BẠCH ĐỒNG NỮ (Cành mang lá) – Dược Điển Việt Nam
Lá đã phơi hay sấy khô của cây Bạch đồng nữ (Clerodendmm chinensevar. simplex (Mold.) s. L. Chen), họ Cỏ roi ngựa (Verbcnaceae). Tên đồng nghĩa: Clemodendrum philippinumSchauer var. simplex Mold.; Clerodendrum fragransSchauer in DC.
Mô tả bạch đồng nữ
Đoạn cành mang lá, có thể mang hoa. Cành non gần như vuông, có lông tơ mịn màu trắng ngà; cành già gần như nhẵn, màu xanh nâu. Lá đơn, mọc đối, phiến lá hình trái xoan rộng, dài khoảng 20 cm và rộng khoảng 8 cm; chóp lá nhọn, gốc lá hơi lõm hình tim, mép xẻ răng cưa đều; mặt trên nháp, màu xanh xám; mặt dưới có lông tơ và có tuyến nhỏ tròn; gần bên 4 den 5 đôi, 3 gân gốc; cuống lá dài 3 cm đến 10 cm, có lông. Cụm hoa hình ngũ ở đỉnh cành, dày, rộng 5-10 cm, cuống có lông. Hoa đơn. Lá bắc giống hình ngọn giáo – thuôn, màu xanh xám, dài 1 – 2 cm, giữa có các gân. Đài hoa màu nâu đất, hình phễu, dài 1,5 – 2,5 cm có lông và có tuyến ờ phía ngoài; 5 thùy dạng ngọn giáo, dài 10-16 mm. Tràng hơi nhàu, có màu vàng nâu, hình ống, ống tràng dài 2 – 2,5 cm, nhẵn, xẻ 5 thùy phía trên, thùy hình bầu dục dài 8 – 10 mm. Nhị 4, thò ra khỏi tràng; chỉ nhị đính trên ống tràng. Vòi nhụy đài băng nhị, đình xẻ 2 thùy.
Vi phẫu bạch đồng nữ
Gân lá: Phía trên lồi ít, phía dưới lồi nhiêu. Biểu bì trên và dưới là một lớp tế bào hình tròn, nhỏ, xếp đều đặn. Phía ngoài biểu bì mang nhiều lông che chở đa bào gồm 4 đến 5 tế bào và lông tiết. Phía dưới lớp biểu bì trên là đám mô dày góc sát biểu bì) dưới có 4 đến 5 hàng mô dày, cấu tạo bởi các tế bào hình trứng thành dày. Có nhiều bó libe-gỗ xếp thành cung lớn, mỗi bó gồm cung libe ôm lấy mô gỗ.
Mô mềm cấu tạo bởi các tế bào thành mỏng, hình tròn hoặc đa giác.
Phiến lá: Biểu bì giống phần gân lá, mang nhiều lông che chở. Mô giậu là một lớp tế bào hình chữ nhật, xếp sít nhau và thẳng góc với biểu bì trên.
Soi bột bạch đồng nữ
Bột màu nâu xám. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần cấu tạo bởi những tế bào hình chữ nhật hay đa giác xếp thành lớp; mảnh mô mềm mang các hạt tinh bột gần tròn; mảnh biểu bì gồm các tế bào thành mỏng mang lo khí hình bầu dục; sợi dài, thành dày thường tập trung thành từng bó; lông tiết nhìn nghiêng có đầu to tròn, chân bé, nhìn thẳng từ trên xuống có hình tròn; lông che chở đơn hay đa bào, còn nguyên hay gãy thành từng mảnh; các tế bào mô cứng thành dày, mang tinh thể canxi oxalat hình khối; mảnh mạch điểm hoặc vạch.
Định tính bạch đồng nữ
A. Dùng dung dịch thử để chấm sắc ký trong phần Phương pháp sắc ký lớp mỏng để làm các phản ứng sau:
Lấy 1ml dịch lọc, thêm 5 giọt acid hydrocloric (TT) và ít bột magnesi (TT),lắc đều, xuất hiện màu đỏ hồng.
Lấy 1ml dịch lọc, thêm 2 giọt dung dịch natri hydroxyd 20 % (TT), xuất hiện tủa vàng cam, tủa sẽ tan trong lượng dư thuốc thử.
