BI là gì? Sự phát triển của Business Intelligence | BKHOST

Business Intelligence (BI) là thuật ngữ được dùng nhiều trong lĩnh vực kinh doanh, bao gồm nhiều quy trình, kỹ năng, công nghệ khác nhau. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 50% số doanh nghiệp sử dụng BI cho các hoạt động vận hành, dự báo tốc độ tăng trưởng hàng năm. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi hiểu rõ hơn các thông tin liên quan đến BI, cách thức hoạt động của BI.

Business Intelligence là gì?

Business Intelligence la gi

Business Intelligence được hiểu là trí tuệ kinh doanh hay kinh doanh thông minh, có sự kết hợp giữa khai thác dữ liệu, phân tích kinh doanh, cơ sở hạ tầng và công cụ dữ liệu. Qua đó, các tổ chức có thể đưa ra quyết định một cách dễ dàng hơn nhờ vào các dữ liệu sẵn có. Các giải pháp Business Intelligence sẽ ưu tiên việc phân tích dữ liệu trên các nền tảng đáng tin cậy.

Traditional Business Intelligence có lịch sử phát triển lâu đời. Nó xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1960 với vai trò là hệ thống chia sẻ thông tin của các tổ chức. Sau này, công nghệ này được đổi tên thành Business Intelligence năm 1989, gắn liền với các mô hình máy tính, giúp việc đưa ra quyết định chính xác và dễ dàng hơn.

Tìm hiểu về cách thức hoạt động

Các tổ chức và doanh nghiệp luôn có những câu hỏi riêng đi kèm với mục tiêu nhất định. Để có thể trả lời những câu hỏi này, theo dõi hiệu suất của mục tiêu, doanh nghiệp sẽ thu thập dữ liệu cần thiết sau đó phân tích, xác định hành động cần phải thực hiện để hiện thực hóa mục tiêu.

Xét về mặt kỹ thuật, các dữ liệu sẽ được thu thập từ một hệ thống kinh doanh nhất định. Sau đó, chúng được xử lý và lưu trữ ở khi dữ liệu, ứng dụng, đám mây và các tệp tin. Người dùng truy cập dữ liệu và bắt đầu phân tích để trả lời các câu hỏi đã đặt ra trước đó. Nền tảng BI cung cấp các công cụ trực quan hóa dữ liệu, qua đó, dữ liệu sẽ chuyển đổi thành đồ thị hoặc biểu đồ.

Các phương pháp BI

Business Intelligence là thuật ngữ bao trùm phương pháp, quy trình lưu trữ và thu thập dữ liệu từ hoạt động kinh doanh để tiến hành tối ưu hiệu suất. Qua đó, BI tạo ra một tổng thể, một cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp, giúp bạn đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác hơn. Trong những năm qua, trí tuệ kinh doanh phát triển với nhiều quy trình, hoạt động để cải thiện hiệu suất. Trong đó, quy trình này sẽ bao gồm:

  • Khai thác dữ liệu: Hệ thống sẽ dùng phương pháp thống kê, dùng cơ sở dữ liệu và học máy ML để khám phá xu hướng trong tập dữ liệu lớn hơn.
  • Báo cáo: Business Intelligence tiến hành chia sẻ, phân tích dữ liệu các bên liên quan để đưa ra kết luận cuối cùng.
  • Điểm chuẩn và chỉ số hiệu suất: Hệ thống so sánh dữ liệu lịch sử và dữ liệu hiệu suất hiện tại thể hiện dưới dạng một trang tổng quan có thể tùy chỉnh.
  • Phân tích mô tả: Hệ thống phân tích dữ liệu sơ bộ để xác định xem điều gì đã xảy ra với hệ thống.
  • Truy vấn: Bạn đặt câu hỏi về dữ liệu, Business Intelligence sẽ trả về các câu trả lời từ tập dữ liệu.
  • Phân tích thống kê: Hệ thống xác định kết quả phân tích mô tả, khám phá dữ liệu thông qua phương pháp thống kê, lý giải nguyên nhân.
  • Trực quan hóa dữ liệu: Trực quan hóa dữ liệu là chuyển đổi phân tích dữ liệu sang các đại diện trực quan như đồ thị hay biểu đồ để dễ dàng sử dụng dữ liệu hơn.
  • Phân tích trực quan: Bạn sẽ khám phá dữ liệu bằng việc kể truyện trực quan. Thông tin được truyền đạt nhanh chóng.
  • Chuẩn bị dữ liệu: Các dữ liệu được tổng hợp theo nhiều nguồn để xác định kích thước, phép đo và chuẩn bị phân tích dữ liệu.

