Áo Tứ Thân – Trang Phục Văn Hóa Người Kinh Bắc Xưa Và Nay!
Những người phụ nữ trong chiếc áo tứ thân cùng dải yếm đào. Đây là hình ảnh đặc trưng của văn hóa xứ Kinh Bắc xưa. Trang phục thẫm đẫm hồn quê và gắn liền với biết bao thăng trầm của lịch sử. Nếu như người ta nhắc đến tà áo dài Huế như một sự kiêu sa, thướt tha, áo bà ba Nam Bộ giản dị, gần gũi thì áo tứ thân lại đặc trưng cho văn hóa nông thôn Bắc Bộ. Hãy điểm qua những nét duyên đó trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Nguồn Gốc – Câu Chuyện Của Áo Tứ Thân Việt Nam Xưa
Mỗi một trang phục đều có câu chuyện của riêng mình và áo tứ thân cũng như thế. Cho đến tận ngày nay, vẫn chưa ai biết được rốt cuộc áo tứ thân có từ đâu. Chỉ có một số di sản khảo cổ tìm thấy hình ảnh của bộ trang phục này. Chúng được tìm thấy trên những hình khắc trống đồng cách nay vài nghìn năm. Trang phục này được phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ mặc hàng ngày đến tận đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, hiện nay, áo tứ thân chỉ được mặc trong các ngày lễ hội truyền thống. Tiêu biểu có thể kể đển như lễ hội Lim.
Cũng có truyền thuyết kể rằng, khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa đánh đuổi quân Hán ra khỏi bờ cõi nước ta đã mặc một chiếc áo dài có 2 tà giáp vàng. Do tôn kính Hai Bà nên người Việt không mặc áo 2 tà mà dùng 4 tà. Đây cũng chính là áo tứ thân.
Đó chỉ là truyền thuyết, cũng có quan điểm cho rằng, do kỹ thuật của thời xưa không thể dệt được những tấm vải có khổ rộng nên phải sử dụng nhiều mảnh để may áo.
Có lý giải cho rằng, bốn thân áo tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ vợ, cha mẹ chồng), hai tà áo trước buộc lại với nhau lại tương trưng cho tình nghĩa vợ chồng khăng khít bên nhau. Hình ảnh một vạt cụt như cái yếm, bên ngoài là hai vạt lớn tựa như cha mẹ ôm ấp đứa con vào lòng.
Chiếc áo tứ thân được may bằng bốn khổ vải hẹp, có hai vạt trước và hai vạt sau. Hai vạt sau của áo được may lại với nhau còn hai vạt áo trước được buộc lại và để thõng xuống thành hai tài áo ở giữa. Điểm đặc biệt của những chiếc áo tứ thân chính là không có cúc hay nút cài. Mặc áo tứ thân phải mặc với áo yếm, dải yếm đào.
Chiếc khăn mỏ quạ, chiếc nón quai thao luôn đi liền với chiếc áo tứ thân. Từ đó, tạo nên vẻ đẹp của người phụ nữ Bắc Bộ đơn giản, tế nhị và kín đáo.
Áo Tứ Thân, Khăn Mỏ Quạ, Nón Quai Thao…
Đây là hình ảnh riêng có của văn hóa người Kinh Bắc xưa và nay. Dù hiện nay, áo tứ thân, dải yếm dào, khăn mỏ quạ, nón quai thao không còn hiện hữu hằng ngày những liền chị quan họ vẫn cố gắng gìn giữ. Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, cùng quá trình hội nhập quốc tế, hình ảnh đậm chất Á Đông ấy giờ chỉ còn trong hoài niệm.
Những hình ảnh đã đi vào dĩ vãng? Hay chỉ còn là những bức ảnh đen trắng, những thước phim được dựng lại? Hình ảnh áo tứ thân, yếm lụa, khăn mỏ quạ,… Tất cả đi vào thơ ca và luôn tồn tại trong tiềm thức người dân Việt.
Xưa kia trong văn hóa người Kinh Bắc, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, nón quai thao,… cũng giống như những miền quê Bắc Bộ khác thân thương, gần gũi. Ngày nay, hình ảnh những người phụ nữ mặc áo tứ thân, chít khăn quạ, cầm chiếc nón quai thao được những liền chị quan họ giữ gìn. Nhìn những liền chị trong trang phục mớ ba mớ bảy hát những làn điệu quan họ kể thật là thấm lắm cái tình, cái nét duyên dáng, dịu dàng.
