BÀI THU HOẠCH BDTX THCS MODULE 25,29, 34, 35 – Tài liệu text

BÀI THU HOẠCH BDTX THCS MODULE 25,29, 34, 35

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.72 KB, 25 trang )

PHÒNG GD&ĐT …..…
TRƯỜNG THCS ………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do – Hạnh phúc

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC MODULE 25,29, 34, 35
Họ và tên giáo viên : ……………….
Chức vụ: Giáo viên
Tổ chuyên môn : ………………….

MODULE 25 : Viết sáng kiến kinh nghiệm(SKKN) trong trường THCS
Phần I. Các nội dung và hoạt động học tập
* TÌM HIỂU CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VIẾT SKKN TRONG
TRƯNG THCS.
1. Nghiên cứu khoa học.
– Là hoạt động tìm tòi, khám phá, giải thích, kiểm nghiệm các sự kiện, hiện tượng
trong hiện thực khách quan một cách có hệ thống.
2. Nghiên cứu khoa học cơ bản.
– Là loại hình nghiên cứu được thực hiện bởi sự đam mê sáng tạo của các nhà khoa
học, để trả lời các câu hỏi thuần túy khoa học.
3. Nghiên cứu ứng dụng.
– Là loại hình nghiên cứu sử dụng các lý thuyết cơ bản vào việc giải quyết các vấn đề
của thực tế cuộc sống chẳng hạn như các phát minh:
+ Phát minh máy bay
+ Phát minh vô tuyến truyền hình.
+ Phát minh Peniciline.
+ Phát minh phản ứng nhiệt hạch.
+ Phát minh máy tính điển tử.

+ Phát minh thuốc tránh thai.
+ Phát minh ADN.
+ Phát minh Laser
+ Phát minh cấy ghép bộ phận trong cơ thể người.

+ Phát minh sinh con trong ống nghiệm.
+ Phát minh bay vào vũ trụ.
+ Phát minh Internet.
4. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
5. Sáng kiến kinh nghiệm:
Sáng kiến kinh nghiệm là những sáng kiến đã được thử nghiệm trong thực tế và
đã thu được thành công nhất định, thể hiện sự cải tiến trong phương pháp hoạt động
cho kết quả cao đáp ứng được nhu cầu của thực tế, công sức của những người tham
gia hoạt động.
6. Sáng kiến kinh nghiệm thực tiễn
7. Tổng kết kinh nghiệm giáo dục
*. Những yêu cầu cơ bản đối với một sáng kiến kinh nghiệm
Khi viết một sáng kiến kinh nghiệm, tác giả cần làm rõ tính mục đích, tính thực
tiễn, tính sáng tạo khoa học và khả năng vận dụng, mở rộng SKKN đó như thế
nào?Sau đây là biểu hiện cụ thể cần đạt được của những yêu cầu trên:
+ Tính mục đích:
– Đề tài đã giải quyết được những mâu thuẫn, những khó khăn gì có tính chất thời sự
trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh, trong công tác phụ trách Đội TNTP.Hồ
Chí Minh?
– Tác giả viết SKKN nhằm mục đích gì? (nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân,
để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, để tham gia nghiên cứu khoa học…)
+ Tính thực tiễn :
– Tác giả trình bày được những sự kiện đã diễn ra trong thực tiễn công tác giảng dạy,
giáo dục của mình, ở nơi mình công tác.

– Những kết luận được rút ra trong đề tài phải là sự khái quát hóa từ những sự thực
phong phú, những họat động cụ thể đã tiến hành ( cần tránh việc sao chép sách vở
mang tính lý thuyết đơn thuần, thiếu tính thực tiễn )
+ Tính sáng tạo khoa học:
– Trình bày được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm chỗ dựa cho việc giải quyết vấn
đề đã nêu ra trong đề tài.
– Trình bày một cách rõ ràng,mạch lạc các bước tiến hành trong SKKN
– Các phương pháp tiến hành mới mẻ, độc đáo.
– Dẫn chứng các tư liệu, số liệu và kết quả chính xác làm nổi bật tác dụng , hiệu quả
của SKKN đã áp dụng.
Tính khoa học của một đề tài SKKN được thể hiện cả trong nội dung lẫn hình thức
trình bày đề tài cho nên khi viết SKKN, tác giả cần chú ý cả 2 điểm này.
+ Khả năng vận dụng và mở rộng SKKN:
– Trình bày, làm rõ hiệu quả khi áp dụng SKKN (có dẫn chứng các kết quả,các số
liệu để so sánh hiệu quả của cách làm mới so với cách làm cũ)
– Chỉ ra được những điều kiện căn bản, những bài học kinh nghiệm để áp dụng có
hiệu quả SKKN, đồng thời phân tích cho thấy triển vọng trong việc vận dụng và phát
triển SKKN đã trình bày (Đề tài có thể vận dụng trong phạm vi nào? Có thể mở rộng,
phát triển đề tài như thế nào?)
Để đảm bảo được những yêu cầu trên, đòi hỏi người viết SKKN :

+ Phải có thực tế (đã gặp những mâu thuẫn, khó khăn cụ thể trong thực tiễn công tác
giảng dạy, giáo dục học sinh, trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn của công
tác Đội TNTP ở địa phương, cơ sở nới mình công tác…)
+ Phải có lý luận làm cơ sở cho việc tìm tòi biện pháp giải quyết vấn đề.
+ Có phương pháp, biết trình bày SKKN khoa học, rõ ràng, mạch lạc:
– Nắm vững cấu trúc của một đề tài, biết cân nhắc, chọn lọc đặt tên các đề mục phù
hợp nội dung,thể hiện tính logic của đề tài
-Nắm vững các phương pháp nghiên cứu khoa học.Khi xác định một phương pháp

nào đó được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài, tác giả cần phải xác định được các
yếu tố cơ bản: Mục tiêu của việc thực hiện phương pháp?Phương pháp được áp dụng
với đối tượng nào?Nội dung thông tin cần thu được qua phương pháp đó? Những
biện pháp cụ thể để tiến hành phương pháp nghiên cứu có hiệu quả?
+ Thu thập đầy đủ các tư liệu, số liệu liên quan đến kinh nghiệm trình bày. Các số
liệu được chọn lọc và trình bày trong những bảng thống kê thích hợp, có tác dụng
làm nổi bật vấn đề mà tác giả muốn chứng minh, dẫn chứng.
*. Cách xác đinh đề tài, nội dung và phương pháp viết SKKN
1. Cách xác định đề tài:
– Đề tài cần hướng vào những vấn đề cấp thiết, có tác dụng thúc đẩy, phát triển sự
nghiệp GD, QLGD, đề tài phải có tính cấp thiết.
– Vấn đề chọn không nên quá rộng hoặc chung chung mà cần tập trung vào vấn đề cụ
thể, nổi bật nhất trong thực tế công tác.
– Yêu cầu cơ bản của tên đề tài:
+ Ngắn gọn về ngôn ngữ.
+ Phản ánh rõ bản chất của qá trình biến đổi từ lúc chưa áp dụng SK – đạt được
kết quả.
+ Rõ giới hạn của việc nghiên cứu.
2. Cách xây dựng nội dung đề
tài: Bước 1: Trang bị lí luận
– Là việc thu thập, tham khỏa các tài liệu liên quan đến đề tài như những báo cáo,
SKKN, cái tài liệu lí luận, phương pháp luận… Phục vụ cho vến đề đã chọn.
– Trang bị lí luận chính là sự học tập, lĩnh hội KN của bản thân tác giả để viểt SKKN.
– Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các bài viết trước.
Bước 2: Thu thập dữ liệu:
– Thu thập tư liệu thực tế từ khi bắt đầu đến kết thúc quá trình áp dụng SK để làm
sáng tỏ quá trình biến đổi hoạt động GD.
– Những số liệu, tư liệu về tình hình thực tế khi chưa áp dụng sáng kiến. Phân tích
những điều kiện thuận lợi, khó khăn của đơn vị với quá trình hoạt động.
– Hệ thống biện pháp đã tác động.

Bước 3: Phân tích, xử lí dữ liệu
– Từ tất cả các tư liệu trên, phân tích những chuyển biến tích cực do áp dụng SK.
– Tìm ra các quy luật, bài học kinh nghiệm.
3. Phương pháp viết SKKN:
+ Chọn đề tài ( đặt tên đề tài ):
Các vấn đề có thể chọn để viết SKKN rất phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh
vực như :
– Kinh nghiệm trong việc giảng dạy ( một chương, một bài, một nội dung kiến thức
cụ thể… )

– Kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh
– Kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng, phụ đạo học sinh
– Kinh nghiệm trong việc tổ chức một họat động giáo dục cụ thể cho học sinh ( Ví
dụ: họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, công tác xã hội … )
– Kinh nghiệm giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp trong khi tiến hành các
họat động, các phong trào của Đội TNTP. Hồ Chí Minh ( VD: Tổ chức sinh hoạt sao
nhi đồng, bồi dưỡng phụ trách sao,bồi dưỡng năng lực tự quản cho đội viên, bồi
dưỡng BCH Đội, bồi dưỡng phụ trách chi đội,triển khai chương trình rèn luyện đội
viên,xây dựng một mô hình họat động Đội, tổ chức bồi dưỡng một số kỹ năng cụ thể
cho phụ trách chi đội, BCH đội,phụ trách sao…)
Khi tiến hành công việc viết SKKN, công việc đầu tiên của tác giả là cần suy nghĩ
lựa chọn một tên đề tài phù hợp. Trong nghiên cứu khoa học (viết SKKN) việc xác
định tên đề tài có ý nghĩa quan trọng số một, đôi khi nó còn quan trọng hơn cả việc
giải quyết đề tài. Việc xác định tên đề tài chính xác có tác dụng định hướng giải
quyêt vấn đề cho tác giả,giúp cho tác giả biết tập trung sự nghiên cứu vào vấn đề cần
giải quyết, tránh được sự lan man, lạc đề.
Tên đề tài chính là một mâu thuẫn, một vấn đề trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục mà
tác giả còn đang phân vân, trăn trở, tìm cách giải quyết, làm sáng tỏ. Tên đề tài mang
tính chủ thể, đòi hỏi người viết phải có sự hứng thú với nó, phải kiên trì và quyết tâm

với nó. Về mặt ngôn từ tên đề tài phải đạt các yêu cầu :
– Đúng ngữ pháp.
– Đủ ý , rõ nghĩa, không làm cho người đọc có thể hiểu theo ý khác.
– Xác định được phạm vi, nội dung nghiên cứu cụ thể của đề tài, cần tránh vấn đề quá
chung chung hoặc có phạm vi quá rộng khó có thể giải quyết trọn vẹn trong một đề
tài.
+ Viết đề cương chi tiết:
Đây là một công việc rất cần thiết trong việc viết SKKN. Nếu bỏ qua việc này, tác
giả sẽ không định hướng được mình cần phải viết cái gì, cần thu thập những tư liệu
gì về lý thuyết và thực tiễn ,cần trình bày những số liệu ra sao…? Việc chuẩn bị đề
cương càng chi tiết bao nhiêu thì công việc viết SKKN càng thuận lợi bấy nhiêu. Khi
xây dựng đề cương chi tiết, tác giả cần:
– Xây dựng được một dàn bài chi tiết với các đề mục rõ ràng, hợp logic, chỉ ra được
những ý cần viết trong từng đề mục cụ thể.Việc này cần được cân nhắc kỹ lưỡng sao
cho đủ phán ánh nội dung đề tài, không thừa và cũng không thiếu.
– Thiết kế các bảng thống kê số liệu phù hợp, các mẫu phiếu điều tra khảo sát, hình
ảnh… phục vụ thiết thực cho việc minh họa, dẫn chứng cho đề tài.
-Kiên quyết lọai bỏ những đề mục,những bảng thống kê, những thông tin không cần
thiết cho đề tài.
+ Tiến hành thực hiện đề tài:
-Tác giả tìm đọc các tài liệu liên quan đến đề tài, ghi nhận những công việc đã thực
hiện trong thực tiễn (biện pháp, các bước tiến hành, kết quả cụ thể), thu thập các số
liệu để dẫn chứng.Tác giả nên lưu trữ các tư liệu thu thập được theo từng lọai. Nên
sử dụng các túi hồ sơ riêng cho từng vấn đề thuận tiện cho việc tìm kiếm, tổng hợp
thông tin.
– Trong quá trình thu thập tài liệu cần tiếp tục xem xét chỉnh sửa đề cương chi tiết
cho phù hợp với tình hình thực tế.

+ Viết bản thảo SKKN theo đề cương đã chuẩn bị.Khi viết SKKN tác giả cần chú ý

đây là lọai văn bản báo cáo khoa học cho nên ngôn ngữ viết cần ngắn gọn, xúc tích,
chính xác. Cần tránh sử dụng ngôn ngữ nói hoặc kể lể dài dòng nhưng không diễn đạt
được thông tin cần thiết.
+ Hòan chỉnh bản SKKN, đánh máy, in ấn.
*. THỰC HIỆN VIẾT SKKN
Một Sáng kiến kinh nghiệm có kết cấu cơ bản như sau:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: (Lý do chọn đề tài, Tổng quan, Một số vấn đề chung …)
– Nêu rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu: Lý do về mặt lý luận, về thực tiễn, về tính
cấp thiết, về năng lực nghiên cứu của tác giả (Những mâu thuẫn giữa thực trạng: bất
hợp lí, cần cải tiến…, yêu cầu mới, từ đó tác giả khẳng định cần có biện pháp thay
thế, đó cũng là lí do chọn đề tài)
– Xác định mục đích nghiên cứu của SKKN. Bản chất cần được làm rõ của sự vật
là gì? Đối tượng nghiên cứu là gì? Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.
– Chọn phương pháp nghiên cứu nào? Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu (thời gian
nghiên cứu bao lâu? Khi nào bắt đầu và kết thúc?)
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận: yêu cầu trình bày lí luận, lí thuyết đã được tổng kết (tóm tắt) bao
gồm: khái niệm, khái quát kiến thức về vấn đề được chọn để viết SKKN. Cũng chính
là cơ sở lí luận có tác dụng định hướng nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp khắc phục
hạn chế của vấn đề đã nêu trong đặt vấn đề.
2. Thực trạng: Tác giả trình bày những thuận lợi, khó khăn mà tác giả đã gặp phải
trong vấn đề mà tác giả đã chọn để viết SKKN. Điều quan trọng trong phần này là
mô tả,làm nổi bật những khó khăn ,những mâu thuẫn mà tác giả đang tìm cách giải
quyết, cải tiến (kèm minh chứng)
3. Các biện pháp tiến hành (Trọng tâm)
– .Trình bày trình tự biện pháp, phân tích và nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả
của biện pháp thực hiện (Phần thực trạng và mô tả giải pháp có thể trình bày kết hợp;
khi trình bày giải pháp mới có thể liên hệ với giải pháp cũ ðã thực hiện hoặc những
thử nghiệm nhưng chưa thành công nhằm nêu bật được sáng tạo của giải pháp mới)
4. Hiệu quả: Đã áp dụng ở đâu? Kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN (thể hiện bằng

bảng tổng hợp kết quả, số liệu minh hoạ, đối chiếu, so sánh…).
III. KẾT LUẬN
– Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về SKKN (nội dung, ý nghĩa, hiệu quả,
bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của bản thân…
– Những nhận định chung của tác giả về việc áp dụng và khả năng phát triển của
đề tài.
– Ý kiến đề xuất với Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, Trường … để phát huy hiệu quả
đề tài (tùy mức độ đề tài để kiến nghị, nếu có).
3. Qui định về cách trình bày
– Đề tài SKKN được đánh máy, in, đóng quyển theo đúng quy định: soạn thảo
trên khổ giấy A4 bằng MS Word; Font chữ Times New Roman; bảng mã Unicode; cỡ
chữ: 14; dãn dòng đơn; lề trái: 3 cm; lề phải: 2 cm; lề trên: 2 cm; lề dưới: 2 cm.
– Các minh chứng của SKKN là phụ lục đính kèm phía sau kết luận đề tài hoặc
đóng thành quyển phụ lục riêng. Minh chứng bao gồm cả các bài kiểm tra đã chấm
(nếu có), phiếu khảo sát …

– Một báo cáo SKKN phải được đóng tập và sắp xếp theo thứ tự như sau: Bìa
chính, Bìa phụ, Nội dung; Danh mục tài liệu tham khảo; Mục lục (nếu có, có thể đặt
sau bìa phụ, trước phần nội dung); Phụ lục (nếu có).
Phần 2. Việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động
nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục
Qua học tập và nghiên cứu MODULE 25: Viết sáng kiến kinh nghiêm
trong nhà trường. Bản thân tôi đã vận dụng được các kiến thức, kỹ năng vào hoạt
động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục như sau:
– Củng cố thêm những hiểu biết về viết SKKN, kinh nghiệm trong giáo dục ở trong
trường THCS nói chung và tại trường THCS Tam Thái nói riêng. Đồng thờihiểu thêm
và nắm được những khái niệm cơ bản có liên quan.
– Hiểu rõ ý nghĩa của việc viết SKKN đối với việc nâng cao năng lực sư phạm của
GV, đối với sự nghiệp giáo dục và sự phát triển khoa học giáo dục.