Lấy 1ml dịch lọc, thêm 1 ml ethanol 90 % (TT), lắc đều, thêm 3 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5 %(TT), dung dịch chuyển từ xanh nhạt sang xanh đen.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel GF254.
Dung môi khai triển: Ethyl acetat – acid formic – nước (8:1: 1).
Dung dịch thử: Lấy khoảng 10 g bột dược liệu cho vào bình nón 250 ml, thêm 100 ml ethanol 90 %(TT), lắc đều và đun hồi lưu trong cách thủy khoảng 30 min. Lọc, lấy dịch lọc và cô trong cách thủy tới cắn khô. Thêm vào cắn 10 ml n-hexan (TT), dùng đũa thủy tinh khuấy kỹ rồi gạn bỏ lớp dung môi. Làm như vậy thêm một lần nữa. Hòa tan căn còn lại trong 5 ml ethanol 90 % (TT), đun nóng nhẹ cho tan. Lọc, lấy dịch lọc để chấm sắc ký.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 10 g bột cành và lá Bạch đồng nữ (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả từ phần Dung dịch thừ.
Cách tiên hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 pl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai, lấy bản mỏng để khô trong không khí. Quan sát sắc ký đồ dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm và hiện màu bằng hơi amoniac (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vệt cùng màu sac và cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm bạch đồng nữ
Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °c, 4 h).
Tro toàn phần bạch đồng nữ
Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.8).
Tạp chất bạch đồng nữ
Không quá 1 % (Phụ lục 12.11).
Định lượng bạch đồng nữ
Cân chính xác khoảng 5 g bột dược liệu (qua rây số 355) cho vào bình nón, thêm 50 ml cloroform (TT), ngâm và lắc trong 30 min, lọc. Bỏ dịch chiết cloroíòrm, bay hơi bã đến khô. Thêm tiếp 50 ml methanol (TT), lắc siêu âm 30 min, gạn lấy dịch chiết. Bã được chiết như trên 2 lần nữa. Gộp các dịch chiết, cất thu hồi methanol dưới áp suất giảm tới cắn.
Hòa tan cắn trong 10 ml nước nóng, đun trong cách thủy ở 60 °c trong 15 min, khuấy kỹ để hòa tan. Lọc nóng qua bông, sau đỏ lọc tiếp qua giấy lọc gấp nếp. Lọc và tráng nhiều lần để thu dịch lọc (5 ml nước nóng 1 lần X 5 lần). Để nguội, gộp dịch lọc và dịch rửa vào bình gạn, lắc với ethyl acetat (TT) 5 lần, mỗi lần 50 ml. Gộp dịch chiết ethyl acetat, cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm đến còn khoảng 20 ml, cho vào cốc đã cân bì, bay hơi trên cách thủy đến cắn. sấy cắn ờ 60 °c đến khối lượng không đổi, để nguội trong bình hút ẩm 30 min rồi đem cân ngay. Tính hàm lượng cắn thu được.
Hàm lượng cắn thu được phải không được ít hơn 0,5 %, tính theo dược liệu khô kiệt.
Chế biến bạch đồng nữ
Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hè, lúc cây ra hoa, cắt lấy đoạn cành mang lá, rửa sạch, phơi khô.
Bào chế bạch đồng nữ
Chọn lấy lá bánh tẻ, bỏ cuống, thái nhỏ, phơi khô.
Bảo quản bạch đồng nữ
Trong bao bì kín, để nơi khô ráo.
Tính vị, quy kinh bạch đồng nữ
Vi khổ, lương. Vào kinh tâm, tỳ.
Công năng, chủ trị bạch đồng nữ
Thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp, tiêu viêm. Chủ trị: Khí hư bạch đới, viêm loét tử cung, kinh nguyệt không đều, cao huyết áp, mụn nhọt lở ngửa.
Cách dùng, liều lượng bạch đồng nữ
Ngày dùng 10 g đến 12 g; dạng thuốc sắc hay thuốc hoàn.
Thường phối hợp với một sổ vị thuốc khác.
Dùng ngoài: Nấu nước rửa vết thương, mụn nhọt lở loét, ghé lở. Lượng thích hợp.