Click ngay: Bãi Tắm Hoàng Hậu Ghềnh Ráng
Nhiều người già ở những ngôi làng xứ Kinh Bắc kia vẫn giữ lại trang phục áo tứ thân. Bởi đây như một vật để hoài niệm về thời kỳ xa xôi ấy. Không thể phủ nhận, dù cố gắng gìn giữ nhưng áo tứ thân hiện nay đã có nhiều sự thay đổi làm mất đi phần nào giá trị thực của nó.
Áo tứ thân là minh chứng cho đức tính tần tảo của người phụ nữ Việt. Là chứng nhân của lịch sử phát triển hàng nghìn năm của đất nước. Nhưng giờ áo tứ thân đã biến mất trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Có lẽ điều này cũng là sự chuyển mình của thời hội nhập chăng?
Xem thêm: Làng Gốm Bát Tràng
Các Loại Áo Tứ Thân Đẹp
Áo Tứ Thân Cách Tân
Áo tứ thân cách tân là áo tứ thân được thêu, in phun hoặc đính cườm rất tinh tế và đẹp mắt với kiểu dáng mới lạ và độc đáo. Người Nam Bộ có chiếc áo bà ba dịu dàng thì người Bắc Bộ lại có chiếc áo tứ thân duyên dáng. Mỗi một vùng miền lại có một chiếc áo truyền thống đặc trưng thể hiện văn hóa, trình độ và lối sống riêng của mỗi vùng miền. Chiếc áo tứ thân được thể hiện ở kiểu dáng, chất liệu, màu sắc kết hợp hài hòa làm tôn lên vẻ đẹp của người con gái Bắc Bộ xưa kia…Ngày nay ta khó có thể bắt gặp những chiếc áo tứ thân duyên dáng ấy, có chăng chỉ là những hình ảnh được dựng lên trong phim ảnh hoặc trên sân khấu biểu diễn và chúng được may cách tân và hiện đại hơn để phù hợp hơn với thời đại và nhu cầu thị yếu và thẩm mĩ của con người ngày nay. Chúng được in thêu, hoặc đính cườm rất cầu kỳ, màu sắc cũng sử dụng nhiều màu sặc sỡ hơn. Nhưng dù có thay đổi như thế nào, có cách tân ra làm sao đi nữa thì những tinh hoa truyền thống trong chiếc áo tứ thân ấy vẫn được giữ gìn
Click ngay: Kinh Nghiệm Du Lịch Nha Trang
Áo Tứ Thân Truyền Thống
Thực ra nó chính là áo tứ thân may dài xuống tạo thành váy. Phần váy thì khá rộng và có một độ xòe tương đối. Quần mặc trong thì ống rộng suông dài che gót. Nhờ thế mà dù không có một đôi chân thon dài thì nàng cũng có thể mặc đẹp áo dài tứ thân này. Nó giúp che khuyết điểm chân to, cong và khoe “vòng eo con kiến” đáng mơ ước.
Kể cả phần yếm, váy và áo ngoài của kiểu áo đặc biệt này đều được làm bằng chất lụa mềm mại, thướt tha. Với một đất nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, cộng với văn hóa gốc nông nghiệp nên chất liệu vải này là phù hợp nhất. Phụ nữ mặc áo tứ thân sẽ cảm thấy rất mát mẻ và thoải mái.
Màu sắc chủ yếu là các gam mầu trầm, có tông màu đất như nâu, đen, tím. Áo khoác ngoài thì thỉnh thoảng có màu xanh lá mạ. Thắt lưng thì có màu vàng để trông nổi bật hơn. Quần áo dài thì luôn có màu đen. Vừa sạch sẽ mà lại làm nổi bật màu sắc của áo. Tùy theo độ tuổi mà màu yếm mặc bên trong sẽ khác nhau.
Nếu là người chưa có gia đình thì yếm sẽ thường có những màu sắc tươi tắn, trẻ trung như trắng, đỏ, cam, hồng phấn hay vàng. Còn nếu đã có gia đình thì các gam màu như đen, nâu sẽ là màu yếm. Đối với áo dài tứ thân truyền thống thì hầu như không có họa tiết. Điểm nổi bật của nó nằm ở cách phối màu các dải áo với nhau.
Tham khảo thêm:
Áo Bà Ba
Áo Tứ Thân Nam
Trước tiên là kết cấu áo thứ thân. Áo tứ thân Nam gồm ba phần riêng biệt đó là áo khoác ngoài, yếm trong và váy đụp. Không giống như áo tứ thân Bắc Kì là quần đĩnh rộng. Yếm đào của kiểu áo này rất kín, không để hở cổ quá nhiều. Mặt trước yếm thường thêu hoa văn rất nữ tính, dịu dàng.
