BẢO QUẢN GỪNG GIỐNG – Nhà nông

Bảo quản gừng giống để phục vụ trồng cho vụ sau, phương pháp bảo quản gừng giống bằng cát khô là phương pháp có hiệu quả cao, dễ làm dễ áp dụng.

  1. Yêu cầu về kho, dụng cụ để thực hiện bảo quản
  • Kho bảo quản:

+ Kho phải được thiết kế tại nơi cao ráo

+ Diện tích kho phải phù hợp với số lượng sản phẩm cần bảo quản

+ Kho phải được thiết kế thông thoáng, không quá nóng vào mùa hè, che chắn không bị nước mưa lọt vào

+ Nền nhà kho sạch sẽ và được xử lý thuốc sát trùng trước khi đưa sản phẩm vào bảo quản.

  • Vật tư: Quạt thông gió, thuốc sát trùng, cát mịn sạch và khô, thùng gỗ (tùy theo số lượng bảo quản nhiều hay ít để chuẩn bị thùng có kích thước phù hợp), hộp bảo quản, bao bì đựng củ, tấm lót kệ để bảo quản, rổ, cáng, dao tách củ, chổi quét dọn, bình bơm thuốc, xô chậu, bảo hộ lao động,…

  1. Các bước tiến hành

Bước 1: Chọn củ đạt tiêu chuẩn, không bị nhiễm sâu bệnh, không bị dập nát (củ đã được rửa sạch, hong khô và phân loại)

Bước 2: Trải một lớp cát mịn, khô dày 15cm vào đáy thùng dùng để bảo quản. Nếu không có thùng thì chất thành đống, dùng bạt nilon để trải nền sau đó rải cát tương tự vào thùng. Chú ý cát phải thật khô. Cát ẩm thì gừng sẽ mọc mầm nhanh.

Bước 3: Rải lên một lớp gừng dày 20cm rồi rải 1 lớp cát khô lên phủ kín dừng dày 5 – 7cm. Cứ tiếp tục như vật một lớp gừng đến một lớp cát. Thùng hoặc đóng bảo quản có độ cao tối đa là 1,2 – 1,5m. Trên cùng phủ  một lớp cát dày 20cm (5m3 cát khô, 1 tấn gừng cần bảo quản)

Bước 4: Trên thùng hoặc chất thành đống dùng bạt phủ kín toàn bộ.

Cách bảo quản này sẽ bảo quản được 8 – 12 tháng. Khi nào giá cao thì xuất ra thị trường. Đến thời vụ trồng thì lấy gừng lên cắt thành củ thành nhiều miếng nhỏ, mỗi miếng có 1 mầm ngủ. Sau khi cắt xong thì chấm vết cắt bằng tro bếp. Có thể trồng gừng ngay hoặc đem giâm đến khi nào có mầm thì mang trồng.