BI phân tích dữ liệu và phân tích kinh doanh như thế nào?

Business Intelligence gồm phân tích kinh doanh và phân tích dữ liệu tuy nhiên chúng chỉ được sử dụng như một phần trong toàn bộ quy trình. Qua đó, người dùng sẽ rút ra kết luận từ việc phân tích dữ liệu. Các nhà khoa học đi vào từng chi tiết cụ thể, sử dụng phương pháp thống kê nâng cao, phân tích các dự đoán để xác định dự báo mẫu cho tương lai.

Một câu hỏi được đặt ra là vì sao điều này xảy ra và điều gì có thể xảy đến tiếp theo? Business Intelligence dùng mô hình và thuật toán để chia nhỏ ngôn ngữ thành hành động. Theo bảng phân tích thuật ngữ CNTT của Gather, quá trình phân tích kinh doanh sẽ bao gồm phân tích dự đoán, khai thác dữ liệu, thống kê và phân tích ứng dụng. Các tổ chức phân tích kinh doanh như một nhiệm vụ quan trọng của chiến lược kinh doanh thông minh.

BI dùng để trả lời các truy vấn và cung cấp phân tích nhanh cho quyết định hay quy trình lập kế hoạch. Các công ty sẽ phân tích liên tục để cải thiện các câu hỏi tiếp theo. Phân tích kinh doanh không nên mang tính chất là một quy trình tuyến tính mà hãy là một chu kỳ truy cập, khám phá và chia sẻ dữ liệu hay gọi với cái tên khác là chu kỳ phân tích.

Sự khác biệt giữa BI truyền thống và BI hiện đại

Trong lịch sử, mô hình kinh doanh thông minh dưới dạng truyền thống được vận dụng khá nhiều. Đây là cách tiếp cận theo chiều từ trên xuống, trí tuệ kinh doanh được hình thành từ tổ chức CNTT và hầu hết các câu hỏi liên quan đến vấn đề phân tích sẽ được trả lời thông qua các báo cáo tĩnh. Có nghĩa là nếu có ai đó yêu cầu câu hỏi về báo cáo, yêu cầu này sẽ chuyển đến cuối hàng để đợi báo cáo, quy trình phân tích được bắt đầu lại. Kết quả là chu kỳ báo cáo bị chậm, gây sự khó chịu, mọi người không thể tận dụng những dữ liệu sẵn có để đưa ra quyết định.

Kinh doanh truyền thống là một cách tiếp cận phổ biến, chuyên trả lời các truy vấn dưới dạng tĩnh. Tuy nhiên, trí tuệ kinh doanh hiện đại lại mang tính tương tác cao và dễ tiếp cận hơn. Trong khi bộ phận CNTT đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý quyền truy cập vào các dữ liệu, người dùng với các cấp độ khác nhau được quyền điều chỉnh trang tổng quan sau đó tạo ra báo cáo mà không cần thông báo quá nhiều. Người dùng sẽ tiến hành trực quan hóa dữ liệu và tự trả lời câu hỏi của chính mình.

Lợi ích của BI

Qua các thông tin ở trên chắc hẳn bạn cũng có thể nắm được các thức hoạt động của một Business Intelligence. BI không chỉ là phần mềm mà nó còn là cách để có được cái nhìn tổng thể theo thời gian thực về các dữ liệu kinh doanh. Việc triển khai BI mang đến rất nhiều lợi ích khác nhau như:

  • Cung cấp dữ liệu một cách rõ ràng.
  • Làm tăng hiệu quả công việc.
  • Đem đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
  • Cái thiện và nâng cao sự hài lòng cho các nhân viên.

