BÀI THUYẾT TRÌNH THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN KHỐI 5 TUỔI NĂM HỌC 2020-2021

BÀI THUYẾT TRÌNH

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ

5-6 TUỔI  HỌC TỐT HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC

                                            Giáo viên :Phạm Thị Nguyệt

                                        Trình độ: Đại học sư phạm mầm non

                                     Đơn v: Trường mầm non Hồng Châu

 

Kính thưa: Ban tổ chức!

Thưa ban giám khảo!

Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “giáo viên dạy giỏi” cấp huyện năm học 2020-2021 với một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học.

I. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP

1. Về mặt lý luận:

Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trẻ ở lứa tuổi mầm non rất thích tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh, bởi thế giới xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá để mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, từ môi trường tự nhiên (cỏ cây, hoa lá, chim …) đến môi trường xã hội (công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau …) và trẻ hiểu biết về chính bản thân mình, vì thế trẻ luôn có niềm khao khát khám phá, tìm hiểu về chúng. Chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp… nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhạy bén, chính xác, những biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn.

 – Từ những lí do trên để tổ chức tốt hoạt động khám phá khoa học đồng thời giúp trẻ hứng thú tiếp cận và học tốt hoạt động khám phá khoa học tôi luôn trăn trở nghiên cứu một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ 5-6 tuổi  khám phá khoa học một cách tốt nhất.

2. Về mặt thực tiễn:

Trong  các buổi dự giờ chéo hoặc dự thao giảng của đồng nghiệp, các hoạt động  trên lớp những giờ học về khám phá khoa học, giáo viên đã kết hợp sử dụng các biện pháp để hướng dẫn trẻ  nhưng kết quả  đạt  không được như mong muốn.

Nắm bắt được tâm sinh lý trẻ “Qua chơi mà học, học bằng hình thức chơi”. Như vậy việc cung cấp kiến thức cho trẻ nếu được tổ chức bằng nhiều hình thức trò chơi, bằng các giác quan  thì việc học sẽ trở nên hào hứng và thu lại kết quả cao hơn. Trẻ học đạt kết quả cao khi trẻ cảm thấy thích thú và thường trẻ học bằng cách trải nghiệm. Đây là biện pháp tốt nhất để giúp trẻ phát triển các khái niệm, các biểu tượng về thế giới xung quanh.

3. Về thực trạng:

  • Thuận lợi.

– Bản thân là 1 giáo viên có trình độ trên chuẩn

– Được sự quan tâm của PGD và Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các lớp học tập huấn để giáo viên trau dồi kiến thức chuyên môn vững vàng hơn.

-Trẻ được học theo đúng độ tuổi

– Phụ huynh nhiệt tình quan tâm chu đáo tới con em .

  • Khó khăn.

* Về phía giáo viên:

– Qua thực tế một số hoạt động  khám phá khoa học còn đơn điệu chưa được hấp dẫn đồ dùng chưa sáng tạo, chưa thu hút được trẻ nhiều, chưa phát huy hết được tính tích cực của trẻ.

* Về phía học sinh: Một số trẻ chưa hứng thú tham ra hoạt động trẻ còn thấy mệt mỏi, gò bó, chưa tập trung, chưa mạnh dạn tự tin khi tham ra hoạt động, khả năng tiếp thu chưa đồng đều.

  • Qua quan sát kết quả thực trạng đầu năm của lớp mình phụ trách cho ta thấy.

+ Trẻ có khả năng tìm tòi khám phá đối tương đạt 28/36 chiếm tỷ lệ 77,7 %

+ Khả năng nhận biết đặc điểm rõ nét của đối tượng đạt 27/36 tỷ lệ 75 %

+Trẻ biết so sánh nhận xét đặc điểm là 26/36 chiếm tỷ lệ 72 %

+ Trẻ biết phân loại theo đối tượng là 27/36 chiếm tỷ lệ 75 %

+Trẻ biết suy luận giải thích mối liên hệ là 26/36 chiếm tỷ lệ 72,2 %

       Từ những yêu cầu cấp thiết và thực trạng trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ 5- 6 tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học.

