BÁO CÁO THAM LUẬN CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG MẦM NON

  Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước. Trong những năm qua các cơ sở giáo dục nói chung và trường MN Hoa sữa nói riêng đã triển khai thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực.

  Được thành lập từ năm học 2009-2010 Trường Mầm non Hoa Sữa cũng mới chỉ vẻn vẹn gồm 3 phòng học cũ, trong đó có 02 phòng học do công ty Đức Nhân xây dựng. Đoạn ngõ nhỏ dài hơn 100 m từ cổng vào sân trường còn tạm bợ bằng đất; bụi  bặm vào mùa khô, nắng và lầy, trơn vào mùa mưa. Sân chơi là đất nhớp nháp, lầy lội, lại bụi bặm, … Thiếu phòng học, phòng làm việc, không có phòng chức năng, bếp ăn còn tạm bợ. Khu vực vệ sinh cho học sinh còn dùng chung, các phòng học chưa có công trình vệ sinh khép kín. 02 lớp DTTS thôn PleiTrum- Đăkchoăh là thôn đặc biệt khó khăn chưa có sân chơi, tường rào, giếng nước, nhà vệ sinh, điểm lớp PLeiTrum còn học nhờ. Chính vì vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí ngân sách hạn hẹp nên việc đầu tư, sửa chữa, xây dựng còn hạn chế, tỉ lệ huy động trẻ ra lớp thấp.

          Trong bối cảnh của phường Ngô Mây mới thành lập, điều kiện kinh tế- xã hội còn khó khăn, đầu tư cho giáo dục, y tế  hạn hẹp, nếu trông chờ vào sự đầu tư của Nhà  nước thì khi nào mới khắc phục được khó khăn, thiếu thốn? Sau nhiều suy nghĩ, trăn trở, Lãnh đạo nhà trường đã quyết định phải chủ động tranh thủ sự quan tâm xã hội hóa, lấy nguồn lực từ công tác này để  bổ sung kinh phí xây dựng cơ sở vật chất trường lớp. 

          Để có được cơ sở vật chất như hiện nay chúng tôi đã thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

          Thnht: Công tác tham mưu và tuyên truyn:

         Nhà trường đã chủ động tham mưu với Đảng ủy, chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên tuyền nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về chủ trương về XHHGD, vận động mọi lực lượng xã hội cùng tham gia. Nhận thức của các ban ngành đoàn thể và các tầng lớp nhân dân đã được nâng lên và có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội, các đơn vị đóng chân trên địa bàn, các doanh nghiệp để tạo thêm nguồn lực giúp nhà trường phát triển.

       Phối kết hợp với Hội khuyến học, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ phường Ngô Mây cùng tham gia huy động nguồn kinh phí XHHGD và triển khai có hiệu quả thiết thực, phù hợp với thực tiễn của địa phương.

          CBGVNV tích cực tuyên tuyền chủ trương XHHGD trong các buổi họp Cha mẹ học sinh.

 

Thứ hai: Huy đng và qun lý, sdng có hiu qungun huy đng tsđóng góp của các Công ty, các cá nhân và cha mhc sinh:

Hàng năm, nhà trường đã xây dựng phương án Huy động XHHGD trình Hội đồng nhân dân phường Ngô Mây thống nhất chủ trương; Tổ chức họp Ban đại diện . cha mẹ học sinh các lớp thống nhất phương án huy động XHHGD với tinh thần tự nguyện; lập tờ trình xin ý kiến Phòng GD&ĐT thống nhất sử dụng nguồn kinh phí huy động được để tăng cường cơ sở vật chất hàng năm. Sau khi được sự thống nhất, nhà trường mới tiến hành huy động đóng góp của cha mẹ học sinh. Thời gian huy động linh hoạt, không bắt buộc cha mẹ học sinh phải đóng góp đầu năm học mà rải đều đến hết học kì I.

Bên cạnh đó, được các công ty, các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn đóng góp bằng vật liệu như: gạch, cát, xi măng, sỏi, đá,… nhà trường đều báo cáo cho Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường và công khai trong Hội đồng sư phạm nhà trường, Ban đại diện Cha mẹ học sinh qua các buổi họp.

Trước khi sử dụng nguồn kinh phí, nhà trường bàn bạc thống nhất với cha mẹ học sinh, Hội đồng sư phạm nhà trường và công khai số tiền, vật liệu, nhân công đã huy động được rõ ràng. Sau khi sử dụng nguồn kinh phí và hoàn thiện các công trình, nhà trường báo cáo với các cấp, công khai trong cuộc họp Cha mẹ học sinh, họp Hội đồng sư phạm và niêm yết trên bảng công khai của nhà trường.