– Nắm vững quy trình viết SKKN.
– Có kỹ năng xác định đề tài, nội dung, phương pháp viết SKKN về dạy học và giáo
dục ở trường THCS.
– Hình thành quan điểm tiếp cận nghiên cứu trong hoạt động giáo dục.
– Có ý thức hợp tác, chia sẻ với đồng nghiệp trong nghiên cứu, viết và phổ biến
SKKN giáo dục.
Phần 3: Tự chấm điểm:
Bằng số: 9 điểm; Bằng chữ: Chín điểm.
MODULE 29 :
Giáo dục học sinh THCS thông qua các hoạt động giáo
dục. Phần I. Các nội dung và hoạt động học tập
Nội dung 1
VAI TRÒ CỦA VIỆC TỐ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HỌC SINH
TRƯNG HỌC CƠ SỜ
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của hoạt động cá nhân đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách
1. Hoạt động và vai trò của hoạt động đổi vói sự phát triển nhân cách
Bất kì sự vật hiện tương nào cũng luôn vận động và phát triển không ngừng. Bằng vận
động và thông qua vận động mà sự vật hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của nó.
Bởi vậy, vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật hiện tương.
Ở con người, phương thức đó chính là hoạt động, có nhiều ngành khoa học đã nghiên
cứu về hoạt động và sự tắc động của hoạt động đối với sự phát triển của con người.
1.1. Quan điếm của Triểt học về vai trò của hoạt động đối với sự phát triển con người
và nhần cách con người
Hoạt động, dưới góc độ Triết học, có nội hàm rộng và cơ động. Hoạt động là đặc tính
của giới tự nhiên, trong đó có con người, là phương tiện để giới tự nhiên và con người
sản sinh và phát triển.
Hoạt động là quan hệ biện chứng của chủ thể và khách thể. Trong quan hệ đó, chủ thể
là con người, khách thể là hiện thực khách quan.

1.2.

Quan điếm của Tâm lí học về vai trò của hoạt động đối với sự phát triển nhần

cách
Dưới góc độ Tâm lí học, hoạt động là mối quan hệ tắc động qua lại giữa con người và
thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người (chủ
thể).
Hoạt động là một vấn đề nghiên cứu, là phạm trù cơ bản của Tâm lí học hiện đại.
Như vậy, hoạt động không chỉ giúp bộ mặt tâm lí như tình cảm, tính cách, năng
lực, động cơ… và nhân cách của con người được hình thành, phát triển mà thông qua
hoạt động tâm lí, nhân cách của con người mới bộc lộ ra ngoài.
1.3. Quan điếm của Giáo dục học về vai trò của hoạt động đối với sự phát triển nhần
cách
Thông qua hoạt động, con người tiếp thu nền văn hoá xã hội và biến nền văn hoá của
loài người thành vốn riêng của minh, vận dụng chúng vào cuộc sống, làm cho nhân
cách ngày càng hoàn thiện và phát triển. Đồng thời, giúp con người được bộc lộ
những phẩm chất và năng lực của bản thân.
Thông qua hoạt động, con người được kiểm nghiệm các giá trị của cuộc sống, điều
này có ý nghĩa quan trọng giúp con người cải tạo những nét nhân cách phát triển chưa
phù hợp theo hướng ngày càng hoàn thiện theo chuẩn mục đạo đức xã hội đặt ra.
KẾT LUẬN
Qua phân tích các quan điểm trên, có thể khẳng định, hoạt động có vai trò quyết định
trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Khi mới sinh ra,
con người chưa có nhân cách, nhân cách có được do con người xác định được những
quan hệ của mình với những con người và thế giới xung quanh một cách có ý thức.
Nói cách khác, nhân cách chỉ được hình thành và phát triển khi con người là chủ thể
của hoạt động. Muốn giáo dục học sinh, nhà giáo dục cần tổ chức các hoạt động đa
dạng, phong phú và đưa học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động đồ.

Hoạt động 2. Tìm hiểu vai trò của việc tổ chức hoạt động đối với quá trình giáo
dục nhân cách học sinh THCS
Vai trò của việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường
Hoạt động giáo dục trong nhà trường là một bộ phận của quá trình giáo dục nhà
trường. “Hoạt động giáo dục là hoạt động do người lớn tổ chức theo kế hoạch, chương
trình, điều hành và chịu trách nhiệm”. Điều này có nghĩa là các chủ thể hoạt động giáo
dục phẳi chịu trách nhiệm về các hoạt động giáo dục do minh tổ chức và điều hành.
Đó là các nhà giáo dục, giáo viên và các chủ thể có liên quan như: cha mẹ học sinh,
các tổ chức giáo dục xã hội và các cơ sở giáo dục.
H oạt động giáo dục trong nhà trường đuợc phân làm hai bộ phận chủ yếu:
– Các hoạt động giáo dục trong hệ thống các môn học và các lĩnh vực học tập khác
nhau.
– Các hoạt động giáo dục ngoài các môn học và lĩnh vực học tập, có thể kể đến các
hoạt động giáo dục trong nhà trường như hoạt động giáo dục thể chất, đạo đức, thẩm
mĩ, lao động, dân số, môi trường, pháp luật..

Hoạt động giáo dục giúp nhà giáo dục sớm phát hiện năng khiếu của học sinh,
từ đó có kế hoạch bồi dưỡng nhằm giúp học sinh phát triển năng khiếu, sở thích của
bản thân trong học tập và cuộc sống.
Hoạt động giáo dục còn là một phuơng thức gắn kết các lực lương giáo dục học sinh
đó là gia đình – nhà trường – xã hội.
Về nhận thức:
Hoạt động giáo dục giúp học sinh củng cố, bổ sung, nâng cao thêm hiểu biết
các lĩnh vực khác nhau của đởi sống xã hội, làm phong phú vốn tri thức của bản thân.
Từ đó, học sinh có khả năng vận dụng tri thức để giải quyết các vấn đề thực tiển đặt
ra.
Về kĩ năng:
Hoạt động giáo dục giúp học sinh hình thành và củng cổ các kỉ năng giao tiếp, ứng

xủ văn hoá, kỉ năng học tập, lao động…
Hoạt động giáo dục còn giúp học sinh tự điều chỉnh hành vĩ phù hợp với các chuẩn
mục xã hội.
Về thái độ:
Hoạt động giáo dục bồi dưỡng tình cảm, niềm tin vào các giá trị tốt đẹp của cuộc
sống.
Bồi dưỡng hứng thú và tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khi tham gia
các hoạt động.
NỘI DUNG 2
XÂY DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỜ
Hoạt động 1: Liệt kê các hoạt động giáo dục có thể có trong trường THCS hiện
nay
1. Hoạt động dạy học
Trong nhà trường THCS nói riêng và các nhà trường nói chung, hoạt động dạy học
vẫn là hoạt động đặc trưng cơ bản, chiếm nhiều thời gian, sức lực, tiền bạc… của cả
thầy và trò cũng như các lực luợng trong nhà trường. Đây cũng là hoạt động có khả
năng giáo dục hiệu quả nhất. Đây là hình thức thông qua dạy chữ để dạy người, thông
qua truyền thụ tri thức, rèn luyện các kỉ năng, kỉ xảo để giáo dục nhân cách.
Trong dạy học, mỗi môn học lại có thế mạnh riêng trong việc giáo dục nhân
cách cho học sinh, ví dụ, môn Toán nhằm bồi dưỡng tư duy lôgic, môn Ngũ văn bồi
dưỡng tư duy hình tượng, môn Lịch sử bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, lòng yêu
nước… có thể nói, dạy học là con đưởng hiệu quả nhất để rèn luyện trí tuệ, hình thành
tình cảm, thái độ đối với tự nhiên, xã hội và những người xung quanh… cho học sinh.
Tuy nhiên, hoạt động dạy học cũng có những hạn chế nhất định như tính đơn
điệu, gò bó, nội dung chương trình chậm thay đổi so với thực tiển, không gian hoạt
động thưởng “đóng khung” trong lớp học…
1. Hoạt động giáo dục ngoài giở lên lớp theo chủ điểm
Hoạt động giáo dục ngoài giở lên lớp (GDNGLL) cũng là một hoạt động khá đặc
trưng và có nhiều ý nghĩa trong công tắc giáo dục của nhà trường.

Hình thức tổ chức hoạt động này cần phải hết sức mềm dẻo và linh hoạt tuỳ
theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng trường. Nếu nhà trường có phòng và địa
điểm riêng cho các lớp tổ chức hoạt động, không làm ảnh hưởng đến hoạt động học
tập của lớp khác thì hết sức thuận lơi. Nếu nhà trường chưa có điều kiện thì có thể
phỏi hợp nhiều lớp để tổ chức, gộp
2. Hoạt động vân hoá, văn nghè
– Hoạt động văn hoá, văn nghệ là hoạt động không thể thiếu trong moi nhà trường.
Văn hoá, văn nghệ không chỉ có tắc dụng giảm bớt sự căng thẳng trong học tập, tạo ra
không khí vui vẻ, thoải mái mà còn có tắc dụng giáo dục rất lớn, nhất là giáo dục tình
yêu quê hương đất nước, tình thầy trò, tình bạn bè…
3. Hoạt động thể dục, thể thao
– Hoạt động thể dục thể thao là một hoạt động để giáo dục toàn diện nhân cách học
sinh. Đây là hoạt động chủ yếu nhằm vào quá trình giáo dục thể chất cho học sinh,
một trong năm mặt giáo dục cơ bản trong nhà trường (đức, trí, thể, mĩ và lao động).
Thông qua hoạt động này để rèn luyện, tâng cưởng thể lực cho học sinh, giúp các em
biết cách rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, phòng ngừa bệnh tật.
4. Hoạt động lao động sản xuất
Hoạt động lao động sản xuất tuy không thể hiện rõ trong nhà trường, nhất là các
trường thành phổ, nhưng đây là hoạt động hết sức quan trọng. Nếu không tổ chức giáo
dục lao động cho học sinh dế làm cho các em nảy sinh tâm lí lưởi biếng, dụa dâm, ăn
bám và từ đó sinh ra thỏi ích kỉ, cơi thưởng lao động chân tay…
Học sinh THCS ở nông thôn thường tham gia lao động sản xuất cùng với gia
đình từ nhỏ. Nhưng ở thành phổ, học sinh THCS rất ít có điều kiện để tham gia lao
động sản xuất. Song, nhà trường cần kết hợp với các đơn vị sản xuất, các tổ chức xã
hội… để tạo điều kiện cho học sinh được tham gia lao động sản xuất, để các em cảm
nhận được niềm vui khi tự mình tạo ra được sản phẩm, của cải vật chất và tinh thần
cho xã hội.
5. Hoạt động vui chơi, giải trí

– Vui chơi, giải trí là nhu cầu thiết yếu của con người ở mọi lứa tuổi, nhất là tuổi trẻ
lai càng quan trọng. Vui chơi giải trí là hoạt động giúp trẻ lấy lại sự căn bằng trong thể
chất và tinh thần để tiếp tục học tập và làm những việc khác sau một thời gian học tập
căng thẳng, mệt mối. Vui chơi còn là một cơ hội để học sinh được giao lưu, học hỏi,
thiết lập và xây dụng những mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân với nhau và mối
quan hệ giữa giáo viên và học sinh ngày càng gần gũi và thân thiết với nhau hơn. Xây
dụng tinh thần đoàn kết gắn bỏ trong tập thể; tính kỉ luật. Hoạt động vui chơi giúp các
em được bộc lộ những năng khiếu và sở trường của mình, từ đó giáo viên có thể phát
hiện và có biện pháp bồi dưỡng phù hợp.
6. Hoạt động chính trị – xã hộĩ
Hoạt động chinh trị- xã hội là nhũng hoat động có ý nghĩa định hướng về mặt xã hội
giúp học sinh tiếp cận với đời sống chính trị- xã hội của đất nước, địa phương.
Nôi dung của các hoạt động chính trị-xã hội đề cập đến các sự kiện lịch sử của dân
tộc, các sự kiện chính trị có tính thời sự diễn ra hằng ngày ở địa phương trong nước và
trên thế giới, các vấn đề có tính toàn cầu như bảo vệ môi trường, chăm sóc đời sống
sức khỏe thể chất và tinh thần, chiến tranh và nạn khủng bổ, vấn đề hoà bình…
– Hoạt động 2: Tìm hiểu vị trí, vai trò, nội dung chương trình, cách thức tiển hành,

điều kiện thực hiện hoạt động GDNGLL ở trường THCS
1.Vị trí của hoạt động GDNGLL ở trường THCS
Như phần trên chúng ta đã biết, trong nhà trường THCS có rất nhiều các loại hình hoạt
động khác nhau và moi hoạt động đều có những vai trò riêng, thế mạnh riêng.
Hoạt động dạy học chủ yếu là truyền thụ tri thức về tự nhiên, về xã hội về tư duy và
các kỉ năng, kỉ sảo tương ứng, thông qua đó để giáo dục nhân cách học sinh. Tuy
nhiên, hoạt động dạy học không thể thay thế chức năng của các hoạt động khác. Thậm
chí, hoạt động dạy học cũng có những hạn chế, đời hỏi phải có các hoạt động khác bổ
sung, hổ trợ. Một số hạn chế cơ bản của hoạt động dạy học như: thiếu sự mềm dẻo và
linh hoạt về nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm… Nội dung, chương trình
thường ít thay đổi vì thế khả năng cập nhât với sự thay đổi của thực tiển chậm. Sự

tương tắc, giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau trong dạy học
thường khô cứng, khuôn mẫu và có thể nhàm chán do tính đơn điệu của nó. Dạy học
thường chỉ tiển hành trong phạm vị không gian của lớp học, tạo cảm giác chât hep, gò
bỏ…
Khác phục những hạn chế trên, hoạt động GDN GLL sẽ rất đa dạng, mềm dẻo và linh
hoạt, các hoạt động hết sức phong phú, có thể thỏa mãn nhu cầu của mọi cá nhân học
sinh, nhất là nhu cầu vui chơi, giải trí, nhu cầu giao tiếp, kết bạn.
Hoạt động GDNGLL là điều kiện để kiểm soát thời gian và hành vi của học sinh, làm
cho quá trinh giáo dục có tính liên tục…
Hoạt động GDNGLL có vị trí rất quan trọng trong quá trình giáo dục, là điều kiện để
giáo dục toàn diện nhân cách học sinh. Dưới góc độ chỉ đạo, hoạt động GDNGLL là
một trong ba kế hoạch đào tạo (kế hoạch dạy học; kế hoạch GDNGLL và kế hoạch
hướng nghiệp dạy nghề) của trường THCS nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp
học theo hướng giáo dục nhân văn, khoa học và kỉ thuật.
2. Vai trò
Do vị trí quan trọng của hoạt động GDNGLL, xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của
học sinh THCS, hoạt động GDNGLL đuợc xác định có vai trò to lớn trong quá trình
giáo dục học sinh góp phần củng cổ kết quả dạy họctrên lớp.
Cùng với hoạt động dạy học, hoạt động GDNGLL tạo ra sự căn đổi hài hoà các hoạt
động trong nhà trường nhằm tạo ra quá trình sư phạm toàn diện, thống nhất hướng vào
thực hiện mục tiêu cấp học.
Nội dung chưong trinh
Nguyên tắc là những quan điểm có tính chỉ đạo hoạt động. Việc đảm bảo các nguyên
tắc, giúp giáo viên xây dụng nội dung phù hợp với thực tiển nhà trường và địa
phương, vì vậy, khi xây dụng nội dung chương trình hoạt động giáo dục nói chung và
hoạt động GD N GLL nói riêng trong nhà trường THCS, cần tuân theo các nguyên tắc
cơ bản sau:
– Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu của cấp học.

Nguyên tắc phù hợp với thực tế phát triển của đất nước và địa phương.

Moi quổc gia, mãi địa phuơng đều có những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, phong
tục tập quán khác nhau. Việc xây dụng nội dung hoạt động giáo dục trong nhà trường
có ý nghĩa kết nối giáo dục nhà trường và xã hội, tạo nên những công dân có ý thức
trách nhiệm trong việc xây dụng và phát triển đất nước, địa phương.
– Nguyên tắc phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và tính cá biệt của học sinh.