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Biện pháp1: Chuẩn bị các điều kiện và phương tiện cho trẻ làm quen với trò chơi hoạt động khám phá:

+ Môi trường trong và ngoài lớp

Môi trường là yếu tố trực tiếp tác động hằng ngày đến trẻ. Môi trường trang trí lớp, môi trường học tập, môi trường vui chơi…có vai trò quan trọng đến giáo dục trẻ.
       – Đối với việc trang trí môi trường lớp học tôi luôn quan tâm hàng đầu. Ở mỗi chủ đề tôi luôn dành thời gian nghiên cứu thiết kế môi trường lớp học sao cho phù hợp với chủ đề mà trẻ khám phá, tìm hiểu về các sự vật thông qua hình ảnh trang trí đó, khi trang trí tôi chú ý thiết kế các hình ảnh động dễ tháo ra lắp vào và kích thích tính tò mò, sáng tạo của trẻ

 – Bên cạnh đầu tư trang trí phù hợp với chủ đề bên trong lớp, bản thân cũng chú trọng đến  môi trường ngoài lớp qua việc làm đồ dùng đồ chơi tự làm  và sắp xếp đồ dùng sao cho thu hút trẻ, vừa tạo cho trẻ khám phá, trải nghiệm thông qua hoat động .
      * Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Thế giới thực vật”

 – Ở góc thiên nhiên là góc dành riêng cho trẻ để khám phá thế giới xung quanh.Với góc này tôi trồng nhiều cây xanh, bố trí sẵn bình nước, dụng cụ chăm sóc cây .Trong quá trình chăm sóc ở góc thiên nhiên, trẻ được hình thành kỹ năng, kỹ xảo lao động, được bồi dưỡng phẩm chất yêu lao động, yêu thiên nhiên, có ý thức trách nhiệm trong công việc được giao. Từ đó trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và hình thành thái độ đúng đắn với môi trường, rèn kuyện kỹ năng chăm sóc cho cây.

 + Đồ dùng đồ chơi:

 – Ngoài những đồ dùng đồ chơi nhà trường cấp thì bản thân tôi tự tìm tòi làm những đồ dùng đồ chơi tự tạo đẹp mắt sáng tạo thân thiện  và phù hợp với chủ đề

phục vụ cho hoạt động dạy học.

 * Ví dụ góc học tập: Cô chuẩn bị một số loại hoa, quả trang trí ở góc học toán cho trẻ được thực hành trải nghiệm.

      – Qua việc chuẩn bị các điều kiện và phương tiện cho trẻ làm quen với trò chơi hoạt động khám phá tôi thấy đạt được kết quả như sau:

Kết quả: Với những đồ dùng, đồ chơi nhà trường đầu tư và bản thân tự làm đã sử dụng khai thác rất hiệu quả vào trong các hoạt động trong ngày tôi cảm thấy trẻ rất hứng thú học, tích cực tham ra vào các hoạt động.

Biện pháp 2:  Một số trò chơi nhằm tạo sự hứng thú cho trẻ hoạt động khám phá khoa học.

       – Đối với trẻ mầm non thì việc “Chơi mà học – học bằng chơi” sẽ giúp trẻ tiếp thu những kiến thức một cách dễ dàng và sâu sắc nhất. Sau thời gian trò chuyện, đàm thoại với cô trẻ được hoạt động, được tham gia vào các trò chơi hứng thú. Qua đó, trẻ không chỉ ngồi nghe cô nói và trả lời các câu hỏi của cô mà trẻ còn có cơ hội để bộc lộ các hiểu biết của mình thông qua các trò chơi. Ngoài ra trò chơi còn có tác dụng củng cố, bổ sung và phát triển thêm các tri thức mà trẻ vừa lĩnh hội, tái tạo lại biểu tượng đã học thông qua những hoạt động thực tiễn. Do đó trò chơi củng cố trong giờ hoạt động khám phá là rất quan trọng. Trò chơi càng phong phú đa dạng bao nhiêu thì các tri thức trẻ lĩnh hội càng sâu sắc bấy nhiêu.

– Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với chủ đề thực vật cô cho trẻ chơi trò chơi sau
     * Trò chơi: Trò chơi ai nhanh hơn

+Chuẩn bị: Một số tranh về rau hoặc hoa, quả.

+ Cách chơi: Chơi theo nhóm hoặc chơi cá nhân

– Cách 1: Cô sắp xếp 3-4 đối tượng trong đó có 1 đối tượng không cùng nhóm với đối tượng còn lại.Trẻ phải tìm nhanh đối tượng không cùng nhóm với đối tượng còn lại.
       – Cách 2: Cô vẽ một số loại rau (quả) trong đó có một đối tượng không cùng

nhóm . trẻ chỉ ra và gọi được tên.

