BÀI THU HOẠCH BDTX TIỂU HỌC MODULE 36, 37, 38 – Tài liệu text

BÀI THU HOẠCH BDTX TIỂU HỌC MODULE 36, 37, 38

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.35 KB, 20 trang )

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN TIỂU HỌC
MODULE 36, MODULE 37, MODULE 38

I. Module TH36: Kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm trong
công tác giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm
1. Mục tiêu: Sau khi học xong, người học đạt được các yêu cầu:
– Trình bày được khái niệm, phân loại các THSP trong công tác giáo dục
học sinh của người giáo viên chủ nhiệm.
– Xác định được qui trình giải quyết các THSP trong công tác giáo dục
học sinh của người giáo viên chủ nhiệm.
– Vận dụng qui trình giải quyết các tình huống cụ thể trong công tác giáo
dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm.
2. Nội dung:
2.1. Các khái niệm, phân loại tình huống sư phạm:
2.1.1. Các khái niệm:
– Tình huống: Theo từ điển tiếng việt năm 2008: “Tình huống là hoàn
cảnh diễn biến, thường bất lợi, cần đối phó” hay nói cách khác:
+ Tình huống là thực tế khách quan có sự diễn biến, thường là những diễn
biến bất lợi cần phải đối phó.
+ Tình huống là một hệ thống phức tạp gồm chủ thể và khách thể. Trong
đó chủ thể là người, còn khách thể là một hệ thống nào đó
+ Tình huống là sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian buộc
người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, chịu đựng
– Tình huống có vấn đề: Tình huống có vấn đề là trạng thái tâm lí xuất
hiện khi con người gặp phải tình huống gợi ra những khó khăn về mặt lí luận
hay thực tiễn mà họ thấy cần thiết và có khả năng vượt qua nhưng không phải
ngay tức khắc bằng những hiểu biết vốn có, bằng cách thức đã biết mà đòi hỏi
lĩnh hội tri thức mới và cách thức hành động mới, phải trải qua một quá trình
tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có.
– Tình huống sư phạm: Tình huống trong công tác giáo dục học sinh của
người giáo viên chủ nhiệm lớp là những sự kiện thực tế khách quan diễn ra có

tính chất bất thường liên quan đến trách nhiệm quản lý của người giáo viên chủ
nhiệm, buộc người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có biện pháp giải quyết thích hợp.
2.1.2. Phân loại tình huống
Có nhiều cách phân loại tình huống:
– Căn cứ theo tính vấn đề của tình huống có: Tình huống đúng sai (Mâu
thuẫn); Tình huống phản bác; Tình huống nghịch lý; Tình huống……
– Căn cứ theo tính logic của vấn đề có thể có: Tình huống đối thoại; Tình
huống nghịch lí; Tình huống những sự kiện mâu thuẫn; Tình huống tranh luận
biện chứng; Tình huông hai bên cùng tranh luận và hai bên cùng đúng
– Căn cứ vào phạm vi vấn đề có: Tình huống thông thường; Tình huống
có vấn đề; Tình huống sư phạm.

2.2. Qui trình giải quyết tình huống sư phạm
Để giải quyết tình huống sư phạm cần thực hiện theo qui trình sau:
Bước 1: Xác định vấn đề
Bước 2:Thu thập thông tin và dữ kiện thích hợp
– Xem xét các thông tin và các dữ kiện có sẵn. Thu thập thêm dữ kiện mới
qua khảo sát….
– Sắp xếp, phân tích xử lý dữ kiện
+ Nhận biết chứng cứ cần thiết; Thu thập chứng cứ; Sắp xếp chứng cứ
(chuyển dịch, giải thích, phân loại)
+ Phân tích chứng cứ
Bước 3: Xây dựng các giả thuyết và chọn giải pháp
Tìm tòi các mối quan hệ khác nhau để đưa ra các suy luận logic; Phát biểu
các giả thuyết
Bước 4: Lựa chọn giải pháp
Tìm kiếm các mối quan hệ có liên quan trong tình huống; tìm điểm giống
và khác nhau giữa các giải pháp và lựa chọn giải pháp tốt nhất
Bước 5: Đánh giá kết quả, đưa ra kết luận và áp dụng

Đưa ra kết luận, thử nghiệm để xem xét chứng cứ mới và khái quát hóa
kết quả
VẬN DỤNG MODULE 36:
Yêu cầu: Xây dựng được các bài tập tình huống sư phạm.
BÀI LÀM
Tình huống 1
MẸ BẠN VỪA MẤT
Nguyễn Văn Sơn là học sinh lớp 4. Sơn nghỉ học đã gần một tuần nay mà
lớp chưa rõ lý do. Trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, Cô M – giáo viên chủ
nhiệm hỏi:
– Em nào ở gần nhà bạn Sơn ?
– Thưa thầy em ạ! Bạn Tuấn đứng lên trả lời.
– Em có biết vì sao bạn Sơn lại nghỉ học không? Thầy hỏi tiếp.
– Thưa thầy, bạn Sơn chỉ còn mẹ, mà mẹ bạn ấy lại vừa mới mất ạ! Tuấn
đáp giọng buồn buồn.
Câu hỏi

– Cô chủ nhiệm lớp đã quản lý học sinh tốt chưa?
– Bài học nào nên rút kinh nghiệm từ tình huống này?
Tình huống 2
THẦY ĐÂU BIẾT…
Đã vào giờ học được 15 phút, Thắng mới rụt rè xin vào lớp. Thầy chủ
nhiệm lớp 5C với gương mặt tức giận quay ra và quát:
– Đứng ngoài đó.
Thắng chưa kịp nói gì thì thầy đã nói tiếp:
– Em sẽ không được vào lớp ngày hôm nay, vì em đã đi học muộn 3 buổi
trong tuần này rồi.
Nói xong, thầy quay vào giảng bài tiếp mà không để ý đến hôm đó trời rất lạnh.
Thắng im lặng, co ro ngoài cửa lớp. Cả lớp nhìn bạn ái ngại. Thầy có biết

đâu mẹ Thắng đang nằm viện, bố thắng lại đi làm xa chưa về kịp. Thắng vừa phải lo
cho mẹ lại vừa phải lo cho em nhỏ còn đang học lớp một nên đi học muộn.
Câu hỏi
– Cái sai của thầy chủ nhiệm trong tình huống này là ở chỗ nào?
– Bài học cần thiết nào nên rút ra từ tình huống này?
Tình huống 3
“THƯA CÔ…. EM BỊ MẤT TIỀN”
Hồi trống báo hiệu tiết học sau giờ ra chơi vang lên. Cô giáo bước vào lớp
và bắt đầu bài giảng. Nhưng bài học mới chỉ bắt đầu được vài phút thì một học
sinh đứng lên nói thất thanh “thưa.. ưa..ưa..cô, em bị mất tiền ạ. Em mang tiền đi
để đóng tiền may đồng phục. Sau giờ ra chơi vào em không thấy đâu”.
Cả lớp nhốn nháo, em học sinh bị mất tiền không ngừng khóc. Nếu bạn là
giáo viên đó bạn sẽ làm gì?
1. Yêu cầu học sinh đó ngồi xuống và nói: “tiền em mang đi thì phải cất
giữ cẩn thận chứ. Bây giờ mất rồi cô biết làm thế nào”
2. Ngừng ngay bài giảng để “truy tìm thủ pham”
3. Khuyên em học sinh bình tĩnh, rồi dạy tiếp. Dành thời gian cuối giờ để
giải quyết.
Câu hỏi:
– Phân tích ưu và nhược của mỗi cách giải quyết
– Trình bày cách giải quyết của bạn
Tình huống 4
CUỘC TRANH CÃI

Vào giờ học, khi bạn đang viết đầu bài lên bảng thì thấy ở dưới lớp co
tiếng tranh cãi nhau rất to
– Cậu lấy bút của tớ
– Tớ có lấy bút của cậu đâu
– Lúc nãy tớ thấy vừa khen bút của tớ đẹp mà bây giờ không thấy đâu

nữa. Câu hỏi:
Trước tình huống đó bạn sẽ làm gì? Vì sao
Tình huống 5
TẬP VIẾT LẠI
Bạn mới được phân công dạy một lớp trong trường. Trong tiết đầu tiên
lên lớp, vừa viết lên bảng vài chữ thì bên dưới có tiếng học sinh nói to.
Chữ thầy xấu quá, thầy về tập viết lại đi.
Câu hỏi:
– Trong tình huống trên bạn nên giải quyết như thế nào
– Bài học kinh nghiệm rút ra từ tình huống đó
Tình huống 6
“HAI..BA….”
Trong giờ âm nhạc, một cô giáo dạy hát cho học sinh. Cứ mỗi khi cô bắt
nhịp một câu hát “Kìa chú là chú ếch con, có hai là hai mắt tròn” hai ba để cho
học sinh hát theo, thì luôn luôn có một học sinh hát “Kìa chú là chú ếch con có
hai là hai mắt tròn hai ba”.
Câu hỏi:
– Nếu bạn là người giáo viên đó bạn làm như thế nào?
– Nếu bạn không dạy môn đó nhưng khi biết việc đó, bạn sẽ góp ý gì cho
giáo viên đó
Tình huống 7
NHẦM
Trong giờ lên lớp, bạn phát phiếu học tập cho HS. Khi vừa phát xong, lên
bàn giáo viên bạn phát hiện đã phát nhầm bài tập. Bạn giải quyết như thế nào:
Cách 1: Xin lỗi HS và đi thu lại bài tập đó và phát lại bài tập theo yêu cầu
Cách 2: – Bạn yêu cầu HS xem bài tập vừa phát và hỏi học sinh phát hiện
được điều gì?
– Yêu cầu HS bảo quản bài tập đó để hoạt động sau sẽ dùng
– Phát bài tập đúng với yêu cầu.

