BẢN ĐỒ QUY HOẠCH THỊ XÃ QUẢNG YÊN – QUẢNG NINH – BẢN ĐỒ QUY HOẠCH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH

Những nội dung chính của quyết định phê duyệt quy hoạch thị xã Quảng Yên Quảng Ninh đến 2030 tầm nhìn 2050

Bản đồ quy hoạch thị xã Quảng Yên Quảng Ninh tầm nhìn 2030 đến 2050

Phạm vi nghiên cứu quy hoạch thị xã Quảng Yên

Phạm vi nghiên cứu trực tiếp gồm 11 phường và 8 xã với tổng diện tích 31.420ha với các địa điểm tiếp giáp như sau :

  • Phía Bắc giáp thành phố Uông Bí và huyện Hoành Bồ
  • Phía Nam giáp huyện Cát Hải và Hải An ( Hải Phòng )
  • Phía Đông giáp TP Hạ Long và vịnh Hạ Long
  • Phía Tây giáp huyện Thủy Nguyên ( Hải Phòng )

Chức năng của thị xã Quảng Yên sau quy hoạch

  • Là trung tâm phát triển kinh tế, thương mại, du lịch, dịch vụ và cảng biển của tỉnh và của vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ.
  • Là trung tâm du lịch biển, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí lớn của khu vực phía Tây Nam của tỉnh và vùng lân cận; gắn kết được các địa phương để tạo thành động lực phát triển du lịch toàn vùng.
  • Là khu vực tập trung vào các ngành công nghiệp như: Sản xuất các sản phẩm phụ trợ; sửa chữa tàu thuyền; các dịch vụ thương mại và kho vận; chế biến thủy sản gắn với các hoạt động nuôi trồng thủy sản ở địa phương.
  • Là khu vực năng động phát triển về kinh tế biển, trung tâm là cảng biển; khu công nghiệp hiện đại – khu đô thị thông minh và thân thiện với môi trường; các cơ sở nghiên cứu và phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
  • Là địa bàn quan trọng về an ninh, quốc phòng tại cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh.

Mục tiêu quy hoạch phát triển thị xã Quảng Yên

  • Quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị gắn với bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, bản sắc riêng của địa phương, khai thác tốt những lợi thế riêng biệt về vị trí địa lý, môi trường tự nhiên, giá trị văn hóa lịch sử để phát triển kinh tế biển, du lịch, dịch vụ; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp gắn với thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • Phấn đấu xây dựng thị xã Quảng Yên trở thành đô thị loại III trước năm 2020 và trở thành thành phố thông minh, văn minh, hiện đại trước năm 2030.

Quy hoạch thị xã Quảng Yên Quảng Ninh

    • Mở rộng và phát triển không gian đô thị trung tâm thị xã lấy Sông Chanh làm trục chính và là tâm điểm và phát triển các đô thị vệ tinh theo hướng đô thị thông minh, sinh thái, dịch vụ tổng hợp cao cấp.
    • Khai thác có hiệu quả mối quan hệ nội ngoại vùng, các thế mạnh về nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch, văn hóa, sinh thái và cảnh quan nhằm tạo lập môi trường sống tốt, đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân, đảm bảo phát triển hài hòa và bền vững giữa đô thị và nông thôn.
  • Xây dựng kiến trúc mang đặc trưng riêng với truyền thống văn hóa Quảng Yên, đồng thời phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và các đô thị lớn trong khu vực; xây dựng thị xã Quảng Yên hướng tới mục tiêu là một đô thị văn minh, hiện đại, sinh thái gắn với không gian truyền thống tâm linh, hấp dẫn đầu tư; đô thị Quảng Yên trở thành một đô thị đẹp, phát triển tại cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh, cửa mở sang Hải Phòng (vùng phát triển); Phát triển kinh tế song hành với thành phố Hải Phòng.
  • Làm cơ sở để quản lý sử dụng đất đai, quản lý xây dựng theo quy hoạch, lập các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thu hút đầu tư và triển khai các chương trình phát triển, các dự án đầu tư.

Định hướng mục tiêu dân số thị xã Quảng Yên

  • Đến năm 2020 dân số thị xã Quảng Yên có khoảng 220.000 người, trong đó dân số nội thị khoảng 180.000 người.
  • Đến năm 2030 dân số thị xã Quảng Yên có khoảng khoảng 270.000 người, trong đó dân số nội thị khoảng 230.000 người.

