BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN MẦM NON
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN MẦM NON
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẦM NON BẠCH ĐẰNG
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số 33/KH-MN
Phường 7, ngày 29 tháng 9 năm 2018
KẾ HOẠCH
Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non
Năm học 2018 – 2019
Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 về việc Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên của Bộ GD&ĐT;
Thực hiện Kế hoạch số 1223/ KH-PGD&ĐT- GDMN ngày 24 tháng 9 năm 2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Bến Tre Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non năm học 2018 – 2019:
Căn cứ Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên năm học 2018- 2019 tại đơn vị. Trường Mầm non Bạch Đằng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho CBQL và giáo viên năm học 2018 – 2019 như sau:
I. MỤC ĐÍCH BỒI DƯỠNG
– Nhằm phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên, năng lực tự đánh giá bồi dưỡng thường xuyên (BDTX), tổ chức hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của nhà trường.
– Giúp giáo viên cập nhật những kiến thức về chính trị, kinh tế xã hội. Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
Cán bộ quản lý và giáo viên tại đơn vị.
III. NỘI DUNG VÀ THỜI LƯỢNG BỒI DƯỠNG
Tổng thời lượng BDTX đối với mỗi cán bộ quản lý và giáo viên là 120 tiết/năm học, bao gồm:
1. Khối kiến thức bắt buộc (bồi dưỡng tập trung):
1.1 Nội dung bồi dưỡng 1:
Thời lượng: 30 tiết/năm học/giáo viên.
Nội dung bồi dưỡng: Bồi dưỡng chính trị, thời sự, Nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chính sách phát triển Giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các hoạt động giáo dục thuộc Chương trình GDMN. Bao gồm:
a. Bồi dưỡng tập trung: 15 tiết
– Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng, học tập Nghị quyết do ngành, Thành ủy tổ chức.
– Các văn bản chỉ đạo về thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 – 2019:
+ Kế hoạch số 2797/KH- UBND ngày 18 tháng 6 năm 2018 của UBND Tỉnh Bến Tre về kế hoạch thời gian năm học 2018- 2019 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
+ Thông tri số 04-TT/TU ngày 17 tháng 7 năm 2018 của Tỉnh Ủy Bến tre Thông tri về nhiệm vụ năm học 2018 – 2019;
+ Kế hoạch số 924/KH-PGD&ĐT ngày 6 tháng 7 năm 2018 của Phòng GD&ĐT TP Bến Tre, Kế hoạch hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, năm học 2018 – 2019.
+ Công văn số 1168/PGD&ĐT- GDMN ngày 11 tháng 9 năm 2018 của Phòng GD&ĐT TP Bến Tre về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2018- 2019.
+ Kế hoạch 1223/KH-PGD&ĐT-GDMN ngày 24 tháng 9 năm 2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Bến Tre Kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non năm học 2018- 2019.
b. Tự bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn tổ, nhóm: 15 tiết
– Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo ngày 07 tháng 5 năm 2018. Điều 4 đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động.
– Thông tư 28/2016/TT- BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung chương trình GDMN.
1.2 Nội dung bồi dưỡng 2:
Thời lượng: 30 tiết/năm học/giáo viên.
a. Bồi dưỡng tập trung: 15 tiết
– Tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm (Kèm theo Kế hoạch số 56/KH-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
– Hướng dẫn tổ chức hoạt động chơi, hoạt động học trong chế độ sinh hoạt theo chương trình GDMN, phù hợp với điều kiện địa phương, trường, lớp, nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ.
– Giao tiếp tích cực của giáo viên mầm non với trẻ và với cha, mẹ của trẻ.
– Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ trong cơ sở GDMN.
b. Tự bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn tổ, nhóm: 15 tiết.
– Môi trường giáo dục, môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
– Hướng dẫn hoạt động học cho trẻ mẫu giáo.