 – Qua việc tạo một số trò chơi nhằm tạo sự hứng thú cho trẻ hoạt động khám phá khoa học tôi thấy đạt được những kết quả sau:

 – Kết quả:  Trẻ rất hứng thu, mạnh dạn, tự tin có tính sáng tạo, tò mò và thông qua trò chơi trẻ tiếp thu lĩnh hội các kiến thức một cách dễ dàng và sâu sắc nhất .
      Biện pháp 3: Tạo điều kiện cho trẻ hoạt động trải nghiệm.

     –Trẻ mầm non là lứa tuổi rất hiếu động, thích khám phá, tìm tòi, thích được sờ, gửi,      

nắn…Vì vậy một trong những phương pháp giáo dục mang lại hiệu quả cao nhất đối với trẻ khi tổ chức hoạt động khám phá là phương pháp thực hành và trải nghiệm.             Thông qua các thao tác nhìn, sờ, nếm, ngửi…trẻ dễ dàng lĩnh hội nắm bắt và khắc sâu kiến thức. Khi tổ chức hoat động khám phá khoa học thiếu những thao tác thực hành trải nghiệm thì trẻ không tập trung, chú ý và sẽ không khắc sâu được kiến thức hoặc

 mauquên.
      – Vì trẻ mẫu giáo có sự tưởng tượng chưa phong phú, kinh nghiệm sống của trẻ còn ít nên tôi thường xuyên tận dụng các vật thật để dạy trẻ. Khi cho trẻ được tiếp xúc với vật thật thì tôi nhận thấy trẻ hứng thú và nắm bắt kiến thức một cách rõ ràng nhất. Qua đó trẻ được bộc lộ tính cách và được hình thành phát triển tâm lý và phát triển

thêm vốn từ cho trẻ.
       * Ví dụ: Ở chủ đề thực vật khi tìm hiểu về quả cam tôi dùng quả cam thật cho trẻ quan sát và trải nghiệm, cho trẻ nếm, ngửi và hỏi trẻ. Đây là quả gì?Con nhìn xem quả cam có hình gì? Màu gì? Hãy sờ xem vỏ của chúng có đặc điểm gì? muốn biết cam có mùi gì con hãy đưa lên mũi ngửi xem nào.

– Tôi bổ cam và cho trẻ nếm thử vị của cam sau đó hỏi trẻ về vị của cam (có trẻ nói chua, trẻ nói ngọt) từ đó tôi giải thích “Quả cam chưa chín có vị chua, còn quả cam chín có vị ngọt” khi được trải nghiệm thực tế thì trẻ đã nắm vững những kiến thức tôi muốn truyền đạt. Qua bài về quả cam tôi không những đã cho trẻ tìm hiểu một cách tổng quát về quả cam mà còn dạy trẻ kĩ năng bổ cam và vứt rác đúng nơi quy định. Qua việc tạo điều kiện cho trẻ hoạt động trải nghiệm tôi thấy trẻ đạt được kết quả sau:

– Kết Quả: Trẻ được mở rộng, khả năng quan sát, tri giác của trẻ phát triển tốt đa số trẻ thể hiện được tính tích cực chủ động khi quan sát đối tượng trong quá trình quan sát trẻ tỏ ra nhanh nhẹn linh hoạt và phát triển nhiều vốn kinh nghiệm, vốn từ của trẻ trở nên phong phú hơn khả năng diễn đạt tốt hơn.

Biện pháp 4: Nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh và phân loại ở trẻ

     – Một trong những phương pháp quan trọng và không thể thiếu đối với khám phá khoa học là quan sát, so sánh và phân loại. Với mỗi bài tuỳ thuộc vào đối tượng cho trẻ làm quen, tôi tìm những cách vào bài khác nhau để gây sự chú ý, tò mò của trẻ, có thể dùng câu đố, bài hát… Để trẻ nhận biết đối tượng bằng tranh ảnh và đồ vật, vật thật và mô hình. Với mỗi đối tượng trẻ được làm quen, trẻ được quan sát thật kỹ, trẻ biết đưa ra ý kiến nhận xét của mình, cùng với đó là câu hỏi gợi mở của cô, cứ mỗi lần làm quen như vậy tôi lồng ghép nội dung giáo dục vào bài. Trẻ không những hiểu về vật đó mà còn có cách ứng xử, hành động với chúng.

