BDM Là Gì? Công Việc & Trách Nhiệm Của Vị Trí BDM Trong Kinh Doanh
Ở bất cứ công ty, doanh nghiệp nào, vị trí BDM là vị trí rất quan trọng, đóng vai trò rất lớn trong việc điều hành, phát triển kinh doanh của công ty. Đây là vị trí mà nhân viên nào cũng mong muốn đạt được trong hành trình sự nghiệp của bản thân. Những điều đó đã đủ để bạn quan tâm đặt câu hỏi “BDM là gì?” chưa?
Ở bài viết dưới đây, Glints hứa sẽ trả lời “tất tần tật” về BDM, công việc và trách nhiệm của vị trí này trong công ty nhé!
Giải nghĩa BDM là gì?
Vậy BDM là gì?
BDM là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Business Development Manager. Vậy Business Development Manager nghĩa là gì? Cụm từ này, trong tiếng Việt có nghĩa là: Giám đốc phát triển kinh doanh. Nghe vậy là bạn đã mường tượng được tầm quan trọng của vị trí này rồi chứ?
Giám đốc phát triển kinh doanh là vị trí lãnh đạo cấp cao thuộc BOD (Board of Directors – những người quản lý, điều hành doanh nghiệp). Đây là người có trách nhiệm đưa ra phương hướng, tầm nhìn phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Họ cũng là người phải chịu trách nhiệm điều hành, vận hành, triển khai và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Giám đốc phát triển kinh doanh nắm giữ vị trí rất quan trọng. Tùy theo lĩnh vực và quy mô của công ty mà vị trí này đảm nhiệm trách nhiệm, công việc khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung mục tiêu của vị trí này là đảm bảo, tối ưu, gia tăng lợi nhuận cho công ty. Họ là cầu nối giữa ban lãnh đạo và nhân viên bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp.
BDM là người có trách nhiệm đưa ra phương hướng phát triển cho công ty
Đọc thêm: Branch Manager Là Gì? Công Việc Của Giám Đốc Chi Nhánh Có Gì Đặc Biệt?
Mô tả công việc của BDM là gì?
Vậy công việc của BDM là gì? Họ nắm giữ những trách nhiệm nào trong công ty? Phần bài viết ngay sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Xây dựng định hướng, chiến lược kinh doanh
Vị trí giám đốc phát triển kinh doanh là người đưa ra định hướng, chiến lược kinh doanh cho công ty. Đây là vị trí cần có những tầm nhìn dài hạn.
Người giám đốc phát triển kinh doanh cần là người nắm rõ về tiềm lực doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường, nhu cầu của đối tượng khách hàng để từ đó ra quyết định về kế hoạch, chiến lược kinh doanh để doanh nghiệp phát triển bền vững trong dài hạn.
Định hướng, chiến lược kinh doanh cần đảm bảo đáp ứng hai mục tiêu: Đem lại doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận của công ty và xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành, khách hàng tiềm năng, khách hàng mới lớn mạnh, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Giám đốc phát triển kinh doanh cũng là người cần phải giám sát, theo dõi, đánh giá đảm bảo kế hoạch được triển khai thực hiện đúng tiến độ, các chiến lược được hành động đúng mục tiêu kinh doanh.
Xây dựng mối quan hệ, tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Thị trường ngày càng cạnh tranh, một người BDM có năng lực cần biết rõ thị hiếu của thị trường từ đó triển khai tìm kiếm, mở rộng thị phần, tạo những cơ hội mới, khách hàng mới cho công ty, giúp công ty tồn tại và phát triển trong quãng đường dài.
Ngoài ra, BDM còn là người cần phải xây dựng các mối quan hệ với các đối tác kinh doanh tốt, biết xây dựng hệ thống trải nghiệm khách hàng hiệu quả để đảm bảo khi phát hành sản phẩm, dịch vụ mới đều có các mối quan hệ ủng hộ, hỗ trợ ở những bước đầu hay là sự hài lòng khi sử dụng các sản phẩm của công ty.
Quản lý, đào tạo nhân viên
Một công việc rất quan trọng của người làm lãnh đạo đó là việc quản lý và đào tạo nhân viên.
Để thực thi triển khai các kế hoạch, giám đốc phát triển kinh doanh cần quản lý, đốc thúc kịp thời, giám sát để nhân viên của mình thực hiện các công việc đúng kế hoạch, tiến độ đề ra.
Ngoài ra, để tăng hiệu suất làm việc, BDM cần đào tạo những nhân sự cốt lõi, tạo động lực và truyền cảm hứng cho nhân sự để họ có tinh thần làm việc và cống hiến cho công ty.
Đọc thêm: BDE là gì? Business Development Executive là gì?
Trình bày kế hoạch, báo cáo kết quả với cấp trên
Giám đốc phát triển kinh doanh là vị trí cần trình bày kế hoạch, chiến lược và báo cáo kết quả với ban lãnh đạo (BOD).
BDM chịu trách nhiệm chính về doanh thu, lợi nhuận trước BOD, phải đối diện với áp lực rất lớn từ ban lãnh đạo.
BDM thực sự là vị trí cần có bản lĩnh vững vàng và kinh nghiệm vững chãi, chịu được sức ép và áp lực rất lớn, chịu trách nhiệm công việc cho cả một tập thế thậm chí là sự sống còn của một công ty.
Giám đốc phát triển kinh doanh nắm giữ vị trí rất quan trọng
Đọc thêm: ASM Là Gì? Công Việc Của Area Sales Manager
Yếu tố cần có của Business Development Manager là gì?
Ở trên, Glints đã trả lời giúp bạn câu hỏi BDM là gì, nhiệm vụ của vị trí này trong công ty.