Ví dụ về trí tuệ kinh doanh

Nhiều ngành công nghiệp đã vận dụng Business Intelligence cho doanh nghiệp bao gồm chăm sóc sức khỏe, giáo dục và công nghệ thông tin. Các tổ chức sử dụng dữ liệu để tiến hành chuyển đổi các hoạt động. Ví dụ, Công ty Charles Schwab vận dụng dữ liệu về khách hàng để đánh giá toàn diện các chi nhánh trên khắp nước Mỹ. Qua đó, họ sẽ xác định được chỉ số hoạt động cũng như cơ hội kinh doanh.

Quyền truy cập Business Intelligence trung tâm giúp Schwab mang dữ liệu chi nhánh vào một chế độ xem nhất định. Qua đó, giám đốc chi nhánh sẽ xác định được khách hàng có thay đổi nhu cầu đầu tư hay không. Cơ hội tối ưu hóa dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng gia tăng.

Làm sao để phát triển chiến lược BI?

BI là một chiến lược cần thiết trong quá trình kinh doanh của bạn. Bạn sẽ quyết định được các dữ liệu được sử dụng, vai trò chính, trách nhiệm trong từng giai đoạn. Dưới đây là cách để có thể tạo được một chiến lược Business Intelligence hoàn hảo:

  • Xác định và nắm vững chiến lược, mục tiêu kinh doanh.
  • Xác định rõ ràng các bên có liên quan.
  • Xác định nhà tài trợ từ các bên liên quan.
  • Tìm hiểu về nền tảng và công cụ BI của bạn.
  • Thành lập một nhóm Business Intelligence.
  • Xác định chính xác phạm vi hoạt động.
  • Chuẩn bị đầy đủ các dữ liệu về cơ sở hạ tầng.
  • Chọn mục tiêu và lộ trình thích hợp.

Các hạng mục phân tích Business Intelligence

Hiểu cặn kẽ về Business Intelligence sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc kinh doanh. Trong đó, BI được chia thành ba loại chính đi kèm các mục đích sử dụng và nhu cầu riêng. Đó là phân tích mô tả, phân tích dự đoán và phân tích theo nguyên tắc:

  • Phân tích dự đoán: Loại này lấy dữ liệu lịch sử theo thời gian thực sau đó lập mô hình kết quả trong tương lai với mục đích thiết lập kế hoạch.
  • Phân tích mô tả: Đây là quá trình xác định xu hướng, mối quan hệ dữ liệu thông qua việc sử dụng dữ liệu hiện tạo và dữ liệu lịch sử.
  • Phân tích theo nguyên tắc: Tất cả dữ liệu liên quan sẽ dùng để trả lời câu hỏi “Doanh nghiệp nên làm gì?”

Ưu điểm và nhược điểm của BI

Không thể phủ nhận những lợi ích mà BI mang lại nhưng trí tuệ kinh doanh vẫn sẽ tồn đọng nhiều nhược điểm. Việc triển khai Business Intelligence vấp phải nhiều khó khăn, bất lợi trong quá trình thực hiện. Xét về mặt lợi thế:

  • BI mang đến khả năng hiển thị dữ liệu.
  • Các báo cáo được thực hiện khá chính xác.
  • Quy trình vận dụng trí tuệ kinh doanh hợp lý.

Về nhược điểm:

  • Vấn đề chi phí ban đầu khá cao.
  • Xuất hiện các phản hồi tiêu cực từ người dùng.
  • Khoảng cách kỹ năng dữ liệu chưa phù hợp.

Nền tảng của BI

Nhiều loại công cụ, nền tảng thông minh kinh doanh dưới hình thức tự phục vụ và hợp lý hóa quá trình phân tích dữ liệu. Qua đó, bạn sẽ dễ dàng xem và nắm được nội dung dữ liệu một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, một số nền tảng Business Intelligence có sẵn sẽ báo cáo đột xuất hoặc tiến hành trực quan hóa dữ liệu, làm hình thành trang tổng quan với nhiều cấp độ người dùng khác nhau. Một trong những cách để trình bày thông tin kinh doanh đó là trực quan hóa dữ liệu.