Câu hỏi:
– Bạn sẽ chọn cách giải quyết nào? Vì sao
– Ngoài 2 cách trên bạn có cách giải quyết khác không
Tình huống 8
CÔ ĐÃ SAI
Trong giờ sinh hoạt tập thể, cô giáo tổ chức cuộc thi đố vui có thưởng
(phần câu hỏi và đáp án do cô giáo chuẩn bị) Sau khi đọc câu hỏi, cô giáo gọi
học sinh trả lời, một học sinh trả lời đúng rồi mà cô cứ bắt trả lời lại nhiều lần
với lý do gần đúng rồi. Các em học sinh trong lớp vẫn ngoan ngoãn đưa tay xin
trả lời. Các câu trả lời sau của các em có sửa chút ít về ngôn từ nhưng nội dung
vẫn không thay đổi. Cô giáo vẫn cho là chưa đúng. Cả lớp bắt đầu xôn xao. Nghi
ngờ cô xem lại câu hỏi và đáp án trả lời mới thấy mình đã sai.
Trong tình huống đó có thể có hai cách giải quyết:
1. Cô cố tình nói là sai để thử các em.
2. Cô đã nhầm và các em đúng. Tất cả các em trả lời đúng đều xứng đáng
nhận phần thưởng.
Câu hỏi:
Bạn sẽ chọn cách giải quyết như thế nào? Vì sao
Tình huống 9
CÔ CHẤM ĐIỂM KHÔNG CÔNG BẰNG!
Khi tan học, cô giáo chủ nhiệm nghe thấy hai học sinh lớp mình nói nói
chuyện với nhau: Hôm nay bạn Hoa đọc thế mà cô cũng cho điểm 10, trong khi
bạn Thủy đọc tốt hơn lại chỉ được 8 điểm. Đúng là cô không công bằng.
Câu hỏi
– Bạn nên xử lí ra sao khi nghe học sinh nói như vậy?
– Bài học rút ra từ tình huống trên là gi
Tình huống 10
ĐƯỢC KHEN KHI ĐI HỌC MUÔN
Đầu năm cô Hoa đã cho học sinh tìm hiểu nội qui trong đó có qui đinh

không được đi học muộn. Và cô đã thống nhất với cả lớp, nếu đi học muộn sẽ bị
phạt. Trong những tuần tiếp theo cô Hoa thực hiện đúng qui định đó, ai đi học
muộn đều bị phạt. Hôm nay khi có một học sinh đi học muộn, sau khi hỏi lý do
cô Hoa lại tuyên dương em trước lớp. Lúc đó cả lớp đều “nhao nhao” thắc mắc.
Câu hỏi
– Theo bạn vì sao cô Hoa lại làm như vậy?
– Trong trường hợp đó bạn sẽ giải quyết tình huống đó như thế nào?
Tình huống 11
PHỤ HUYNH BAO CHE KHUYẾT ĐIỂM CHO CON

Dũng được gia đình nuông chiều. Em ham chơi, nhiều lần đi học muộn, vi
phạm nội qui làm ảnh hưởng đến lớp. Trong lớp hay nói chuyện , làm việc
riêng…. Nhiều lần giáo viên chủ nhiệm lớp nhắc nhở mà em chưa sửa chữa
khuyết điểm. Giáo viên chủ nhiệm lớp buộc phải mời gia đình em đến gặp để
trao đổi tìm biện pháp giúp đỡ em. Khi gặp giáo viên chủ nhiệm, gia đình lại có
thái độ bao che khuyết điểm cho con. Họ đưa ra đủ lí do: nào con đi học muộn,
hay không chuẩn bị bài do bận công việc gia đình…
Câu hỏi
Trước tình trạng như vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp nên có cách tác động
đến gia đình và bản thân em Dũng như thế nào cho có hiệu quả?
Tình huống 12
TÂM SỰ
Trang là một học sinh khối lớp 5 có năng khiếu hát. Nhà trường quyết
định đưa em vào danh sách đội tuyển văn nghệ của trường. Nhưng khi em báo
tin vui với cha mẹ em thì cha mẹ em kiên quyết không đồng ý mà chỉ muốn em
tập trung vào việc học các môn học vì năm nay là năm cuối cấp. Em rất buồn và
muốn bạn, giáo viên chủ nhiệm, giúp đỡ em thuyết phục bố mẹ.
Câu hỏi:
– Bạn có đồng quan điểm với bộ mẹ của em Trang không? Vì sao

– Bạn sẽ thuyết phục cha mẹ của em Trang như thế nào
Tình huống 13
“CÀNG HỌC CÀNG NGU”
Bạn là giáo viên chủ nhiệm lớp 2. Một hôm đến thăm gia đình học sinh, vì
mấy hôm nay em không đi học. Khi chuẩn bị gõ cửa để vào nhà thì nghe thấy
trong nhà tiếng phụ huynh đang mắng học sinh ‘Thầy cô giáo dạy như thế nào
mà sao càng đi học, càng học nhiều lại càng ngu đi thế này”
Câu hỏi:
– Bạn suy nghĩ gì về câu nói của phụ huynh?
– Trong tình huống đó bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Tình huống 14
“ NGHỈ HỌC”
Trong lớp của cô Hồng có một học sinh bị bệnh “tự kỷ”, trong các tiết học
em không học được gì chỉ ngồi chơi một mình. Giờ ra chơi em thường xuyên bị
các bạn trêu chọc. Khi biết tình hình đó, phụ huynh của em xin phép cho em
nghỉ không đi học nữa. Cô Hồng rất mừng vì thế là “thoát nợ” nên đồng ý với
gia đình ngay.
Câu hỏi:
– Bạn có tán thành cách giải quyết của cô Hồng không? Vì sao
– Nếu là các bộ quản lý của cô Hồng, bạn sẽ làm gì

Tình huống 15
ĐIỂM KIỂM TRA
Trong khi chấm bài kiểm tra, bạn thấy bài làm có bài của em Hùng là một
trường học sinh học ở mức độ trung bình nhưng bài kiểm tra lại rất tốt, đạt điểm
10, trong khi bài kiểm tra cũng có bài tương đối khó.
Câu hỏi:
– Bạn có suy nghĩ gì với trường hợp đó không hay vẫn chấm điểm như
bình thường?

– Khi trả bài kiểm tra bạn xử lý như thế nào?
II.
Module TH37: Những vấn đề chung về tổ chức hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
1. Mục tiêu: Sau khi học xong, người học đạt được các yêu cầu:
– Hiểu rõ về mục tiêu, nguyên tắc, yêu cầu, tầm quan trọng của hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học.
– Biết đuợc tình hình tổ chúc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ờ tiểu
học hiện nay.
– Biết cách tổ chức hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2. Nội dung:
2.1. Mục tiêu, nguyên tắc, yêu cầu, tầm quan trọng của hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học:
2.1.1. Mục tiêu:
– Củng cố, khắc sâu những kiến thức đã được học qua các môn học ở trên lớp.
– Phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội, từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức của các em.
– Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng ban đầu, cơ bản cần
thiết phù hợp với sự phát triển chung của trẻ (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia
các hoạt động tập thể, kĩ năng nhận thức,…)
– Góp phần hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác cho học sinh
trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị- xã hội. Trên cơ sở đó, bồi
dưỡng cho trẻ thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, thái độ có
trách nhiệm đối với công việc chung.
2.1.2. Nguyên tắc tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường Tiểu học
Để thực hiện được các mục tiêu trên, việc tổ chức hoạt động GDNGLL ở
trường tiểu học phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
– Hoạt động GDNGLL phải tạo cơ hội cho HS được phát triển tối đa tiềm
năng của bản thân; tạo cơ hội để các em được rèn luyện, phát triển toàn diện về
các mặt: đạo đức, kĩ năng sống, thẩm mĩ, trí tuệ, thể chất, lao động, …

– Nội dung và hình thức hoạt động GDNGLL phải phong phú, đa dạng,
tươi vui, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi tiểu học, đáp ứng được nhu cầu hoạt
động của HS, hấp dẫn thu hút HS, không mang tính chất áp đặt, nặng nề, khô
cứng, gây nhàm chán cho các em.

– Hoạt động GDNGLL phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm, điều kiện,
hoàn cảnh thực tế của nhà trường (thời lượng, điều kiện cơ sở vật chất, trang
thiết bị, đội ngũ GV, công nhân viên nhà trường, khả năng tài chính, khả năng
đóng góp của phụ huynh,…); phải gần gũi với cuộc sống thực tiễn của HS; phải

phù hợp với đặc điểm văn hóa địa phương và yêu cầu giáo dục của từng vùng,
miền, địa phương.
– Tổ chức hoạt động GDNGLL phải đảm bảo huy động được sự tham gia
tích cực của HS vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động một cách phù hợp
với khả năng của các em: từ đề xuất ý tưởng hoạt động; thiết kế, lập kế hoạch
hoạt động; chuẩn bị nội dung, nhân lực, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động;
đến tiến hành và đánh giá kết quả hoạt động.
– Các hoạt động GDNGLL ở trường tiểu học cần phải được bố trí, sắp xếp
đan xen với việc dạy học các môn học khác, với các hoạt động giáo dục khác
của nhà trường một cách hợp lí nhằm phát huy được tính tích cực học tập, giáo
dục của HS, tránh gây áp lực nặng nề cho GV và HS.
– Hoạt động GDNGLL đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: tổng phụ trách Đội, lãnh đạo nhà
trường, GV dạy nhiều môn, GV dạy môn chuyên biệt, cha mẹ HS, Ban đại diện
cha mẹ HS, cán bộ các trung tâm văn hóa, các trung tâm thể dục thể thao ở địa
phương, các chuyên gia, các nhà hoạt động xã hội, cộng đồng địa phương,…
Tuy nhiên, tổng phụ trách Đội phải giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức và
quản lí các hoạt động GDNGLL theo quy mô trường. Còn GV chủ nhiệm phải là

người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức và quản lí các hoạt động
GDNGLL theo quy mô lớp/nhóm.
– Hoạt động GDNGLL ở tiểu học phải đảm bảo liên thông với hoạt động
GDNGLL ở THCS và THPT.
2.1.3. Các yêu cầu khi tổ chức giáo dục ngoài giờ lên lớp
Đa dạng hóa các hình thức HĐNGLL: khắc phục tính đơn điệu lập đi lập
lại vài hình thức đã quá quen thuộc với HS.
– Nắm vững nội dung hoạt động tháng, cụ thể hóa thành nội dung hoạt
động tuần.
– Lựa chọn các hình thức hoạt động cho phù hợp với nội dung tuần.
– Phát huy tính tích cực của HS.
– GVCN cần có những kỹ năng cần thiết để tổ chức hoạt động này có hiệu quả:
+ Kỹ năng đề ra mục tiêu
+ Kỹ năng thiét kế tiến trình hoạt động
+ Kỹ năng triển khai hoạt động
+ Kỹ năng huy động các lực lượng hỗ trợ
+ Kỹ năng đánh giá hoạt động
– Tăng cường vận dụng các thiết bị phục vụ cho hoạt động như máy vi
tính, projector…
– Tổ chức các nội dung sinh hoạt giáo dục ngoài giờ lên lớp kết hợp tổ
chức giới thiệu các trò chơi dân gian trong kế hoạch thực hiện “Phong trào thi
đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Cán bộ, giáo viên, nhân
viên, học sinh tự giác, tích cực tham gia phong trào, các tổ khối được phân công

xây dựng kế hoạch cần có sự chuẩn bị, đầu tư thời gian công sức thật chu đáo để
các buổi sinh hoạt thật sự sôi động thu hút sự tham gia của mọi học sinh.
2.2. Tình hình tổ chúc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ờ tiểu học
hiện nay:
Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học trong những năm qua đã có nhiều