 

Thứ ba: Xây dng môi trưng cnh quan sư phm

Nhà trường vận động cha mẹ học sinh, đội ngũ giáo viên, nhân viên cùng phối hợp tạo cảnh quan môi trường sư phạm. Mỗi giáo viên bố trí góc thiên nhiên của lớp xinh xắn, mỗi góc sân đều bài trí hài hòa, gọn gàng, đẹp mắt, các lớp đều có góc tuyên truyền, sân trường cây xanh được cắt tỉa thường xuyên. Cuối mỗi năm học, cha mẹ học sinh các lớp 5-6 tuổi có con đã ra trường đều để lại kỷ niệm bằng cây cảnh, chùm hoa dây, bàn ghế đá; tạo cảnh quan đẹp mắt. Môi trường ngày càng xanh- sạch – đẹp, giúp cho trẻ “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. 

 

Thứ tư: Nâng cao cht lưng Chăm sóc- giáo dc tr:

 

Nhà trường tăng cường công tác chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra vệ sinh ATTP, phòng chống dịch bệnh; Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi đến trường, không xảy ra tai nạn thương tích ở trường, lớp mầm non. Phối hợp với trạm y tế phường khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ 2 lần/năm.Trẻ được cân đo, theo dõi biểu đồ tăng trưởng, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm so với đầu năm học từ 2-3%. Huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt kế hoạch đề ra, riêng trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%.

 

* Kết quthc hin:

          Nhà trường đã hoàn thành kế hoạch XHHGD, đạt mục tiêu huy động cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội cùng làm công tác giáo dục; đầu tư xây dựng trường lớp: xây được 1 phòng học 30m2, làm sân gạch Blok 400m2, làm đường bê tông đoạn vào trường 407m2, làm sân chơi, giếng nước, tường rào lớp MG Đăkchoah, khu PTVĐ,…tăng cường trang thiết bị, đồ dùng dạy học, không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu vui chơi, học tập của trẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục tại nhà trường. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp tăng rõ rệt. Số trẻ được tổ chức ăn bán trú tăng hàng năm.Tổng số tiền huy động được giai đoạn 2011-2016: 350.514.000đ.

        Đến nay, không quy mô, bề thế như những trường ở địa bàn thuận lợi, song với Mầm non Hoa Sữa, từ con đường chính chẳng mấy rộng, góc sân con,  phòng làm việc nhỏ… tất cả đều gọn ghẽ, xinh  xắn, toát lên sự chăm chút, sắp đặt cẩn thận, chu đáo. Xây dựng và phát triển trong bối cảnh còn không ít khó khăn, thiếu thốn, chính nỗ lực huy động “Xã hội hóa giáo dục” đúng hướng đã tạo nên nét khởi sắc cho ngôi trường khiêm nhường đóng chân tại phường Ngô Mây thành phố Kon Tum.

Qua thực tiễn công tác XHHGD tại trường mầm non, chúng tôi rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

1.      Tích cực tuyên truyền và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước về XHHGD theo tinh thần Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 về XHHGD; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

2.      Làm tốt công tác tham mưu với Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về chủ trương XHHGD; Chủ động phối hợp các các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, các cá nhân, nhân dân và cha mẹ học sinh trong công tác XHHGD.

3. Tranh thủ sự hỗ trợ về thời gian, đóng góp vật chất của các lực lượng xã hội tại địa phương như các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm…hỗ trợ vật liệu, nhân công từ bộ đội Trung đoàn 66 để tu sửa, bổ sung cơ sở vật chất, tạo cảnh quan sư phạm xanh-sạch- đẹp thu hút trẻ đến trường

4. Nhà trường luôn thực hiện tốt quy chế dân chủ, làm tốt công tác công khai hóa các khoản đóng góp, huy động từ cha mẹ học sinh và sử dụng đúng mục đích đề ra. Luôn được bàn bạc và thống nhất trong tập thể cũng như sự đồng thuận từ cha mẹ học sinh với tinh thần tự nguyện không ép buộc.

5. Mỗi cán bộ, giáo viên luôn làm tốt công tác tuyên truyền để cha mẹ học sinh thấy được chủ trương XHHGD là đúng đắn, học sinh là đối tượng được hưởng lợi và mục tiêu là nâng cao chất lượng CS-GD trẻ tốt hơn.

Kết quả thực hiện XHHGD của nhà trường còn khiêm tốn, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của giáo dục hiện nay. Song, đó là thành quả rất đáng trân trọng, minh chứng cho nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn của tập thể sư phạm nhà trường; thể hiện sự  quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của Phòng GD-ĐT, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, toàn thể nhân dân và cha mẹ học sinh trong công tác XHHGD./.