– Nguyên tắc đảm bảo phát triển tính tích cực, độc lập, sáng tạo dưới sự giúp đỡ của
giáo viên.
Tĩnh tích cực, độc lập, chủ động thể hiện học sinh có ý thức trong việc tiếp thu các
yêu cầu, nhiệm vụ của giáo viên, có ý chí, nghị lực vượt qua những trở ngại để hoàn
thành các nhiệm vụ đặt ra dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên đồng thời luôn
luôn tìm ra các biện pháp và quyết tâm thực hiện. Đây là một nguyên tắc rất quan
trọng trong việc xây dụng nội dung hoạt động giáo dục trong nhà trường THCS.
Nội dung của hoạt động GDNGLL còn thể hiện cụ thể theo các chủ điểm quy định
trong chương trình, ví dụ: chào mùng năm học mới; Học tập và làm theo lời Bác;
chúng em biết ơn thầy (cô) giáo…
3. Cách thức tổ chức và điều kiện thực hiện
Đề tổ chức một hoạt động giáo dục, cần tiển hành theo các bước sau:
Bưóc 1: Lập kế hoạch hoạt động
Đây là bước đầu tiên khi tiển hành hoạt động giáo dục trong nhà trường THCS. Kế
hoạch là sự thống kê những công việc cụ thể trong một thời gian nhất định, làm sáng
rõ những nhiệm vụ chính của các công việc. Giáo viên lường trước các vấn đề nảy
sinh để có cách giải quyết chủ động, phù hợp, kịp thời.
Bước này gồm các công việc cụ thể sau:
* Xác định mục tiêu hoạt động
– Mục tiêu xác định trên ba mặt: Nhận thức, kỉ năng, thái độ.
– Mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể, có tính xác định. Mục tiêu có thể lượng hoá đuợc để

thực hiện, kiểm tra, đánh giá.lựa chọn và đặt tên cho hoạt động
* Xác định nội dung và hình thức hoạt động
– N ôi dung hoạt động cần đa dạng phong phú. Các hoạt động liên quan đến các vấn
đề kinh tế, chính trị, xã hội, lao động, học tập, giao tiếp, văn hoá nghệ thuật, thể dục
thể thao…
* Xác định đối tượng tham gia hoạt động
– Tuỳ theo hoạt động giáo dục được tổ chức mà giáo viên cần xác định thành phần
tham gia bao gồm học sinh và lực lượng bên ngoài nhà trường với các vai trò và vị tri
khác nhau, với mục đích cùng tham gia ho trợ, chia se với tập thể học sinh, ví dụ: Hội
phụ huynh, Ban giám hiệu nhà trường, các giáo viên trong trường, Đoàn Thanh niên,
các tổ chức xã hội…
– Xác định số lượng tham gia hoạt động sao cho phù hợp với chủ đề, quy mô của
hoạt động, ví dụ: tổ chức hoạt động giáo dục trong lớp, toàn trường, theo nhóm nhỏ
hay cả tập thể lớp…
* Xác định thời gian tổ chức hoạt động
– Xác định thời gian tổ chức hoạt động là một yếu tổ quan trọng. Thòi gian tổ chức
hoạt động giáo dục cần căn cứ vào các hoạt động dạy học và các hoạt động khác trong
nhà trường, tránh sự chồng chéo lên nhau.
* Xác định không gian tổ chức hoạt động
Lụa chọn không gian tổ chức sao cho phù hợp với hoạt động giáo viên đua ra. ví dụ là
buổi toạ đàm trao đổi về một chủ đề nào đó, giáo viên có thể tổ chức trong lớp học;

nhưng đó là hoạt động vui chơi, tham quan thì giáo viên nên lụa chọn không gian rộng
rãi và thoải mái hơn như sân trường, nhà thi dấu…
* Xác định những điều kiện hổ trợ
Dụ kiến phương tiện, điều kiện phục vụ cho mỗi hoạt động. Phương tiện rất phong
phú như tranh ảnh, Sữđó biểu bảng, mô hình, bản trong dùng cho máy chiếu, băng đĩa
ghi âm, băng ghi hình…
* Xác định các biện pháp thực hiện

Dụ kiến về những biện pháp sẽ thực hiện nhằm kích thích tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh trong việc tương tắc với giáo viên để đạt được mục tiêu giáo
dục. Giáo viÊn có thể sử dụng phuơng pháp giao việc, khen thuởng, trao đổi… đồng
thòi cần có những cách thức để giám sát, động viên và giúp đỡ kịp thời.
Bưóc 2: triển khai kế hoạch hoạt động
Sau khi đã lên kế hoạch cụ thể cho hoạt động giáo dục, giáo viên triển khai hoạt động
theo những vấn đề đã đuợc lập kế hoạch, ví dụ: Họp ban cán sự, thông báo thời gian,
địa điểm, giao nhiệm vụ cho từng cá nhân và tập thể tham gia, ho trợ, giám sát việc
thực hiện các nhiệm vụ của học sinh, chuẩn bị các tài liệu, phương tiện,…
Bưóc 3: Tổ chức hoạt động giáo dục
Bước tổ chức hoạt động chính là bước cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ và hiện thực
hoá các dự kiến của giáo viên ở các bước trên. Đây là bước rất quan trọng, bao gồm
các hoạt động có tính thứ tự, có trật tự rõ ràng, cần đảm bảo quy trình tổ chức một
hoạt động giáo dục
Bưóc 4: Kiểm tra, đánh gía hoạt động
Sau khi kết thức hoạt động, giáo viên có thể tiển hành bước tiếp theo đó là kiểm tra,
đánh giá. Mục tiêu của việc kiểm tra, đánh giá là khẳng định sự phát triển của học sinh
về mặt nhận thức, thái độ, hành vĩ. Tĩnh tích cực, tinh thần trách nhiệm, ý thức tập
thể… của học sinh khi tham gia hoạt động giáo dục sẽ là cơ sở để đánh giá đúng hạnh
kiểm của học sinh. Việc đánh giá khách quan và công bằng có ý nghĩa khích lệ sự
vươn lên của học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá, tổng kết, cho giáo viên thông tin về
những mặt mạnh và mặt yếu của việc tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở đó có sự
điều chỉnh hợp lí, xác định được phương hướng thực hiện cho những hoạt động tiếp
theo.
Bưóc 5: Rứt kinh nghiệm
Sau khi thực hiện bước kiểm tra, đánh giá, giáo viên tổng kết lại các mặt đã làm được
và chưa thực hiện tốt để từ đó khác phục những mặt còn hạn chế. Rút kinh nghiệm là
bước cuối cùng giúp giáo viên nhìn nhận một cách khách quan về việc tổ chức hoạt
động giáo dục. Rút kinh nghiệm sẽ giúp giáo viên có đuợc những thông tin hữu ích,
làm căn cứ và bài học quan trọng cho những lần tổ chức hoạt động sau. Rút kinh

nghiệm ở lất cả các buỏc từ bước lập kế hoạch hoạt động, triển khai hoạt động, tổ
chức hoạt động và kiểm tra, đánh giá.
Tóm lại:
Tiển trình tổ chức một hoạt động giáo dục trong nhà trường THCS thường tiến hành
qua các bước như sau;
Bước 1: Lập kế hoạch hoạt động
Bước 2: Triển khai kế hoạch hoạt động

Bước 3: Tổ chức hoạt động giáo dục
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá hoạt động
Bước 5: Rút kinh nghiệm
Nội dung 3
TỐ CHỨC THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HỌC SINH THCS
Hoạt động 1: Xây dựng quy trình tổ chức một hoạt động giáo dục cụ thể
a) Đặc điểm sinh lý của học smh THCS
Học sinh buỏc vào giai đoạn dậy thì, tâng lên về chiều cao, căn nặng, hệ cơ, hệ xương
và sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể. Sự cải tổ diễn ra mạnh mẽ, nhanh nhưng
không căn đổi.
b) Đặc điểm tâm lý của học smh THCS
Đặc trưng cơ bản nhất của lứa tuổi này là mâu thuẫn giữa một bên là tính chất quá độ
“không còn là trẻ con nữa nhưng chưa phải là người lớn” và bên kia là ý thức bản ngã
phát triển mạnh mẽ ở các em. Sự phát triển diễn ra nhanh, đột ngột nên có thể dẫn đến
tình trạng mất căn đối, không bền vững.
– Sự phát triển nhận thức: đánh dấu sự phát triển các tri thức lí luận gắn với các mệnh
đề. Các em tổ chức các hành động nhận thức có tính mục đích rõ ràng, yếu tố chủ định
chiếm ưu thế.
– Sự phát triển nhân cách: đời sống tình cảm học sinh THCS phức tạp và phong phú.
Các em quan tâm nhiều đến việc tìm hiểu các mối quan hệ xã hội, quan tâm đến về
bên ngoài, nhu cầu giao tiếp với bạn cùng lứa tuổi và người lớn diễn ra rất mạnh mẽ

và phức tạp hơn…
Hoạt động chủ đạo của học sinh lứa tuổi này là học tập và giao tiếp. Vì vậy, giáo viên
cần căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS để tổ chức các hoạt động giáo
dục phong phú, giúp các em có cơ hội được học hỏi, thể hiện bản thân mình, thoả mãn
nhu cầu giao tiếp đồng thời rèn luyện kỉ năng giao tiếp, làm chủ cảm xúc và sự biến
đổi tâm, sinh lí của bản thân. Từ đó tạo một tâm thế thoái mái cho các em học sinh
bước qua giai đoạn khủng hoảng của lứa tuổi một cách dễ dàng hơn.
1.2. Giáo viên cần nắm được mục đích, nguyên tắc và nội dung tố chức dạyhọc
– Mục đích giáo dục có ý nghĩa định hướng cho quá trình tổ chức giáo dục. Giáo viên
cần phải căn cứ vào mục đích chung về vai trò của giáo dục trong việc phát triển nhân
cách toàn diện cho thế hệ trẻ, nắm rõ mục tiêu của cấp học.
– Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục giúp giáo viên định hướng được việc tổ chức
hoạt động giáo dục. Hoạt động giáo dục có ý nghĩa về mặt nhận thức, cung cáp cho
các em thÊm kiến thức mới; củng cổ, bổ sung và nâng cao thÊm kiến thức đã học ở
các môn học về các lĩnh vực khác nhau của đởi sống xã hội; giúp học sinh hình thành
những kỉ năng sống phù hợp và có thái độ tích cực hơn, có ý thức xây dụng cuộc sống
tốt đẹp hơn cho bản thân và cho cộng đồng.
– Giáo viên cần nắm được các nguyên tắc tổ chức hoạt động như nguyên tắc đảm bảo
mục tiêu giáo dục của cấp học, nguyên tắc phù hợp với sự phát triển đặc điểm lứa
tuổi, nguyên tắc phù hợp với sự phát triển đất nước, nguyên tắc đảm bảo tính tích cực,
độc lập, sáng tạo của học sinh dưới sự giúp đỡ của giáo viên.
1.3.Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường
Đề tổ chủc hoạt động giáo dục, cần có sự hỗ tro của trang thiết bị và nguồn kinh phí.
Bỏi hoạt động giáo dục diên ra lất đa dạng duới nhiều hình thức khác nhau, cùng một

chủ đề giáo dục có thể có nhiều hoạt động. Mỗi hoat động lại cần có nhiều phương
tiện hỗ trợ. Hình thức tổ chức như hội thi, thảo luận, giao lưu, diễn vân nghé, vui chơi,
thi đấụ tham quan,… Giáo viên cần căn cứ vào thực trạng về điều kiện cơ sở vật chất
của nhà trường để có sự lụa chon về hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hợp lí.

1.4. Năng lực của giáo viên
Tổ chức hoạt động giáo dục, không chỉ đời hỏi giáo viên phải nắm rộng và sâu kiến
thức của các lĩnh vực khác nhau, sự nhiẾt tình và tận tâm với nghề, tính tự chủ, kiên
nhẫn, nhay cảm, nhanh tri, sáng tạo và sự nhất quán về nguyên tắc thực hiện. Giáo
viên cần phải rèn luyện và hình thành những kỉ năng tổ chức hoạt động. Theo đó, giáo
viên cần có những kĩ năng như:
– Kĩ năng xác định mục tiêu hoạt động.
– Kĩ năng thiết kế chương trình hoạt động.
– Kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục.
– Kĩ năng triển khai hoạt động giáo dục.
– Kĩ năng thể hiện nắm chác nội dung, điều hành các lực lương tham gia hoạt động
giáo dục.
– Kĩ năng nắm vững nội dung cách thức tiển hành, yÊu cầu của phuơng pháp tổ chức
hoạt động giáo dục (phuơng pháp thảo luận; phuơng pháp đóng vai; phương pháp giải
quyết vấn đề; phương pháp giao nhiệm vụ).
– Kĩ năng tiếp cận và huy động các lực lượng giáo dục.
– Kĩ năng kiểm tra, đánh giá.
1. Quy trình tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường THCS
Hoạt động giáo dục trong nhà trường THCS rất đa dạng và phong phú. Moi hoạt động
sẽ có cách thức tổ chức riêng. Tuy nhiên, quy trình tổ chức hoạt động giáo dục trong
nhà trường THCS thường theo các bước:
Bưóc 1: Khởi động
Bước này nhằm thu hút sự chủ ý của học sinh vào hoạt động chung của tập thể và giúp
các em cám thấy thoải mái, tự nhiên khi cùng nhau tiến hành hoạt động.
– Bước khơi động thưởng bất đầu bằng trò chơi, bài hát…
– Người điều khiển hoạt động sẽ tuyÊn bổ lí do, giới thiệu chương trình và đổi tượng
tham gia
Bưỏc 2: Tổ chức các hoạt động ụ thể
Tuỳ vào từng hoạt động sẽ có các cách thức tổ chức khác nhau. Giáo viên cần xác
định các bước cho mỗi hoạt động.

– Hoạt động 1
– Hoạt động 2
– Hoạt động 3
Tuy nhiên, moi hoạt động đều cần có những bước cơ bản như: giới thiệu hoạt động
đó: mục đích, yêu cầu và cách thức tiển hành hoạt động, số lượng tham gia, cách đánh
giá…
Sau đó, tổ chức và điều khiển cho các đổi tượng tham gia
Bưóc 3: Kết thức hoạt động
– Kết thức hoạt động cũng lất đa dạng. Tuỳ vào nội dung và hình thức tổ chức mà
chứng ta có cách kết thức khác nhau. Kết thức bằng một bài hát, bài thơ, một bài văn

hoặc cũng có thể bằng trò chơi tập thể.
– Giáo viên hoặc người điều khiển nhận xét chung về tổ chức hoạt động và rút kinh
nghiệm
Hoạt động 2: Mô phỏng quá trình tổ chức một hoạt động giáo dục
Yêu cầu học viên vừa mô tả bằng lởi vừa mô tả bằng hành đậng quả trinh tổ
chức mật hoạt động giảo dục. (Học viên cần phẳi tưởng tương mình đang tổ chức một
hoạt động giáo dục cụ thể cho học sinh).
Sau khi mô phỏng xong, yêu cầu các học viên khác nhận xét và bổ sung, cùng
rút kinh nghiệm.
Hoạt động 3: xử lí các tình huống xảy ra trong quá trình tổ chức một hoạt động giáo
dục
Yêu cầu học viên tự xây dụng tình huổng và nêu cách xủ lí.
Cho các học viên khác nêu nhận xét.
Giảng viên nêu tình huống cho họ c viên nêu cách xủ lí…
Hoạt động 4: Thực hành tổ chức một hoạt động giáo dục
Học viên tự thực hành với nhau trong lớp.
Đua học viên xuổng trường THCS để thực hành tổ chức các hoạt động giáo dục.
Con người hoạt động và giao lưu như thế nào thì sẽ có bộ mặt tâm lí, ý thức như

thế
. chính vì vậy, để giáo dục thế hệ trẻ trở thành con người đáp ứng yêu cầu của xã hội
thì phải tổ chức các hoạt động giáo dục tương ứng.
Muốn giáo dục thì phải thông qua việc tổ chức các hoạt động, không tổ chức hoạt
động tức là không giáo dục. Tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú là con đưởng
giáo dục học sinh hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, trong các trường THCS hiện nay, việc tổ chức các hoạt động giáo
dục còn nghèo nàn về nội dung, đơn điệu về hình thức… dẫn đến hiệu quả không cao,
chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh , có thể có nhiều nguyên nhân
khác nhau, trong đó chắc chắn có nguyên nhân cơ bản là người giáo viên chưa có kĩ
năng tổ chức các hoạt động cho học sinh, thông qua đó để giáo dục các em.
Phần 2. Việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động
nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục
Qua học tập và nghiên cứu MODULE 29: Giáo dục HS THCS thông qua các
hoạt động giáo dục. Bản thân tôi đã vận dụng được các kiến thức, kỹ năng vào
hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục như sau:
– Liệt kê và phân tích được vai trò của việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà
trường.
– Có kỹ năng xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục.
– Có kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục cho học sinh trong nhà trường
một cách có hiệu quả.
– Có thái độ nghiêm túc, khoa học, hứng thú với việc tổ chức các hoạt động giáo dục
cho học sinh.
* Tự chấm điểm:
Bằng số: 9.0 điểm; Bằng chữ: Chín điểm.

MODULE THCS 34:
Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THCS
Phần I. Các nội dung và hoạt động học tập

*Quá trình học tập và nghiên cứu, bản tân tôi đã nhận thấy vai trò, nhiệm vụ, tầm
quan trọng của giáo viên hoạt động GDNGLL ở trường như sau:
Về kiến thức
Xác định rõ vị trí, vai trò của cửa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung
hoc cơ sờ.
Nêu được mục tiêu, nhiệm vụ cửa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung
học cơ sờ.
Trình bày đuợc các nội dung tổ chúc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường
trung học cơ sờ.
Nêu lên được các phuơng pháp tổ chúc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường
trung học cơ sờ theo định hướng đổi mỏi giáo dục phổ thông.
Về kĩ năng
Có kĩ năng thiết kế các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cụ thể ở trường trung hoc
cơ sờ.
Nâng cao kĩ năng tổ chức và thực hành hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpở trường
trung học cơ sờ.
Về thái độ
Cỏ thái độ tích cục trong việc tổ chúc các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở
trường trung học cơ sờ.
Có niềm tin và thực sự cầu thị khi thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
đảm bảo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
1/ Vai trò, mục tiêu của hoạt động GDNGLL ở trường THCS:
a) Vai trò:
– Hoạt động GDNGLL tạo nên sự cân đối, hài hòa của quá trình sư phạm toàn diện,
thống nhất, nhằm thực hiện mục tiêu cấp học.
– Hoạt động GDNGLL vừa củng cố, vừa phát triển quan hệ giao tiếp và hoạt động
giữa HS với HS, giữa GV với HS, giữa các lớp trong nhà trường và trong cộng đồng
xã hội.
-Hoạt động GDNGLL thu hút và phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường

– Hoạt động GDNGLL giúp hình thành và phát triển nhân cách cho HS
– Hoạt động GDNGLL phát huy tính tích cực hoạt động của HS
b) Mục tiêu:
– Củng cố và khắc sâu kiến thức của các môn học, mở rộng và nâng cao hiểu biết cho
HS về các lĩnh vực trong đời sống xã hội.
– Rèn luyện cho Hs kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi THCS như: kĩ năng giao tiếp
ứng xử có văn hóa, tổ chức quản lí và tham gia các hoạt động tập thể, tự kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập,…phát triển hành vi, thói quen tốt trong học tập và hoạt động
xã hội
– Bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã
hội, hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê
hương đất nước.
2/ Nội dung tổ chức của hoạt động GDNGLL ở trường THCS:

Chủ yếu tập trung vào 5 loại hình hoạt động sau:
– Hoạt động xã hội và nhân văn
– Hoạt động văn hóa, nhệ thuật và thẩm mỹ
– Hoạt động vui chơi và giải trí
– Hoạt động tiếp cận khoa học
– Hoạt động lao động công ích
Từ 5 nội dung đó có các chủ điểm theo từng tháng:
+ Tháng 9: Truyền thống nhà trường
+ Tháng 10: Chăm ngoan học giỏi
+ Tháng 11: Tôn sư trọng đạo
+ Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn
+ Tháng 1,2: Mừng Đảng – Mừng xuân
+ Tháng 3: Tiến bước lên đoàn
+ Tháng 4: Hòa bình hữu nghị
+ Tháng 5: Bác Hồ kính yêu

3/ Phương pháp của hoạt động GDNGLL ở trường THCS:
Gồm các phương pháp sau:
– Phương pháp thảo luận nhóm
+ Một nhóm báo cáo, các nhóm bỗ sung
+ Các nhóm cùng báo cáo
+ Họp chợ
+ Quả bóng
+ Báo cáo tóm tắt
+ Biểu diễn kết quả
+ Thi hùng biện
– Phương pháp đóng vai
+ Ấn định thời gian
+ Lựa chọn tình huống đóng vai
+ Thảo luạn sau khi đóng vai
– Phương pháp giải quyết vấn đề
+ Tạo tình huống có vấn đề
+ Lập kế hoạch giải quyết
+ Thực hiện kế hoạch
+ Vận dụng
– Phương pháp tình huống
– Phương pháp giao nhiệm vụ
– Phương pháp trò chơi:
+ Lựa chọn trò chơi phù hợp với lứa tuổi, nội dung hoạt động
+ Chú ý tới yếu tố thời gian
+ Chú ý tới điều kiện cơ sở vật chất hoàn cảnh cụ thể
+ Người quản trò phải có kĩ năng thu hút
+ Trò chơi đa dạng, phong phú
– Phương pháp tổ chức hoạt động giao
lưu + Phải có đối tượng giao lưu
+ Thu hút HS tham gia đông đảo. tự nguyện

+ Phải có sự trao đổi thông tin, tình cảm hết sức chân thành
– Phương pháp diễn đàn

+ Chuẩn bị
+ Tổ chức diễn đàn
+ Đánh giá kết quả
Phần 2. Việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động
nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục
Qua học tập và nghiên cứu MODULE 34: Tổ chức giáo dục ngoài giờ lên
lớp
ở trường THCS. Bản thân tôi đã vận dụng được các kiến thức, kỹ năng vào
hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục như
sau:
– Xác định rõ vị trí, vai trò của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường
THCS
– Nêu được mục tiêu nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường
THCS.
– Trình bày được các nội dung tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường
THCS.
– Nêu lên được các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở
trường THCS theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông.
– Có kỹ năng thiết kế các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, kỹ năng thực hành
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS.
Phần 3. Tự chấm điểm:
Bằng số: 9.0 điểm; Bằng chữ: Chín điểm.
MODULE 35
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS
Phần I. Các nội dung và hoạt động học tập
HOẠT ĐỘNG 1

1. Kỹ năng sống là gì ?
– Kỹ năng sống( KNS) : Là khả năng điều chỉnh và lựa chọn hành vi đúng đắn,
có khả năng điều chỉnh nhu cầu của bản thân một cách hợp lý và ứng phó trước những
thách thức trong cuộc sống.
– Theo tổ chức y tế thế giới( WTO) : KNS là khả năng để có hành vi thích ứng
và tích cực giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức
cuộc sống hằng ngày
– Giáo dục KNS (GDKNS): Là trang bị những kiến thức, thái độ, hành động
giúp cho người học hình thành được những KNS cần thiết, phù hợp với từng lứa tuổi,
điều kiện kinh tế – xã hội, môi trường sống,… GDKNS cho HS nói chung và cho HS
THCS nói riêng là việc rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát
triển nhân cách cho HS. GDKNS cần được tiến hành càng sớm càng tốt và có thể bắt
đầu ngay từ bậc tiểu học, thậm chí còn có thể ở tuổi mầm non. Bởi vì lứa tuổi này
những hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách đang dần được hình thành.
– Theo UNICEF : KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi
mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ
và kỹ năng.
– UNESCO: KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đày đủ các chức năng và
tham gia vào cuộc sống hằng ngày

-Tổ

chức GDKNS: trong phạm vi chuyên đề này thì tổ chức GDKNS được hiểu
là phương thức tiến hành hoạt động GDKNS, chủ yếu bao gồm các khâu xây dựng,
thực hiện kế hoạch GD (như một bộ phận của kế hoạch GD chung). Phương thức này
được xác định căn cứ vào mục tiêu, nội dung GDKNS, cách thức đưa nội dung đó vào
kế hoạch hoạt động của nhà trường do các cơ quan quản lý hoặc các tổ chức xã hội hổ
trợ tiến hành. Ðể tổ chức thực hiện GDKNS cần tiến hành nhiều hoạt động cụ thể và
được đảm bảo bằng những điều kiện nhất định.

Tóm lại KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng sử phù
hợp với những người khác, với xã hội với thiên nhiên, khả năng ứng phó tích cực
trước các tình huống của cuộc sống.
2. Một số kỹ năng sống cơ bản
Có nhiều loại KNS nhưng chủ yếu chỉ có 8 loại kỹ năng cơ bản như sau:
1. Kỹ năng Giao tiếp.
2. Kỹ năng Tự nhận thức.
3. Kỹ năng Xác định giá trị.
4. Kỹ năng Kiểm soát cảm xúc.
5. Kỹ năng Thương lượng.
6. Kỹ năng Từ chối.
7. Kỹ năng Ra quyết định & Giải quyết vấn đề.
8. Kỹ năng Giải quyết mâu thuẫn.
3. Giáo dục KNS cho HS Trung học Cơ sở:
Có thể khẳng định, việc giáo dục KNS cho HS trong các trường phổ thông là rất cần
thiết và có tầm quan trọng đặc biệt. Vì các lí do sau:
HOẠT ĐỘNG 1
Vai trò và mục tiêu giáo dục KNS cho HS THCS
1. Vai trò giáo dục KNS cho HS THCS
– Giúp cho HS làm chủ bản thân, có khả năng thích ứng, biết cách ứng phó trước
những tình huống khó khăn trong giao tiếp hàng ngày.
– Giúp HS rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân , gia đình, cộng đồng.
– Giúp HS mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực và tự tin , tự quyết định lựa chọn
đúng đắn.
2. Mục tiêu giáo dục KNS cho HS THCS
Việc GD KNS cho HS THCS nhằm hướng tới 3 mục tiêu chính như sau:
– Giúp HS hiểu được sự cần thiết của các KNS để giúp cho bản thân có thể sống tự tin,
lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sự phát triễn thể chất,
tinh thần và đạo đức của các em.
– Giúp cho các em cókĩ năng làm chủ được bản thân, biết xữ lí linh hoạt trong các tình

huống giao tiếp hằng ngày thể hiện lối sốngVăn minh: có đạo đức, có văn hóa. Có kĩ
năng tự bảo vệ mình trước những vấn đề xã hội có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống
an toàn và lành mạnh của bản thân.
– Giúp cho HS có lối sống lành mạnh, có thái độ phê phán đối với những biểu hiện
thiếu lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động của xã hội và thực hiện tốt quyềnbổn phận công dân của mình.

HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu nội dung và nguyên tắc giáo dục KNS cho HS THCS
1. Nội dung giáo dục KNS cho HS THCS
Giáo dục KNS cho HS THCS là GD những kĩ năng cốt lõi cần hình thành và
phát triễn ở các em. Đó là các kĩ năng sau:
1- Kĩ năng Tự nhận thức: đó là kĩ năng rất cơ bản của con người. Nó giúp cho HS
ứng xử, hành động phù hợp với điều kiện, với hoàn cảnh của bản thân và môi trường
xung quanh.
2- Kĩ năng Giao tiếp: Kĩ năng nầy giúp HS có mối quan hệ tích cực với những người
xung quanh, biết xây dựng mối quan hệ bạn bè trong sáng, lành mạnh. Kĩ năng nầy là
yếu tố rất quan trọng đối với niềm vui cuộc sống, là yếu tố cần thiết để phát triễn
những kĩ năng khác.
3- Kĩ năng Lắng nghe tích cực: là một phần quan trọng của kĩ năng giao tiếp, thương
lượng, hợp tác, kiềm chế cảm xúc, giải quyết mâu thuẩn…
4- Kĩ năng Xác định giá trị: có tác dụng định hướng cho mọi hoạt động của HS: Suy
nghĩ, hoạt động, và lối sống. là điều kiện rất quan trọng để ra quyết định để giải quyết
vấn đề.
5- Kĩ năng Kiên định: giúp cho HS biết cách bảo vệ chính kiến, quan điểm, thái độ,
quyết định … của mình, đứng vững trước mọi áp lựctiêu cực của môi trường xung
quanh.
6- Kĩ năng Ra quyết định: giúp HS biết lựa chọn để đưa ra quyết định một cách tối
ưu, để giải quyết vấn đề, tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời.
7- Kĩ năng Hợp tác: giúp cho HS biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm
việc với những người xung quanh, với các đối tác của mình. Đây là yếu tố quan trọng

dẫn đến thành công trong mọi công việc.
8- Kĩ năng Ứng phó với căng thẳng: giúp cho HS có sự bình tỉnh để ra quyết định, để
giải quyết vấn đề trong những tình huống căng thẳng, khó khăn thường gặp trong cuộc
sống. Giúp HS có thể biết được nguyên nhân gây căng thẳng, dự đoán kết quả của sự
căng thẳng từ đó có cách suy nghĩ để ứng phó một cách tích cực.
9- Kĩ năng Tìm kiếm sự hổ trợ: giúp cho HS tìm được những người tư vấn cho mình,
hổ trợ mình trước những khó khăn. Đây là một trong những điều kiện để đạt được
thành công trong cuộc sống.
10- Kĩ năng Thể hiện sự tự tin: giúp cho HS Tin vào bản thân mình hơn, mạnh dạn
hơn trong các mối giao tiếp, tiếp xúc với môi trường xung quanh. Có tự tin mới dám
quyết định, mới giải quyết vấn đề một cách kịp thời, có hiệu quả.
11- Kĩ năng Thể hiện sự cảm thông: có ý nghĩa quan trọng làm tăng cường hiệu quả
giao tiếp và ứng xữ với những người xung quanh, bước đầu tạo nên mối quan hệ thân
thiện, hợp tác với xã hội.
2. Các nguyên tắc khi Giáo dục KNS cho HS THCS là:
1- Tương tác: KNS không thể được hình thành chỉ qua việc nghe giảng và tự đọc tài
liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác.
2- Trải nghiệm: Kĩ năng sống chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm
qua các tình huống thực tế.

3- Tiến trình: Giáo dục KNS không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà
đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thức – hình thành thái độ – thay đổi hành vi. 4Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của GD KNS là giúp người học thay đổi hành
vi theo hướng tích cực. GD KNS thúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại các
giá trị , thái độ và hành động của mình.
5- Thời gian – môi trường giáo dục: Giáo dục KNS cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc
và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Môi trường giáo dục được tổ chức
nhằm tạo cơ hội cho HS áp dụng kiến thức và kĩ năng vào các tình huống “”thực”
trong cuộc sống.
Giáo dục KNS được thực hiện trong gia đình, trong nhà trường và cộng

đồng. HOẠT ĐỘNG 4
Tìm hiểu phương pháp giáo dục KNS cho HS THCS trong các môn học và hoạt
động Giáo dục
*. Phương pháp dạy học là gì?
Phương pháp dạy học (PPDH) là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng. Có nhiều quan
niệm, quan điểm khác nhau về PPDH. Trong tài liệu này, PPDH được hiểu là cách
thức, là con đường hoạt động chung giữa GV và HS, trong những điều kiện dạy học
xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học.
Dưới đây chúng tôi xin trình bày một số PPDH và KTDH có ưu thế trong việc phát
huy tính tích cực học tập của HS (thường gọi tắt là PPDH , KTDH tích cực) có thể
sử dụng để giáo dục KNS cho HS phổ thông trong quá trình dạy học các môn học và
tổ chức các HĐGD NGLL.
*. Một số phương pháp dạy học tích cực:
1)- Phương pháp dạy học nhóm:
* Quy trình thực hiện
Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản:
a. Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ
– Giới thiệu chủ đề
– Xác định nhiệm vụ các nhóm
– Thành lập nhóm
b. Làm việc nhóm
– Chuẩn bị chỗ làm việc
– Lập kế hoạch làm việc
– Thoả thuận quy tắc làm việc
– Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
– Chuẩn bị báo cáo kết quả.
c. Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá
– Các nhóm trình bày kết quả
– Đánh giá kết quả.

2)- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình:
* Quy trình thực hiện
Các bước nghiên cứu trường hợp điển hình có thể là:
– HS đọc (hoặc xem, hoặc nghe) về trường hợp điển hình
– Suy nghĩ về nó (có thể viết một vài suy nghĩ trước khi thảo luận điều đó với
người khác).
– Thảo luận về trường hợp điển hình theo các câu hỏi hướng dẫn của GV.
3)- Phương pháp giải quyết vấn đề:
* Quy trình thực hiện
– Xác định, nhận dạng vấn đề/tình huống;
– Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề/tình huống đặt ra;
– Liệt kê các cách giải quyết có thể có ;
– Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết ( tích cực, hạn chế, cảm xúc,
giá trị) ;
– So sánh kết quả các cách giải quyết ;
– Lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất;
– Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn;
– Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác.
4). Phương pháp đóng vai:
* Quy trình thực hiện
Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau :
– Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho
từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi
nhóm.
– Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
– Các nhóm lên đóng vai.
– Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý
nghĩa của các cách ứng xử.
– GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã

cho.
5). Phương pháp trò chơi:
*Quy trình thực hiện
– GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS
– Chơi thử ( nếu cần thiết)
– HS tiến hành chơi
– Đánh giá sau trò chơi
– Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi
6)- Dạy học theo dự án ( Phương pháp dự án):
* Quy trình thực hiện

– Bước 1: Lập kế hoạch
+ Lựa chọn chủ đề
+ Xây dựng tiểu chủ đề
+ Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập
– Bước 2: Thực hiện dự án
+ Thu thập thông tin
+ Thực hiện điều tra
+ Thảo luận với các thành viên khác
+ Tham vấn giáo viên hướng dẫn
– Bước 3: Tổng hợp kết quả
+ Tổng hợp các kết quả
+ Xây dựng sản phẩm
+ Trình bày kết quả
+ Phản ánh lại quá trình học tập
* Một số lưu ý
. Các dự án học tập cần góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn
đời sống, xã hội; có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào
hoạt động thực tiễn, thực hành.

. Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng
của HS.
. HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng
thú cá nhân.
. Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác
nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
. Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác
làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm.
. Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết; sản phẩm
này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.
HOẠT ĐỘNG 5: Một số kĩ thuật dạy học tích cực
1. Kĩ thuật chia nhóm:
2. Kĩ thuật giao nhiệm vụ:
3. Kĩ thuật đặt câu hỏi:
4. Kĩ thuật khăn trải bàn:
5. Kĩ thuật phòng tranh :
6. Kĩ thuật công đoạn:
7. Kĩ thuật các mảnh ghép:
8. Kĩ thuật động não:

9. Kĩ thuật “ Trình bày một phút”:
10. Kĩ thuật “Chúng em biết 3”:
11. Kĩ thuật “ Hỏi và trả lời”:
12. Kĩ thuật “Hỏi Chuyên gia”:
13. Kĩ thuật “Lược đồ Tư duy”:
14. Kĩ thuật “Hoàn tất một nhiệm vụ”:
15. Kĩ thuật “Viết tích cực”:
16. Kĩ thuật “đọc hợp tác” (còn gọi là đọc tích cực):
17. Kĩ thuật “Nói cách khác”:

18. Phân tích phim Video:
19. Tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm :
KẾT LUẬN CHUNG:
Trên đây là định hướng chung về mục tiêu, nội dung, phương pháp và các bước thực
hiện một bài giáo dục KNS cho HS THCS. Các định hướng này sẽ được thể hiện cụ
thể trong từng môn học và HĐGDNGLL ở Phần thứ hai của tài liệu. Tuy nhiên, tùy
đặc trưng môn học, cấp học mà có thể tập trung vào giáo dục các KNS khác nhau
cũng như sử dụng các PPDH, KTDH tích cực khác nhau.
Phần 2. Việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt
động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục
Qua học tập và nghiên cứu MODULE 35: Giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh THCS. Bản thân tôi đã vận dụng được các kiến thức, kỹ năng vào hoạt
động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục như sau:
– Hiểu rõ các vấn đề cơ bản cần thiết về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho
HS THCS như: Quan điểm về kỹ năng sống và phân loại kỹ năng sống, vai trò và mục
tiêu giáo dục kỹ năng sống, nội dung và nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống, phương
pháp/kỹ thuật dạy học tích cực để giáo dục kỹ năng sống cho HS THCS.
– Biết chủ động lựa chọn những kỹ năng sống cần thiết để hình thành và rèn luyện cho
HS trong quá trình dạy học.
– Tự tin trong quá trình thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho HS.
Phần 3. Tự chấm điểm:
Bằng số: 9.0 điểm; Bằng chữ: Chín điểm.
Tự chấm điểm trung bình của nội dung bồi dưỡng 3.
Bằng số: 9 điểm; Bằng chữ: Chín điểm.