sự chuyển biến rõ nét, đã được các cấp quản lý giáo dục, các trường, đội ngũ
giáo viên cũng như cộng đồng quan tâm và có các giải pháp tích cực nhằm nâng
cao chất lượng hoạt động. Hệ thống văn bản chỉ đạo cũng đã đề cập nhiều đến
việc tổ chức Hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là khi Bộ GD-ĐT phát động
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì việc
đầu tư cho Hoạt động ngoài giờ, việc gắn giáo dục với cộng đồng đã được chú
trọng nhiều hơn.
Song, bên cạnh đó, với tình hình hiện nay nội dung hoạt động ngoài giờ lên
lớp chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế , chương trình còn đơn điệu, cứng nhắc.
Vẫn còn Cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên chưa thực sự quan tâm
hoặc chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động Ngoài giờ lên lớp, gần như cho
rằng đó là nhiệm vụ , là hoạt động cuả tổ chức đoàn thể nhất là Chi đoàn và
Tổng phụ trách Đội .
Việc định hướng nội dung, hình thức về hoạt động ngoài giờ lên lớp ở
một số trường chưa có sự sáng tạo, hầu như vẫn còn lệ thuộc nhiều vào sự chi
phối của công văn 811/CV-SGD ngày 23/8/2004 v/v hướng dẫn hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp ở bậc Tiểu học. Lãnh đạo một số trường chưa có biện pháp
cụ thể, năng lực tổ chức hoạt động ngoài giờ còn của một số giáo viên vẫn còn
hạn chế.
Khá nhiều giáo viên thường dành thời gian của Hoạt động ngoài giờ lên
lớp để ôn kiến thức,kĩ năng , giải quyết các phần việc về lĩnh vực dạy học .
Nhiều trường ít chú ý đầu tư thời gian cho HĐNGLL bởi thường mất nhiều thời
gian, nếu tổ chức không tốt không những không mang lại lợi ích gì mà còn ảnh
hưởng chất lượng hoạt động dạy và học trên lớp, tốn kém kinh phí mà không có
nguồn tài chính hỗ trợ , có quan điểm còn cho đây là họat động vui chơi nên
không quan trọng, không cần thiết.
Nhìn chung, hoạt động NGLL vẫn còn chưa phát huy được hết ý nghĩa
thực chất của nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chưa thực
sự được các cấp quản lý và giáo viên đầu tư đúng nghĩa. Trong toàn ngành thực
hiện chưa được đồng bộ thống nhất , chưa có chiều sâu.

VẬN DỤNG MODULE 37:
Yêu cầu: Thiết kế giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
BÀI LÀM
Chủ đề
TẬP HÁT HÒ KHOAN LỆ THỦY
I. Mục tiêu:
– HS hiểu được Hò khoan là một nét văn hóa đặc sắc của người dân xứ Lệ.
– HS có ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị của Hò khoan Lệ Thủy.
– Trân trọng, yêu mến, tự hào nét văn hóa quê hương.
II. Chuẩn bị: Bài hát hò khoan ở tài liệu giáo dục địa phương.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Hoạt động khởi động:

– GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu
– HS nhắc lại mục tiêu.
2. Tìm hiểu về các làn điệu của Hò khoan.

– Trao đổi với bạn nội dung:
+ Bạn đã nghe hát Hò khoan chưa ? Theo bạn Hò khoan là nét văn hóa đặc
sắc của vùng nào?
+ Bạn hát Hò khoan được không?
– Nhận xét ý kiến của bạn.

– NT cho các bạn chia sẻ trong nhóm.
– Nhận xét, bổ sung ý kiến.

– Ban HT cho cả lớp chia sẻ .
– GV kết luận và giới thiệu về Hò khoan Lệ Thủy.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

– GV tập cho HS hát một bài trong ài liệu giáo dục địa phương.
– Ban HT cho cả lớp chia sẻ trước lớp
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
– Hát Hò khoan cho mọi người ở gia đình nghe. Tuyên truyền, vận động
mọi người cùng giữ gìn và phát huy

III. Module TH38: Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp ở tiểu học
1. Mục tiêu: Sau khi học xong, người học đạt được các yêu cầu:
– Hiểu rõ một sổ vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp.
– Xác định các nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ờ bậc Tiểu học.
– Biết các hình thúc tổ chúc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ờ bậc
Tiểu học.
2. Nội dung:
2.1. Một sổ vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

2.1.1. Khái niệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động GDNGLL là những hoạt động giáo dục được tổ chức theo các
chủ đề giáo dục từng tháng với thời lượng 4 tiết/tuần. (Chương trình giáo dục cấp
Tiểu học, Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05
tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Với quan niệm này
thì hoạt động GDNGLL, Hoạt động tự chọn và Hoạt động tập thể (sinh hoạt toàn
trường dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội TNTP HCM, sinh hoạt Sao Nhi
đồng) là những hoạt động giáo dục độc lập với nhau trong nhà trường.
Như chúng ta đã biết, hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động giáo dục

trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo

đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ HS yếu sao cho phù hợp
đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS tiểu học.
Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy
học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục phổ thông cấp
Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt
động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động
bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác.
2.1.2. Vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
– Hoạt động GDNGLL là một bộ phận quan trọng của chương trình giáo
dục nhà trường. Hoạt động GDNGLL nối tiếp hoạt động dạy học các môn văn
hóa; là con đường quan trọng để gắn học với hành, lí thuyết với thực tiễn, nhà
trường với xã hội. Hoạt động GDNGLL tạo cơ hội cho HS được thực hành, trải
nghiệm những điều đã học vào trong thực tiễn cuộc sống. Trên cơ sở đó củng cố,
khắc sâu, mở rộng những kiến thức, kĩ năng các môn học cho HS.
– Hoạt động GDNGLL có vai trò quan trọng góp phần giáo dục nhân cách,
phát triển toàn diện cho HS tiểu học.

– Các nghiên cứu về tâm lí – giáo dục cũng cho thấy, nhiều nét tính cách cơ
bản của con người được hình thành trước và trong tuổi học đường. Việc tham gia
vào nhiều hoạt động GDNGLL phong phú, đa dạng sẽ tạo cơ hội cho HS được
thể hiện, bộc lộ, tự khẳng định bản thân; tạo cơ hội cho các em được giao lưu,
học hỏi bạn bè và mọi người xung quanh; tạo cơ hội thuận lợi cho HS được tham
gia một cách tích cực vào đời sống cộng đồng … Từ đó sẽ tác động tích cực đến
nhận thức, tình cảm, niềm tin và hành vi của HS, giúp các em phát triển nhiều
phẩm chất tích cực như: tinh thần đồng đội, tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái,

khoan dung, sự cảm thông, tính kỉ luật, trung thực, mạnh dạn, tự tin,…và giúp
các em phát triển những kĩ năng hoạt động tập thể và kĩ năng sống cơ bản như: kĩ
năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng ra quyết
định và giải quyết vấn đề, kĩ năng kiên định, kĩ năng tư duy phê phán, tư duy
sáng tạo, kĩ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng thương lượng, kĩ năng hợp tác,
kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng quản lí thời
gian, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, … Xét ở phạm vi rộng hơn, hoạt động
GDNGLL còn tạo điều kiện để HS được tham gia, được hội nhập vào dòng chảy
các hoạt động chung của trẻ em ở địa phương, đất nước, khu vực và trên thế giới.
Điều này giúp phát triển năng lực hoạt động thực tiễn, năng lực hoạt động chính
trị – xã hội, năng lực hòa nhập cộng đồng cho HS. Đó chính là những phẩm chất
và năng lực cơ bản, cần thiết của người công dân Việt Nam để đáp ứng yêu cầu
thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.
– Thông qua các hình thức hoạt động như: trò chơi, tham quan du lịch, cắm
trại, thể dục thể thao, văn hóa, nghệ thuật,…, hoạt động GDNGLL còn giáo dục
HS tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, giúp các em phát triển thể chất và
thẩm mĩ; đồng thời giúp các em giải tỏa những mệt mỏi, căng thẳng trong quá
trình học tập cả ngày ở trường.
2.1.3. Các đặc điểm của hoạt động GDNGLL ở tiểu học
– Họat động GDNGLL phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS tiểu học
– Hoạt động GDNGLL mang tính linh hoạt, mềm dẻo, mở hơn hoạt động dạy học.

– Nội dung hoạt động GDNGLL mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức
của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục, sống một cách dễ dàng,
thuận lợi hơn.
– Các hình thức đa dạng của hoạt động GDNGLL giúp cho việc chuyển tải
các nội dung giáo dục tới HS một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn.
– Hoạt động GDNGLL có khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo
dục trong và ngoài nhà trường.
2.1.4. Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp ở

trường tiểu học
Thực hiện chương trình về tổ chức hoạt động:

– Mỗi lớp cử 01 đ/c một giáo viên trưởng khối. Trước khi tổ chức các hoạt
động trưởng khối tổ chức họp GVCN của khối để xây dựng kế hoạch hoạt động
và gửi về Ban hoạt động NGLL để theo dõi kiểm tra.
– Trong qua trình tổ chức hoạt động Ban HĐ NGLL đã sử dụng linh hoạt
các phương pháp nhằm mang lại hiệu quả cao trong công việc HĐ NGLL như:
Phương pháp thảp luận nhóm, Phương pháp đóng vai, Phương pháp giả quyết vấn
đề, Phương pháp tình huống, phương pháp giao nhiệm vụ, Phương pháp trò chơi,
Phương pháp tổ chức hoạt động giao lưu, Phương pháp diễn đàn.
– Đối với những hoạt động lớn, trước khi thực hiện các hoạt động thì Ban
HĐNGLL của trường phối hợp với Công đoàn trường, Đoàn Đội và các phòng
ban, tổ trong nhà trường trong việc xây dựng, phổ biến và thực hiện các kế hoạch;
Tham mưu với nhà trường ra Quyết định thành lập BTC, BGK, phân công nhiệm
vụ cụ thể. Đối với các lớp căn cứ theo kế hoạch phải có sự chuẩn bị tốt về mọi
mặt để tham gia tốt các hoạt động.
2.2. Các nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ờ bậc Tiểu học:
Hiện nay, theo chỉ đạo của Bộ, các hoạt động GDNGLL ở trường tiểu học
được cấu trúc theo chủ đề từng tháng, gắn với những ngày lễ lớn trong năm và
đặc điểm nhà trường. Cụ thể:
Tháng

Chủ đề

Nội dung giáo dục chủ yếu
– Giáo dục về truyền thống nhà trường,
về nội quy trường lớp
– Giáo dục an toàn giao thông

