâm Liên có dùng được cho bà bầu hay panadol bà bầu uống được không. Việc sử dụng thuốc trong thời gian mang thai không nên tùy tiện. Nếu triệu chứng không thuyên giảm sau khi thực hiện những cách giải cảm thông thường, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn cụ thể.
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị nhiễm cảm cúm nhất. Việc trang bị cho mình thêm kiến thức về điều trị cảm cúm sẽ giúp các mẹ không bị bối rối, lo lắng thái quá khi bị bệnh. Mong rằng bài viết này đã cung cấp thông tin hữu ích cho bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 trở đi biết cách tự bảo vệ mình và bé yêu.
Trần Thị Kim Hoàn
Là giám đôc CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU HOAN TT – Một doanh nghiệp chuyên phân phối dòng sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam, tôi luôn mong sản phẩm của mình mang đến sự phát triển toàn diện cho trẻ.