* Tự đánh giá (nêu rõ bản thân sau khi bồi dưỡng đã tiếp thu và vận dụng được vào
thực tiễn công tác được bao nhiêu % so với yêu cầu và kế hoạch)
Sau khi học tập , bồi dưỡng và bản thân đã vận dụng các nội dung trên vào thực tiễn
công tác 90% so với yêu cầu và kế hoạch.

Phần III: Kết quả đánh giá, xếp loại BDTX của giáo viên cuối năm học:
KQ đánh giá
Kết quả tự đánh giá của cá nhân
Kết quả đánh giá của Tổ chuyên môn
Kết quả xếp loại của nhà trường

ND1
9.0

Cả năm
ND2 ND3 TỔNG ĐTB
9.0
9.0
27
9.0

XL
Giỏi

Tam Thái, ngày 10 tháng 04 năm 201
Người thu hoạch

+ Phát minh thuốc tránh thai.+ Phát minh ADN.+ Phát minh Laser+ Phát minh cấy ghép bộ phận trong cơ thể người.+ Phát minh sinh con trong ống nghiệm.+ Phát minh bay vào vũ trụ.+ Phát minh Internet.4. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.5. Sáng kiến kinh nghiệm:Sáng kiến kinh nghiệm là những sáng kiến đã được thử nghiệm trong thực tế vàđã thu được thành công nhất định, thể hiện sự cải tiến trong phương pháp hoạt độngcho kết quả cao đáp ứng được nhu cầu của thực tế, công sức của những người thamgia hoạt động.6. Sáng kiến kinh nghiệm thực tiễn7. Tổng kết kinh nghiệm giáo dục*. Những yêu cầu cơ bản đối với một sáng kiến kinh nghiệmKhi viết một sáng kiến kinh nghiệm, tác giả cần làm rõ tính mục đích, tính thựctiễn, tính sáng tạo khoa học và khả năng vận dụng, mở rộng SKKN đó như thếnào?Sau đây là biểu hiện cụ thể cần đạt được của những yêu cầu trên:+ Tính mục đích:- Đề tài đã giải quyết được những mâu thuẫn, những khó khăn gì có tính chất thời sựtrong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh, trong công tác phụ trách Đội TNTP.HồChí Minh?- Tác giả viết SKKN nhằm mục đích gì? (nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân,để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, để tham gia nghiên cứu khoa học…)+ Tính thực tiễn :- Tác giả trình bày được những sự kiện đã diễn ra trong thực tiễn công tác giảng dạy,giáo dục của mình, ở nơi mình công tác.- Những kết luận được rút ra trong đề tài phải là sự khái quát hóa từ những sự thựcphong phú, những họat động cụ thể đã tiến hành ( cần tránh việc sao chép sách vởmang tính lý thuyết đơn thuần, thiếu tính thực tiễn )+ Tính sáng tạo khoa học:- Trình bày được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm chỗ dựa cho việc giải quyết vấnđề đã nêu ra trong đề tài.- Trình bày một cách rõ ràng,mạch lạc các bước tiến hành trong SKKN- Các phương pháp tiến hành mới mẻ, độc đáo.- Dẫn chứng các tư liệu, số liệu và kết quả chính xác làm nổi bật tác dụng , hiệu quảcủa SKKN đã áp dụng.Tính khoa học của một đề tài SKKN được thể hiện cả trong nội dung lẫn hình thứctrình bày đề tài cho nên khi viết SKKN, tác giả cần chú ý cả 2 điểm này.+ Khả năng vận dụng và mở rộng SKKN:- Trình bày, làm rõ hiệu quả khi áp dụng SKKN (có dẫn chứng các kết quả,các sốliệu để so sánh hiệu quả của cách làm mới so với cách làm cũ)- Chỉ ra được những điều kiện căn bản, những bài học kinh nghiệm để áp dụng cóhiệu quả SKKN, đồng thời phân tích cho thấy triển vọng trong việc vận dụng và pháttriển SKKN đã trình bày (Đề tài có thể vận dụng trong phạm vi nào? Có thể mở rộng,phát triển đề tài như thế nào?)Để đảm bảo được những yêu cầu trên, đòi hỏi người viết SKKN :+ Phải có thực tế (đã gặp những mâu thuẫn, khó khăn cụ thể trong thực tiễn công tácgiảng dạy, giáo dục học sinh, trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn của côngtác Đội TNTP ở địa phương, cơ sở nới mình công tác…)+ Phải có lý luận làm cơ sở cho việc tìm tòi biện pháp giải quyết vấn đề.+ Có phương pháp, biết trình bày SKKN khoa học, rõ ràng, mạch lạc:- Nắm vững cấu trúc của một đề tài, biết cân nhắc, chọn lọc đặt tên các đề mục phùhợp nội dung,thể hiện tính logic của đề tài-Nắm vững các phương pháp nghiên cứu khoa học.Khi xác định một phương phápnào đó được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài, tác giả cần phải xác định được cácyếu tố cơ bản: Mục tiêu của việc thực hiện phương pháp?Phương pháp được áp dụngvới đối tượng nào?Nội dung thông tin cần thu được qua phương pháp đó? Nhữngbiện pháp cụ thể để tiến hành phương pháp nghiên cứu có hiệu quả?+ Thu thập đầy đủ các tư liệu, số liệu liên quan đến kinh nghiệm trình bày. Các sốliệu được chọn lọc và trình bày trong những bảng thống kê thích hợp, có tác dụnglàm nổi bật vấn đề mà tác giả muốn chứng minh, dẫn chứng.*. Cách xác đinh đề tài, nội dung và phương pháp viết SKKN1. Cách xác định đề tài:- Đề tài cần hướng vào những vấn đề cấp thiết, có tác dụng thúc đẩy, phát triển sựnghiệp GD, QLGD, đề tài phải có tính cấp thiết.- Vấn đề chọn không nên quá rộng hoặc chung chung mà cần tập trung vào vấn đề cụthể, nổi bật nhất trong thực tế công tác.- Yêu cầu cơ bản của tên đề tài:+ Ngắn gọn về ngôn ngữ.+ Phản ánh rõ bản chất của qá trình biến đổi từ lúc chưa áp dụng SK – đạt đượckết quả.+ Rõ giới hạn của việc nghiên cứu.2. Cách xây dựng nội dung đềtài: Bước 1: Trang bị lí luận- Là việc thu thập, tham khỏa các tài liệu liên quan đến đề tài như những báo cáo,SKKN, cái tài liệu lí luận, phương pháp luận… Phục vụ cho vến đề đã chọn.- Trang bị lí luận chính là sự học tập, lĩnh hội KN của bản thân tác giả để viểt SKKN.- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các bài viết trước.Bước 2: Thu thập dữ liệu:- Thu thập tư liệu thực tế từ khi bắt đầu đến kết thúc quá trình áp dụng SK để làmsáng tỏ quá trình biến đổi hoạt động GD.- Những số liệu, tư liệu về tình hình thực tế khi chưa áp dụng sáng kiến. Phân tíchnhững điều kiện thuận lợi, khó khăn của đơn vị với quá trình hoạt động.- Hệ thống biện pháp đã tác động.Bước 3: Phân tích, xử lí dữ liệu- Từ tất cả các tư liệu trên, phân tích những chuyển biến tích cực do áp dụng SK.- Tìm ra các quy luật, bài học kinh nghiệm.3. Phương pháp viết SKKN:+ Chọn đề tài ( đặt tên đề tài ):Các vấn đề có thể chọn để viết SKKN rất phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều lĩnhvực như :- Kinh nghiệm trong việc giảng dạy ( một chương, một bài, một nội dung kiến thứccụ thể… )- Kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh- Kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng, phụ đạo học sinh- Kinh nghiệm trong việc tổ chức một họat động giáo dục cụ thể cho học sinh ( Vídụ: họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, công tác xã hội … )- Kinh nghiệm giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp trong khi tiến hành cáchọat động, các phong trào của Đội TNTP. Hồ Chí Minh ( VD: Tổ chức sinh hoạt saonhi đồng, bồi dưỡng phụ trách sao,bồi dưỡng năng lực tự quản cho đội viên, bồidưỡng BCH Đội, bồi dưỡng phụ trách chi đội,triển khai chương trình rèn luyện độiviên,xây dựng một mô hình họat động Đội, tổ chức bồi dưỡng một số kỹ năng cụ thểcho phụ trách chi đội, BCH đội,phụ trách sao…)Khi tiến hành công việc viết SKKN, công việc đầu tiên của tác giả là cần suy nghĩlựa chọn một tên đề tài phù hợp. Trong nghiên cứu khoa học (viết SKKN) việc xácđịnh tên đề tài có ý nghĩa quan trọng số một, đôi khi nó còn quan trọng hơn cả việcgiải quyết đề tài. Việc xác định tên đề tài chính xác có tác dụng định hướng giảiquyêt vấn đề cho tác giả,giúp cho tác giả biết tập trung sự nghiên cứu vào vấn đề cầngiải quyết, tránh được sự lan man, lạc đề.Tên đề tài chính là một mâu thuẫn, một vấn đề trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục màtác giả còn đang phân vân, trăn trở, tìm cách giải quyết, làm sáng tỏ. Tên đề tài mangtính chủ thể, đòi hỏi người viết phải có sự hứng thú với nó, phải kiên trì và quyết tâmvới nó. Về mặt ngôn từ tên đề tài phải đạt các yêu cầu :- Đúng ngữ pháp.- Đủ ý , rõ nghĩa, không làm cho người đọc có thể hiểu theo ý khác.- Xác định được phạm vi, nội dung nghiên cứu cụ thể của đề tài, cần tránh vấn đề quáchung chung hoặc có phạm vi quá rộng khó có thể giải quyết trọn vẹn trong một đềtài.+ Viết đề cương chi tiết:Đây là một công việc rất cần thiết trong việc viết SKKN. Nếu bỏ qua việc này, tácgiả sẽ không định hướng được mình cần phải viết cái gì, cần thu thập những tư liệugì về lý thuyết và thực tiễn ,cần trình bày những số liệu ra sao…? Việc chuẩn bị đềcương càng chi tiết bao nhiêu thì công việc viết SKKN càng thuận lợi bấy nhiêu. Khixây dựng đề cương chi tiết, tác giả cần:- Xây dựng được một dàn bài chi tiết với các đề mục rõ ràng, hợp logic, chỉ ra đượcnhững ý cần viết trong từng đề mục cụ thể.Việc này cần được cân nhắc kỹ lưỡng saocho đủ phán ánh nội dung đề tài, không thừa và cũng không thiếu.- Thiết kế các bảng thống kê số liệu phù hợp, các mẫu phiếu điều tra khảo sát, hìnhảnh… phục vụ thiết thực cho việc minh họa, dẫn chứng cho đề tài.-Kiên quyết lọai bỏ những đề mục,những bảng thống kê, những thông tin không cầnthiết cho đề tài.+ Tiến hành thực hiện đề tài:-Tác giả tìm đọc các tài liệu liên quan đến đề tài, ghi nhận những công việc đã thựchiện trong thực tiễn (biện pháp, các bước tiến hành, kết quả cụ thể), thu thập các sốliệu để dẫn chứng.Tác giả nên lưu trữ các tư liệu thu thập được theo từng lọai. Nênsử dụng các túi hồ sơ riêng cho từng vấn đề thuận tiện cho việc tìm kiếm, tổng hợpthông tin.- Trong quá trình thu thập tài liệu cần tiếp tục xem xét chỉnh sửa đề cương chi tiếtcho phù hợp với tình hình thực tế.+ Viết bản thảo SKKN theo đề cương đã chuẩn bị.Khi viết SKKN tác giả cần chú ýđây là lọai văn bản báo cáo khoa học cho nên ngôn ngữ viết cần ngắn gọn, xúc tích,chính xác. Cần tránh sử dụng ngôn ngữ nói hoặc kể lể dài dòng nhưng không diễn đạtđược thông tin cần thiết.+ Hòan chỉnh bản SKKN, đánh máy, in ấn.*. THỰC HIỆN VIẾT SKKNMột Sáng kiến kinh nghiệm có kết cấu cơ bản như sau:I. ĐẶT VẤN ĐỀ: (Lý do chọn đề tài, Tổng quan, Một số vấn đề chung …)- Nêu rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu: Lý do về mặt lý luận, về thực tiễn, về tínhcấp thiết, về năng lực nghiên cứu của tác giả (Những mâu thuẫn giữa thực trạng: bấthợp lí, cần cải tiến…, yêu cầu mới, từ đó tác giả khẳng định cần có biện pháp thaythế, đó cũng là lí do chọn đề tài)- Xác định mục đích nghiên cứu của SKKN. Bản chất cần được làm rõ của sự vậtlà gì? Đối tượng nghiên cứu là gì? Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.- Chọn phương pháp nghiên cứu nào? Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu (thời giannghiên cứu bao lâu? Khi nào bắt đầu và kết thúc?)II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1. Cơ sở lí luận: yêu cầu trình bày lí luận, lí thuyết đã được tổng kết (tóm tắt) baogồm: khái niệm, khái quát kiến thức về vấn đề được chọn để viết SKKN. Cũng chínhlà cơ sở lí luận có tác dụng định hướng nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp khắc phụchạn chế của vấn đề đã nêu trong đặt vấn đề.2. Thực trạng: Tác giả trình bày những thuận lợi, khó khăn mà tác giả đã gặp phảitrong vấn đề mà tác giả đã chọn để viết SKKN. Điều quan trọng trong phần này làmô tả,làm nổi bật những khó khăn ,những mâu thuẫn mà tác giả đang tìm cách giảiquyết, cải tiến (kèm minh chứng)3. Các biện pháp tiến hành (Trọng tâm)- .Trình bày trình tự biện pháp, phân tích và nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quảcủa biện pháp thực hiện (Phần thực trạng và mô tả giải pháp có thể trình bày kết hợp;khi trình bày giải pháp mới có thể liên hệ với giải pháp cũ ðã thực hiện hoặc nhữngthử nghiệm nhưng chưa thành công nhằm nêu bật được sáng tạo của giải pháp mới)4. Hiệu quả: Đã áp dụng ở đâu? Kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN (thể hiện bằngbảng tổng hợp kết quả, số liệu minh hoạ, đối chiếu, so sánh…).III. KẾT LUẬN- Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về SKKN (nội dung, ý nghĩa, hiệu quả,bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của bản thân…- Những nhận định chung của tác giả về việc áp dụng và khả năng phát triển củađề tài.- Ý kiến đề xuất với Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, Trường … để phát huy hiệu quảđề tài (tùy mức độ đề tài để kiến nghị, nếu có).3. Qui định về cách trình bày- Đề tài SKKN được đánh máy, in, đóng quyển theo đúng quy định: soạn thảotrên khổ giấy A4 bằng MS Word; Font chữ Times New Roman; bảng mã Unicode; cỡchữ: 14; dãn dòng đơn; lề trái: 3 cm; lề phải: 2 cm; lề trên: 2 cm; lề dưới: 2 cm.- Các minh chứng của SKKN là phụ lục đính kèm phía sau kết luận đề tài hoặcđóng thành quyển phụ lục riêng. Minh chứng bao gồm cả các bài kiểm tra đã chấm(nếu có), phiếu khảo sát …- Một báo cáo SKKN phải được đóng tập và sắp xếp theo thứ tự như sau: Bìachính, Bìa phụ, Nội dung; Danh mục tài liệu tham khảo; Mục lục (nếu có, có thể đặtsau bìa phụ, trước phần nội dung); Phụ lục (nếu có).Phần 2. Việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt độngnghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dụcQua học tập và nghiên cứu MODULE 25: Viết sáng kiến kinh nghiêmtrong nhà trường. Bản thân tôi đã vận dụng được các kiến thức, kỹ năng vào hoạtđộng nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục như sau:- Củng cố thêm những hiểu biết về viết SKKN, kinh nghiệm trong giáo dục ở trongtrường THCS nói chung và tại trường THCS Tam Thái nói riêng. Đồng thờihiểu thêmvà nắm được những khái niệm cơ bản có liên quan.- Hiểu rõ ý nghĩa của việc viết SKKN đối với việc nâng cao năng lực sư phạm củaGV, đối với sự nghiệp giáo dục và sự phát triển khoa học giáo dục.- Nắm vững quy trình viết SKKN.- Có kỹ năng xác định đề tài, nội dung, phương pháp viết SKKN về dạy học và giáodục ở trường THCS.- Hình thành quan điểm tiếp cận nghiên cứu trong hoạt động giáo dục.- Có ý thức hợp tác, chia sẻ với đồng nghiệp trong nghiên cứu, viết và phổ biếnSKKN giáo dục.Phần 3: Tự chấm điểm:Bằng số: 9 điểm; Bằng chữ: Chín điểm.MODULE 29 :Giáo dục học sinh THCS thông qua các hoạt động giáodục. Phần I. Các nội dung và hoạt động học tậpNội dung 1VAI TRÒ CỦA VIỆC TỐ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HỌC SINHTRƯNG HỌC CƠ SỜHoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của hoạt động cá nhân đối với sự hình thành và pháttriển nhân cách1. Hoạt động và vai trò của hoạt động đổi vói sự phát triển nhân cáchBất kì sự vật hiện tương nào cũng luôn vận động và phát triển không ngừng. Bằng vậnđộng và thông qua vận động mà sự vật hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của nó.Bởi vậy, vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật hiện tương.