– Hướng dẫn chơi, hoạt động theo ý thích cho trẻ mẫu giáo
2. Khối kiến thức tự chọn (Nội dung bồi dưỡng 3):
Thời lượng: 60 tiết/năm học/giáo viên.
Thời gian bồi dưỡng tập trung và tự học thực hiện theo quy định tại Thông tư 36/2011/TT-BGDĐT ngày 17/8/2011. Năm học 2018 – 2019, mỗi giáo viên chọn 04 modulle trong 44 modulle.
Thời gian
Mã mô đun
Tên và nội dung
mô đun
Mục tiêu bồi dưỡng
Tự học
Tập trung
LT
TH
Tháng 11/ 2018
MN 5
Đặc điểm phát triển thẩm mỹ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về thẩm mỹ.
1. Xác định đặc điểm thẩm mỹ của trẻ mầm non
2. Xác định mục tiêu giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non
3. Xác định kết quả mong đợi về sự phát triển thẩm mỹ ở trẻ mầm non
4. Thiết kế các hoạt động âm nhạc/tạo hình, trên cơ sở của việc xác định đặc điểm, mục tiêu và kết quả mong đợi về giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non theo nội dung chương trình GDMN
Xác định được mục tiêu giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non.
Phân tích được những đặc điểm phát triển thẩm mỹ đối với trẻ mầm non.
Nêu lên sự khác biệt giữa các độ tuổi về những đặc điểm phát triển thẩm mỹ đối với trẻ mầm non.
Phân định rõ kết quả mong đợi về giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non.
Thiết kế được các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non.
9
6
0
Tháng
12/2018
MN 7
Môi trường giáo dục cho trẻ mầm non
1. Khái niệm môi trường giáo dục ở trường mầm non
2. Khu vực bên trong
3. Đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục mầm non
4. Các khu vực hoạt động trong nhóm lớp
5. Trưng bày, trang trí
6. Khuôn viên ngoài trời
7. Thực vật, động vật
8. Bầu không khí trong lớp
9. Nguồn lực xây dựng môi trường giáo dục
10. Đánh giá hiệu quả của môi trường giáo dục
Hiểu được khái niệm ý nghĩa và các yêu cầu của môi trường giáo dục cho trẻ trong trường mầm non. Biết được cách thức tổ chức môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động có hiệu quả trong trường MN. Thiết lập được môi trường giáo dục trong lớp và ngoài trời cho trẻ hoạt động ở trường MN. Sử dụng các điều kiện sẵn có để xây dựng môi trường GD cho trẻ phát triển. Sáng tạo trong tổ chức môi trường giáo dục cho trẻ ở trường mầm non.
9
6
0
Tháng 01/2019
MN 9
Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 3 – 6 tuổi
1. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ từ 3 – 6 tuổi
2. Sự phát triển chủ đề chơi và nội dung chơi của trẻ từ 3- 6 tuổi
3. Môi trường giáo dục cho trẻ từ 3- 6 tuổi
4. Quy trình xây dựng môi trường giáo dục
5. Góc hoạt động
6. Tổ chức hoạt động cho trẻ trong môi trường giáo dục
Vận dụng lý luận và thực tiễn để xây dựng được môi trường giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ từ 3- 6 tuổi, phù hợp với thự tiễn của địa phương, nhà trường nhằm phát triển toàn diện về năm lĩnh vực: nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, tình cảm, quan hệ xã hội và thẩm mĩ cho trẻ, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN
9
6
0
Tháng 03 /2019
MN15
Đặc điểm của trẻ có nhu cầu đặc biệt
1. Tìm hiểu khái niệm trẻ có nhu cầu đặc biệt
2. Phân loại trẻ có nhu cầu đặc biệt
3. Đặc điểm của trẻ có nhu cầu đặc biệt
4. Phát hiện trẻ có nhu cầu đặc biệt
5. Hỗ trợ trẻ có nhu cầu đặc biệt
Nêu được khái niệm là trẻ có nhu cầu đặc biệt
Liệt kê các loại trẻ có nhu cầu đặc biệt.
