BÉ BỊ SỐT SIÊU VI: LÀM GÌ ĐỂ HẠ SỐT NHANH & AN TOÀN

BÉ BỊ SỐT SIÊU VI: LÀM GÌ ĐỂ HẠ SỐT NHANH & AN TOÀN

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nhiễm sốt siêu vi do sức đề kháng còn non yếu. Tuy nhiên bố mẹ cần phân biệt đâu là sốt siêu vi so với sốt do các nguyên nhân khác. Vậy nguyên nhân sốt siêu vi là gì? Có phải sốt cao mất vị giác hay không? Thông tin dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.

1/ Nguyên nhân gây sốt siêu vi

Sốt siêu vi ở trẻ em hay còn gọi là sốt virus. Nguyên nhân đến từ sự xâm nhập của các loại virus thông qua đường hô hấp. Một số loại virus gây sốt siêu vi phổ biến như: Rhinovirus, Coronavirus, virus cúm, Adenovirus…

Thời điểm trẻ dễ bị sốt siêu vi nhất là lúc tiết trời giao mùa, nắng mưa thất thường, nóng lạnh đột ngột, lúc này virus dễ phát tán và lây nhiễm nhất. Bệnh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày, có thể điều trị tại nhà nếu bố mẹ biết áp dụng hạ sốt đúng cách.

Thời điểm giao mùa là lúc trẻ dễ bị sốt siêu viThời điểm giao mùa là lúc trẻ dễ bị sốt siêu vi

2/ Triệu chứng của sốt siêu vi ở trẻ 

Những triệu chứng của sốt siêu vi nhìn bên ngoài khá giống với các loại bệnh phổ biến khác. Đặc trưng là trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ hoặc vừa, sau đó có thể tăng lên từ 38 – 39 độ C hoặc thậm chí lên tới 40 độ C. Những triệu chứng khác kèm như: chảy nước mũi, nước mắt, đau đầu, đau họng… Trẻ mệt mỏi, liên tục quấy khóc, chán ăn…

Sốt cao mất vị giác là triệu chứng không quá phổ biến ở sốt siêu vi, nhưng đây là triệu chứng khá đặc trưng khi cơ thể bị nhiễm COVID-19.

Nếu không được hạ sốt kịp thời, bệnh kéo dài càng dễ chuyển đến giai đoạn toàn phát. Lúc này, trẻ sẽ sốt rất cao, có thể xảy ra biến chứng rối loạn điện giải hoặc sốt cao co giật. Các triệu chứng của sốt siêu vi diễn ra như thế nào?

Sốt: Sốt cao liên tục trong 2 – 3 ngày, trên 38,5 độ C.

Hội chứng viêm long đường hô hấp: Những ngày đầu khi phát sốt trẻ bị chảy nước mũi, nghẹt mũi, nhưng càng về sau dịch mũi đặc lại, làm nghẹt mũi, thở khò khè hoặc khó thở, có thể chuyển viêm amidan.

Trẻ bị nôn hoặc trớ: Virus nếu tồn tại trong hệ tiêu hóa, gây cản trở hoạt động của dạ dày và ruột, do đó thức ăn bị đẩy ra ngoài. Trẻ lúc này biếng ăn, quấy khóc, nôn sau khi ăn xong.

Phát ban toàn thân: Những nốt phát ban đỏ hoặc những nốt ban chìm thường mọc ở cổ, bụng, lưng hoặc cánh tay của trẻ.

Ho, viêm họng, viêm amidan: Xuất hiện trong những ngày đầu phát bệnh và kéo dài đến khi khỏi hoàn toàn. Vì đau họng nên trẻ sẽ khó ăn, từ đó không muốn ăn…

Co giật: Sốt cao lên đến 39 độ C trẻ sẽ dễ dẫn tới hiện tượng sốt co giật.

3/ Điều trị sốt siêu vi ở trẻ

Cách điều trị phổ biến và hiệu quả hiện nay đó là giảm ảnh hưởng của các triệu chứng do sốt gây ra ở trẻ. Bên cạnh đó, cần tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ để có thể chống lại virus.

Để hạ sốt cho trẻ, bạn có thể dùng thuốc hạ sốt có chứa Paracetamol như thuốc hạ sốt Hapacol và cho uống cách nhau 4 – 6 giờ.

Sử dụng thuốc hạ sốt Hapacol cho trẻ Sử dụng thuốc hạ sốt Hapacol cho trẻ

Ngoài ra để hạ thân nhiệt cho trẻ, bạn hãy lau mát toàn thân trẻ. Dùng 5 khăn nhúng vào nước ấm, 2 cái kẹp 2 nách, 2 cái kẹp 2 bên, cái còn lại lau khắp người. Chú ý sử dụng nước ấm khi lau người cho trẻ.

Trong quá trình điều trị, nên chú ý cho trẻ uống nhiều nước, nghỉ ngơi, đồng thời ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng, mềm, dễ tiêu hóa và hấp thu. Không nên chủ quan khi thấy trẻ sốt nhẹ, vì khi thân nhiệt tiếp tục tăng cao rất dễ xảy ra sốt co giật.

Lưu ý, bạn cũng không nên quá lạm dụng thuốc hạ sốt cho trẻ. Để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng thuốc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và dùng đúng liều lượng phù hợp cho trẻ nhỏ.

Trên đây là cách nhận biết các triệu chứng của sốt siêu vi. Tuy không có hiện tượng sốt cao mất vị giác hay có nhiều triệu chứng nguy hiểm đến trẻ, thế nhưng bố mẹ lúc nào cũng nên cẩn thận theo dõi tình hình diễn biến sức khỏe của trẻ để có cách xử lý nhanh chóng và an toàn nhất.

Nguồn tham khảo:

https://medlatec.vn/tin-tuc/sot-sieu-vi-o-tre-va-nhung-thong-tin-cha-me-can-nam-duoc-s195-n21285