BA là gì? Những kỹ năng cần có của một Business Analyst
BA đang ngày càng trở nên phổ biến và là công việc “mơ ước” của rất nhiều bạn trẻ. Vậy BA là gì? BA là nghề gì? Học gì để làm Business Analyst? Hôm nay, Vietnix sẽ cùng bạn tìm hiểu về ngành BA, công việc nghề BA và những kĩ năng cần có để trở thành một BA chuyên nghiệp!
Mục Lục
Business Analyst là gì?
Business Analyst (BA) hay còn gọi là “Chuyên viên Phân tích Nghiệp vụ”. Nhiệm vụ của người làm BA là phân tích quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, sau đó xác định vấn đề và đề xuất các giải pháp thích hợp. Ngoài ra, người làm BA còn có nhiệm vụ viết và quản lý tài liệu kỹ thuật.
BA là gì?
BA là “cầu nối” giúp kết nối khách hàng với doanh nghiệp. Họ trao đổi và tiếp nhận ý kiến của khách hàng, sau đó truyền tải các đóng góp đó cho team nội bộ để tìm hướng cải thiện.
Trước đây, người ta thường nghĩ BA là một mảng của riêng ngành IT – Công nghệ thông tin. Thực tế là ngành BA vẫn tồn tại ở một số lĩnh vực khác như logistics, tài chính, Marketing – ngân hàng,…
Nghề BA thường có nhiều hướng phát triển khác nhau, tuy nhiên tùy theo từng lĩnh vực mà công việc này được chia thành 3 nhóm chính:
- Vận hành: Vị trí này liên quan đến các nguồn lực như thời gian, tính toán chi phí, quản trị nhân sự. Vị trí miêu tả công việc này có thể là: Project Manager, Product Manager, Program Manager,…
- Quản lý: Công việc này bao gồm các vị trí BA Team Lead, BA Practice Lead, BA Program Lead và cao hơn là BA Manager, Business relationship Manager.
- Xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp: Business Architect, Enterprise Architect.
Mô tả công việc của BA
Làm BA là gì? Dưới đây là quy trình làm việc mà một BA phụ trách:
Làm việc với khách hàng
Đầu tiên, người làm BA sẽ trực tiếp làm việc và trao đổi thông tin cùng khách hàng hoặc các bên đối tác của doanh nghiệp. BA cần lắng nghe và tổng hợp lại các ý kiến đóng góp, mong muốn của các khách hàng. Từ đó phân tích và đề xuất các giải pháp xử lí tình huống phù hợp. Ngoài ra, với các BA có kinh nghiệm làm việc lâu năm, họ sẽ là cầu nối giúp doanh nghiệp tiếp cận với các đối tác có tiềm năng trong tương lai.
BA là công việc lắng nghe và tổng hợp lại các ý kiến đóng góp, mong muốn cửa khách hàng
Trao đổi nội bộ
Sau khi trao đổi với khách hàng, BA sẽ quay lại công ty và truyền tải đóng góp đó cho team nội bộ như phòng phát triển dự án PM, Dev,… Từ đây, doanh nghiệp sẽ đưa ra các giải pháp cụ thể để cải thiện chất lượng sản phẩm và đáp ứng hơn nữa những nhu cầu, mong muốn của các khách hàng.
Quản lý sự thay đổi
Công việc kinh doanh luôn thay đổi không ngừng, do đó BA phải luôn nắm bắt được tình hình thị trường, tình hình doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt các cơ hội mới. BA cũng đóng vai trò nhà tư vấn giải pháp, cách xử lý mới cho đội ngũ doanh nghiệp hoặc cho chính các khách hàng của mình.
Người làm BA cần nắm bắt được tình hình thị trường, doanh nghiệp để nắm bắt các cơ hội mới
Quán xuyến cả Data Analyst
Data Analyst vốn là một vị trí công việc riêng. Tuy nhiên, với việc làm việc chủ yếu và gắn bó mật thiết với hệ thống dữ liệu. BA cũng phụ trách việc thu thập và xử lý toàn bộ số liệu, thể hiện dưới dạng biểu đồ hoặc đồ thị. Tất cả vì mục đích người xem có thể dễ dàng hiểu và dự đoán được kết quả xảy ra với các số liệu đó.
>> Xem thêm: Big data là gì? Big data được ứng dụng ở đâu?
