Áp dụng pháp luật là gì và đặc điểm áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là gì và đặc điểm áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là gì – đó hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước. Cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể. Đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể. Vậy khái niệm cụ thể là gì, hãy cùng công ty kế toán bePro.vn tìm hiểu bài viết sau nhé!
Pháp luật là gì?
Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành. Hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Và là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích giai cấp của mình.
Khái niệm áp dụng pháp luật là gì
Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ chức quyền lực nhà nước. Được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền. Nhằm cá biệt hoá quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức cụ thể.
Chi tiết:
1) Khi xảy ra tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật về quyền và nghĩa vụ. Mà tự họ không thể giải quyết được, phải nhờ cơ quan nhà nước. Hoặc cơ quan của tổ chức xã hội có thẩm quyền giải quyết.
2) Khi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không mặc nhiên phát sinh. Nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước.
3) Khi cần áp dụng chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
4) Khi nhà nước thấy cần kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể quan hệ pháp luật. Hoặc để xác định sự tồn tại hay không tồn tại của sự kiện thực tế có ý nghĩa pháp lý. Như xác nhận di chúc, xác nhận văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng viết tay, chữ ký của người có thẩm quyền…
Đặc điểm của áp dụng pháp luật
a. Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước, bởi vì:
– Hoạt động áp dụng chỉ do các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật tiến hành. Và mỗi chủ thể đó chỉ có thể áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật.
– Hoạt động áp dụng pháp luật là sự tiếp tục thể hiện ý chí của nhà nước. Thông qua hoạt động áp dụng pháp luật, ý chí nhà nước. Thể hiện trong các quy phạm pháp luật trở thành hiện thực trong thực tế. Được thể hiện một cách cụ thể trong các trường hợp cụ thể.
b. Áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hiện hành. Vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể:
Vì thế, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội.
Ví dụ:
Hoạt động áp dụng pháp luật của Cảnh sát giao thông. Khi xử lý một người vi phạm pháp luật giao thông. Cụ thể là sự cá biệt hóa các quy định về xử lý vi phạm pháp luật. Trong lĩnh vực giao thông vào trường hợp cụ thể của người vi phạm đó.
c. Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính sáng tạo
Bởi vì, các quy định của pháp luật thường mang tính chất chung, khái quát. Song các vụ việc xảy ra trong thực tế vô cùng đa dạng, phong phú và phức tạp. Do vậy, muốn đưa ra được một quyết định “thấu tình, đạt lý”. Để giải quyết vụ việc thì cần có sự sáng tạo của người áp dụng.
Nguyên tắc áp dụng pháp luật là gì?
Nguyên tắc áp dụng pháp luật là gì, là những nguyên tắc cơ bản do luật định. Dựa vào đó các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền. Vận dụng những văn bản pháp luật, tập quán pháp luật thích hợp. Nhằm giải quyết công việc thuộc thẩm quyền.
Theo đó, áp dụng pháp luật phải dựa trên những nguyên tắc như sau:
– Thứ nhất, ưu tiên lựa chọn văn bản tại thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
– Hai, áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn
– Ba, áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau
– Tư, áp dụng văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý. Hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực.
– Thứ năm, áp dụng quy định của điều ước quốc tế trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước. Và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, trừ Hiến pháp.
Suy ra:
Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật đúng nguyên tắc, phù hợp. Sẽ dẫn đến kết quả xử lý công việc được chính xác và ngược lại. Nếu áp dụng văn bản quy phạm pháp luật sai nguyên tắc thì sẽ dẫn đến sai sót. Làm ảnh hưởng đến đối tượng bị áp dụng văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống pháp luật hiện hành ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều văn bản nội dung chồng chéo, mâu thuẫn nhau.
Kết luận:
Vừa rồi là chia sẻ của bePro.vn về áp dụng pháp luật là gì và đặc điểm áp dụng. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé.