Áo tứ thân – Biểu tượng cho người phụ nữ Miền Bắc

Áo tứ thân – Biểu tượng cho người phụ nữ Miền Bắc

Áo tứ thân – Biểu tượng cho người phụ nữ Miền Bắc

Áo tứ thân là trang phục được người phụ nữ kinh Bắc sử dụng trong đời sống hằng ngày. Hiện nay, tuy không còn sử dụng trong đời sống hàng ngày nhưng vẫn mặc vào ngày hội quan trọng và buổi biểu diễn nghệ thuật. Cùng VHunter tìm hiểu về trang phục truyền thống của miền Bắc nhé.

Áo tứ thân - Biểu tượng cho người phụ nữ Miền BắcÁo tứ thân - Biểu tượng cho người phụ nữ Miền Bắc

Lịch sử của áo tứ thân

Thế kỷ XVII, phụ nữ luôn phải bận rộn với việc trồng trọt, đồng áng thì chiếc áo tiện dụng buộc tà lại để gọn gàng thuận tiện làm việc hơn. Dù có từ rất lâu nhưng vẫn chưa xác định được chính xác tại thời điểm nào và chiếc áo tứ thân tồn tại song song với trống đồng được phát hiện trên những di sản khảo cổ Việt Nam.

Vào thời lý, ngành dệt may phát triển nhanh chóng, trang phục cũng được đa dạng kiểu dáng màu sắc. Việc mặc áo tứ thân thể hiện thân phận và địa vị của người dân như vua sẽ dùng vải màu vàng để tôn trong sự sang trọng hay màu của ánh mặt trời, áo gấm sẽ là những quan từ ngũ phẩm trở lên, áo dài tứ thân đầu đội chóp sẽ là của các sĩ tử. Có thể thấy, nó đã tồn tại trước thời Lý và hầu như là nam giới mặc. Từ thời Trần và Nguyễn phụ nữ bắt đầu sử dụng áo tứ thân. Theo như trong sách “An Nam tức sự” của Trần Phu đã đề cập tới cách ăn mặc và trang điểm của phụ nữ nhà Trần: “Đàn bà thường mặc áo tứ thân màu đen, cổ áo viền màu trắng, cắt tóc rồi buộc túm lên đỉnh đầu, không để tóc mai…”

Áo tứ thân - Biểu tượng cho người phụ nữ Miền BắcÁo tứ thân - Biểu tượng cho người phụ nữ Miền Bắc

Điểm đặc biệt mà ít ai để ý tới, trong cuộc khởi nghĩa năm 40 đánh đuổi quân Nam Hán của Hai Bà Trưng, người phụ nữ ấy đã mặc áo giáp hai tà. Vì bày tỏ lòng thành kính, phụ nữ Việt đã tránh việc mặc áo hai tà thay vào đó là áo tứ thân. Ngoài ra, có nhiều điểm lý giải cho bấy giờ là cơ sở vật chất khó khăn và tay nghề chưa cao nên họ làm theo một cách thô sơ nhất.

Áo tứ thân có ý nghĩa gì với người phụ nữ Bắc

Với nhiều biểu tượng và ý nghĩa khác nhau ví dụ như được ví như người mẹ, biểu tượng cho người nông dân tần tảo sớm hôm, hay cô gái ở hậu phương vững chắc cho người lính trong thời kỳ loạn lạc,… Có thể nói rằng, hình ảnh áo tứ thân đi cùng thơ ca dân tộc trong suốt thời kỳ lịch sử. Sự duyên dáng của người phụ nữ miền Bắc trong chiếc khăn mỏ quạ (khăn đội đầu màu đen), yếm đào, dây lưng xanh, nón quai thao,… hình ảnh gần gũi duyên dáng nhưng mang khí chất mạnh mẽ của người con gái Bắc.

Áo tứ thân - Biểu tượng cho người phụ nữ Miền BắcÁo tứ thân - Biểu tượng cho người phụ nữ Miền Bắc

Với bề dày đi song song với lịch sử lâu đời, áo tứ thân là trang phục truyền thống của Việt Nam đặc biệt là biểu tượng với người phụ nữ miền Bắc cũng góp phần làm nên sự đa dạng cho trang phục truyền thống. Không chỉ có giá trị văn hóa, lịch sử mà có giá trị về con người như áo tứ thân có bốn tà thể hiện tứ thân phụ mẫu, yến ở trong thể hiện tình cảm cha mẹ với con cái. Khi mặc lên mình bộ áo tứ thân vừa mang vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ “Kinh kỳ” hiện đại. Nó luôn mang trong mình một ý nghĩa to lớn trong việc tôn vinh nét đẹp của người phụ nữ xưa, đó cũng là những con người cần lao, chăm chỉ, luôn mộc mạc giản dị như thế mà lại rất cuốn hút.