Ở con người, phương thức đó chính là hoạt động, có nhiều ngành khoa học đã nghiêncứu về hoạt động và sự tắc động của hoạt động đối với sự phát triển của con người.1.1. Quan điếm của Triểt học về vai trò của hoạt động đối với sự phát triển con ngườivà nhần cách con ngườiHoạt động, dưới góc độ Triết học, có nội hàm rộng và cơ động. Hoạt động là đặc tínhcủa giới tự nhiên, trong đó có con người, là phương tiện để giới tự nhiên và con ngườisản sinh và phát triển.Hoạt động là quan hệ biện chứng của chủ thể và khách thể. Trong quan hệ đó, chủ thểlà con người, khách thể là hiện thực khách quan.1.2.Quan điếm của Tâm lí học về vai trò của hoạt động đối với sự phát triển nhầncáchDưới góc độ Tâm lí học, hoạt động là mối quan hệ tắc động qua lại giữa con người vàthế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người (chủthể).Hoạt động là một vấn đề nghiên cứu, là phạm trù cơ bản của Tâm lí học hiện đại.Như vậy, hoạt động không chỉ giúp bộ mặt tâm lí như tình cảm, tính cách, nănglực, động cơ… và nhân cách của con người được hình thành, phát triển mà thông quahoạt động tâm lí, nhân cách của con người mới bộc lộ ra ngoài.1.3. Quan điếm của Giáo dục học về vai trò của hoạt động đối với sự phát triển nhầncáchThông qua hoạt động, con người tiếp thu nền văn hoá xã hội và biến nền văn hoá củaloài người thành vốn riêng của minh, vận dụng chúng vào cuộc sống, làm cho nhâncách ngày càng hoàn thiện và phát triển. Đồng thời, giúp con người được bộc lộnhững phẩm chất và năng lực của bản thân.Thông qua hoạt động, con người được kiểm nghiệm các giá trị của cuộc sống, điềunày có ý nghĩa quan trọng giúp con người cải tạo những nét nhân cách phát triển chưaphù hợp theo hướng ngày càng hoàn thiện theo chuẩn mục đạo đức xã hội đặt ra.KẾT LUẬNQua phân tích các quan điểm trên, có thể khẳng định, hoạt động có vai trò quyết địnhtrực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Khi mới sinh ra,con người chưa có nhân cách, nhân cách có được do con người xác định được nhữngquan hệ của mình với những con người và thế giới xung quanh một cách có ý thức.Nói cách khác, nhân cách chỉ được hình thành và phát triển khi con người là chủ thểcủa hoạt động. Muốn giáo dục học sinh, nhà giáo dục cần tổ chức các hoạt động đadạng, phong phú và đưa học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động đồ.Hoạt động 2. Tìm hiểu vai trò của việc tổ chức hoạt động đối với quá trình giáodục nhân cách học sinh THCSVai trò của việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trườngHoạt động giáo dục trong nhà trường là một bộ phận của quá trình giáo dục nhàtrường. “Hoạt động giáo dục là hoạt động do người lớn tổ chức theo kế hoạch, chươngtrình, điều hành và chịu trách nhiệm”. Điều này có nghĩa là các chủ thể hoạt động giáodục phẳi chịu trách nhiệm về các hoạt động giáo dục do minh tổ chức và điều hành.Đó là các nhà giáo dục, giáo viên và các chủ thể có liên quan như: cha mẹ học sinh,các tổ chức giáo dục xã hội và các cơ sở giáo dục.H oạt động giáo dục trong nhà trường đuợc phân làm hai bộ phận chủ yếu:- Các hoạt động giáo dục trong hệ thống các môn học và các lĩnh vực học tập khácnhau.- Các hoạt động giáo dục ngoài các môn học và lĩnh vực học tập, có thể kể đến cáchoạt động giáo dục trong nhà trường như hoạt động giáo dục thể chất, đạo đức, thẩmmĩ, lao động, dân số, môi trường, pháp luật..Hoạt động giáo dục giúp nhà giáo dục sớm phát hiện năng khiếu của học sinh,từ đó có kế hoạch bồi dưỡng nhằm giúp học sinh phát triển năng khiếu, sở thích củabản thân trong học tập và cuộc sống.Hoạt động giáo dục còn là một phuơng thức gắn kết các lực lương giáo dục học sinhđó là gia đình – nhà trường – xã hội.Về nhận thức:Hoạt động giáo dục giúp học sinh củng cố, bổ sung, nâng cao thêm hiểu biếtcác lĩnh vực khác nhau của đởi sống xã hội, làm phong phú vốn tri thức của bản thân.Từ đó, học sinh có khả năng vận dụng tri thức để giải quyết các vấn đề thực tiển đặtra.Về kĩ năng:Hoạt động giáo dục giúp học sinh hình thành và củng cổ các kỉ năng giao tiếp, ứngxủ văn hoá, kỉ năng học tập, lao động…Hoạt động giáo dục còn giúp học sinh tự điều chỉnh hành vĩ phù hợp với các chuẩnmục xã hội.Về thái độ:Hoạt động giáo dục bồi dưỡng tình cảm, niềm tin vào các giá trị tốt đẹp của cuộcsống.Bồi dưỡng hứng thú và tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khi tham giacác hoạt động.NỘI DUNG 2XÂY DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG TRUNGHỌC CƠ SỜHoạt động 1: Liệt kê các hoạt động giáo dục có thể có trong trường THCS hiệnnay1. Hoạt động dạy họcTrong nhà trường THCS nói riêng và các nhà trường nói chung, hoạt động dạy họcvẫn là hoạt động đặc trưng cơ bản, chiếm nhiều thời gian, sức lực, tiền bạc… của cảthầy và trò cũng như các lực luợng trong nhà trường. Đây cũng là hoạt động có khảnăng giáo dục hiệu quả nhất. Đây là hình thức thông qua dạy chữ để dạy người, thôngqua truyền thụ tri thức, rèn luyện các kỉ năng, kỉ xảo để giáo dục nhân cách.Trong dạy học, mỗi môn học lại có thế mạnh riêng trong việc giáo dục nhâncách cho học sinh, ví dụ, môn Toán nhằm bồi dưỡng tư duy lôgic, môn Ngũ văn bồidưỡng tư duy hình tượng, môn Lịch sử bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, lòng yêunước… có thể nói, dạy học là con đưởng hiệu quả nhất để rèn luyện trí tuệ, hình thànhtình cảm, thái độ đối với tự nhiên, xã hội và những người xung quanh… cho học sinh.Tuy nhiên, hoạt động dạy học cũng có những hạn chế nhất định như tính đơnđiệu, gò bó, nội dung chương trình chậm thay đổi so với thực tiển, không gian hoạtđộng thưởng “đóng khung” trong lớp học…1. Hoạt động giáo dục ngoài giở lên lớp theo chủ điểmHoạt động giáo dục ngoài giở lên lớp (GDNGLL) cũng là một hoạt động khá đặctrưng và có nhiều ý nghĩa trong công tắc giáo dục của nhà trường.Hình thức tổ chức hoạt động này cần phải hết sức mềm dẻo và linh hoạt tuỳtheo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng trường. Nếu nhà trường có phòng và địađiểm riêng cho các lớp tổ chức hoạt động, không làm ảnh hưởng đến hoạt động họctập của lớp khác thì hết sức thuận lơi. Nếu nhà trường chưa có điều kiện thì có thểphỏi hợp nhiều lớp để tổ chức, gộp2. Hoạt động vân hoá, văn nghè- Hoạt động văn hoá, văn nghệ là hoạt động không thể thiếu trong moi nhà trường.Văn hoá, văn nghệ không chỉ có tắc dụng giảm bớt sự căng thẳng trong học tập, tạo rakhông khí vui vẻ, thoải mái mà còn có tắc dụng giáo dục rất lớn, nhất là giáo dục tìnhyêu quê hương đất nước, tình thầy trò, tình bạn bè…3. Hoạt động thể dục, thể thao- Hoạt động thể dục thể thao là một hoạt động để giáo dục toàn diện nhân cách họcsinh. Đây là hoạt động chủ yếu nhằm vào quá trình giáo dục thể chất cho học sinh,một trong năm mặt giáo dục cơ bản trong nhà trường (đức, trí, thể, mĩ và lao động).Thông qua hoạt động này để rèn luyện, tâng cưởng thể lực cho học sinh, giúp các embiết cách rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, phòng ngừa bệnh tật.4. Hoạt động lao động sản xuấtHoạt động lao động sản xuất tuy không thể hiện rõ trong nhà trường, nhất là cáctrường thành phổ, nhưng đây là hoạt động hết sức quan trọng. Nếu không tổ chức giáodục lao động cho học sinh dế làm cho các em nảy sinh tâm lí lưởi biếng, dụa dâm, ănbám và từ đó sinh ra thỏi ích kỉ, cơi thưởng lao động chân tay…Học sinh THCS ở nông thôn thường tham gia lao động sản xuất cùng với giađình từ nhỏ. Nhưng ở thành phổ, học sinh THCS rất ít có điều kiện để tham gia laođộng sản xuất. Song, nhà trường cần kết hợp với các đơn vị sản xuất, các tổ chức xãhội… để tạo điều kiện cho học sinh được tham gia lao động sản xuất, để các em cảmnhận được niềm vui khi tự mình tạo ra được sản phẩm, của cải vật chất và tinh thầncho xã hội.5. Hoạt động vui chơi, giải trí- Vui chơi, giải trí là nhu cầu thiết yếu của con người ở mọi lứa tuổi, nhất là tuổi trẻlai càng quan trọng. Vui chơi giải trí là hoạt động giúp trẻ lấy lại sự căn bằng trong thểchất và tinh thần để tiếp tục học tập và làm những việc khác sau một thời gian học tậpcăng thẳng, mệt mối. Vui chơi còn là một cơ hội để học sinh được giao lưu, học hỏi,thiết lập và xây dụng những mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân với nhau và mốiquan hệ giữa giáo viên và học sinh ngày càng gần gũi và thân thiết với nhau hơn. Xâydụng tinh thần đoàn kết gắn bỏ trong tập thể; tính kỉ luật. Hoạt động vui chơi giúp cácem được bộc lộ những năng khiếu và sở trường của mình, từ đó giáo viên có thể pháthiện và có biện pháp bồi dưỡng phù hợp.6. Hoạt động chính trị – xã hộĩHoạt động chinh trị- xã hội là nhũng hoat động có ý nghĩa định hướng về mặt xã hộigiúp học sinh tiếp cận với đời sống chính trị- xã hội của đất nước, địa phương.Nôi dung của các hoạt động chính trị-xã hội đề cập đến các sự kiện lịch sử của dântộc, các sự kiện chính trị có tính thời sự diễn ra hằng ngày ở địa phương trong nước vàtrên thế giới, các vấn đề có tính toàn cầu như bảo vệ môi trường, chăm sóc đời sốngsức khỏe thể chất và tinh thần, chiến tranh và nạn khủng bổ, vấn đề hoà bình…- Hoạt động 2: Tìm hiểu vị trí, vai trò, nội dung chương trình, cách thức tiển hành,điều kiện thực hiện hoạt động GDNGLL ở trường THCS1.Vị trí của hoạt động GDNGLL ở trường THCSNhư phần trên chúng ta đã biết, trong nhà trường THCS có rất nhiều các loại hình hoạtđộng khác nhau và moi hoạt động đều có những vai trò riêng, thế mạnh riêng.Hoạt động dạy học chủ yếu là truyền thụ tri thức về tự nhiên, về xã hội về tư duy vàcác kỉ năng, kỉ sảo tương ứng, thông qua đó để giáo dục nhân cách học sinh. Tuynhiên, hoạt động dạy học không thể thay thế chức năng của các hoạt động khác. Thậmchí, hoạt động dạy học cũng có những hạn chế, đời hỏi phải có các hoạt động khác bổsung, hổ trợ. Một số hạn chế cơ bản của hoạt động dạy học như: thiếu sự mềm dẻo vàlinh hoạt về nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm… Nội dung, chương trìnhthường ít thay đổi vì thế khả năng cập nhât với sự thay đổi của thực tiển chậm. Sựtương tắc, giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau trong dạy họcthường khô cứng, khuôn mẫu và có thể nhàm chán do tính đơn điệu của nó. Dạy họcthường chỉ tiển hành trong phạm vị không gian của lớp học, tạo cảm giác chât hep, gòbỏ…Khác phục những hạn chế trên, hoạt động GDN GLL sẽ rất đa dạng, mềm dẻo và linhhoạt, các hoạt động hết sức phong phú, có thể thỏa mãn nhu cầu của mọi cá nhân họcsinh, nhất là nhu cầu vui chơi, giải trí, nhu cầu giao tiếp, kết bạn.Hoạt động GDNGLL là điều kiện để kiểm soát thời gian và hành vi của học sinh, làmcho quá trinh giáo dục có tính liên tục…Hoạt động GDNGLL có vị trí rất quan trọng trong quá trình giáo dục, là điều kiện đểgiáo dục toàn diện nhân cách học sinh. Dưới góc độ chỉ đạo, hoạt động GDNGLL làmột trong ba kế hoạch đào tạo (kế hoạch dạy học; kế hoạch GDNGLL và kế hoạchhướng nghiệp dạy nghề) của trường THCS nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo của cấphọc theo hướng giáo dục nhân văn, khoa học và kỉ thuật.2. Vai tròDo vị trí quan trọng của hoạt động GDNGLL, xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí củahọc sinh THCS, hoạt động GDNGLL đuợc xác định có vai trò to lớn trong quá trìnhgiáo dục học sinh góp phần củng cổ kết quả dạy họctrên lớp.Cùng với hoạt động dạy học, hoạt động GDNGLL tạo ra sự căn đổi hài hoà các hoạtđộng trong nhà trường nhằm tạo ra quá trình sư phạm toàn diện, thống nhất hướng vàothực hiện mục tiêu cấp học.Nội dung chưong trinhNguyên tắc là những quan điểm có tính chỉ đạo hoạt động. Việc đảm bảo các nguyêntắc, giúp giáo viên xây dụng nội dung phù hợp với thực tiển nhà trường và địaphương, vì vậy, khi xây dụng nội dung chương trình hoạt động giáo dục nói chung vàhoạt động GD N GLL nói riêng trong nhà trường THCS, cần tuân theo các nguyên tắccơ bản sau:- Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu của cấp học.Nguyên tắc phù hợp với thực tế phát triển của đất nước và địa phương.Moi quổc gia, mãi địa phuơng đều có những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, phongtục tập quán khác nhau. Việc xây dụng nội dung hoạt động giáo dục trong nhà trườngcó ý nghĩa kết nối giáo dục nhà trường và xã hội, tạo nên những công dân có ý thứctrách nhiệm trong việc xây dụng và phát triển đất nước, địa phương.- Nguyên tắc phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và tính cá biệt của học sinh.- Nguyên tắc đảm bảo phát triển tính tích cực, độc lập, sáng tạo dưới sự giúp đỡ củagiáo viên.Tĩnh tích cực, độc lập, chủ động thể hiện học sinh có ý thức trong việc tiếp thu cácyêu cầu, nhiệm vụ của giáo viên, có ý chí, nghị lực vượt qua những trở ngại để hoànthành các nhiệm vụ đặt ra dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên đồng thời luônluôn tìm ra các biện pháp và quyết tâm thực hiện. Đây là một nguyên tắc rất quantrọng trong việc xây dụng nội dung hoạt động giáo dục trong nhà trường THCS.Nội dung của hoạt động GDNGLL còn thể hiện cụ thể theo các chủ điểm quy địnhtrong chương trình, ví dụ: chào mùng năm học mới; Học tập và làm theo lời Bác;chúng em biết ơn thầy (cô) giáo…3. Cách thức tổ chức và điều kiện thực hiệnĐề tổ chức một hoạt động giáo dục, cần tiển hành theo các bước sau:Bưóc 1: Lập kế hoạch hoạt độngĐây là bước đầu tiên khi tiển hành hoạt động giáo dục trong nhà trường THCS. Kếhoạch là sự thống kê những công việc cụ thể trong một thời gian nhất định, làm sángrõ những nhiệm vụ chính của các công việc. Giáo viên lường trước các vấn đề nảysinh để có cách giải quyết chủ động, phù hợp, kịp thời.Bước này gồm các công việc cụ thể sau:* Xác định mục tiêu hoạt động- Mục tiêu xác định trên ba mặt: Nhận thức, kỉ năng, thái độ.- Mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể, có tính xác định. Mục tiêu có thể lượng hoá đuợc đểthực hiện, kiểm tra, đánh giá.lựa chọn và đặt tên cho hoạt động* Xác định nội dung và hình thức hoạt động- N ôi dung hoạt động cần đa dạng phong phú. Các hoạt động liên quan đến các vấnđề kinh tế, chính trị, xã hội, lao động, học tập, giao tiếp, văn hoá nghệ thuật, thể dụcthể thao…* Xác định đối tượng tham gia hoạt động- Tuỳ theo hoạt động giáo dục được tổ chức mà giáo viên cần xác định thành phầntham gia bao gồm học sinh và lực lượng bên ngoài nhà trường với các vai trò và vị trikhác nhau, với mục đích cùng tham gia ho trợ, chia se với tập thể học sinh, ví dụ: Hộiphụ huynh, Ban giám hiệu nhà trường, các giáo viên trong trường, Đoàn Thanh niên,các tổ chức xã hội…- Xác định số lượng tham gia hoạt động sao cho phù hợp với chủ đề, quy mô củahoạt động, ví dụ: tổ chức hoạt động giáo dục trong lớp, toàn trường, theo nhóm nhỏhay cả tập thể lớp…* Xác định thời gian tổ chức hoạt động- Xác định thời gian tổ chức hoạt động là một yếu tổ quan trọng. Thòi gian tổ chứchoạt động giáo dục cần căn cứ vào các hoạt động dạy học và các hoạt động khác trongnhà trường, tránh sự chồng chéo lên nhau.