– Vui Trung Thu

9

Mái trường thân yêu của em

10

Vòng tay bạn bè

– Giáo dục tình cảm bạn bè
– Giáo dục nhân ái, nhân đạo

11

Biết ơn thầy cô giáo

– Giáo dục lòng kính trọng và biết ơn
thầy cô giáo
– Giáo dục bảo vệ môi trường
– Giáo dục lòng tự hào và biết ơn đối
với những người đã ngã xuống vì độc
lập tự do của Tổ quốc
– Giáo dục sức khỏe

12

Uống nước nhớ nguồn

1

Ngày Tết quê em

– Giáo dục truyền thống dân tộc

2

Em yêu Tổ quốc Việt Nam

– Giáo dục tình yêu đối với quê hương,
đất nước
– Giáo dục tình cảm yêu quý đối với bà,

3 Yêu quý mẹ và cô giáo

4 Hòa bình và hữu nghị

5 Bác Hồ kính yêu

mẹ, cô giáo, chị em gái; tôn trọng, thân
thiện, đoàn kết với các bạn gái
– Giáo dục tình đoàn kết hữu nghị giữa
các dân tộc, các quốc gia trên thế giới
– Hiểu biết và tự hào về chiến thắng 304-1975
– Giáo dục tình cảm kính yêu Bác Hồ,
– Giáo dục ý thức đội viên Đội TNTP
HCM

2.3. Các hình thúc tổ chúc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ờ bậc

Tiểu học:
Hình thức hoạt động GDNGLL ở trường tiểu học rất phong phú, đa dạng.
Dưới đây là một số hình thức phổ biến:
– Hoạt động thư viện
– Trò chơi tập thể, trò chơi dân gian (bịt mắt bắt dê, kéo co, rồng rắn lên
mây, nhảy dây, ô ăn quan, mèo đuổi chuột, chim bay cò bay, ném còn, …)
– Hát các bài hát thiếu nhi, hát dân ca, múa tập thể, múa dân gian (múa
nón, múa quạt, nhảy sạp, xòe Thái,…), đọc thơ, kể chuyện, diễn kịch.
– Vẽ tranh, triển lãm tranh
– Làm báo tường
– Thể dục thể thao (thể dục nhịp điệu, đá cầu, cầu lông, bóng bàn, bóng đá,
khiêu vũ thể thao, nhảy Hip hop,..)
– Tổ chức các ngày Hội (Ngày hội môi trường, Hội vui học tập, Hội hóa
trang, vui Trung Thu, Ngày hội của bà, của mẹ, Ngày Hội sức khỏe, Ngày hội
trao đổi đồ dùng, đồ chơi, sách truyện,…)
– Hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm như:
+ Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
+ Ngày quốc phòng toàn dân 22/12
+ Ngày thành lập Đảng CSVN 3/2
+ Ngày phụ nữ quốc tế 8/3
+ Ngày thành lập Đoàn TNCS HCM 26/3
+ Ngày thành lập Đội TNTP HCM 15/5
+ Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5

– Hoạt động tham quan, du lịch các di tích lịch sử, di tích văn hóa, các
danh lam thắng cảnh.
– Hoạt động nhân đạo (quyên góp ủng hộ các bạn HS nghèo vượt khó
trong lớp, trong trường, ở địa phương; ủng hộ nạn nhân chất độc da cam; ủng hộ
những người có hoàn cảnh khó khăn, bị thiên tai, bão lụt, người khuyết tật,…).

– Hoạt động đền ơn đáp nghĩa (thăm hỏi các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các
lão thành Cách mạng, các thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương).
– Hoạt động giao lưu (giao lưu, kết nghĩa giữa HS các lớp, các trường, các
địa phương và HS quốc tế; giao lưu giữa HS với các chuyên gia, các nhà hoạt
động xã hội, các cựu chiến binh, những người lao động giỏi ở địa phương, ….)
– Hoạt động môi trường (tổng vệ sinh trường lớp, đường làng, ngõ phố;
trồng cây, trồng hoa ở sân trường, vườn trường, đường làng, ngõ xóm; dọn rác ở
bãi biển; tìm hiểu về tình hình ô nhiễm môi trường và các hoạt động bảo vệ môi
trường ở địa phương;…)
– Hoạt động khéo tay hay làm (Làm búp bê, làm con rối, làm hoa giấy, làm
đèn ông sao, đèn xếp, may quần áo cho búp bê, cắm hoa, bày cỗ Trung Thu, làm
đồ chơi từ vỏ hộp, vỏ lon bia;…)
– Hoạt động câu lạc bộ:
+ Câu lạc bộ bóng đá, bóng bàn, võ thuật,…
+ Câu lạc bộ những người thích khám phá
+ Câu lạc bộ các nhà môi trường trẻ
+ Câu lạc bộ các nhà thiết kế thời trang trẻ
+ Câu lạc bộ khéo tay, hay làm
+ Câu lạc bộ những tuyên truyền viên trẻ tuổi
+ Câu lạc bộ Tiếng Anh/ Tiếng Nga/ Tiếng Pháp/Tiếng Trung…
+ Câu lạc bộ những người yêu động vật
+ Câu lạc bộ những người làm vườn trẻ
+ Câu lạc bộ ca hát
+ Câu lạc bộ hát dân ca
+ Câu lạc bộ kịch nói, kịch câm
+ Câu lạc bộ múa ba lê, múa dân tộc
+ Câu lạc bộ múa rối.

VẬN DỤNG MODULE 38

Yêu cầu: Trình bày các phương pháp giáo dục ngoài giờ lên lớp mà thầy,
cô đang thực hiện.
BÀI LÀM
Phương pháp tổ chức HĐGD NGLL ở trường TH rất đa dạng và phong
phú. ở đây có sự phối hợp giữa phương pháp giáo dục với phương pháp dạy học,
trên cơ sở đó giáo viên vận dụng cho phù hợp với nội dung và hình thức hoạt
động đã lựa chọn. Có thể giới thiệu một vài phương pháp cơ bản sau đây :
1. Phương pháp thảo luận nhóm
Khác với dạy học, thảo luận nhómtrong HĐGD NGLL là dựa vào trao đổi
ý kiến giữa các em học sinh với nhau về một chủ đề, một tình huống nảy sinh
trong hoạt động hay một nhiệm vụ được giao. Tuỳ từng hoạt động cụ thể, có thể
tổ chức cho học sinh thực hiện thảo luận theo nhóm lớn (cả lớp) hoặc nhóm nhỏ
(tổ hoặc nhỏ hơn).
2. Phương pháp đóng vai
Phương pháp đóng vai được sử dụng nhiều để đạt mục tiêu thay đổi thái độ
của học sinh đối với một vấn đề hay đối tượng nào đó. Phương pháp đóng vai
cũng rất có tác dụng trong việc rèn luyện về kỹ năng giao tiếp ứng xử của học
sinh. đóng vai là phương pháp giúp học sinh thực hành những cách ứng xử, bày
tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý
nghĩ sáng tạo của các em. Đóng vai thường không có kịch bản cho trước, mà học
sinh tự xây dựng trong quá trình hoạt động.
3. Phương pháp giải quyết vấn đề
Phương pháp giải quyết vấn đề (GQVĐ) là con đường quan trọng để phát huy
tính tích cực của học sinh. Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải
quyết chúng chưa có quy luật sẵn cũng như những tri thức, kỹ năng sẵn có chưa đủ
giải quyết mà còn khó khăn, cản trở cần vượt qua. Vấn đề khác nhiệm vụ ở chỗ khi
giải quyết một nhiệm vụ thì đã có sẵn trình tự và cách thức giải quyết, cũng như
những kiến thức kỹ năng đã có đủ để giải quyết nhiệm vụ đó. Tình huống có vấn đề
xuất hiện khi một cá nhân (hoặc nhóm) đứng trước một mục đích muốn đạt tới, khi
biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ phương

tiện (tri thức, kỹ năng …) để giải quyết. Giải quyết vấn đề thường được vận dụng khi
học sinh phải phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng,
sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động.

4. Phương pháp tình huống
– Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâu
thuẫn. Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương án
khác nhau.

– Tình huống là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có cốt truyện, nhân
vật, có chứa đựng mâu thuẫn, có tính phức hợp.
– Trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn, không phải bao giờ cũng
có giải pháp duy nhất đúng.
– Tình huống trong giáo dục là những tình huống thực hoặc mô phỏng theo
tình huống thực, được cấu trúc hoá nhằm mục đích giáo dục.
Có thể nói phương pháp xử lý tình huống là phương pháp điển hình của
phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp sắm vai và ngay cả phương pháp
trò chơi. ở đây, học sinh được đặt mình vào trong các tình huống có vấn đề gắn
với thực tiễn, đòi hỏi phải có những hành động cụ thể đưa ra phương án giải
quyết. Do vậy trong các HĐGD NGLL, có thể có các tình huống thực tế nảy sinh
cần được xử lý kịp thời (như học sinh thảo luận lạc đề; bí không trả lời được vấn
đề đặt ra; vấn đề đặt ra không phù hợp với thực tiễn …) hoặc có những tình huống
có vấn đề được tạo ra (như tình huống tiểu phẩm để sắm vai, các trò chơi…) nhằm
giúp học sinh có cơ hội rèn luyện các kỹ năng tìm phương án giải quyết các tình
huống.
Vận dụng phương pháp xử lý tình huống trong các HĐGD NGLL là rất cần
thiết và quan trọng làm phong phú thêm tính hấp dẫn của các hoạt động và mang
lại hiệu quả cao cho các hoạt động.
5. Phương pháp giao nhiệm vụ

Đây là phương pháp thường được dùng trong nhóm các phương pháp giáo
dục. Giao nhiệm vụ là đặt học sinh vào vị trí nhất định buộc các em phải thực
hiện trách nhiệm cá nhân. Giao nhiệm vụ cũng là tạo cơ hội để học sinh thể hiện
khả năng của mình là dịp để các em được rèn luyện nhằm tích luỹ kinh nghiệm
cho bản thân.
Trong việc tổ chức HĐGD NGLL, giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp
sẽ tạo nên thế chủ động cho các em khi điều hành hoạt động. Điều đó sẽ giúp
phát triển tính chủ động, sáng tạo, khả năng ứng đáp trong mọi tình huống của
học sinh. Cán bộ lớp sẽ chủ động hơn trong việc phân công nhiệm vụ cho từng tổ,
nhóm, cá nhân với phương châm “lôi cuốn tất cả mọi thành viên trong lớp” vào
việc tổ chức thực hiện hoạt động.
Vì thế, muốn giao nhiệm vụ có kết quả, giáo viên cần hình dung được
những việc phải làm, gợi ý cho học sinh và yêu cầu các em phải hoàn thành tốt.
Khi giao nhiệm vụ, cố gắng đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, với khả năng
của các em. Không yêu cầu quá mức gây lo lắng, hoang mang trong học sinh.
6. Phương pháp trò chơi
Hoạt động vui chơi có nhiều hình thức rất đa dạng, nhưng cốt lõi của nó là các
dạng trò chơi. Hoạt động trò chơi có nguồn gốc từ xã hội. Nó phản ánh các loại hình
hoạt động lao động khác nhau của xã hội và làm thay đổi mục đích của chúng.