Mô tả đặc điểm của từng loại trẻ có nhu cầu đặc biệt: trẻ khuyết tật nghe, nhìn, nói, vận động, trí tuệ, tự kỉ, trẻ nhiễm HIV, trẻ phát triển sớm
Phát hiện trẻ có nhu cầu đặc biệt trong lớp. Có thái độ tôn trọng sự đa dạng trong lớp học và cố gắng đáp ứng các nhu cầu đa dạng trẻ trong đó trẻ có nhu cầu đặc biệt.
9
6
0
III. HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
– Bồi dưỡng thường xuyên bằng tự học của giáo viên kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ chuyên môn của nhà trường, cụm trường, của ngành.
– Bồi dưỡng thường xuyên tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hoá kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung khó đối với giáo viên, những vấn đề nảy sinh, vấn đề mới; đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập bồi dưỡng thường xuyên; tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng.
– Việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên theo hình thức tập trung do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện (nếu có).
– Về tài liệu nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp
liên tục của giáo viên (nội dung 3) theo địa chỉ http://tailieu.gov.vn
IV. QUY TRÌNH VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
TT
Nội dung
Đơn vị, cá nhân thực hiện
Thời gian
1
Hướng dẫn GV lựa chọn các mô đun của nội dung bồi dưỡng 3 (04 mô đun/năm) và xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch tổ chuyên môn, trình lãnh đạo nhà trường phê duyệt.
Hiệu trưởng
Giáo viên
Từ 24/9/2018 đến 27/9/2018
2
Phê duyệt kế hoạch của giáo viên, tổng hợp xây dựng kế hoạch của đơn vị, báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Bến Tre.
Hiệu trưởng
27/9/2018
3
Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch
HT, tổ CM, giáo viên
Từ 02/11/2018 đến 29/3/2019
4
Tổ chức kiểm tra, đánh giá ghi điểm và xếp loại (theo Quy chế BDTX giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên).
Tổng hợp danh sách gửi Phòng GD&ĐT
HT,
giáo viên
Tháng 4/2019
V. PHÂN CÔNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
Củng cố Ban chỉ đạo BDTX của trường để hỗ trợ, hướng dẫn giáo viên trong trường học tập, thảo luận, giải đáp thắc mắc nội dung các mô đun của nội dung 3, gồm:
1. Bà Huỳnh Thị Duyên, Hiệu Trưởng: Trưởng ban;
2. Bà Phan Thị Hồng Loan, Tổ trưởng Chuyên môn: Thành viên;
7. Bà Nguyễn Thị Hồng Diễm, Nhóm trẻ: Thành viên.
VI. TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG
– Thời gian bồi dưỡng bắt đầu từ tháng 9/2018 đến tháng 4/2019.
– Thời gian tự học được thực hiện theo kế hoạch của trường và kết thúc vào cuối tháng 3/2019 để Ban chỉ đạo thực hiện đánh giá và xếp loại kết quả BDTX của giáo viên; đồng thời xây dựng kế hoạch BDTX năm học tiếp theo.
VII. ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG
1. Căn cứ đánh giá và xếp loại kết quả BDTX giáo viên
– Căn cứ đánh giá kết quả BDTX của giáo viên là kết quả việc thực hiện kế hoạch BDTX của giáo viên đã được phê duyệt và kết quả đạt được của nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3.
– Xếp loại kết quả BDTX giáo viên gồm 4 loại: Loại giỏi (viết tắt: G), loại khá (viết tắt: K), loại trung bình (viết tắt: TB) và loại không hoàn thành kế hoạch.
