BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN – MỤC LỤC Lời mở đầu I. BÌNH LUẬN QUY ĐỊNH PHÁP – Studocu

———————————————————————————–

MỤC LỤC

Lời mở đầu

I. BÌNH LUẬN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT……………………………………………………

  1. Cơ sở lý luận………………………………………………………………………………………
    1 Khái quát về quyền tự do kinh doanh:………………………………………………
    1 Những điểm liên quan đến quyền tự do kinh doanh theo quy định của
    pháp luật………………………………………………………………………………………………
  2. Các quyền của doanh nghiệp quy định tại Điều 7, Luật Doanh nghiệp 2020:. 6
  3. Những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp, công ty:……………………………………
  4. Về chấm dứt doanh nghiệp: Khoản 1 Điều 207 có quy định về các trường hợp
    doanh nghiệp bị giải thể:…………………………………………………………………………….
  5. Kết luận:…………………………………………………………………………………………….

II. MINH HỌA BẰNG VỤ VIỆC…………………………………………………………………

  1. Tình huống:………………………………………………………………………………………..
  2. Vấn đề pháp lý đề cập:…………………………………………………………………………
  3. Căn cứ pháp lý:……………………………………………………………………………………
  4. Nhận xét:……………………………………………………………………………………………

Lời kết

LỜI NÓI ĐẦU

Việc đảm bảo một môi trường kinh doanh thuận lợi có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Thấu hiểu
điều đó, Hiến pháp đã ghi nhận quyền tự do kinh doanh là quyền cơ bản của con
người, quyền đó được công nhận, tôn trọng, bảo vệ như những quyền khác. Bài
tiểu luận sau đây sẽ làm rõ về quyền tự do kinh doanh, khung pháp lý điều chỉnh

Kết luận: Người kinh doanh có quyền được hành xử theo nhiều cách khác
nhau để đáp ứng các nhu cầu của mình và đồng thời tuân thủ những nghĩa vụ
được đặt ra để nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những người khác

1 Những điểm liên quan đến quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp
luật
Trước đây quyền tự do kinh doanh không được nhà nước khuyến khích trong
Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980. Mãi đến Hiến pháp 1992, bản hiến pháp
đầu tiên của thời kì đổi mới và mở cửa, quyền tự do kinh doanh mới xuất hiện
tại Điều 57: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”.
Kế thừa tinh thần đó, quyền tự do kinh doanh trong Hiến pháp 2013 đã có một
bước tiến mới, mang tính cởi mở hơn với quy định tại Điều 33: “Mọi người có
quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”.

Điểm mới trong quyền tự do kinh doanh quy định tại Hiến pháp 2013 so với
Hiến pháp 1992 chính là quyền tự do kinh doanh không chỉ còn của riêng công
dân Việt Nam mà đã trở thành quyền của mọi người. Hướng sửa đổi này đã khắc
phục mâu thuẫn tồn tại bấy lâu nay giữa các đạo luật trong lĩnh vực kinh doanh
với Hiến pháp 1992, bởi từ năm 1987, khi đạo luật Luật Đầu tư nước ngoài ở
Việt Nam được thông qua, chúng ta đã thừa nhận tự do kinh doanh không chỉ là
đặc quyền của công dân Việt Nam mà còn là quyền Nhà nước Việt Nam dành
cho các nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp 2020 tiếp tục khẳng định quyền tự do kinh
doanh ngành, nghề mà pháp luật không cấm

Nội dung quyền tự do kinh doanh bao gồm:

(i) Quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh:

Khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp có
quyền: “1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm”. Vậy thì
doanh nghiệp có thể lựa chọn bất cứ ngành nghề nào mà trong giấy chứng
nhận đăng kí doanh nghiệp không cần ghi nhanh nghề kinh doanh, miễn

là ngoài danh mục nghề cấm (Có 8 ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh
trong Luật đầu tư 2020).

(ii) Quyền tự do lựa chọn mô hình kinh doanh:

Cá nhân có quyền quyết định vốn đầu tư, miễn là đáp ứng quy định về
vốn pháp định tối thiểu nếu là kinh doanh một số ngành nghề đặc thù theo
quy định vd: kinh doanh bất động sản cần vốn pháp định 20 tỷ đồng.

(iii) Quyền tự do lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế:

Các hoạt động kinh doanh chỉ có thể tiến hành khi các chủ thể kinh doanh
xác lập tư cách pháp lý. Họ có khả năng quyết định lựa chọn loại hình
kinh doanh phù hợp như hình thức kinh doanh không cần đăng kí, hộ
kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần. Mọi tổ chức, cá nhân có quyền thanh lập và
quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này. Về việc
thành lập doanh nghiệp, khoản 2, Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020 có
quy định những đối tượng không được thành lập doanh nghiệp.

(iv) Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức huy động vốn:

Cá nhân, doanh nghiệp có quyền tự do lựa chọn đối tác giao dịch trong
kinh doanh. Chủ thể kinh doanh có quyền quyết định tăng vốn vay hay
vốn điều lệ, cách thức tăng vốn vay thông qua hợp đồng hay thông qua
phát hành trái phiếu.