      – Qua các buổi dạo chơi, thăm quan, hoạt động ngoài trời… khi trẻ quan sát tôi hướng trẻ sử dụng mọi giác quan để trẻ có thể chỉ ra chọn vẹn đối tượng đó. Qua hoạt động cho trẻ quan sát cô đưa ra các câu hỏi đàm thoại để cho trẻ so sánh và phân loại từ đó sẽ phát huy khả năng sáng tạo và tư duy cho trẻ

-Ví dụ : Cô cho trẻ quan sát một số loại hoa khác nhau, hướng trẻ nhận biết tên các loai hoa, màu sắc đặc điểm của hoa cụ thể cánh hoa như thế nào? Cho trẻ sờ cánh hoa thấy mịn và nhẵn, đưa hoa nên ngửi có mùi thơm .

– Qua việc nâng cao kỹ năng quan sát , so sánh và phân loại ở trẻ tôi thấy đạt được kết quả sau.

      – Kết Quả:Trẻ được quan sát kỹ, biết được đầy đủ các đặc điểm của đối tượng nên trẻ so sánh rất tốt và phân loại rất nhanh, qua đó tôi còn giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường

      Biện pháp 5: Kết hợp với phụ huynh

       – Để nâng cao chất lượng hoạt động của trẻ trong trường mầm non để có sự giáo dục toàn bộ giữa gia đình và nhà trường giáo viên phải trao đổi với các bậc phụ huynh để phụ huynh giúp trẻ phát huy tính sáng tạo, tư duy của trẻ trong việc khám

khá sự vật hiện tượng xung quanh ở mọi lúc mọi nơi.

       * Ví dụ: Trong chủ đề “Thế giới thực vật” Hôm nay tôi cho trẻ làm thí nghiệm: “Tìm hiểu về sự nảy mầm của cây”.

       -Trẻ được tham gia trải nghiệm và thực hiện công việc xong do thực nghiệm

cần thời gian trẻ mới thu được kết quả và có thể một số trẻ nghỉ, thông qua trao đổi với phụ huynh phụ huynh nắm được từ đó tạo điều kiện cho trẻ được thực hiện việc gieo hạt ở nhà, khi được cô thường xuyên hỏi thăm về sản phẩm thì trẻ tỏ ra rất hứng thú, khi chính trẻ thực hiện và khám phá.

       – Kết Quả: Qua việc trao đổi với phụ huynh về việc nâng cao chất lượng hoạt động của trẻ trong trường mầm non để có sự giáo dục toàn bộ giữa gia đình và nhà trường. Tôi nhận thấy phụ huynh rất ủng hộ và tham gia giúp đỡ con em mình, vì phần lớn là trẻ em nông thôn nên đặc biệt các sẩn phẩm của nông nghiệp được phụ huynh ủng hộ rất nhiệt tình.

 III. KÊT QUẢ THỰC HIỆN

  • Đối với trẻ :

– Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học, phát triển khả năng tư duy cao hơn

– Trẻ tò mò, thích khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh .

  • Qua quan sát kết quả của lớp mình phụ trách sau khi áp dụng cho ta thấy.

+ Trẻ có khả năng tìm tòi khám phá đối tương đạt 33/36 chiếm tỷ lệ 91,6 %

+ Khả năng nhận biết đặc điểm rõ nét của đối tượng đạt 32/36  chiếm tỷ lệ 88,8%

+Trẻ biết so sánh nhận xét đặc điểm là 32/36 chiếm tỷ lệ 88,8 %

+ Trẻ biết phân loại theo đối tượng là 31/36 chiếm tỷ lệ 86,1 %

+Trẻ biết suy luận giải thích mối liên hệ là 30 /36 chiếm tỷ lệ 83,3 %

  • Đối với giáo viên:

Đã nắm chắc phương pháp của hoạt động khám phá khoa học theo hình thức đổi mới.

– Qua rèn luyện tôi thấy bản thân có nhiều tiến bộ, tự tin, thoải mái khi dạy, tổ chức tiết học một cách linh hoạt, không gò bó, không thụ động, không ngại trước các trải nghiệm, thí nghiệm .

Trên đây là bài thuyết trình của tôi về “một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi  học tốt hoạt động khám phá khoa học” mà tôi đã tiến hành trên lớp và đạt kết quả tốt.

Cuối cùng tôi xin kính chúc ban tổ chức, ban giám khảo mạnh khỏe – hạnh phúc,

chúc hội thi thành công tốt đẹp. 

                                               Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hồng bạch, ngày…….tháng…….năm 2021

Người viết

 

Phạm Thị Nguyệt