Systems Analyst
Systems Analyst là các chuyên viên phân tích hệ thống một nhánh khác trong công việc của Business Analyst. Công việc này đòi hỏi nhân viên thực hiện phải hiểu rõ hệ thống dữ liệu công ty, biết phân tích, đánh giá và thiết kế hệ thống nhằm giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp khách hàng đang gặp phải. Bên cạnh đó, cần đề xuất giải pháp phát triển và tối ưu hệ thống trong thời gian sớm nhất cũng là yêu cầu với vị trí này.
Systems Analyst phải hiểu rõ dữ liệu của công ty
Management Analyst
Management Analyst là chuyên gia tư vấn quản lý giữ vai trò rất quan trọng trong công việc phân tích nghiệp vụ.Với các đề xuất để cải thiện hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong hệ thống. Họ là những người hiểu rõ vấn đề của doanh nghiệp đang tồn tại để đề xuất hướng giải quyết. Qua đó giúp tiết kiệm chi phí, tối ưu kết quả sản xuất một cách hiệu quả.
Business Analyst giúp tiết kiệm chi phí tối ưu
Vai trò của Management Analyst xuất hiện thường xuyên nhất trong giai đoạn Pre-Sales. Thường thì các PM hoặc Business Analyst giàu kinh nghiệm sẽ tham gia vào quá trình thực hiện này. Họ sẽ tiến hành tiếp nhận các vấn đề và yêu cầu ban đầu của một doanh nghiệp. Tiến hành phân tích toàn bộ vấn đề và đưa ra giải pháp tổng quan phù hợp nhất.
Functional Analyst
Functional Analyst có vai trò như Business System Analyst. Nhưng thay vì phát triển mới sản phẩm giải pháp từ hư vô người làm Functional Analyst sẽ dựa trên một sản phẩm hay một platform đã có.
Functional Analyst cung cấp giải pháp từ các nền tảng sẵn có
Từ đó sản phẩm sẽ phù hợp với yêu cầu của khách hàng mang tới hiệu quả giải quyết bài toán mà doanh nghiệp đang gặp phải. Trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp các sản phẩm hay nền tảng sẵn có như: Oracle, Sharepoint, Microsoft, SAP, Salesforce,…
Agile Analyst
Agile Analyst là người có trách nhiệm đảm bảo deliver thông tin chính xác, kịp thời và phù hợp với các đối tượng khách hàng. Ngoài ra, Agile Analyst là vị trí không thể thiếu trong các dự án triển khai như phương pháp Agile, Scrum. Deliver sẽ cam kết với khách hàng là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong dự án Agile. Do đó Agile Analyst có vai trò rất quan trọng trong dự án kiểu như vậy.
Service Request Analyst
Thường thì BA sẽ giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn triển khai giải pháp cho khách hàng. Người giữ vai trò Service Request Analyst sẽ có nhiệm vụ training thực hiện các buổi trao đổi, xử lý khi gặp lỗi nếu có hoặc có thể là tiếp nhận những yêu cầu tính năng mới từ khách hàng.
BA có thể tiếp nhận yêu cầu tính năng mới từ khách hàng
Business Analyst có 6 vai trò khác nhau mà người làm Business Analyst phải đảm nhận nhiều vai trò cùng một lúc. Business Requirement Analysis đóng vai trò là PM hoặc BA nhiều năm kinh nghiệm. Với người làm BA bình thường sẽ đảm nhận các vai trò còn lại.
Thông thường người giữ vai trò Business System Analyst thì sẽ không có vai trò Functional Analyst và ngược lại. Tuy nhiên các vai trò khác vẫn được đảm bảo nhằm giúp bộ máy được kiện toàn.
Business analytics vs. Data analytics
Sự khác nhau giữa Data Analyst và BA là gì? Với những người mới tìm hiểu, bạn rất dễ nhầm lẫn giữa Business analytics và Data analytics. Business Analyst là Nhà phân tích kinh doanh trong khi Data Analyst là Nhà phân tích dữ liệu.