(v) Quyền tự do hợp đồng, tự do kết ước:

Cá nhân, tổ chức có quyền tự do lựa chọn khách hàng, đối tác làm ăn,
được tự do thỏa thuận nội dung giao kết hợp đồng. Các văn bản pháp quy
có quy định về nội dung của hợp đồng theo hướng các chủ thể phải thỏa
thuận đầy đủ các điều khoản chủ yếu để đảm bảo hiệu lực hợp đồng, thỏa
thuận về nội dung hợp đồng không thể trái với quy định của pháp luật.
Ngoài ra, cá nhân, doanh nghiệp còn có quyền tự do thỏa thuận thay đổi
nội dung hợp đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng, tự do thỏa thuận
điều kiện đảm bảo để thực hiện hợp đồng.

  1. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh
    doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy
    định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

  2. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

  3. Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực
    không theo quy định của pháp luật.

  4. Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

  5. Quyền khác theo quy định của pháp luật

3. Những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp, công ty:

 Trụ sở công ty: theo quy định tại điều 42, Luật doanh nghiệp 2020.
 Lựa chọn loại hình doanh nghiệp.
 Đặt tên công ty: Theo quy định tại điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40,
Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020.
 Vốn điều lệ: Theo khoản 34 Điều 4, Khoản 2 Điều 24 Luật Doanh
nghiệp 2020.
 Ngành nghề kinh doanh: Theo Điều 7 Nghị định số 01/2021 về đăng ký
kinh doanh.

4. Về chấm dứt doanh nghiệp: Khoản 1 Điều 207 có quy định về các trường
hợp doanh nghiệp bị giải thể:
a. Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có
quyết định gia hạn;
b. Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư
nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng
thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của
Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

c. Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật
này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại
hình doanh nghiệp;
d. Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật
Quản lý thuế có quy định khác.
5. Kết luận:
Có thể thấy người kinh doanh có quyền được hành xử theo nhiều cách khác
nhau để đáp ứng các nhu cầu của mình và đồng thời tuân thủ những nghĩa vụ
được đặt ra để nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những người khác.
Thông qua đây ta cũng thấy được khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của các
chủ thể kinh doanh từ hiến pháp cho đến các văn bản pháp luật và văn bản dưới
luật.

II. MINH HỌA BẰNG VỤ VIỆC

  1. Tình huống:

DNTN Giang Bình do ông Khánh làm chủ có trụ sở tại TP. HCM chuyên kinh
doanh điện máy. Vì muốn tăng thêm quy mô và mở phạm vi hoạt động kinh
doanh của minh nên ông có những dự định sau:

a) Ông Khánh mở thêm chi nhánh của DNTN Giang Bình tại Hà Nội

b) Ông Khánh thành lập thêm một DNTN khác kinh doanh ngành tổ chức, giới
thiệu và xúc tiến thương mại.

hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh .” Do đó ông A
không thể thành lập thêm một doanh nghiệp tư nhân khác.
Bàn về quy định pháp luật: Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một
doanh nghiệp tư nhân bởi vì chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách
nhiệm vô hạn bằng tài sản của minh đối với mọi hoạt động kinh doanh.
Vì thế, để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, đối tác, chủ nợ pháp luật
chỉ cho phép mỗi cá nhân chỉ thanh lập một doanh nghiệp tư nhân. Từ
đây cũng thấy rằng bên cạnh hưởng quyền tự do kinh doanh, chủ thể kinh
doanh cũng cần tuân thủ những nghĩa vụ được Pháp luật đặt ra để nhằm
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những người khác

c. Việc làm đó của DNTN Giang Bình là không hợp pháp vì theo Khoản 4
Điều 188 LDN 2020 quy định “DNTN không được quyền góp vốn thành
lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty
TNHH hoặc công ty cổ phần.” và theo Khoản 2 Điều 188 LDN 2020
quy định “DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.”
Bàn về quy định pháp luật: Từ điều khoản trên, ta cũng thấy rõ DNTN
không được mua cổ phần, góp vốn công ty khác. Thế nhưng bản thân ông
Khánh – chủ doanh nghiệp tư nhân, hoàn toàn có thể góp vốn, mua cổ
phần tại công ty khác với tư cách cá nhân. Bởi vì DNTN không có tư
cách pháp nhân, ông Khánh chịu trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ
công ty. Vì vậy, vốn góp hay cổ phần mà ông Khánh sở hữu tại công ty
khác cũng được coi là tài sản của DNTN Giang Bình

LỜI KẾT

Thông qua tình huống trên ta cũng phần nào hiểu được khung pháp lý
điều chỉnh quyền tự do lựa chọn loại hình kinh doanh, lựa chọn mô hình kinh
doanh, quyền lựa chọn hình thức, cách thức huy động vốn. Qua đó cũng thấy
được sự cần thiết của hoạt động tuyên truyền pháp luật cho các chủ thể kinh
doanh, để họ nắm bắt được quyền và nghĩa vụ của mình trong quyền tự do
kinh doanh.

Trên đây chính là nhận thức của em về quyền tự do kinh doanh dựa
trên kiến thức được học và kiến thức tham khảo.

Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn cô Dương Mỹ An vì những
tiết học bổ ích cũng như giải đáp thắc mắc của chúng em, từ đó giúp chúng
em hiểu hơn về môn học. Cảm ơn cô đã dành thời gian đọc bài tiểu luận này.