2. Phương thức đánh giá kết quả BDTX
Nhà trường tổ chức đánh giá kết quả BDTX của giáo viên: Giáo viên trình bày kết quả vận dụng kiến thức BDTX của cá nhân trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh tại tổ chuyên môn thông qua các báo cáo chuyên đề. Điểm áp dụng khi sử dụng hình thức đánh giá này như sau:
– Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung Chương trình, tài liệu BDTX (5,0 điểm).
– Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục (5,0 điểm).
3. Xếp loại kết quả BDTX
3.1. Giáo viên được coi là hoàn thành kế hoạch BDTX nếu đã học tập đầy đủ các nội dung của kế hoạch BDTX của cá nhân, có các điểm thành phần đạt từ 5 điểm trở lên. Kết quả xếp loại BDTX như sau:
– Loại TB nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 5 đến dưới 7 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5 điểm;
– Loại Khá nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 7 đến dưới 9 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 6 điểm;
– Loại Giỏi nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 9 đến 10 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 7 điểm.
3.2. Các trường hợp khác được đánh giá là không hoàn thành kế hoạch BDTX của năm học.
3.3. Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của giáo viên, là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, xét các danh hiệu thi đua, để thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng giáo viên.
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị
– Thành lập Ban chỉ đạo BDTX của trường gồm Ban lãnh đạo và các tổ chuyên môn.
– Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2018 – 2019 của trường và triển khai kế hoạch đến toàn thể giáo viên cùng thực hiện.
– Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch; lập sổ ghi chép cẩn thận và đầy đủ nội dung bồi dưỡng.
– Lập danh sách giáo viên tham gia BDTX năm học 2018 – 2019 và gửi danh sách về Phòng GD&ĐT thành phố.
– Gửi kế hoạch BDTX năm học 2018 – 2019 của nhà trường, quyết định thành lập ban chỉ đạo và các biểu mẫu về Phòng GD&ĐT thành phố.
– Tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng hợp, xếp loại giáo viên và báo cáo kết quả BDTX về Phòng GD&ĐT thành phố Bến Tre theo quy định.
2. Đối với tổ chuyên môn
– Thực hiện nội dung bồi dưỡng 1, 2 theo chỉ đạo của nhà trường; căn cứ việc đăng ký nội dung bồi dưỡng 3 của giáo viên, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của tổ, tổng hợp kế hoạch của giáo viên trong tổ, trình lãnh đạo nhà trường phê duyệt và tổ chức thực hiện theo kế hoạch.
– Lưu hồ sơ của tổ cùng với các hồ sơ chuyên môn khác để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra các cấp.
– Hồ sơ gồm có:
+ Biểu tổng hợp kế hoạch BDTX của các cá nhân trong tổ có phê duyệt của lãnh đạo nhà trường.
+ Kế hoạch BDTX của cá nhân trong tổ có phê duyệt của lãnh đạo nhà trường.
+ Biên bản các buổi bồi dưỡng tập trung của tổ (nội dung họp, triển khai lý thuyết, thảo luận, rút kinh nghiệm giờ dạy).
3. Đối với giáo viên
– Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX (kế hoạch BDTX phải nêu rõ mục tiêu, nội dung, hình thức bồi dưỡng) được lãnh đạo nhà trường phê duyệt, khắc phục các khó khăn, bất cập thực hiện tốt nhiệm vụ BDTX có chất lượng và hiệu quả thiết thực.
– Có sổ bồi dưỡng thường xuyên thể hiện các nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và nội dung bồi dưỡng 3 (cần đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình vận dụng của bản thân).
– Định kỳ báo cáo tổ, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học tập bồi dưỡng thường xuyên vào quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Trên đây là kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, giáo viên năm học 2018 – 2019 của Trường Mầm non Bạch Đằng, thành phố Bến Tre./.
Nơi nhận:
– Phòng GD&ĐT (phê duyệt);
– Tổ chuyên môn (thực hiện);
– Lưu: Vt, CM, HT.
HIỆU TRƯỞNG
Huỳnh Thị Duyên