>> Xem thêm: Data Analyst là gì? Cách để trở thành một Data Analyst giỏi
So sánh Business analytics và Data analytics
Để phân biệt 2 khái niệm này rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu về công việc và nhiệm vụ của từng vị trí:
Business AnalyticsData AnalyticsĐánh giá hệ thống Công nghệ thông tin hiện tại của doanh nghiệp.Làm việc với các CEO và các bên liên quan để xác định vấn đề, mục tiêu kinh doanh.Kiểm soát quy trình và lãnh đạo các thành viên trong nhóm để xác định lĩnh vực cần đẩy mạnh cải tiến. Tìm nguồn dữ liệu phù hợp và tiến hành chuẩn bị cho xử lý dữ liệu.Trình bày các phát hiện mới và tư vấn giải pháp cho khách hàng, đối tác và ban lãnh đạo công ty.Thực hiện phân tích dữ liệu cho các mẫu và xu hướng.Tạo mô hình tài chính cho các quyết định kinh doanh.Trực quan hóa dữ liệu và trình bày dữ liệu một cách logic, dễ hiểu.Cần có kiến thức về kinh doanh và tổ chức cơ cấu kinh doanh.Cần có kiến thức về cấu trúc dữ liệu.Làm việc thường xuyên với Microsoft Visio và các công cụ thiết kế phần mềmThường xuyên làm việc với SQL và lập trình thống kê.So sánh chi tiết Business Analytics và Data Analytics
Về cơ bản, cả Business Analyst và Data Analyst đều giúp thúc đẩy việc ra quyết định dựa trên dữ liệu trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Data Analyst có xu hướng làm việc chặt chẽ hơn với dữ liệu, trong khi Business Analyst sẽ tham gia nhiều hơn vào việc giải quyết các nhu cầu kinh doanh và đề xuất giải pháp kinh doanh cho doanh nghiệp. Ngoài ra, BA còn có vai trò đào tạo và huấn luyện đội ngũ nhân sự tiềm lực cho các hệ thống mới.
Cần học những gì để trở thành một BA?
Hẳn nhiều bạn trẻ quan tâm đến việc học gì để làm Business Analyst. Sau đây là những ngành học trở thành “bàn đạp” giúp bạn theo đuổi ngành Business Analyst.
Làm sao để trở thành một BA
Ngành hệ thống thông tin quản lý
Sinh viên ngành hệ thống thông tin quản lý được trang bị các kiến thức phù hợp để trở thành một Business Analyst. Bạn sẽ được đào tạo kiến thức về Kinh tế, Hệ thống thông tin quản lý và Công nghệ thông tin. Việc sở hữu chuyên môn cả về kinh tế và công nghệ kỹ thuật giúp con đường sự nghiệp của bạn thuận lợi hơn rất nhiều.
Ngành Công Nghệ Thông Tin (IT)
Các sinh viên ngành IT có ưu điểm và lợi thế về chuyên môn kỹ thuật, cách phát triển và vận hành hệ thống phần mềm chuyên nghiệp. Để phát triển hơn nữa trong lĩnh vực BA, bạn nên học hỏi thêm các kiến thức khác như kinh doanh, tài chính,… cũng như các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm,… Điều này sẽ giúp công việc của bạn thuận lợi hơn, lộ trình thăng tiến rõ ràng hơn.
BA được biết đến rộng rãi hơn trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Nhóm ngành kinh tế – quản lý
Sinh viên theo học khối ngành kinh tế – quản lý sẽ được cung cấp các kiến thức về kinh tế, quản trị, tài chính – ngân hàng,… Tuy nhiên, do không được đào tạo kiến thức nền tảng về công nghệ thông tin nên bạn có thể gặp đôi chút khó khăn trong giai đoạn đầu làm việc. Bạn cần trau dồi bản thân và học hỏi thêm các kiến thức về phần mềm, công nghệ kỹ thuật để giúp đỡ cho công việc BA sau này của mình.
Những kỹ năng cần có của một Business Analyst
Để trở thành một BA chuyên nghiệp, bạn cần rèn luyện cho mình những kỹ năng và phẩm chất quan trọng sau:
Tư duy phân tích dữ liệu
Điều đầu tiên bạn cần có là tư duy và kỹ năng phân tích dữ liệu. Một BA giỏi nên rèn luyện khả năng nhạy bén với các con số. Điều này giúp bạn nhanh chóng nắm bắt vấn đề và đưa ra các giải pháp chính xác cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tư duy chắt lọc thông tin cũng là một yếu tố quan trọng đối với nghề BA. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng truyền tải thông tin có giá trị cho đội ngũ quản lý của doanh nghiệp.
