BA là gì? Những kỹ năng cần có để trở thành Business Analyst
Trong những năm gần đây nghề BA đang nổi lên và đứng top 1 trong những ngành hot nhất ở thời điểm hiện tại. Là ước mơ của nhiều bạn hướng tới, vậy BA là gì, cần những kỹ năng gì, học ngành gì để có thể trở thành một Business Analyst?
Business Analyst là gì?
Business Analyst viết tắt là BA được biết là nghề phân tích dữ liệu doanh nghiệp. Những người làm BA có trách nhiệm phân tích quá trình kinh doanh của công ty, từ đó xác định vấn đề, đưa ra hướng đi cũng như đề xuất giải pháp thích hợp cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ còn có nhiệm vụ quản lý các tài liệu liên quan đến kỹ thuật.
BA là cầu nối để gắn kết doanh nghiệp với khách hàng. Những người làm nghề này sẽ trao đổi với khách hàng và tiếp nhận ý kiến của họ, tiếp theo họ sẽ diễn đạt lại những ý kiến đó cho đội nhóm của mình và tìm hướng giải quyết.
Hầu hết, mọi người đều nghĩ BA là hoàn toàn nằm trong ngành công nghệ thông tin. Trên thực tế, ngành này còn ở những lĩnh vực khác như tài chính, logistic, ngân hàng hay marketing,..
Ngoài câu hỏi về “BA là gì” thì nhiều bạn còn thắc mắc về hướng phát triển của ngành nghề này, thế nhưng tuỳ theo từng lĩnh vực, nghề Business Analyst sẽ được chia thành 3 nhóm:
-
Vận hành: Vị trí này liên quan trực tiếp đến các nguồn lực về thời gian, quản trị nhân sự hay tính toán chi phí. Một vài miêu tả cho vị trí công việc của vận hành như: Program Manager, Product Manager, Project Manager,..
-
Quản lý: Một vài vị trí công việc của quản lý như: Business relationship Manager, BA Team Lead, BA Program Lead hay BA Practice Lead
-
Xây dựng chiến lược: Một vài vị trí công việc của quản lý như Enterprise Architect, Business Architect,…
Làm Business Analyst là gì?
Làm việc với khách hàng
Những người làm Business Analyst có thể trực tiếp làm việc với khách hàng và cùng họ trao đổi thông tin. Ngoài khách hàng thì họ cũng có thể làm việc với đối tác. BA là gì? Họ chính là người trực tiếp lắng nghe, ghi nhận những thông điệp, ý kiến của khách hàng. Rồi từ đó sẽ phân tích và đưa ra những giải pháp hợp lý để xử lý vấn đề phù hợp. Với những ai đã theo nghề này lâu năm, họ còn có thể là cầu nối của doanh nghiệp đến với những đối tác trong tương lai.
Trao đổi nội bộ
Sau khi tiếp nhận những ý kiến đóng góp của khách hàng, của đối tác, các BA sẽ trở về doanh nghiệp và truyền tải lại cho team của mình. Và từ đó, sẽ đưa ra doanh nghiệp những hướng đi cụ thể, cải thiện chất lượng dịch vụ, sản phẩm.
Quản lý sự thay đổi
Thế giới thay đổi không ngừng và kinh doanh cũng vậy, đây là lý do mà các BA trong doanh nghiệp phải luôn cập nhật được tình hình của thị trường, của đối thủ cạnh tranh để đưa ra cơ hội mới cho doanh nghiệp của mình. BA là gì? Họ là người tư vấn cho doanh nghiệp những giải pháp cùng cách xử lý.
Data Analyst
Data Analyst là một công việc riêng nhưng tính chất công việc của ngành nghề này chính là gắn bó trực tiếp với hệ thống dữ liệu. Những người phân tích kinh doanh cũng chính là người thu thập và xử lý dữ liệu, sau đó thể hiện chúng dưới dạng biểu đồ hoặc đồ thị. Mục đích chính của việc này là để người nhìn hiểu được những kết quả đó.
Systems Analyst
Một nhánh khác của nghề này mà bạn có thể tham khảo đó chính là Systems Analyst, họ là những chuyên viên phân tích hệ thống. Đòi hỏi những nhân viên thực hiện phải hiểu rõ được dữ liệu hệ thống trong công ty. Có khả năng phân tích, đánh giá cũng như thiết kế lại hệ thống, mục tiêu hướng đến là giải quyết mọi vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải. Từ đó, đề xuất ra các giải pháp để tối ưu hệ thống trong thời gian sớm.