* Xác định không gian tổ chức hoạt độngLụa chọn không gian tổ chức sao cho phù hợp với hoạt động giáo viên đua ra. ví dụ làbuổi toạ đàm trao đổi về một chủ đề nào đó, giáo viên có thể tổ chức trong lớp học;nhưng đó là hoạt động vui chơi, tham quan thì giáo viên nên lụa chọn không gian rộngrãi và thoải mái hơn như sân trường, nhà thi dấu…* Xác định những điều kiện hổ trợDụ kiến phương tiện, điều kiện phục vụ cho mỗi hoạt động. Phương tiện rất phongphú như tranh ảnh, Sữđó biểu bảng, mô hình, bản trong dùng cho máy chiếu, băng đĩaghi âm, băng ghi hình…* Xác định các biện pháp thực hiệnDụ kiến về những biện pháp sẽ thực hiện nhằm kích thích tính tích cực, chủ động,sáng tạo của học sinh trong việc tương tắc với giáo viên để đạt được mục tiêu giáodục. Giáo viÊn có thể sử dụng phuơng pháp giao việc, khen thuởng, trao đổi… đồngthòi cần có những cách thức để giám sát, động viên và giúp đỡ kịp thời.Bưóc 2: triển khai kế hoạch hoạt độngSau khi đã lên kế hoạch cụ thể cho hoạt động giáo dục, giáo viên triển khai hoạt độngtheo những vấn đề đã đuợc lập kế hoạch, ví dụ: Họp ban cán sự, thông báo thời gian,địa điểm, giao nhiệm vụ cho từng cá nhân và tập thể tham gia, ho trợ, giám sát việcthực hiện các nhiệm vụ của học sinh, chuẩn bị các tài liệu, phương tiện,…Bưóc 3: Tổ chức hoạt động giáo dụcBước tổ chức hoạt động chính là bước cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ và hiện thựchoá các dự kiến của giáo viên ở các bước trên. Đây là bước rất quan trọng, bao gồmcác hoạt động có tính thứ tự, có trật tự rõ ràng, cần đảm bảo quy trình tổ chức mộthoạt động giáo dụcBưóc 4: Kiểm tra, đánh gía hoạt độngSau khi kết thức hoạt động, giáo viên có thể tiển hành bước tiếp theo đó là kiểm tra,đánh giá. Mục tiêu của việc kiểm tra, đánh giá là khẳng định sự phát triển của học sinhvề mặt nhận thức, thái độ, hành vĩ. Tĩnh tích cực, tinh thần trách nhiệm, ý thức tậpthể… của học sinh khi tham gia hoạt động giáo dục sẽ là cơ sở để đánh giá đúng hạnhkiểm của học sinh. Việc đánh giá khách quan và công bằng có ý nghĩa khích lệ sựvươn lên của học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá, tổng kết, cho giáo viên thông tin vềnhững mặt mạnh và mặt yếu của việc tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở đó có sựđiều chỉnh hợp lí, xác định được phương hướng thực hiện cho những hoạt động tiếptheo.Bưóc 5: Rứt kinh nghiệmSau khi thực hiện bước kiểm tra, đánh giá, giáo viên tổng kết lại các mặt đã làm đượcvà chưa thực hiện tốt để từ đó khác phục những mặt còn hạn chế. Rút kinh nghiệm làbước cuối cùng giúp giáo viên nhìn nhận một cách khách quan về việc tổ chức hoạtđộng giáo dục. Rút kinh nghiệm sẽ giúp giáo viên có đuợc những thông tin hữu ích,làm căn cứ và bài học quan trọng cho những lần tổ chức hoạt động sau. Rút kinhnghiệm ở lất cả các buỏc từ bước lập kế hoạch hoạt động, triển khai hoạt động, tổchức hoạt động và kiểm tra, đánh giá.Tóm lại:Tiển trình tổ chức một hoạt động giáo dục trong nhà trường THCS thường tiến hànhqua các bước như sau;Bước 1: Lập kế hoạch hoạt độngBước 2: Triển khai kế hoạch hoạt độngBước 3: Tổ chức hoạt động giáo dụcBước 4: Kiểm tra, đánh giá hoạt độngBước 5: Rút kinh nghiệmNội dung 3TỐ CHỨC THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HỌC SINH THCSHoạt động 1: Xây dựng quy trình tổ chức một hoạt động giáo dục cụ thểa) Đặc điểm sinh lý của học smh THCSHọc sinh buỏc vào giai đoạn dậy thì, tâng lên về chiều cao, căn nặng, hệ cơ, hệ xươngvà sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể. Sự cải tổ diễn ra mạnh mẽ, nhanh nhưngkhông căn đổi.b) Đặc điểm tâm lý của học smh THCSĐặc trưng cơ bản nhất của lứa tuổi này là mâu thuẫn giữa một bên là tính chất quá độ“không còn là trẻ con nữa nhưng chưa phải là người lớn” và bên kia là ý thức bản ngãphát triển mạnh mẽ ở các em. Sự phát triển diễn ra nhanh, đột ngột nên có thể dẫn đếntình trạng mất căn đối, không bền vững.- Sự phát triển nhận thức: đánh dấu sự phát triển các tri thức lí luận gắn với các mệnhđề. Các em tổ chức các hành động nhận thức có tính mục đích rõ ràng, yếu tố chủ địnhchiếm ưu thế.- Sự phát triển nhân cách: đời sống tình cảm học sinh THCS phức tạp và phong phú.Các em quan tâm nhiều đến việc tìm hiểu các mối quan hệ xã hội, quan tâm đến vềbên ngoài, nhu cầu giao tiếp với bạn cùng lứa tuổi và người lớn diễn ra rất mạnh mẽvà phức tạp hơn…Hoạt động chủ đạo của học sinh lứa tuổi này là học tập và giao tiếp. Vì vậy, giáo viêncần căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS để tổ chức các hoạt động giáodục phong phú, giúp các em có cơ hội được học hỏi, thể hiện bản thân mình, thoả mãnnhu cầu giao tiếp đồng thời rèn luyện kỉ năng giao tiếp, làm chủ cảm xúc và sự biếnđổi tâm, sinh lí của bản thân. Từ đó tạo một tâm thế thoái mái cho các em học sinhbước qua giai đoạn khủng hoảng của lứa tuổi một cách dễ dàng hơn.1.2. Giáo viên cần nắm được mục đích, nguyên tắc và nội dung tố chức dạyhọc- Mục đích giáo dục có ý nghĩa định hướng cho quá trình tổ chức giáo dục. Giáo viêncần phải căn cứ vào mục đích chung về vai trò của giáo dục trong việc phát triển nhâncách toàn diện cho thế hệ trẻ, nắm rõ mục tiêu của cấp học.- Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục giúp giáo viên định hướng được việc tổ chứchoạt động giáo dục. Hoạt động giáo dục có ý nghĩa về mặt nhận thức, cung cáp chocác em thÊm kiến thức mới; củng cổ, bổ sung và nâng cao thÊm kiến thức đã học ởcác môn học về các lĩnh vực khác nhau của đởi sống xã hội; giúp học sinh hình thànhnhững kỉ năng sống phù hợp và có thái độ tích cực hơn, có ý thức xây dụng cuộc sốngtốt đẹp hơn cho bản thân và cho cộng đồng.- Giáo viên cần nắm được các nguyên tắc tổ chức hoạt động như nguyên tắc đảm bảomục tiêu giáo dục của cấp học, nguyên tắc phù hợp với sự phát triển đặc điểm lứatuổi, nguyên tắc phù hợp với sự phát triển đất nước, nguyên tắc đảm bảo tính tích cực,độc lập, sáng tạo của học sinh dưới sự giúp đỡ của giáo viên.1.3.Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trườngĐề tổ chủc hoạt động giáo dục, cần có sự hỗ tro của trang thiết bị và nguồn kinh phí.Bỏi hoạt động giáo dục diên ra lất đa dạng duới nhiều hình thức khác nhau, cùng mộtchủ đề giáo dục có thể có nhiều hoạt động. Mỗi hoat động lại cần có nhiều phươngtiện hỗ trợ. Hình thức tổ chức như hội thi, thảo luận, giao lưu, diễn vân nghé, vui chơi,thi đấụ tham quan,… Giáo viên cần căn cứ vào thực trạng về điều kiện cơ sở vật chấtcủa nhà trường để có sự lụa chon về hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hợp lí.1.4. Năng lực của giáo viênTổ chức hoạt động giáo dục, không chỉ đời hỏi giáo viên phải nắm rộng và sâu kiếnthức của các lĩnh vực khác nhau, sự nhiẾt tình và tận tâm với nghề, tính tự chủ, kiênnhẫn, nhay cảm, nhanh tri, sáng tạo và sự nhất quán về nguyên tắc thực hiện. Giáoviên cần phải rèn luyện và hình thành những kỉ năng tổ chức hoạt động. Theo đó, giáoviên cần có những kĩ năng như:- Kĩ năng xác định mục tiêu hoạt động.- Kĩ năng thiết kế chương trình hoạt động.- Kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục.- Kĩ năng triển khai hoạt động giáo dục.- Kĩ năng thể hiện nắm chác nội dung, điều hành các lực lương tham gia hoạt độnggiáo dục.- Kĩ năng nắm vững nội dung cách thức tiển hành, yÊu cầu của phuơng pháp tổ chứchoạt động giáo dục (phuơng pháp thảo luận; phuơng pháp đóng vai; phương pháp giảiquyết vấn đề; phương pháp giao nhiệm vụ).- Kĩ năng tiếp cận và huy động các lực lượng giáo dục.- Kĩ năng kiểm tra, đánh giá.1. Quy trình tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường THCSHoạt động giáo dục trong nhà trường THCS rất đa dạng và phong phú. Moi hoạt độngsẽ có cách thức tổ chức riêng. Tuy nhiên, quy trình tổ chức hoạt động giáo dục trongnhà trường THCS thường theo các bước:Bưóc 1: Khởi độngBước này nhằm thu hút sự chủ ý của học sinh vào hoạt động chung của tập thể và giúpcác em cám thấy thoải mái, tự nhiên khi cùng nhau tiến hành hoạt động.- Bước khơi động thưởng bất đầu bằng trò chơi, bài hát…- Người điều khiển hoạt động sẽ tuyÊn bổ lí do, giới thiệu chương trình và đổi tượngtham giaBưỏc 2: Tổ chức các hoạt động ụ thểTuỳ vào từng hoạt động sẽ có các cách thức tổ chức khác nhau. Giáo viên cần xácđịnh các bước cho mỗi hoạt động.- Hoạt động 1- Hoạt động 2- Hoạt động 3Tuy nhiên, moi hoạt động đều cần có những bước cơ bản như: giới thiệu hoạt độngđó: mục đích, yêu cầu và cách thức tiển hành hoạt động, số lượng tham gia, cách đánhgiá…Sau đó, tổ chức và điều khiển cho các đổi tượng tham giaBưóc 3: Kết thức hoạt động- Kết thức hoạt động cũng lất đa dạng. Tuỳ vào nội dung và hình thức tổ chức màchứng ta có cách kết thức khác nhau. Kết thức bằng một bài hát, bài thơ, một bài vănhoặc cũng có thể bằng trò chơi tập thể.- Giáo viên hoặc người điều khiển nhận xét chung về tổ chức hoạt động và rút kinhnghiệmHoạt động 2: Mô phỏng quá trình tổ chức một hoạt động giáo dụcYêu cầu học viên vừa mô tả bằng lởi vừa mô tả bằng hành đậng quả trinh tổchức mật hoạt động giảo dục. (Học viên cần phẳi tưởng tương mình đang tổ chức mộthoạt động giáo dục cụ thể cho học sinh).Sau khi mô phỏng xong, yêu cầu các học viên khác nhận xét và bổ sung, cùngrút kinh nghiệm.Hoạt động 3: xử lí các tình huống xảy ra trong quá trình tổ chức một hoạt động giáodụcYêu cầu học viên tự xây dụng tình huổng và nêu cách xủ lí.Cho các học viên khác nêu nhận xét.Giảng viên nêu tình huống cho họ c viên nêu cách xủ lí…Hoạt động 4: Thực hành tổ chức một hoạt động giáo dụcHọc viên tự thực hành với nhau trong lớp.Đua học viên xuổng trường THCS để thực hành tổ chức các hoạt động giáo dục.Con người hoạt động và giao lưu như thế nào thì sẽ có bộ mặt tâm lí, ý thức nhưthế. chính vì vậy, để giáo dục thế hệ trẻ trở thành con người đáp ứng yêu cầu của xã hộithì phải tổ chức các hoạt động giáo dục tương ứng.Muốn giáo dục thì phải thông qua việc tổ chức các hoạt động, không tổ chức hoạtđộng tức là không giáo dục. Tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú là con đưởnggiáo dục học sinh hiệu quả nhất.Tuy nhiên, trong các trường THCS hiện nay, việc tổ chức các hoạt động giáodục còn nghèo nàn về nội dung, đơn điệu về hình thức… dẫn đến hiệu quả không cao,chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh , có thể có nhiều nguyên nhânkhác nhau, trong đó chắc chắn có nguyên nhân cơ bản là người giáo viên chưa có kĩnăng tổ chức các hoạt động cho học sinh, thông qua đó để giáo dục các em.Phần 2. Việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt độngnghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dụcQua học tập và nghiên cứu MODULE 29: Giáo dục HS THCS thông qua cáchoạt động giáo dục. Bản thân tôi đã vận dụng được các kiến thức, kỹ năng vàohoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục như sau:- Liệt kê và phân tích được vai trò của việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhàtrường.- Có kỹ năng xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục.- Có kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục cho học sinh trong nhà trườngmột cách có hiệu quả.- Có thái độ nghiêm túc, khoa học, hứng thú với việc tổ chức các hoạt động giáo dụccho học sinh.* Tự chấm điểm:Bằng số: 9.0 điểm; Bằng chữ: Chín điểm.MODULE THCS 34:Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THCSPhần I. Các nội dung và hoạt động học tập*Quá trình học tập và nghiên cứu, bản tân tôi đã nhận thấy vai trò, nhiệm vụ, tầmquan trọng của giáo viên hoạt động GDNGLL ở trường như sau:Về kiến thứcXác định rõ vị trí, vai trò của cửa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trunghoc cơ sờ.Nêu được mục tiêu, nhiệm vụ cửa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trunghọc cơ sờ.Trình bày đuợc các nội dung tổ chúc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườngtrung học cơ sờ.Nêu lên được các phuơng pháp tổ chúc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườngtrung học cơ sờ theo định hướng đổi mỏi giáo dục phổ thông.Về kĩ năngCó kĩ năng thiết kế các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cụ thể ở trường trung hoccơ sờ.Nâng cao kĩ năng tổ chức và thực hành hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpở trườngtrung học cơ sờ.Về thái độCỏ thái độ tích cục trong việc tổ chúc các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ởtrường trung học cơ sờ.Có niềm tin và thực sự cầu thị khi thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpđảm bảo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.1/ Vai trò, mục tiêu của hoạt động GDNGLL ở trường THCS:a) Vai trò:- Hoạt động GDNGLL tạo nên sự cân đối, hài hòa của quá trình sư phạm toàn diện,thống nhất, nhằm thực hiện mục tiêu cấp học.- Hoạt động GDNGLL vừa củng cố, vừa phát triển quan hệ giao tiếp và hoạt độnggiữa HS với HS, giữa GV với HS, giữa các lớp trong nhà trường và trong cộng đồngxã hội.-Hoạt động GDNGLL thu hút và phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dụctrong và ngoài nhà trường- Hoạt động GDNGLL giúp hình thành và phát triển nhân cách cho HS- Hoạt động GDNGLL phát huy tính tích cực hoạt động của HSb) Mục tiêu:- Củng cố và khắc sâu kiến thức của các môn học, mở rộng và nâng cao hiểu biết choHS về các lĩnh vực trong đời sống xã hội.- Rèn luyện cho Hs kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi THCS như: kĩ năng giao tiếpứng xử có văn hóa, tổ chức quản lí và tham gia các hoạt động tập thể, tự kiểm tra,đánh giá kết quả học tập,…phát triển hành vi, thói quen tốt trong học tập và hoạt độngxã hội- Bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xãhội, hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quêhương đất nước.2/ Nội dung tổ chức của hoạt động GDNGLL ở trường THCS:Chủ yếu tập trung vào 5 loại hình hoạt động sau:- Hoạt động xã hội và nhân văn- Hoạt động văn hóa, nhệ thuật và thẩm mỹ- Hoạt động vui chơi và giải trí- Hoạt động tiếp cận khoa học- Hoạt động lao động công íchTừ 5 nội dung đó có các chủ điểm theo từng tháng:+ Tháng 9: Truyền thống nhà trường+ Tháng 10: Chăm ngoan học giỏi+ Tháng 11: Tôn sư trọng đạo+ Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn+ Tháng 1,2: Mừng Đảng – Mừng xuân+ Tháng 3: Tiến bước lên đoàn+ Tháng 4: Hòa bình hữu nghị+ Tháng 5: Bác Hồ kính yêu3/ Phương pháp của hoạt động GDNGLL ở trường THCS:Gồm các phương pháp sau:- Phương pháp thảo luận nhóm+ Một nhóm báo cáo, các nhóm bỗ sung+ Các nhóm cùng báo cáo+ Họp chợ+ Quả bóng+ Báo cáo tóm tắt+ Biểu diễn kết quả+ Thi hùng biện- Phương pháp đóng vai+ Ấn định thời gian+ Lựa chọn tình huống đóng vai+ Thảo luạn sau khi đóng vai- Phương pháp giải quyết vấn đề+ Tạo tình huống có vấn đề+ Lập kế hoạch giải quyết+ Thực hiện kế hoạch+ Vận dụng- Phương pháp tình huống- Phương pháp giao nhiệm vụ- Phương pháp trò chơi:+ Lựa chọn trò chơi phù hợp với lứa tuổi, nội dung hoạt động+ Chú ý tới yếu tố thời gian+ Chú ý tới điều kiện cơ sở vật chất hoàn cảnh cụ thể+ Người quản trò phải có kĩ năng thu hút+ Trò chơi đa dạng, phong phú- Phương pháp tổ chức hoạt động giaolưu + Phải có đối tượng giao lưu+ Thu hút HS tham gia đông đảo. tự nguyện+ Phải có sự trao đổi thông tin, tình cảm hết sức chân thành- Phương pháp diễn đàn+ Chuẩn bị+ Tổ chức diễn đàn+ Đánh giá kết quảPhần 2. Việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt độngnghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dụcQua học tập và nghiên cứu MODULE 34: Tổ chức giáo dục ngoài giờ lênlớpở trường THCS. Bản thân tôi đã vận dụng được các kiến thức, kỹ năng vàohoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục nhưsau:- Xác định rõ vị trí, vai trò của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườngTHCS- Nêu được mục tiêu nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườngTHCS.- Trình bày được các nội dung tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườngTHCS.- Nêu lên được các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ởtrường THCS theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông.- Có kỹ năng thiết kế các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, kỹ năng thực hànhhoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS.Phần 3. Tự chấm điểm:Bằng số: 9.0 điểm; Bằng chữ: Chín điểm.MODULE 35GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCSPhần I. Các nội dung và hoạt động học tậpHOẠT ĐỘNG 11. Kỹ năng sống là gì ?- Kỹ năng sống( KNS) : Là khả năng điều chỉnh và lựa chọn hành vi đúng đắn,có khả năng điều chỉnh nhu cầu của bản thân một cách hợp lý và ứng phó trước nhữngthách thức trong cuộc sống.- Theo tổ chức y tế thế giới( WTO) : KNS là khả năng để có hành vi thích ứngvà tích cực giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thứccuộc sống hằng ngày- Giáo dục KNS (GDKNS): Là trang bị những kiến thức, thái độ, hành độnggiúp cho người học hình thành được những KNS cần thiết, phù hợp với từng lứa tuổi,điều kiện kinh tế – xã hội, môi trường sống,… GDKNS cho HS nói chung và cho HSTHCS nói riêng là việc rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình hình thành và pháttriển nhân cách cho HS. GDKNS cần được tiến hành càng sớm càng tốt và có thể bắtđầu ngay từ bậc tiểu học, thậm chí còn có thể ở tuổi mầm non. Bởi vì lứa tuổi nàynhững hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách đang dần được hình thành.- Theo UNICEF : KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vimới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độvà kỹ năng.- UNESCO: KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đày đủ các chức năng vàtham gia vào cuộc sống hằng ngày-Tổchức GDKNS: trong phạm vi chuyên đề này thì tổ chức GDKNS được hiểulà phương thức tiến hành hoạt động GDKNS, chủ yếu bao gồm các khâu xây dựng,thực hiện kế hoạch GD (như một bộ phận của kế hoạch GD chung). Phương thức nàyđược xác định căn cứ vào mục tiêu, nội dung GDKNS, cách thức đưa nội dung đó vàokế hoạch hoạt động của nhà trường do các cơ quan quản lý hoặc các tổ chức xã hội hổtrợ tiến hành. Ðể tổ chức thực hiện GDKNS cần tiến hành nhiều hoạt động cụ thể vàđược đảm bảo bằng những điều kiện nhất định.Tóm lại KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng sử phùhợp với những người khác, với xã hội với thiên nhiên, khả năng ứng phó tích cựctrước các tình huống của cuộc sống.2. Một số kỹ năng sống cơ bảnCó nhiều loại KNS nhưng chủ yếu chỉ có 8 loại kỹ năng cơ bản như sau:1. Kỹ năng Giao tiếp.2. Kỹ năng Tự nhận thức.3. Kỹ năng Xác định giá trị.4. Kỹ năng Kiểm soát cảm xúc.5. Kỹ năng Thương lượng.6. Kỹ năng Từ chối.7. Kỹ năng Ra quyết định & Giải quyết vấn đề.8. Kỹ năng Giải quyết mâu thuẫn.3. Giáo dục KNS cho HS Trung học Cơ sở:Có thể khẳng định, việc giáo dục KNS cho HS trong các trường phổ thông là rất cầnthiết và có tầm quan trọng đặc biệt. Vì các lí do sau:HOẠT ĐỘNG 1Vai trò và mục tiêu giáo dục KNS cho HS THCS1. Vai trò giáo dục KNS cho HS THCS- Giúp cho HS làm chủ bản thân, có khả năng thích ứng, biết cách ứng phó trướcnhững tình huống khó khăn trong giao tiếp hàng ngày.- Giúp HS rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân , gia đình, cộng đồng.- Giúp HS mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực và tự tin , tự quyết định lựa chọnđúng đắn.2. Mục tiêu giáo dục KNS cho HS THCSViệc GD KNS cho HS THCS nhằm hướng tới 3 mục tiêu chính như sau:- Giúp HS hiểu được sự cần thiết của các KNS để giúp cho bản thân có thể sống tự tin,lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sự phát triễn thể chất,tinh thần và đạo đức của các em.- Giúp cho các em cókĩ năng làm chủ được bản thân, biết xữ lí linh hoạt trong các tìnhhuống giao tiếp hằng ngày thể hiện lối sốngVăn minh: có đạo đức, có văn hóa. Có kĩnăng tự bảo vệ mình trước những vấn đề xã hội có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sốngan toàn và lành mạnh của bản thân.- Giúp cho HS có lối sống lành mạnh, có thái độ phê phán đối với những biểu hiệnthiếu lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động của xã hội và thực hiện tốt quyềnbổn phận công dân của mình.HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu nội dung và nguyên tắc giáo dục KNS cho HS THCS1. Nội dung giáo dục KNS cho HS THCSGiáo dục KNS cho HS THCS là GD những kĩ năng cốt lõi cần hình thành vàphát triễn ở các em. Đó là các kĩ năng sau:1- Kĩ năng Tự nhận thức: đó là kĩ năng rất cơ bản của con người. Nó giúp cho HSứng xử, hành động phù hợp với điều kiện, với hoàn cảnh của bản thân và môi trườngxung quanh.2- Kĩ năng Giao tiếp: Kĩ năng nầy giúp HS có mối quan hệ tích cực với những ngườixung quanh, biết xây dựng mối quan hệ bạn bè trong sáng, lành mạnh. Kĩ năng nầy làyếu tố rất quan trọng đối với niềm vui cuộc sống, là yếu tố cần thiết để phát triễnnhững kĩ năng khác.3- Kĩ năng Lắng nghe tích cực: là một phần quan trọng của kĩ năng giao tiếp, thươnglượng, hợp tác, kiềm chế cảm xúc, giải quyết mâu thuẩn…4- Kĩ năng Xác định giá trị: có tác dụng định hướng cho mọi hoạt động của HS: Suynghĩ, hoạt động, và lối sống. là điều kiện rất quan trọng để ra quyết định để giải quyếtvấn đề.5- Kĩ năng Kiên định: giúp cho HS biết cách bảo vệ chính kiến, quan điểm, thái độ,quyết định … của mình, đứng vững trước mọi áp lựctiêu cực của môi trường xungquanh.6- Kĩ năng Ra quyết định: giúp HS biết lựa chọn để đưa ra quyết định một cách tốiưu, để giải quyết vấn đề, tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời.7- Kĩ năng Hợp tác: giúp cho HS biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làmviệc với những người xung quanh, với các đối tác của mình. Đây là yếu tố quan trọngdẫn đến thành công trong mọi công việc.8- Kĩ năng Ứng phó với căng thẳng: giúp cho HS có sự bình tỉnh để ra quyết định, đểgiải quyết vấn đề trong những tình huống căng thẳng, khó khăn thường gặp trong cuộcsống. Giúp HS có thể biết được nguyên nhân gây căng thẳng, dự đoán kết quả của sựcăng thẳng từ đó có cách suy nghĩ để ứng phó một cách tích cực.9- Kĩ năng Tìm kiếm sự hổ trợ: giúp cho HS tìm được những người tư vấn cho mình,hổ trợ mình trước những khó khăn. Đây là một trong những điều kiện để đạt đượcthành công trong cuộc sống.10- Kĩ năng Thể hiện sự tự tin: giúp cho HS Tin vào bản thân mình hơn, mạnh dạnhơn trong các mối giao tiếp, tiếp xúc với môi trường xung quanh. Có tự tin mới dámquyết định, mới giải quyết vấn đề một cách kịp thời, có hiệu quả.11- Kĩ năng Thể hiện sự cảm thông: có ý nghĩa quan trọng làm tăng cường hiệu quảgiao tiếp và ứng xữ với những người xung quanh, bước đầu tạo nên mối quan hệ thânthiện, hợp tác với xã hội.2. Các nguyên tắc khi Giáo dục KNS cho HS THCS là:1- Tương tác: KNS không thể được hình thành chỉ qua việc nghe giảng và tự đọc tàiliệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác.2- Trải nghiệm: Kĩ năng sống chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệmqua các tình huống thực tế.3- Tiến trình: Giáo dục KNS không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” màđòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thức – hình thành thái độ – thay đổi hành vi. 4Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của GD KNS là giúp người học thay đổi hànhvi theo hướng tích cực. GD KNS thúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại cácgiá trị , thái độ và hành động của mình.5- Thời gian – môi trường giáo dục: Giáo dục KNS cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúcvà thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Môi trường giáo dục được tổ chứcnhằm tạo cơ hội cho HS áp dụng kiến thức và kĩ năng vào các tình huống “”thực”trong cuộc sống.Giáo dục KNS được thực hiện trong gia đình, trong nhà trường và cộngđồng. HOẠT ĐỘNG 4Tìm hiểu phương pháp giáo dục KNS cho HS THCS trong các môn học và hoạtđộng Giáo dục*. Phương pháp dạy học là gì?Phương pháp dạy học (PPDH) là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng. Có nhiều quanniệm, quan điểm khác nhau về PPDH. Trong tài liệu này, PPDH được hiểu là cáchthức, là con đường hoạt động chung giữa GV và HS, trong những điều kiện dạy họcxác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học.Dưới đây chúng tôi xin trình bày một số PPDH và KTDH có ưu thế trong việc pháthuy tính tích cực học tập của HS (thường gọi tắt là PPDH , KTDH tích cực) có thểsử dụng để giáo dục KNS cho HS phổ thông trong quá trình dạy học các môn học vàtổ chức các HĐGD NGLL.*. Một số phương pháp dạy học tích cực:1)- Phương pháp dạy học nhóm:* Quy trình thực hiệnTiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản:a. Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ- Giới thiệu chủ đề- Xác định nhiệm vụ các nhóm- Thành lập nhómb. Làm việc nhóm- Chuẩn bị chỗ làm việc- Lập kế hoạch làm việc- Thoả thuận quy tắc làm việc- Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ- Chuẩn bị báo cáo kết quả.c. Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá- Các nhóm trình bày kết quả- Đánh giá kết quả.2)- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình:* Quy trình thực hiệnCác bước nghiên cứu trường hợp điển hình có thể là:- HS đọc (hoặc xem, hoặc nghe) về trường hợp điển hình- Suy nghĩ về nó (có thể viết một vài suy nghĩ trước khi thảo luận điều đó vớingười khác).- Thảo luận về trường hợp điển hình theo các câu hỏi hướng dẫn của GV.3)- Phương pháp giải quyết vấn đề:* Quy trình thực hiện- Xác định, nhận dạng vấn đề/tình huống;- Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề/tình huống đặt ra;- Liệt kê các cách giải quyết có thể có ;- Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết ( tích cực, hạn chế, cảm xúc,giá trị) ;- So sánh kết quả các cách giải quyết ;- Lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất;- Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn;- Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác.4). Phương pháp đóng vai:* Quy trình thực hiệnCó thể tiến hành đóng vai theo các bước sau :- Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai chotừng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗinhóm.- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.- Các nhóm lên đóng vai.- Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ýnghĩa của các cách ứng xử.- GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đãcho.5). Phương pháp trò chơi:*Quy trình thực hiện- GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS- Chơi thử ( nếu cần thiết)- HS tiến hành chơi- Đánh giá sau trò chơi- Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi6)- Dạy học theo dự án ( Phương pháp dự án):* Quy trình thực hiện- Bước 1: Lập kế hoạch+ Lựa chọn chủ đề+ Xây dựng tiểu chủ đề+ Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập- Bước 2: Thực hiện dự án+ Thu thập thông tin+ Thực hiện điều tra+ Thảo luận với các thành viên khác+ Tham vấn giáo viên hướng dẫn- Bước 3: Tổng hợp kết quả+ Tổng hợp các kết quả+ Xây dựng sản phẩm+ Trình bày kết quả+ Phản ánh lại quá trình học tập* Một số lưu ý. Các dự án học tập cần góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễnđời sống, xã hội; có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vàohoạt động thực tiễn, thực hành.. Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năngcủa HS.. HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứngthú cá nhân.. Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khácnhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.. Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng táclàm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm.. Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết; sản phẩmnày có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.HOẠT ĐỘNG 5: Một số kĩ thuật dạy học tích cực1. Kĩ thuật chia nhóm:2. Kĩ thuật giao nhiệm vụ:3. Kĩ thuật đặt câu hỏi:4. Kĩ thuật khăn trải bàn:5. Kĩ thuật phòng tranh :6. Kĩ thuật công đoạn:7. Kĩ thuật các mảnh ghép:8. Kĩ thuật động não:9. Kĩ thuật “ Trình bày một phút”:10. Kĩ thuật “Chúng em biết 3”:11. Kĩ thuật “ Hỏi và trả lời”:12. Kĩ thuật “Hỏi Chuyên gia”:13. Kĩ thuật “Lược đồ Tư duy”:14. Kĩ thuật “Hoàn tất một nhiệm vụ”:15. Kĩ thuật “Viết tích cực”:16. Kĩ thuật “đọc hợp tác” (còn gọi là đọc tích cực):17. Kĩ thuật “Nói cách khác”:18. Phân tích phim Video:19. Tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm :KẾT LUẬN CHUNG:Trên đây là định hướng chung về mục tiêu, nội dung, phương pháp và các bước thựchiện một bài giáo dục KNS cho HS THCS. Các định hướng này sẽ được thể hiện cụthể trong từng môn học và HĐGDNGLL ở Phần thứ hai của tài liệu. Tuy nhiên, tùyđặc trưng môn học, cấp học mà có thể tập trung vào giáo dục các KNS khác nhaucũng như sử dụng các PPDH, KTDH tích cực khác nhau.Phần 2. Việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạtđộng nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dụcQua học tập và nghiên cứu MODULE 35: Giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh THCS. Bản thân tôi đã vận dụng được các kiến thức, kỹ năng vào hoạtđộng nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục như sau:- Hiểu rõ các vấn đề cơ bản cần thiết về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống choHS THCS như: Quan điểm về kỹ năng sống và phân loại kỹ năng sống, vai trò và mụctiêu giáo dục kỹ năng sống, nội dung và nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống, phươngpháp/kỹ thuật dạy học tích cực để giáo dục kỹ năng sống cho HS THCS.- Biết chủ động lựa chọn những kỹ năng sống cần thiết để hình thành và rèn luyện choHS trong quá trình dạy học.- Tự tin trong quá trình thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho HS.Phần 3. Tự chấm điểm:Bằng số: 9.0 điểm; Bằng chữ: Chín điểm.Tự chấm điểm trung bình của nội dung bồi dưỡng 3.Bằng số: 9 điểm; Bằng chữ: Chín điểm.* Tự đánh giá (nêu rõ bản thân sau khi bồi dưỡng đã tiếp thu và vận dụng được vàothực tiễn công tác được bao nhiêu % so với yêu cầu và kế hoạch)Sau khi học tập , bồi dưỡng và bản thân đã vận dụng các nội dung trên vào thực tiễncông tác 90% so với yêu cầu và kế hoạch.Phần III: Kết quả đánh giá, xếp loại BDTX của giáo viên cuối năm học:KQ đánh giáKết quả tự đánh giá của cá nhânKết quả đánh giá của Tổ chuyên mônKết quả xếp loại của nhà trườngND19.0Cả nămND2 ND3 TỔNG ĐTB9.09.0279.0XLGiỏiTam Thái, ngày 10 tháng 04 năm 201Người thu hoạch