Quy hoạch định hướng không gian vùng thị xã Quảng Yên

Tiếp tục hoàn thiện, phát triển mô hình không gian theo định hướng quy hoạch giai đoạn trước; mở rộng không gian kết nối về phía Bắc và phía Nam, phát triển trên các trục kết nối (Quốc lộ 18, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long, tỉnh lộ 338) với các đô thị và các khu vực động lực phát triển về công nghiệp, du lịch.

Cấu trúc không gian đô thị Quảng Yên

Cấu trúc không gian đô thị thị xã Quảng Yên được phân thành 4 khu với các chức năng khác nhau :

1.Khu vực công nghiệp công nghệ cao

Phạm vi từ ranh giới phía Bắc của thị xã Quảng Yên tới đường đô thị kết nối Hải Phòng với các khu đô thị mới; khu chức năng của vùng gồm khu công nghiệp AMATA, khu công nghiệp Đông Mai; khu đô thị mới Minh Thành cần kết nối chặt chẽ với các trường đại học và trung tâm nghiên cứu cũng như các nhà máy công nghệ cao thông qua giao thông và các chức năng đô thị khác.

2.Khu vực trung tâm thị xã Quảng Yên

Phạm vi từ ranh giới của khu công nghiệp công nghệ cao phía Bắc, sông Bạch Đằng ở phía Tây, đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng và tuyến đường vành đai kết nối khu vực Minh Thành ở phía Đông; khu chức năng chủ yếu gồm khu trung tâm đô thị mới, các khu đô thị mới Cẩm La, Liên Hòa và Đầm Nhà Mạc.

Định hướng phát triển là trung tâm đô thị đa chức năng với các khu đô thị mới dưới sự kiểm soát hành chính của trung tâm hành chính với dịch vụ công cộng và thương mại; phát huy giá trị lịch sử của di tích Bạch Đằng ở phía Đông; tạo lập cảnh quan của khu vực chính trong hành lang sinh thái dọc sông Chanh.

3.Khu vực cảng phía Nam

Phạm vi từ ranh giới khu vực trung tâm thị xã Quảng Yên tới phần phía tây của sông Chanh cho đến ranh giới phía Đông Nam của thị xã.

KCN Nam Tiền Phong và Đầm Nhà Mạc là vùng chức năng chính của khu vực này, định hướng phát triển kết nối với cảng Lạch Huyện và giao thông đối ngoại; phân biệt tuyến đường vận tải hàng hóa và tuyến phục vụ dân sinh, giữ gìn môi trường nước của sông Rút theo quy hoạch cây xanh.

4.Khu vực du lịch phía Đông

Phạm vi gồm phần phía Đông Nam của đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; vùng chức năng của khu vực gồm khu đô thị mới Hoàng Tân, khu nghỉ dưỡng kèm sân golf và các công trình liên quan khác; khu vực bảo vệ rừng ngập mặn và đầm nuôi trồng thủy sản; định hướng phát triển là khu vực du lịch biển với sự phát triển của ngành dịch vụ du lịch của Quảng Yên; phát triển nông nghiệp trải nghiệm theo sát việc bảo tồn đất nuôi trồng thủy hải sản, cải thiện môi trường sống, bảo tồn cảnh quan và giá trị lịch sử, phát triển các khu resort nhằm hướng tới phát triển du lịch giải trí; cung cấp đa dạng các loại hình nghỉ dưỡng cho dân cư địa phương và du khách.

Phát triển trên các trục kết nối (Quốc lộ 18, Quốc lộ 10, cao tốc Hà Nội – Hạ Long, đường vào di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, tỉnh lộ 338) với các đô thị và các khu vực động lực phát triển về công nghiệp, du lịch.