Vị trí Business Development Manager là vị trí quan trọng, không phải ai cũng có đủ năng lực nắm giữ vị trí này nếu năng lực chuyên môn hay kinh nghiệm thực chiến không có. Trong phần này, Glints sẽ đưa ra những yếu tố cần có của BDM tổng quát nhất để giúp bạn định hướng, phát triển sự nghiệp của bản thân trong tương lai.
Về kiến thức chuyên môn
Là một người lãnh đạo một bộ phận phát triển kinh doanh của công ty, Business Development Manager phải có kiến thức chuyên môn cao để đảm bảo về chiến lược, tầm nhìn sâu rộng dẫn dắt cả đội nhóm đi lên. Không chỉ vậy, một giám đốc có kiến thức chuyên môn tốt, đem lại các giá trị kiến thức cho nhân viên sẽ được nhân viên tin tưởng, nghe theo.
Một người lãnh đạo có chuyên môn tốt chắc chắn sẽ được ban lãnh đạo công ty tin tưởng giao phó những nhiệm vụ quan trọng, thậm chí là trụ cột vững chắc cho sự phát triển của công ty.
Đây là vị trí đầu não quan trọng mà bất cứ ai muốn ở vị trí này cũng cần phải trau dồi, cập nhật kiến thức mới, xu hướng thay đổi theo thời gian.
Về kỹ năng
Ngoài kiến thức chuyên môn tốt, kỹ năng mềm tốt sẽ giúp bạn có khả năng bước lên những nấc thang mới trong sự nghiệp. Đối với một giám đốc phát triển kinh doanh, ngoài những kỹ năng cơ bản, còn phải có các kỹ năng sau:
- Kỹ năng lãnh đạo, quản lý: Đây là kỹ năng quan trọng đối với một người giám đốc phát triển kinh doanh.
- Kỹ năng lên kế hoạch: Là kỹ năng mà bất cứ một người lãnh đạo, trưởng đội nhóm nào đều phải có. Đặc biệt với vị trí BDM cần có tầm nhìn, kế hoạch dài hạn cho công ty nên nó càng trở nên quan trọng.
- Kỹ năng giao tiếp: Để lên được vị trí BDM cần có kỹ năng giao tiếp. Giao tiếp tốt với nhân viên, ban lãnh đạo hay khách hàng đều đem lại những lợi ích tuyệt vời cho vị trí giám đốc phát triển kinh doanh
- Kỹ năng thuyết trình, thương thuyết: Khả năng này sẽ được bộc lộ trước nhân viên, ban lãnh đạo hay khách hàng của bạn. Vì vậy hãy cố gắng trau dồi nó.
- Kỹ năng xử lý vấn đề: Phải làm việc với nhiều đối tượng khách hàng chắc chắn có rất nhiều vấn đề phát sinh xảy ra, tự rèn luyện cho mình kỹ năng xử lý vấn đề linh hoạt, nhanh nhạy sẽ làm tăng tác phong làm việc chuyên nghiệp khiến mọi người tin tưởng bạn hơn nữa.
- Kỹ năng đào tạo, truyền cảm hứng, động lực: Một kỹ năng liên quan đến việc xây dựng đội nhóm rất tốt mà bất cứ Giám đốc nào cũng cần phải trau dồi.
Mức thu nhập của BDM là gì?
Vị trí Business Development Manager (Giám đốc phát triển kinh doanh) là vị trí quản lý lãnh đạo cấp cao của công ty do đó nên mức lương chắc chắn không thấp.
Tùy vào quy mô và cơ chế đãi ngộ của công ty mà vị trí giám đốc phát triển kinh doanh (Business Development Manager) có mức thu nhập khác nhau. Vậy mức thu nhập của BDM là gì?
BDM thường có mức thu nhập = lương + mức hoa hồng + Cổ tức (nếu BDM có cổ phần ở công ty, trong trường hợp công ty làm ăn có lãi)
Theo thống kê, Mức lương BDM thường giao động khoảng 46.000.000 VNĐ – 92.000.000 VNĐ/tháng.
Mức hoa hồng thông thường sẽ được trả theo cấp bậc và doanh thu. Vị trí BDM thường được trả hoa hồng khá lớn để ghi nhận công sức lãnh đạo và chiến lược của BDM.
Như đã nói ở trên, mức lương của BDM phụ thuộc vào quy mô, cơ chế đãi ngộ và mô hình kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, nếu năng lực của BDM giỏi, có tầm nhìn chiến lược tốt sẽ giúp tăng quy mô công ty, đem lại lợi nhuận tốt cho công ty trong dài hạn, vậy thì, mức thu nhập của BDM thực sự là không giới hạn.
BDM sẽ phụ trách đào tạo và truyền cảm hứng cho nhân sự
Tìm cơ hội làm BDM ở đâu?
Thông thường, các cơ hội ở vị trí quản lý cấp cao thường xuất phát từ năng lực và các mối quan hệ. Đặc biệt, BDM thường là những người có đầu mối quan hệ rất tốt. Đa phần các headhunt sẽ có hồ sơ liên hệ với các BDM có năng lực và giới thiệu việc làm.
Tuy nhiên, nếu bạn đang còn đang ở vị trí nhân viên, hãy tự cho mình cơ hội trở thành BDM trong tương lai bằng việc trau dồi kiến thức chuyên môn và kỹ năng, kinh nghiệm trên thương trường.
Kết
Tổng kết lại, Glints đã giúp bạn trả lời câu hỏi BDM là gì, vai trò nhiệm vụ của BDM trong công ty, mức thu nhập và cơ hội công việc của BDM. Glints hy vọng những bạn trẻ đang theo hướng kinh doanh hãy thể nỗ lực phấn đấu trong sự nghiệp, phát triển bản thân để trở thành BDM tài ba và thành công.
Theo dõi Glints để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Tác Giả