Ngày nay, áo tứ thân đang được sử dụng trong những buổi biểu diễn, lễ hội nhằm mục đích vừa tôn vinh, vừa quảng bá hình ảnh truyền thống của người phụ nữ Việt Nam xưa. Dù là hiện tại hay tương lai, áo tứ thân vẫn là một trong những sản phẩm đồng hành cùng cuộc sống của người Việt.

Ngày nay, nó vẫn luôn sử dụng trong các buổi biểu diễn để đưa tới những thông điệp tốt đẹp, quảng bá văn hóa dân tộc và giúp cho khách du lịch hiểu về con người Việt ta. Dù đất nước ngày một đổi mới thì nét văn hóa vẫn còn đó, vẫn luôn tồn tại đồng hành cùng chúng ta mãi mãi.

Áo tứ thân - Biểu tượng cho người phụ nữ Miền BắcÁo tứ thân - Biểu tượng cho người phụ nữ Miền Bắc

Top áo làm say nắng lòng người

Áo tứ thân của người phụ nữ “Kinh Kỳ”  cái nôi của áo tứ thân. Để tìm một chiếc áo tứ thân đúng chuẩn thì nàng không thể bỏ qua các kiểu dáng áo tứ thân miền Bắc. Nó luôn mang một vẻ đẹp rất “Kinh Kỳ” và duyên dáng.

Áo tứ thân - Biểu tượng cho người phụ nữ Miền BắcÁo tứ thân - Biểu tượng cho người phụ nữ Miền Bắc

Áo tứ thân truyền thống với khăn vuông mỏ quạ phải được chít đẹp với hình búp sen vừa với tỉ lệ khuôn mặt của từng người. Tóc cần quấn gọn gàng với hình bầu dục, đặc biệt người phụ nữ Bắc thích mặc quần đĩnh hơn mặc váy vì thuận tiện cho việc trồng trọt.

Áo tứ thân - Biểu tượng cho người phụ nữ Miền BắcÁo tứ thân - Biểu tượng cho người phụ nữ Miền Bắc

Áo tứ thân cách tân thường được may trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật, nên màu sắc và kiểu dáng sẽ đa dạng và biến hóa trong các tác phẩm.

Áo tứ thân - Biểu tượng cho người phụ nữ Miền BắcÁo tứ thân - Biểu tượng cho người phụ nữ Miền Bắc

Áo yếm tứ thân nữ sẽ giúp nàng tôn được thân hình “mình hạc xương mai”. Nếu sở hữu một cơ thể cân đối thì item này là lựa chọn phù hợp với các nàng. Nhất là trong thời tiết ngày hè oi bức, nóng nực mà mặc kiểu áo này nàng sẽ cảm thấy cực kì thoải mái và dễ chịu. Tại VHunter luôn có những trang phục làm mê đắm lòng các chị em phụ nữ kết hợp với phối cảnh và tay nghề thợ chụp chuyên nghiệp thì một bộ ảnh áo yếm bạn nghĩ sao.

Áo tứ thân - Biểu tượng cho người phụ nữ Miền BắcÁo tứ thân - Biểu tượng cho người phụ nữ Miền Bắc

Áo tứ thân trong phong cách cưới là nét đặc trưng trong văn hóa người Việt được áo dài tứ thân thể hiện rất rõ nét. Đặc biệt là ở đồng bằng Bắc bộ  – nơi áo tứ thân là trang phục chính thống của nữ giới người con gái miền Bắc…

Áo tứ thân - Biểu tượng cho người phụ nữ Miền BắcÁo tứ thân - Biểu tượng cho người phụ nữ Miền Bắc

Áo tứ thân cho nam.

Áo tứ thân - Biểu tượng cho người phụ nữ Miền BắcÁo tứ thân - Biểu tượng cho người phụ nữ Miền Bắc