Hướng phát triển không gian đô thị và nông thôn Quảng Yên

  • Khu vực đô thị trung tâm thị xã Quảng Yên hiện hữu phía Bắc Quốc lộ 18 từng bước cải tạo chỉnh trang, nâng cao chất lượng môi trường và cảnh quan và không gian đô thị.
  • Khu vực giữa đường tránh phía Nam và đường Quốc lộ 18 hình thành trung tâm mới của thị xã Quảng Yên với trung tâm hành chính mới, các trung tâm thương mại, dịch vụ, công viên TDTT tổng hợp và các Khu đô thị;
  • Khu vực phía Nam đường tránh phía Nam thành phố Uông Bí phát triển nông nghiệp công nghệ cao, khu đô thị, công nghiệp công nghệ cao kéo dài từ đường Quốc lộ 10 đến khu vực sông Khoai và kết nối khu vực phát triển đô thị, công nghiệp công nghệ cao tại thị xã Quảng Yên.
  • Khu vực mặt nước phía Đông Nam phát triển khu du lịch sinh thái biển, kết hợp với khu du lịch Hạ Long phát triển các hình thức du lịch, khám phá biển Quảng Ninh.
  • Khu vực phía Tây Nam phát triển khu công nghiệp và cảng biển, kết nối với cụm cảng Lạch Huyện, Hải Phòng.

Điểm nhấn cảnh quan thị xã Quảng Yên

Tuyến, điểm nhấn cảnh quan dọc Quốc lộ 18

Thuộc phường Đông Mai và phường Minh Thành với không gian đồi phía Bắc có cảnh quan đẹp cần bảo vệ, quản lý phát triển đô thị tại khu vực này; phía Nam là Khu công nghiệp Đông Mai phát triển với tích chất là công nghiệp công nghệ kỹ thuật cao, công nghiệp sạch, thân thiện môi trường và toàn bộ Khu đô thị Minh Thành, khu đô thị công nghiệp công nghệ cao Amata tập trung Các cơ sở đào tạo, nghiên cứu có quy mô, tạo điểm nhất kiến trúc và cảnh quan của khu vực phía Bắc của thị xã Quảng Yên.

Tuyến, điểm nhấn cảnh quan dọc đường nối thành phố Hạ Long với thành phố Hải Phòng

Với lợi thế là trục giao thông đối ngoại quan trong kết nối với các khu vực phát triển trên tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và đi qua những vùng phát triển trong điểm của thị xã Quảng Yên (khu phức hợp đô thị Hạ Long Xanh; khu đô thị, công nghiệp, công nghệ cao Amata; khu dịch vụ cảng biển, cảng biển, công nghiệp và đô thị tại khu vực Đầm Nhà Mạc).

Tuyến, điểm cảnh quan bờ biển phía Đông của thị xã Quảng Yên

Giáp Vịnh Hạ Long có cảnh quan tự nhiên và môi trường sinh thái đẹp hình thành khu phức hợp đô thị Hạ Long Xanh với tính chất là một khu đô thị mang bản sắc của đô thị ven biển, gắn với những giá trị lịch sử; khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp gắn với bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên.

Tuyến, điểm nhấn cảnh quan dọc Sông Chanh và sông Bạch Đằng và song Rút

Với điểm nhấn trọng tâm tại đầu nguồn ngã ba sông là khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng, cảnh quan sinh thái rừng ngập mặn dọc hai bên sông phát triển đô thị sinh thái, trung tâm mới của thị xã Quảng Yên và xuống phía Nam là hệ thống các cảng Biển thuộc khu dịch vụ cảng biển, cảng biển, công nghiệp và đô thị tại khu vực Đầm Nhà Mạc.

Tuyến, điểm nhấn cảnh quan dọc các trục trung tâm của khu phức hợp đô thị Hạ Long Xanh; khu đô thị, công nghiệp, công nghệ cao Amata; khu dịch vụ cảng biển, cảng biển, công nghiệp và đô thị tại khu vực Đầm Nhà Mạc.

Các điểm nhấn cảnh quan tại cửa ngõ đô thị Quảng Yên và các nút giao giữa các tuyến cảnh quan và các công trình điểm nhấn trên tuyến (Cầu Bạch Đằng, các cầu Sông Chanh Mới, các nút giao trên tuyến đường nối thành phố Hạ Long với thành phố Hải Phòng và trên các trục giao thông đối ngoại và trục trung tâm khác).