Công việc của một BA yêu cầu kỹ năng tư duy phân tích dữ liệu nhạy bén
>> Xem thêm: Dữ liệu là gì? Tầm quan trọng của data đối với doanh nghiệp
Kỹ năng công nghệ
Để đưa ra các giải pháp hiệu quả và thức thời cho doanh nghiệp, các BA cần có hiểu biết nhất định về công nghệ và các phần mềm kỹ thuật cơ bản. Bạn nên bắt đầu tìm hiểu về Testing phần mềm và design hệ thống kinh doanh ngay từ hôm nay để dễ dàng giao tiếp và trao đổi cùng đội ngũ nhân sự và các đối tác, khách hàng của công ty.
Kỹ năng giao tiếp
Như đã nói ở trên, BA đóng vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Họ phụ trách làm việc và trao đổi cùng khách hàng, sau đó truyền tải lại thông tin tới đội ngũ nhân sự công ty. Do đó, bạn cần có kỹ năng giao tiếp và nắm bắt vấn đề nhanh, bên cạnh đó là khả năng truyền đạt hiệu quả tới người đối diện.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Toàn bộ dự án sẽ là một giải pháp cho bài toán với nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong đó BA sẽ là người nắm rõ các vấn đề, đề xuất các giải pháp khả thi, xác định phạm vi của dự án và trực tiếp tham gia vào việc giải quyết cùng với khách hàng hoặc đội nhóm.
Kỹ năng ra quyết định
Đưa ra quyết định kịp thời, chính xác là một kỹ năng cần có của một BA thực thụ
Tư duy phản biện
Các BA có nhiệm vụ phân tích và đưa ra giải pháp trước khi làm việc với các thành viên trong team. Do đó, bạn cần có tư duy phản biện và kỹ năng ra quyết định chính xác. Điều này giúp bạn xử lý hiệu quả các dữ liệu đầu vào, đồng thời đưa ra các quyết định có độ tin cậy cao.
Học BA ở đâu?
Bạn có thể học Business Analyst qua các phương pháp sau:
Tự học BA
Bạn có thể tự học Business Analyst qua các video Youtube hoặc các khóa học online như Coursera, Linkedin, Udemy,… Ngoài ra, bạn có thể ứng tuyển và học việc tại các vị trí BA cho các công ty nhỏ. Điều này giúp bạn tiếp cận với kiến thức thực tế hiệu quả, phù hợp với những ai muốn “học đi đôi với hành”.
Các khóa học BA
Hiện nay có một số đơn vị cung cấp các khóa học BA trực tiếp với thời hạn ngắn, giúp bạn làm quen và thực chiến với công việc của một BA. Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn các khóa học từ trung tâm uy tín, có địa chỉ rõ ràng. Ngoài ra, hãy quan tâm đến lộ trình khóa học và đội ngũ giảng viên của trung tâm đó.
Công cụ và phần mềm Business Analyst
Các BA thường sử dụng một số phần mềm cơ bản như Microsoft Excel, Microsoft Access, SQL, Google Analytics,… Đây là những công cụ giúp thu thập và trực quan hóa dữ liệu vô cùng hiệu quả. Tùy vào vị trí và chức vụ mà bạn có thể sử dụng linh hoạt các phần mềm trên. Vì vậy, hãy bắt đầu tìm hiểu về một số phần mềm BA thường dùng ngay từ hôm nay.
Business Analyst thường sử dụng các công cụ cơ bản
Vai trò của các Business Analyst trong phát triển phần mềm
Xác định xu hướng khách hàng
BA có thể sử dụng dữ liệu thu được từ khách hàng để từ đó xác định xu hướng, nhu cầu và mong muốn của họ. Nói một cách dễ hiểu, Business Analyst là người biến những dữ liệu khô khan và trừu tượng trở nên có ý nghĩa hơn cho doanh nghiệp. Tầm quan trọng của BA cũng giống như tầm quan trọng của dữ liệu trong thời kỳ công nghệ số.
BA có thể sử dụng dữ liệu thu được từ khách hàng để xác định nhu cầu và mong muốn của họ
Phát triển các phần mềm kinh doanh cốt lõi
BA có nhiệm vụ định hướng và phát triển các ứng dụng back-office và các sản phẩm phần mềm kinh doanh cốt lõi. Họ có lợi thế về việc lên kế hoạch, lập tài liệu, do đó thích hợp xử lí và lập hồ sơ về các phần mềm kinh doanh cốt lõi.
Vai trò quan trọng của BA đối với doanh nghiệp
Lời kết
Trên đây, Vietnix đã cùng bạn tìm hiểu về BA là gì? BA là nghề gì? Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm những thông tin cần thiết, giúp bạn tiến xa hơn nữa trên con đường theo đuổi nghề Business Analyst đầy thú vị!