Phương pháp trò chơi có thể sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của
HĐGD NGLL như làm quen, cung cấp và tiếp nhận tri thức, đánh giá kết quả, rèn
luyện các kỹ năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận. Phương pháp trò
chơi có những thuận lợi như : phát huy tính sáng tạo; hấp dẫn và gây hứng thú cho
học sinh; giúp cho học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức
của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho học sinh
tác phong nhanh nhẹn …
Vì vậy, tổ chức cho học sinh vui chơi là một loại hình HĐGDNGLL phổ biến
và có ý nghĩa tích cực.

7. Phương pháp tổ chức hoạt động giao lưu
Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần
thiết để cho học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân
vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Qua đó, giúp cho các em có được
những nhận thức, tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyên đúng đắn
để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách.
8. Phương pháp diễn đàn
Diễn đàn là một trong những phương pháp tổ chức HĐGD NGLL mang lại
hiệu quả giáo dục thiết thực. Thông qua diễn đàn, học sinh có cơ hội bày tỏ suy
nghĩ, quan niệm của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú,
nguyện vọng của các em; đồng thời đây cũng là dịp để các em học lắng nghe ý kiến,
học tập lẫn nhau. Vì vậy, diễn đàn như một sân chơi tạo điều kiện để học sinh được
biểu đạt ý kiến của mình một cách trực tiếp với đông đảo bạn bè và những người
khác.