Management Analyst
Management Analyst hay chuyên gia trong tư vấn quản lý. Họ giữ vai trò cực kỳ quan trong phong nghiệp vụ phân tích dữ liệu. Những đề xuất của hpj sẽ cải thiện được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Họ là người nắm bắt được vấn đề mà doanh nghiệp đang mắc phải và đưa ra hướng giải quyết. Từ đó sẽ tiết kiệm được chi phí và kết quả sản xuất sản phẩm sẽ đạt hiệu quả cao.
Vai trò của một chuyên gia trong tư vấn quản lý thường xuất hiện trong Pre-Sales. Thông thường những PM hay BA nhiều kinh nghiệm sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình này. Họ là người tiếp nhận những vấn đầu
Functional Analyst
Một Functional Analyst có trách nhiệm tương tự như một Business System Analyst. Functional Analyst sẽ phát triển một sản phẩm mới dựa vào platform hay một sản phẩm đã có trước đó thay thì sử dụng giải pháp hư vô.
Từ đó, sản phẩm sẽ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng đồng thời đem lại hiệu quả cao để giải quyết vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp. Hiện nay, có rất nhiều nền tảng có sẵn trên thị trường. Một vài nền tảng có thể kể đến như: Salesforce, SAP, Microsoft, Sharepoint, Oracle,…
Agile Analyst
Người làm ở lĩnh vực này sẽ khác với người làm BA là gì? Họ sẽ là người đảm bảo được deliver đem đến thông tin chính xác, phù hợp và kịp thời với khách hàng. Ngoài ra, vị trí này cũng không thể thiếu trong các phương pháp triển khai project như Scrum hay Agile
Service Request Analyst
Người làm Business Analyst là một phần không thể thiếu khi triển khai giải pháp cho đối tác, khách hàng. Và bên cạnh đó thì ở vị trí Service Request Analyst sẽ trực tiếp training ở các buổi trao đổi, xử lý vấn đề nếu gặp lỗi hoặc tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng.
So sánh BA với Data Analytics
Nhiều bạn vẫn đang thắc mắc rằng, điểm khác biệt giữa Data Analyst và BA là gì? Nếu mới bắt đầu tham khảo về lĩnh vực này thì có rất nhiều bạn đang nhầm lẫn giữa 2 ngành nghề này. Với Business Analyst, có nghĩa là phân tích kinh doanh. Trong khi đó Data Analyst là những người phân tích dữ liệu.
Học ngành gì để có thể trở thành Business Analyst
Hệ thống thông tin quản lý
Với ngành hệ thống thông tin quản lý, bạn sẽ được trau dồi những kiến thức để trở thành một chuyên viên BA chuyên nghiệp. Ở các trường đại học, sẽ được đào tạo kiến thức về công nghệ thông tin, hệ thống thông tin quản lý hay kinh tế. Nếu sở hữu được cả chuyên môn về công nghệ IT và kinh tế thì bạn đã nắm chắc trong tay lợi thế mạnh rồi đó.
Công nghệ thông tin (IT)
Với các bạn sinh viên IT sẽ có cho mình lợi thế về công nghệ, cách vận hành cũng như phát triển hệ thống phần mềm chuyên nghiệp. Vậy nếu như bạn muốn rẽ hướng sang BA thì sẽ cần phải trau dồi thêm chuyên môn về kinh tế, kinh doanh, tài chính. Ngoài ra thì kỹ năng làm việc nhóm cũng không thể thiếu.
Nhóm ngành kinh tế – quản lý
Những bạn theo học ngành kinh tế sẽ có kiến thức cao về lĩnh vực này. Tuy nhiên nghề phân tích kinh doanh bạn cần phải có thêm kiến thức về công nghệ. Nên nếu muốn hướng cho mình theo con đường BA, bạn hãy trau dồi thêm về công nghệ thông tin nhé!
Trên đây là những thông tin về ngành Business Analyst cũng như giới thiệu đến các bạn khái niệm “BA là gì”. Mong rằng bài viết sẽ đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích trước khi bước chân vào nghề!