Cách lựa chọn nền tảng BI

Để thực hiện thành công BI, bạn cần lựa chọn được nền tảng thích hợp với công việc. Hãy ghi nhớ các tính năng chính, các tính năng hữu ích nhất. Trong đó, một tính năng chính sẽ gồm có:

  • Nhiều hình ảnh, tùy chọn bảng điều khiển.
  • Mang tính trực quan khi sử dụng.
  • Cung cấp thông tin một cách thông minh và chi tiết.
  • Tiến hành cảnh bảo chỉ số tốt, xấu.
  • Tích hợp trí tuệ nhân tạo AI.
  • Các bước triển khai mang tính linh hoạt.
  • Tích hợp thêm nhiều ứng dụng, nền tảng khác nhau.
  • Tính năng kết nối dữ liệu.
  • Tính năng nhúng vào các ứng dụng kinh doanh.

Bảng điều khiển Business Intelligence

Bảng điều khiển là một trong những công cụ hữu ích nhất của Business Intelligence. Theo đó, các dữ liệu phức tạp sẽ được tổng hợp và xem được ở khắp mọi nơi. Sau đây là một vài tính năng chính của bảng điều khiển BI:

  • Cung cấp dữ liệu theo thời gian thực.
  • Tính năng tương tác.
  • Cung cấp các mẫu tiêu chuẩn.
  • Tùy chỉnh giao diện.
  • Cung cấp khả năng chia sẻ.

BI và big data

Big data là cụm từ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực CNTT. Hiểu một cách đơn giản, thuật ngữ này dùng để chỉ khối lượng, vận tốc, giá trị và sự đa dạng của dữ liệu. Trong dó, yếu tố khối lượng nắm vai trò quan trọng, là yếu tố xác định chính khi số lượng dữ liệu ngày càng tăng và lưu trữ dễ dàng trong một thời gian dài.

Big data rất quan trọng với BI khi các doanh nghiệp tạo ra dữ liệu tăng dần theo năm và Business Intelligence phải theo kịp các dữ liệu này. Nền tảng tốt sẽ đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Khi nền tảng không được duy trì, nguồn dữ liệu sẽ bị tụt hậu khi có một nguồn dữ liệu lớn khác phát triển.

Vai trò của BI trong tương lai

Trong tương lai, trí tuệ nhân tạo và các loại máy móc ngày càng phát triển. Các doanh nghiệp có khả năng tích hợp AI vào chiến lược BI. Các công ty cũng đồng thời hướng đến dữ liệu nhiều hơn, việc chia sẻ dữ liệu gia tăng. BI cung cấp khả năng theo dõi bán hàng theo thời gian thực, giúp người dùng khám phá thông tin chi tiết về các hành vi của khách hàng từ đó dự báo lợi nhuận… Vì thế, các ngành công nghiệp bán lẻ, bảo hiểm, dầu mỏ hay bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ cần đến BI để đổi mới công nghệ và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Việc sử dụng Self-Service Business Intelligence (SSBI)

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chuyển dần sang mô hình kinh doanh thông minh hiện đại theo cách tiếp cận dạng tự phục vụ hay Self-Service Business Intelligence (SSBI). Hình thức này được đặc trưng bởi CNTT quản lý dữ liệu, cho phép bạn tương tác trực tiếp với các dữ liệu của họ. Nền tảng phân tích hiện đại như Tableau chẳng hạn đã giúp các doanh nghiệp thực hiện từng bước trong quá trình phân tích, chuẩn bị dữ liệu. Như vậy, CNTT sẽ quản lý quyền truy cập dữ liệu và trao quyền cho nhiều người khám phá dữ liệu một cách trực quan, chi tiết.

Tổng kết về Business Intelligence

Bài viết đã đề cập đến bạn những thông tin cơ bản nhất về Business Intelligence cũng như các ưu điểm và ứng dụng của nó. BI vẫn còn nhiều nhược điểm những không ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Trong tương lai, trí tuệ kinh doanh vẫn sẽ phát triển và mang đến nhiều lợi ích hơn nữa cho con người.

Nếu còn gặp bất cứ vướng mắc gì về BI, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.

  • business intelligence là gì
  • bi là viết tắt của từ gì
  • bi là gì