tính chất bất thường liên quan đến trách nhiệm quản lý của người giáo viên chủnhiệm, buộc người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có biện pháp giải quyết thích hợp.2.1.2. Phân loại tình huốngCó nhiều cách phân loại tình huống:- Căn cứ theo tính vấn đề của tình huống có: Tình huống đúng sai (Mâuthuẫn); Tình huống phản bác; Tình huống nghịch lý; Tình huống……- Căn cứ theo tính logic của vấn đề có thể có: Tình huống đối thoại; Tìnhhuống nghịch lí; Tình huống những sự kiện mâu thuẫn; Tình huống tranh luậnbiện chứng; Tình huông hai bên cùng tranh luận và hai bên cùng đúng- Căn cứ vào phạm vi vấn đề có: Tình huống thông thường; Tình huốngcó vấn đề; Tình huống sư phạm.2.2. Qui trình giải quyết tình huống sư phạmĐể giải quyết tình huống sư phạm cần thực hiện theo qui trình sau:Bước 1: Xác định vấn đềBước 2:Thu thập thông tin và dữ kiện thích hợp- Xem xét các thông tin và các dữ kiện có sẵn. Thu thập thêm dữ kiện mớiqua khảo sát….- Sắp xếp, phân tích xử lý dữ kiện+ Nhận biết chứng cứ cần thiết; Thu thập chứng cứ; Sắp xếp chứng cứ(chuyển dịch, giải thích, phân loại)+ Phân tích chứng cứBước 3: Xây dựng các giả thuyết và chọn giải phápTìm tòi các mối quan hệ khác nhau để đưa ra các suy luận logic; Phát biểucác giả thuyếtBước 4: Lựa chọn giải phápTìm kiếm các mối quan hệ có liên quan trong tình huống; tìm điểm giốngvà khác nhau giữa các giải pháp và lựa chọn giải pháp tốt nhấtBước 5: Đánh giá kết quả, đưa ra kết luận và áp dụngĐưa ra kết luận, thử nghiệm để xem xét chứng cứ mới và khái quát hóakết quảVẬN DỤNG MODULE 36:Yêu cầu: Xây dựng được các bài tập tình huống sư phạm.BÀI LÀMTình huống 1MẸ BẠN VỪA MẤTNguyễn Văn Sơn là học sinh lớp 4. Sơn nghỉ học đã gần một tuần nay màlớp chưa rõ lý do. Trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, Cô M – giáo viên chủnhiệm hỏi:- Em nào ở gần nhà bạn Sơn ?- Thưa thầy em ạ! Bạn Tuấn đứng lên trả lời.- Em có biết vì sao bạn Sơn lại nghỉ học không? Thầy hỏi tiếp.- Thưa thầy, bạn Sơn chỉ còn mẹ, mà mẹ bạn ấy lại vừa mới mất ạ! Tuấnđáp giọng buồn buồn.Câu hỏi- Cô chủ nhiệm lớp đã quản lý học sinh tốt chưa?- Bài học nào nên rút kinh nghiệm từ tình huống này?Tình huống 2THẦY ĐÂU BIẾT…Đã vào giờ học được 15 phút, Thắng mới rụt rè xin vào lớp. Thầy chủnhiệm lớp 5C với gương mặt tức giận quay ra và quát:- Đứng ngoài đó.Thắng chưa kịp nói gì thì thầy đã nói tiếp:- Em sẽ không được vào lớp ngày hôm nay, vì em đã đi học muộn 3 buổitrong tuần này rồi.Nói xong, thầy quay vào giảng bài tiếp mà không để ý đến hôm đó trời rất lạnh.Thắng im lặng, co ro ngoài cửa lớp. Cả lớp nhìn bạn ái ngại. Thầy có biếtđâu mẹ Thắng đang nằm viện, bố thắng lại đi làm xa chưa về kịp. Thắng vừa phải locho mẹ lại vừa phải lo cho em nhỏ còn đang học lớp một nên đi học muộn.Câu hỏi- Cái sai của thầy chủ nhiệm trong tình huống này là ở chỗ nào?- Bài học cần thiết nào nên rút ra từ tình huống này?Tình huống 3“THƯA CÔ…. EM BỊ MẤT TIỀN”Hồi trống báo hiệu tiết học sau giờ ra chơi vang lên. Cô giáo bước vào lớpvà bắt đầu bài giảng. Nhưng bài học mới chỉ bắt đầu được vài phút thì một họcsinh đứng lên nói thất thanh “thưa.. ưa..ưa..cô, em bị mất tiền ạ. Em mang tiền điđể đóng tiền may đồng phục. Sau giờ ra chơi vào em không thấy đâu”.Cả lớp nhốn nháo, em học sinh bị mất tiền không ngừng khóc. Nếu bạn làgiáo viên đó bạn sẽ làm gì?1. Yêu cầu học sinh đó ngồi xuống và nói: “tiền em mang đi thì phải cấtgiữ cẩn thận chứ. Bây giờ mất rồi cô biết làm thế nào”2. Ngừng ngay bài giảng để “truy tìm thủ pham”3. Khuyên em học sinh bình tĩnh, rồi dạy tiếp. Dành thời gian cuối giờ đểgiải quyết.Câu hỏi:- Phân tích ưu và nhược của mỗi cách giải quyết- Trình bày cách giải quyết của bạnTình huống 4CUỘC TRANH CÃIVào giờ học, khi bạn đang viết đầu bài lên bảng thì thấy ở dưới lớp cotiếng tranh cãi nhau rất to- Cậu lấy bút của tớ- Tớ có lấy bút của cậu đâu- Lúc nãy tớ thấy vừa khen bút của tớ đẹp mà bây giờ không thấy đâunữa. Câu hỏi:Trước tình huống đó bạn sẽ làm gì? Vì saoTình huống 5TẬP VIẾT LẠIBạn mới được phân công dạy một lớp trong trường. Trong tiết đầu tiênlên lớp, vừa viết lên bảng vài chữ thì bên dưới có tiếng học sinh nói to.Chữ thầy xấu quá, thầy về tập viết lại đi.Câu hỏi:- Trong tình huống trên bạn nên giải quyết như thế nào- Bài học kinh nghiệm rút ra từ tình huống đóTình huống 6“HAI..BA….”Trong giờ âm nhạc, một cô giáo dạy hát cho học sinh. Cứ mỗi khi cô bắtnhịp một câu hát “Kìa chú là chú ếch con, có hai là hai mắt tròn” hai ba để chohọc sinh hát theo, thì luôn luôn có một học sinh hát “Kìa chú là chú ếch con cóhai là hai mắt tròn hai ba”.Câu hỏi:- Nếu bạn là người giáo viên đó bạn làm như thế nào?- Nếu bạn không dạy môn đó nhưng khi biết việc đó, bạn sẽ góp ý gì chogiáo viên đóTình huống 7NHẦMTrong giờ lên lớp, bạn phát phiếu học tập cho HS. Khi vừa phát xong, lênbàn giáo viên bạn phát hiện đã phát nhầm bài tập. Bạn giải quyết như thế nào:Cách 1: Xin lỗi HS và đi thu lại bài tập đó và phát lại bài tập theo yêu cầuCách 2: – Bạn yêu cầu HS xem bài tập vừa phát và hỏi học sinh phát hiệnđược điều gì?- Yêu cầu HS bảo quản bài tập đó để hoạt động sau sẽ dùng- Phát bài tập đúng với yêu cầu.Câu hỏi:- Bạn sẽ chọn cách giải quyết nào? Vì sao- Ngoài 2 cách trên bạn có cách giải quyết khác khôngTình huống 8CÔ ĐÃ SAITrong giờ sinh hoạt tập thể, cô giáo tổ chức cuộc thi đố vui có thưởng(phần câu hỏi và đáp án do cô giáo chuẩn bị) Sau khi đọc câu hỏi, cô giáo gọihọc sinh trả lời, một học sinh trả lời đúng rồi mà cô cứ bắt trả lời lại nhiều lầnvới lý do gần đúng rồi. Các em học sinh trong lớp vẫn ngoan ngoãn đưa tay xintrả lời. Các câu trả lời sau của các em có sửa chút ít về ngôn từ nhưng nội dungvẫn không thay đổi. Cô giáo vẫn cho là chưa đúng. Cả lớp bắt đầu xôn xao. Nghingờ cô xem lại câu hỏi và đáp án trả lời mới thấy mình đã sai.Trong tình huống đó có thể có hai cách giải quyết:1. Cô cố tình nói là sai để thử các em.2. Cô đã nhầm và các em đúng. Tất cả các em trả lời đúng đều xứng đángnhận phần thưởng.Câu hỏi:Bạn sẽ chọn cách giải quyết như thế nào? Vì saoTình huống 9CÔ CHẤM ĐIỂM KHÔNG CÔNG BẰNG!Khi tan học, cô giáo chủ nhiệm nghe thấy hai học sinh lớp mình nói nóichuyện với nhau: Hôm nay bạn Hoa đọc thế mà cô cũng cho điểm 10, trong khibạn Thủy đọc tốt hơn lại chỉ được 8 điểm. Đúng là cô không công bằng.Câu hỏi- Bạn nên xử lí ra sao khi nghe học sinh nói như vậy?- Bài học rút ra từ tình huống trên là giTình huống 10ĐƯỢC KHEN KHI ĐI HỌC MUÔNĐầu năm cô Hoa đã cho học sinh tìm hiểu nội qui trong đó có qui đinhkhông được đi học muộn. Và cô đã thống nhất với cả lớp, nếu đi học muộn sẽ bịphạt. Trong những tuần tiếp theo cô Hoa thực hiện đúng qui định đó, ai đi họcmuộn đều bị phạt. Hôm nay khi có một học sinh đi học muộn, sau khi hỏi lý docô Hoa lại tuyên dương em trước lớp. Lúc đó cả lớp đều “nhao nhao” thắc mắc.Câu hỏi- Theo bạn vì sao cô Hoa lại làm như vậy?- Trong trường hợp đó bạn sẽ giải quyết tình huống đó như thế nào?Tình huống 11PHỤ HUYNH BAO CHE KHUYẾT ĐIỂM CHO CONDũng được gia đình nuông chiều. Em ham chơi, nhiều lần đi học muộn, viphạm nội qui làm ảnh hưởng đến lớp. Trong lớp hay nói chuyện , làm việcriêng…. Nhiều lần giáo viên chủ nhiệm lớp nhắc nhở mà em chưa sửa chữakhuyết điểm. Giáo viên chủ nhiệm lớp buộc phải mời gia đình em đến gặp đểtrao đổi tìm biện pháp giúp đỡ em. Khi gặp giáo viên chủ nhiệm, gia đình lại cóthái độ bao che khuyết điểm cho con. Họ đưa ra đủ lí do: nào con đi học muộn,hay không chuẩn bị bài do bận công việc gia đình…Câu hỏiTrước tình trạng như vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp nên có cách tác độngđến gia đình và bản thân em Dũng như thế nào cho có hiệu quả?Tình huống 12TÂM SỰTrang là một học sinh khối lớp 5 có năng khiếu hát. Nhà trường quyếtđịnh đưa em vào danh sách đội tuyển văn nghệ của trường. Nhưng khi em báotin vui với cha mẹ em thì cha mẹ em kiên quyết không đồng ý mà chỉ muốn emtập trung vào việc học các môn học vì năm nay là năm cuối cấp. Em rất buồn vàmuốn bạn, giáo viên chủ nhiệm, giúp đỡ em thuyết phục bố mẹ.Câu hỏi:- Bạn có đồng quan điểm với bộ mẹ của em Trang không? Vì sao- Bạn sẽ thuyết phục cha mẹ của em Trang như thế nàoTình huống 13“CÀNG HỌC CÀNG NGU”Bạn là giáo viên chủ nhiệm lớp 2. Một hôm đến thăm gia đình học sinh, vìmấy hôm nay em không đi học. Khi chuẩn bị gõ cửa để vào nhà thì nghe thấytrong nhà tiếng phụ huynh đang mắng học sinh ‘Thầy cô giáo dạy như thế nàomà sao càng đi học, càng học nhiều lại càng ngu đi thế này”Câu hỏi:- Bạn suy nghĩ gì về câu nói của phụ huynh?- Trong tình huống đó bạn sẽ giải quyết như thế nào?Tình huống 14“ NGHỈ HỌC”Trong lớp của cô Hồng có một học sinh bị bệnh “tự kỷ”, trong các tiết họcem không học được gì chỉ ngồi chơi một mình. Giờ ra chơi em thường xuyên bịcác bạn trêu chọc. Khi biết tình hình đó, phụ huynh của em xin phép cho emnghỉ không đi học nữa. Cô Hồng rất mừng vì thế là “thoát nợ” nên đồng ý vớigia đình ngay.Câu hỏi:- Bạn có tán thành cách giải quyết của cô Hồng không? Vì sao- Nếu là các bộ quản lý của cô Hồng, bạn sẽ làm gìTình huống 15ĐIỂM KIỂM TRATrong khi chấm bài kiểm tra, bạn thấy bài làm có bài của em Hùng là mộttrường học sinh học ở mức độ trung bình nhưng bài kiểm tra lại rất tốt, đạt điểm10, trong khi bài kiểm tra cũng có bài tương đối khó.Câu hỏi:- Bạn có suy nghĩ gì với trường hợp đó không hay vẫn chấm điểm nhưbình thường?- Khi trả bài kiểm tra bạn xử lý như thế nào?II.Module TH37: Những vấn đề chung về tổ chức hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học1. Mục tiêu: Sau khi học xong, người học đạt được các yêu cầu:- Hiểu rõ về mục tiêu, nguyên tắc, yêu cầu, tầm quan trọng của hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học.- Biết đuợc tình hình tổ chúc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ờ tiểuhọc hiện nay.- Biết cách tổ chức hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.2. Nội dung:2.1. Mục tiêu, nguyên tắc, yêu cầu, tầm quan trọng của hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học:2.1.1. Mục tiêu:- Củng cố, khắc sâu những kiến thức đã được học qua các môn học ở trên lớp.- Phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đờisống xã hội, từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức của các em.- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng ban đầu, cơ bản cầnthiết phù hợp với sự phát triển chung của trẻ (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham giacác hoạt động tập thể, kĩ năng nhận thức,…)- Góp phần hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác cho học sinhtrong việc tham gia vào các hoạt động chính trị- xã hội. Trên cơ sở đó, bồidưỡng cho trẻ thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, thái độ cótrách nhiệm đối với công việc chung.2.1.2. Nguyên tắc tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường Tiểu họcĐể thực hiện được các mục tiêu trên, việc tổ chức hoạt động GDNGLL ởtrường tiểu học phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:- Hoạt động GDNGLL phải tạo cơ hội cho HS được phát triển tối đa tiềmnăng của bản thân; tạo cơ hội để các em được rèn luyện, phát triển toàn diện vềcác mặt: đạo đức, kĩ năng sống, thẩm mĩ, trí tuệ, thể chất, lao động, …- Nội dung và hình thức hoạt động GDNGLL phải phong phú, đa dạng,tươi vui, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi tiểu học, đáp ứng được nhu cầu hoạtđộng của HS, hấp dẫn thu hút HS, không mang tính chất áp đặt, nặng nề, khôcứng, gây nhàm chán cho các em.