BẢN WORD GTKD NHÓM8 – Tài liệu, bài thu hoạch, thông tin về kĩ năng làm việc nhóm – KỸ NĂNG GIẢI – Studocu

KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT

XUNG ĐỘT

T

RONG LÀM

VIỆC NHÓM

Một trong những kỹ năng làm việc nhóm quan trọng nhất là kỹ năng quản lý xung

đột, mâu thuẫn do nhóm được tạo nên bởi nhiều người có tư tưởng, quan điểm, văn

hóa, nguồn gốc xã hội, cách làm việc,… khác nhau.

1.Định nghĩa xung đột

Xung đột là sự bất đồng xảy ra giữa các cá nhân trong nhóm, giữa các nhóm

trong một tổ chức do khác biệt về nhu cầu, giá trị, mục đích hay cạnh tranh về mặt

quyền lợi, tài nguyên, quyền lực hay bất đồng về vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm.

2. Phân loại xung đột

2.1. Nguyên nhân gây ra xung đột

V

iệc xung đột có thể có rất nhiều nguyên nhân khác nhau cả chủ quan

lẫn khách quan. T

rong đó phải kể đến một số nguyên nhân như:

• Mục tiêu giữa các bên không thống nhất và có sự mâu thuẫn.

Cụ thể mục tiêu cá nhân của các thành viên trong một nhóm không thể giống

nhau do lợi ích khác nhau. Khi có những hoạt động ảnh hưởng tới không gian, thời

gian chung của nhóm sẽ dễ dàng này sinh mâu thuẫn, xung đột với nhau.

• Sự phụ thuộc lẫn nhau đối với công việc

Xảy ra khi hai hay nhiều người phụ thuộc lẫn nhau để hoàn thành công việc

của họ và tiềm năng xung đột tăng lên khi mức độ phụ thuộc lẫn nhau tăng lên.

• Căng thẳng/áp lực tâm lý từ nhiều người

Vấn đề này xảy ra rõ ràng nhất với những người có trách nhiệm làm nhóm

trưởng.

Với trọng trách tổng hợp và đưa ra quyết định, cũng như đưa ra góp ý về

công việc cho nhóm viên. Nhóm trưởng thường rất dễ khiến một số cá nhân không

hài lòng với các nhận xét thẳng thắng hoặc khác với tư tưởng cá nhân. Bên cạnh

đó, một số thành viên cũng sẽ “ngầm” đánh giá năng lực dẫn dắt của nhóm trưởng

và dễ gây mâu thuẫn nếu họ cảm thấy “đầu tàu” của mình không phù hợp, yếu kém

khả năng lãnh đạo. Cách giải quyết xung đột nhóm bởi điều này cũng vì thế mà

phức tạp hơn.

• Giao tiếp bị sai lệch