Quy hoạch giao thông thị xã Quảng Yên Quảng Ninh

Giao thông đối ngoại thị xã Quảng Yên

Đường bộ

  • Đường cao tốc Hải Phòng – Hạ Long; bố trí nút giao liên thông tại các khu vực trọng điểm (KCN Đầm Nhà Mạc; kết nối phía Bắc và phía Nam tại khu vực phường Phong Hải, Hoàng Tân).
  • Quốc lộ: Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18 quy mô đường cấp II đồng bằng, đoạn qua nội thị xây dựng hệ thống đường gom.
  • Tỉnh lộ: Nâng cấp tỉnh lộ 338 đoạn nối từ Quốc lộ 18 đi Đầm Nhà Mạc, tỉnh lộ 331.

Đường sắt

  • Tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Cái Lân (nâng cấp theo tiêu chuẩn đường đơn cấp 2, khổ lồng 1.435mm và 1.000mm).

Đường thủy

  • Tiếp tục khai thác hệ thống các cảng hiện trạng bao gồm: Cảng Hoàng Tân (sông Bến Giang); Cảng Tiền Phong, Cảng Vinalines (sông Cái Tráp); Cảng Đầm Nhà Mạc (sông Bạch Đằng); và các cảng tổng hợp vật liệu địa phương.
  • Phát triển tập trung các bến trên sông Chanh thuộc phường Hà An, Liên Hòa là các cảng phục vụ nhu cầu của địa phương.
  • Cải tạo các là bến vật liệu xây dựng nam rải rác trên Sông Chanh hiện tại thành các cảng phục vụ du lịch (bến tàu), hình thành tuyến du lịch đường thủy kế nối với di tích lịch sử Bạch Đằng.

Giao thông nội thị Quảng Yên

  • Xây mới tuyến đường chính kết nối theo trục Bắc – Nam với tiêu chuẩn đường cấp 1 quy mô 4÷6 làn xe.
  • Đường liên khu vực: Cải tạo nâng cấp các tuyến đường chính hiện có; xác định các tuyến đường liên khu vực ở các khu vực quy hoạch mới, đảm bảo quy mô theo tiêu chuẩn 4 làn xe.
  • Đường chính khu vực: Thiết kế xây dựng mạng đường chính khu vực đảm bảo khoảng cách tối thiểu 300÷500m, quy mô mặt cắt 22÷38m.
  • Hệ thống bãi đỗ xe: Bố trí tại các khu trung tâm công cộng, khu dịch vụ vui chơi giải trí và các khu ở; được xây dựng theo 3 phân cấp chính: cấp đô thị (0,8÷1,5ha), cấp khu vực (0,5÷0,8ha), cấp khu ở (0,15÷0,4ha).

Hệ thống các công trình đầu mối giao thông

  • Hệ thống cầu: Cải tạo nâng cấp hệ thống cầu hiện trạng đảm bảo quy mô, kết cấu kỹ thuật và khả năng kết nối giao thông; trên các tuyến đường trục chính, quốc lộ, đường tránh, đường cao tốc..vượt qua các sông lớn đều được xây dựng cầu; xây dựng tại vị trí giao nhau trực thông giữa đường cao tốc với các tuyến đường khu vực; mở rộng mặt cắt ngang cầu trên những tuyến đường quy hoạch mở rộng trong tương lai.
  • Hệ thống nút giao thông khác mức: Xây dựng 3 nút giao thông khác mức liên thông chính tại các giao cắt giữa các đường đối ngoại chính của thị xã với đường cao tốc để đảm bảo khả năng kết nối và tính liên hoàn của mạng giao thông.

Hệ thống bến xe Quảng Yên

    • Xây dựng 02 Bến xe đối ngoại, gồm: Bến xe Quảng Yên (mới) thuộc xã Hiệp Hòa và Bến xe Hà Nam thuộc xã Liên Vị.
    • Bến xe đối nội: Bố trí tại các trọng điểm trong khu quy hoạch để nâng cao sự thuận tiện trong di chuyển, phục vụ các mục đích của người dân khu vực từ làm việc, học tập hay mua sắm,…. Đặc biệt là tại các khu vực ga đường sắt một ray, tại khu vực này được dự báo sẽ có lượng khách trung chuyển, sử dụng lớn nên đây sẽ là một đầu mối giao thông.
  • Hệ thống giao thông công cộng: Phát triển giao thông công cộng với các loại hình: Đường sắt một ray chạy dọc theo trục đường chính đi vào trung tâm thị xã, phát triển tuyến xe buýt đường dài và tuyến xe buýt nội thị.