- Hoạt động GDNGLL phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm, điều kiện,hoàn cảnh thực tế của nhà trường (thời lượng, điều kiện cơ sở vật chất, trangthiết bị, đội ngũ GV, công nhân viên nhà trường, khả năng tài chính, khả năngđóng góp của phụ huynh,…); phải gần gũi với cuộc sống thực tiễn của HS; phảiphù hợp với đặc điểm văn hóa địa phương và yêu cầu giáo dục của từng vùng,miền, địa phương.- Tổ chức hoạt động GDNGLL phải đảm bảo huy động được sự tham giatích cực của HS vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động một cách phù hợpvới khả năng của các em: từ đề xuất ý tưởng hoạt động; thiết kế, lập kế hoạchhoạt động; chuẩn bị nội dung, nhân lực, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động;đến tiến hành và đánh giá kết quả hoạt động.- Các hoạt động GDNGLL ở trường tiểu học cần phải được bố trí, sắp xếpđan xen với việc dạy học các môn học khác, với các hoạt động giáo dục kháccủa nhà trường một cách hợp lí nhằm phát huy được tính tích cực học tập, giáodục của HS, tránh gây áp lực nặng nề cho GV và HS.- Hoạt động GDNGLL đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các lựclượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: tổng phụ trách Đội, lãnh đạo nhàtrường, GV dạy nhiều môn, GV dạy môn chuyên biệt, cha mẹ HS, Ban đại diệncha mẹ HS, cán bộ các trung tâm văn hóa, các trung tâm thể dục thể thao ở địaphương, các chuyên gia, các nhà hoạt động xã hội, cộng đồng địa phương,…Tuy nhiên, tổng phụ trách Đội phải giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức vàquản lí các hoạt động GDNGLL theo quy mô trường. Còn GV chủ nhiệm phải làngười chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức và quản lí các hoạt độngGDNGLL theo quy mô lớp/nhóm.- Hoạt động GDNGLL ở tiểu học phải đảm bảo liên thông với hoạt độngGDNGLL ở THCS và THPT.2.1.3. Các yêu cầu khi tổ chức giáo dục ngoài giờ lên lớpĐa dạng hóa các hình thức HĐNGLL: khắc phục tính đơn điệu lập đi lậplại vài hình thức đã quá quen thuộc với HS.- Nắm vững nội dung hoạt động tháng, cụ thể hóa thành nội dung hoạtđộng tuần.- Lựa chọn các hình thức hoạt động cho phù hợp với nội dung tuần.- Phát huy tính tích cực của HS.- GVCN cần có những kỹ năng cần thiết để tổ chức hoạt động này có hiệu quả:+ Kỹ năng đề ra mục tiêu+ Kỹ năng thiét kế tiến trình hoạt động+ Kỹ năng triển khai hoạt động+ Kỹ năng huy động các lực lượng hỗ trợ+ Kỹ năng đánh giá hoạt động- Tăng cường vận dụng các thiết bị phục vụ cho hoạt động như máy vitính, projector…- Tổ chức các nội dung sinh hoạt giáo dục ngoài giờ lên lớp kết hợp tổchức giới thiệu các trò chơi dân gian trong kế hoạch thực hiện “Phong trào thiđua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Cán bộ, giáo viên, nhânviên, học sinh tự giác, tích cực tham gia phong trào, các tổ khối được phân côngxây dựng kế hoạch cần có sự chuẩn bị, đầu tư thời gian công sức thật chu đáo đểcác buổi sinh hoạt thật sự sôi động thu hút sự tham gia của mọi học sinh.2.2. Tình hình tổ chúc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ờ tiểu họchiện nay:Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học trong những năm qua đã có nhiềusự chuyển biến rõ nét, đã được các cấp quản lý giáo dục, các trường, đội ngũgiáo viên cũng như cộng đồng quan tâm và có các giải pháp tích cực nhằm nângcao chất lượng hoạt động. Hệ thống văn bản chỉ đạo cũng đã đề cập nhiều đếnviệc tổ chức Hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là khi Bộ GD-ĐT phát độngphong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì việcđầu tư cho Hoạt động ngoài giờ, việc gắn giáo dục với cộng đồng đã được chútrọng nhiều hơn.Song, bên cạnh đó, với tình hình hiện nay nội dung hoạt động ngoài giờ lênlớp chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế , chương trình còn đơn điệu, cứng nhắc.Vẫn còn Cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên chưa thực sự quan tâmhoặc chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động Ngoài giờ lên lớp, gần như chorằng đó là nhiệm vụ , là hoạt động cuả tổ chức đoàn thể nhất là Chi đoàn vàTổng phụ trách Đội .Việc định hướng nội dung, hình thức về hoạt động ngoài giờ lên lớp ởmột số trường chưa có sự sáng tạo, hầu như vẫn còn lệ thuộc nhiều vào sự chiphối của công văn 811/CV-SGD ngày 23/8/2004 v/v hướng dẫn hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp ở bậc Tiểu học. Lãnh đạo một số trường chưa có biện phápcụ thể, năng lực tổ chức hoạt động ngoài giờ còn của một số giáo viên vẫn cònhạn chế.Khá nhiều giáo viên thường dành thời gian của Hoạt động ngoài giờ lênlớp để ôn kiến thức,kĩ năng , giải quyết các phần việc về lĩnh vực dạy học .Nhiều trường ít chú ý đầu tư thời gian cho HĐNGLL bởi thường mất nhiều thờigian, nếu tổ chức không tốt không những không mang lại lợi ích gì mà còn ảnhhưởng chất lượng hoạt động dạy và học trên lớp, tốn kém kinh phí mà không cónguồn tài chính hỗ trợ , có quan điểm còn cho đây là họat động vui chơi nênkhông quan trọng, không cần thiết.Nhìn chung, hoạt động NGLL vẫn còn chưa phát huy được hết ý nghĩathực chất của nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chưa thựcsự được các cấp quản lý và giáo viên đầu tư đúng nghĩa. Trong toàn ngành thựchiện chưa được đồng bộ thống nhất , chưa có chiều sâu.VẬN DỤNG MODULE 37:Yêu cầu: Thiết kế giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.BÀI LÀMChủ đềTẬP HÁT HÒ KHOAN LỆ THỦYI. Mục tiêu:- HS hiểu được Hò khoan là một nét văn hóa đặc sắc của người dân xứ Lệ.- HS có ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị của Hò khoan Lệ Thủy.- Trân trọng, yêu mến, tự hào nét văn hóa quê hương.II. Chuẩn bị: Bài hát hò khoan ở tài liệu giáo dục địa phương.III. Hoạt động học:A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN1. Hoạt động khởi động:- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu- HS nhắc lại mục tiêu.2. Tìm hiểu về các làn điệu của Hò khoan.- Trao đổi với bạn nội dung:+ Bạn đã nghe hát Hò khoan chưa ? Theo bạn Hò khoan là nét văn hóa đặcsắc của vùng nào?+ Bạn hát Hò khoan được không?- Nhận xét ý kiến của bạn.- NT cho các bạn chia sẻ trong nhóm.- Nhận xét, bổ sung ý kiến.- Ban HT cho cả lớp chia sẻ .- GV kết luận và giới thiệu về Hò khoan Lệ Thủy.B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH- GV tập cho HS hát một bài trong ài liệu giáo dục địa phương.- Ban HT cho cả lớp chia sẻ trước lớpC. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG- Hát Hò khoan cho mọi người ở gia đình nghe. Tuyên truyền, vận độngmọi người cùng giữ gìn và phát huyIII. Module TH38: Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp ở tiểu học1. Mục tiêu: Sau khi học xong, người học đạt được các yêu cầu:- Hiểu rõ một sổ vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp.- Xác định các nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ờ bậc Tiểu học.- Biết các hình thúc tổ chúc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ờ bậcTiểu học.2. Nội dung:2.1. Một sổ vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:2.1.1. Khái niệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpHoạt động GDNGLL là những hoạt động giáo dục được tổ chức theo cácchủ đề giáo dục từng tháng với thời lượng 4 tiết/tuần. (Chương trình giáo dục cấpTiểu học, Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Với quan niệm nàythì hoạt động GDNGLL, Hoạt động tự chọn và Hoạt động tập thể (sinh hoạt toàntrường dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội TNTP HCM, sinh hoạt Sao Nhiđồng) là những hoạt động giáo dục độc lập với nhau trong nhà trường.Như chúng ta đã biết, hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động giáo dụctrong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạođức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ HS yếu sao cho phù hợpđặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS tiểu học.Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạyhọc các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục phổ thông cấpTiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạtđộng vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt độngbảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác.2.1.2. Vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp- Hoạt động GDNGLL là một bộ phận quan trọng của chương trình giáodục nhà trường. Hoạt động GDNGLL nối tiếp hoạt động dạy học các môn vănhóa; là con đường quan trọng để gắn học với hành, lí thuyết với thực tiễn, nhàtrường với xã hội. Hoạt động GDNGLL tạo cơ hội cho HS được thực hành, trảinghiệm những điều đã học vào trong thực tiễn cuộc sống. Trên cơ sở đó củng cố,khắc sâu, mở rộng những kiến thức, kĩ năng các môn học cho HS.- Hoạt động GDNGLL có vai trò quan trọng góp phần giáo dục nhân cách,phát triển toàn diện cho HS tiểu học.- Các nghiên cứu về tâm lí – giáo dục cũng cho thấy, nhiều nét tính cách cơbản của con người được hình thành trước và trong tuổi học đường. Việc tham giavào nhiều hoạt động GDNGLL phong phú, đa dạng sẽ tạo cơ hội cho HS đượcthể hiện, bộc lộ, tự khẳng định bản thân; tạo cơ hội cho các em được giao lưu,học hỏi bạn bè và mọi người xung quanh; tạo cơ hội thuận lợi cho HS được thamgia một cách tích cực vào đời sống cộng đồng … Từ đó sẽ tác động tích cực đếnnhận thức, tình cảm, niềm tin và hành vi của HS, giúp các em phát triển nhiềuphẩm chất tích cực như: tinh thần đồng đội, tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái,khoan dung, sự cảm thông, tính kỉ luật, trung thực, mạnh dạn, tự tin,…và giúpcác em phát triển những kĩ năng hoạt động tập thể và kĩ năng sống cơ bản như: kĩnăng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng ra quyếtđịnh và giải quyết vấn đề, kĩ năng kiên định, kĩ năng tư duy phê phán, tư duysáng tạo, kĩ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng thương lượng, kĩ năng hợp tác,kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng quản lí thờigian, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, … Xét ở phạm vi rộng hơn, hoạt độngGDNGLL còn tạo điều kiện để HS được tham gia, được hội nhập vào dòng chảycác hoạt động chung của trẻ em ở địa phương, đất nước, khu vực và trên thế giới.Điều này giúp phát triển năng lực hoạt động thực tiễn, năng lực hoạt động chínhtrị – xã hội, năng lực hòa nhập cộng đồng cho HS. Đó chính là những phẩm chấtvà năng lực cơ bản, cần thiết của người công dân Việt Nam để đáp ứng yêu cầuthực hiện công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.- Thông qua các hình thức hoạt động như: trò chơi, tham quan du lịch, cắmtrại, thể dục thể thao, văn hóa, nghệ thuật,…, hoạt động GDNGLL còn giáo dụcHS tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, giúp các em phát triển thể chất vàthẩm mĩ; đồng thời giúp các em giải tỏa những mệt mỏi, căng thẳng trong quátrình học tập cả ngày ở trường.2.1.3. Các đặc điểm của hoạt động GDNGLL ở tiểu học- Họat động GDNGLL phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS tiểu học- Hoạt động GDNGLL mang tính linh hoạt, mềm dẻo, mở hơn hoạt động dạy học.- Nội dung hoạt động GDNGLL mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thứccủa nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục, sống một cách dễ dàng,thuận lợi hơn.- Các hình thức đa dạng của hoạt động GDNGLL giúp cho việc chuyển tảicác nội dung giáo dục tới HS một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn.- Hoạt động GDNGLL có khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáodục trong và ngoài nhà trường.2.1.4. Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp ởtrường tiểu họcThực hiện chương trình về tổ chức hoạt động:- Mỗi lớp cử 01 đ/c một giáo viên trưởng khối. Trước khi tổ chức các hoạtđộng trưởng khối tổ chức họp GVCN của khối để xây dựng kế hoạch hoạt độngvà gửi về Ban hoạt động NGLL để theo dõi kiểm tra.- Trong qua trình tổ chức hoạt động Ban HĐ NGLL đã sử dụng linh hoạtcác phương pháp nhằm mang lại hiệu quả cao trong công việc HĐ NGLL như:Phương pháp thảp luận nhóm, Phương pháp đóng vai, Phương pháp giả quyết vấnđề, Phương pháp tình huống, phương pháp giao nhiệm vụ, Phương pháp trò chơi,Phương pháp tổ chức hoạt động giao lưu, Phương pháp diễn đàn.- Đối với những hoạt động lớn, trước khi thực hiện các hoạt động thì BanHĐNGLL của trường phối hợp với Công đoàn trường, Đoàn Đội và các phòngban, tổ trong nhà trường trong việc xây dựng, phổ biến và thực hiện các kế hoạch;Tham mưu với nhà trường ra Quyết định thành lập BTC, BGK, phân công nhiệmvụ cụ thể. Đối với các lớp căn cứ theo kế hoạch phải có sự chuẩn bị tốt về mọimặt để tham gia tốt các hoạt động.2.2. Các nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ờ bậc Tiểu học:Hiện nay, theo chỉ đạo của Bộ, các hoạt động GDNGLL ở trường tiểu họcđược cấu trúc theo chủ đề từng tháng, gắn với những ngày lễ lớn trong năm vàđặc điểm nhà trường. Cụ thể:ThángChủ đềNội dung giáo dục chủ yếu- Giáo dục về truyền thống nhà trường,về nội quy trường lớp- Giáo dục an toàn giao thông- Vui Trung ThuMái trường thân yêu của em10Vòng tay bạn bè- Giáo dục tình cảm bạn bè- Giáo dục nhân ái, nhân đạo11Biết ơn thầy cô giáo- Giáo dục lòng kính trọng và biết ơnthầy cô giáo- Giáo dục bảo vệ môi trường- Giáo dục lòng tự hào và biết ơn đốivới những người đã ngã xuống vì độclập tự do của Tổ quốc- Giáo dục sức khỏe12Uống nước nhớ nguồnNgày Tết quê em- Giáo dục truyền thống dân tộcEm yêu Tổ quốc Việt Nam- Giáo dục tình yêu đối với quê hương,đất nước- Giáo dục tình cảm yêu quý đối với bà,3 Yêu quý mẹ và cô giáo4 Hòa bình và hữu nghị5 Bác Hồ kính yêumẹ, cô giáo, chị em gái; tôn trọng, thânthiện, đoàn kết với các bạn gái- Giáo dục tình đoàn kết hữu nghị giữacác dân tộc, các quốc gia trên thế giới- Hiểu biết và tự hào về chiến thắng 304-1975- Giáo dục tình cảm kính yêu Bác Hồ,- Giáo dục ý thức đội viên Đội TNTPHCM2.3. Các hình thúc tổ chúc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ờ bậcTiểu học:Hình thức hoạt động GDNGLL ở trường tiểu học rất phong phú, đa dạng.Dưới đây là một số hình thức phổ biến:- Hoạt động thư viện- Trò chơi tập thể, trò chơi dân gian (bịt mắt bắt dê, kéo co, rồng rắn lênmây, nhảy dây, ô ăn quan, mèo đuổi chuột, chim bay cò bay, ném còn, …)- Hát các bài hát thiếu nhi, hát dân ca, múa tập thể, múa dân gian (múanón, múa quạt, nhảy sạp, xòe Thái,…), đọc thơ, kể chuyện, diễn kịch.- Vẽ tranh, triển lãm tranh- Làm báo tường- Thể dục thể thao (thể dục nhịp điệu, đá cầu, cầu lông, bóng bàn, bóng đá,khiêu vũ thể thao, nhảy Hip hop,..)- Tổ chức các ngày Hội (Ngày hội môi trường, Hội vui học tập, Hội hóatrang, vui Trung Thu, Ngày hội của bà, của mẹ, Ngày Hội sức khỏe, Ngày hộitrao đổi đồ dùng, đồ chơi, sách truyện,…)- Hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm như:+ Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11+ Ngày quốc phòng toàn dân 22/12+ Ngày thành lập Đảng CSVN 3/2+ Ngày phụ nữ quốc tế 8/3+ Ngày thành lập Đoàn TNCS HCM 26/3+ Ngày thành lập Đội TNTP HCM 15/5+ Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5- Hoạt động tham quan, du lịch các di tích lịch sử, di tích văn hóa, cácdanh lam thắng cảnh.- Hoạt động nhân đạo (quyên góp ủng hộ các bạn HS nghèo vượt khótrong lớp, trong trường, ở địa phương; ủng hộ nạn nhân chất độc da cam; ủng hộnhững người có hoàn cảnh khó khăn, bị thiên tai, bão lụt, người khuyết tật,…).- Hoạt động đền ơn đáp nghĩa (thăm hỏi các bà mẹ Việt Nam anh hùng, cáclão thành Cách mạng, các thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương).- Hoạt động giao lưu (giao lưu, kết nghĩa giữa HS các lớp, các trường, cácđịa phương và HS quốc tế; giao lưu giữa HS với các chuyên gia, các nhà hoạtđộng xã hội, các cựu chiến binh, những người lao động giỏi ở địa phương, ….)- Hoạt động môi trường (tổng vệ sinh trường lớp, đường làng, ngõ phố;trồng cây, trồng hoa ở sân trường, vườn trường, đường làng, ngõ xóm; dọn rác ởbãi biển; tìm hiểu về tình hình ô nhiễm môi trường và các hoạt động bảo vệ môitrường ở địa phương;…)- Hoạt động khéo tay hay làm (Làm búp bê, làm con rối, làm hoa giấy, làmđèn ông sao, đèn xếp, may quần áo cho búp bê, cắm hoa, bày cỗ Trung Thu, làmđồ chơi từ vỏ hộp, vỏ lon bia;…)- Hoạt động câu lạc bộ:+ Câu lạc bộ bóng đá, bóng bàn, võ thuật,…+ Câu lạc bộ những người thích khám phá+ Câu lạc bộ các nhà môi trường trẻ+ Câu lạc bộ các nhà thiết kế thời trang trẻ+ Câu lạc bộ khéo tay, hay làm+ Câu lạc bộ những tuyên truyền viên trẻ tuổi+ Câu lạc bộ Tiếng Anh/ Tiếng Nga/ Tiếng Pháp/Tiếng Trung…+ Câu lạc bộ những người yêu động vật+ Câu lạc bộ những người làm vườn trẻ+ Câu lạc bộ ca hát+ Câu lạc bộ hát dân ca+ Câu lạc bộ kịch nói, kịch câm+ Câu lạc bộ múa ba lê, múa dân tộc+ Câu lạc bộ múa rối.VẬN DỤNG MODULE 38Yêu cầu: Trình bày các phương pháp giáo dục ngoài giờ lên lớp mà thầy,cô đang thực hiện.BÀI LÀMPhương pháp tổ chức HĐGD NGLL ở trường TH rất đa dạng và phongphú. ở đây có sự phối hợp giữa phương pháp giáo dục với phương pháp dạy học,trên cơ sở đó giáo viên vận dụng cho phù hợp với nội dung và hình thức hoạtđộng đã lựa chọn. Có thể giới thiệu một vài phương pháp cơ bản sau đây :1. Phương pháp thảo luận nhómKhác với dạy học, thảo luận nhómtrong HĐGD NGLL là dựa vào trao đổiý kiến giữa các em học sinh với nhau về một chủ đề, một tình huống nảy sinhtrong hoạt động hay một nhiệm vụ được giao. Tuỳ từng hoạt động cụ thể, có thểtổ chức cho học sinh thực hiện thảo luận theo nhóm lớn (cả lớp) hoặc nhóm nhỏ(tổ hoặc nhỏ hơn).2. Phương pháp đóng vaiPhương pháp đóng vai được sử dụng nhiều để đạt mục tiêu thay đổi thái độcủa học sinh đối với một vấn đề hay đối tượng nào đó. Phương pháp đóng vaicũng rất có tác dụng trong việc rèn luyện về kỹ năng giao tiếp ứng xử của họcsinh. đóng vai là phương pháp giúp học sinh thực hành những cách ứng xử, bàytỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ýnghĩ sáng tạo của các em. Đóng vai thường không có kịch bản cho trước, mà họcsinh tự xây dựng trong quá trình hoạt động.3. Phương pháp giải quyết vấn đềPhương pháp giải quyết vấn đề (GQVĐ) là con đường quan trọng để phát huytính tích cực của học sinh. Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giảiquyết chúng chưa có quy luật sẵn cũng như những tri thức, kỹ năng sẵn có chưa đủgiải quyết mà còn khó khăn, cản trở cần vượt qua. Vấn đề khác nhiệm vụ ở chỗ khigiải quyết một nhiệm vụ thì đã có sẵn trình tự và cách thức giải quyết, cũng nhưnhững kiến thức kỹ năng đã có đủ để giải quyết nhiệm vụ đó. Tình huống có vấn đềxuất hiện khi một cá nhân (hoặc nhóm) đứng trước một mục đích muốn đạt tới, khibiết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ phươngtiện (tri thức, kỹ năng …) để giải quyết. Giải quyết vấn đề thường được vận dụng khihọc sinh phải phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng,sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động.4. Phương pháp tình huống- Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâuthuẫn. Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương ánkhác nhau.- Tình huống là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có cốt truyện, nhânvật, có chứa đựng mâu thuẫn, có tính phức hợp.- Trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn, không phải bao giờ cũngcó giải pháp duy nhất đúng.- Tình huống trong giáo dục là những tình huống thực hoặc mô phỏng theotình huống thực, được cấu trúc hoá nhằm mục đích giáo dục.Có thể nói phương pháp xử lý tình huống là phương pháp điển hình củaphương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp sắm vai và ngay cả phương pháptrò chơi. ở đây, học sinh được đặt mình vào trong các tình huống có vấn đề gắnvới thực tiễn, đòi hỏi phải có những hành động cụ thể đưa ra phương án giảiquyết. Do vậy trong các HĐGD NGLL, có thể có các tình huống thực tế nảy sinhcần được xử lý kịp thời (như học sinh thảo luận lạc đề; bí không trả lời được vấnđề đặt ra; vấn đề đặt ra không phù hợp với thực tiễn …) hoặc có những tình huốngcó vấn đề được tạo ra (như tình huống tiểu phẩm để sắm vai, các trò chơi…) nhằmgiúp học sinh có cơ hội rèn luyện các kỹ năng tìm phương án giải quyết các tìnhhuống.Vận dụng phương pháp xử lý tình huống trong các HĐGD NGLL là rất cầnthiết và quan trọng làm phong phú thêm tính hấp dẫn của các hoạt động và manglại hiệu quả cao cho các hoạt động.5. Phương pháp giao nhiệm vụĐây là phương pháp thường được dùng trong nhóm các phương pháp giáodục. Giao nhiệm vụ là đặt học sinh vào vị trí nhất định buộc các em phải thựchiện trách nhiệm cá nhân. Giao nhiệm vụ cũng là tạo cơ hội để học sinh thể hiệnkhả năng của mình là dịp để các em được rèn luyện nhằm tích luỹ kinh nghiệmcho bản thân.Trong việc tổ chức HĐGD NGLL, giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớpsẽ tạo nên thế chủ động cho các em khi điều hành hoạt động. Điều đó sẽ giúpphát triển tính chủ động, sáng tạo, khả năng ứng đáp trong mọi tình huống củahọc sinh. Cán bộ lớp sẽ chủ động hơn trong việc phân công nhiệm vụ cho từng tổ,nhóm, cá nhân với phương châm “lôi cuốn tất cả mọi thành viên trong lớp” vàoviệc tổ chức thực hiện hoạt động.Vì thế, muốn giao nhiệm vụ có kết quả, giáo viên cần hình dung đượcnhững việc phải làm, gợi ý cho học sinh và yêu cầu các em phải hoàn thành tốt.Khi giao nhiệm vụ, cố gắng đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, với khả năngcủa các em. Không yêu cầu quá mức gây lo lắng, hoang mang trong học sinh.6. Phương pháp trò chơiHoạt động vui chơi có nhiều hình thức rất đa dạng, nhưng cốt lõi của nó là cácdạng trò chơi. Hoạt động trò chơi có nguồn gốc từ xã hội. Nó phản ánh các loại hìnhhoạt động lao động khác nhau của xã hội và làm thay đổi mục đích của chúng.Phương pháp trò chơi có thể sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau củaHĐGD NGLL như làm quen, cung cấp và tiếp nhận tri thức, đánh giá kết quả, rènluyện các kỹ năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận. Phương pháp tròchơi có những thuận lợi như : phát huy tính sáng tạo; hấp dẫn và gây hứng thú chohọc sinh; giúp cho học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thứccủa nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho học sinhtác phong nhanh nhẹn …Vì vậy, tổ chức cho học sinh vui chơi là một loại hình HĐGDNGLL phổ biếnvà có ý nghĩa tích cực.7. Phương pháp tổ chức hoạt động giao lưuGiao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cầnthiết để cho học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhânvật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Qua đó, giúp cho các em có đượcnhững nhận thức, tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyên đúng đắnđể vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách.8. Phương pháp diễn đànDiễn đàn là một trong những phương pháp tổ chức HĐGD NGLL mang lạihiệu quả giáo dục thiết thực. Thông qua diễn đàn, học sinh có cơ hội bày tỏ suynghĩ, quan niệm của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú,nguyện vọng của các em; đồng thời đây cũng là dịp để các em học lắng nghe ý kiến,học tập lẫn nhau. Vì vậy, diễn đàn như một sân chơi tạo điều kiện để học sinh đượcbiểu đạt ý kiến của mình một cách trực tiếp với đông đảo bạn bè và những ngườikhác.