Nếu như áo khoác ngoài của áo miền Bắc có khuy cài và không cài hết, để lộ yếm bên trong thì áo miền Nam không có luôn khuy cài. Nó chỉ được chia bốn thân và rồi buộc lại ở phía trước. Còn váy đụp thì may dài chạm gót nhưng không quá rộng. Độ xòe của kiểu trang phục này cũng không quá nhiều. Về chất liệu thì váy đụp có phần dày hơn quần đĩnh.
Áo Tứ Thân Nữ
Áo tứ thân nữ bộ áo tứ thân đầy duyên dáng gợi cảm dành cho phái đẹp biểu diễn trên áo được trang trí các họa tiết hoa lá kim tuyến lấp lánh. Vẻ đẹp của bộ áo là kiểu dáng thiết kế áo gồm 2 vạt bốn tà, áo không có khuy dài tay,bên trong mặc chiếc yếm cổ hoặc yếm cánh nhạn xẻ sâu. Trên áo, yếm cùng chân váy đụp được trang trí các hoa văn họa tiết khéo léo đầy tính thẩm mỹ và nghệ thuật. Mỗi khi biểu diễn về những dòng dân ca dòng dân gian truyền thống người phụ nữ lại khoác lên mình bộ áo tứ thân thướt tha mềm mại.
Xem thêm: Dịch vụ thuê xe 29 chỗ Quy Nhơn chất lượng cao
Áo Tứ Thân Cách Điệu
Trang phục tứ thân cách điệu là bộ áo tứ thân nổi bật với họa tiết hoa hồng đánh tay trên áo khoác ngoài,trên yếm và trên chân váy tứ thân. Với kiểu dáng cách tân cách điệu hiện đại bộ trang phục đã mang lại nhiều nét mới mẻ trong biểu diễn nghệ thuật. Áo khoác ngoài màu hồng tươi được xẻ 2 tà phía trước và 2 tà phía sau may liền, trên tà áo được in phun đánh tay các họa tiết hoa hồng. Phía trong là yếm vàng kết hợp với chân váy đụp vàng, yếm được may với kiểu dáng truyền thống được in họa tiết hoa ở trên ngực. Chân váy vàng được may cạp chun dài cham gót phía dưới chân váy là những họa tiết kim tuyến trang trí.
Áo Tứ Thân Miền Bắc
Là cái nôi của áo tứ thân nên để tìm một chiếc áo tứ thân đúng chuẩn thì nàng không thể bỏ qua áo tứ thân miền Bắc. Nó mang một vẻ đẹp rất “Kinh Kỳ” và duyên dáng. Áo dài tứ thân Bắc Bộ có lưng áo gồm hai mảnh vài cùng màu ghép lại với nhau. Trước áo thì hai thân tách rời và thắt lại ở trước bụng. Thắt lưng này thường hơi dài. Nó ở ngang rốn hoặc dưới một chút.
Đới với trang phục này, phụ nữ Bắc Kì không thể thiếu chiếc nón quai thao rộng vành đặc trưng. Tuy nhiên nó chỉ được sử dụng trong các dịp lễ quan trọng như cưới xin hay có hội hè. Còn bình thường thì chị em sẽ mặc áo dài tứ thân với khăn trùm đầu mỏ quạ. Để chít cho đẹp, cho vừa chiếc khăn này không hề đơn giản nhé.
Khăn vuông mỏ quạ phải được chít cho vừa với tỉ lệ khuôn mặt của từng người. Một chiếc khăn mỏ quạ được chít đẹp là khi trông tổng thể gương mặt chị em giống như hình chiếc búp sen.
Một loài hoa đẹp, đại diện cho sự thanh khiết của phụ nữ Việt. Trước tiên nàng hãy quấn tóc trong một chiếc khăn vấn, sau đó thì vòng tròn lại và để ngay ngắn trên đầu. Càng về phía gáy nó phải có hình bầu dục.
Quần đĩnh đen thì được làm bằng lụa và khá rộng nên rất giống váy. Phụ nữ Bắc Bộ hầu như diện quần đĩnh hơn là váy xòe vì nó thuận tiện cho công việc đồng áng.
Click ngay: Bãi Biển Vũng Tàu
Cách Mặc Áo Tứ Thân?
Nhìn rất đơn giản nhưng kiểu áo truyền thống này không hề dễ mặc đâu đấy. Để mặc đẹp thì nàng phải mặc yếm trong trước. Khi thắt yếm cở cổ và lưng thì không nên quá lỏng. Nó phải ôm sát vào cơ thể để khoe vóc dáng thanh mảnh của phái đẹp. Hơn nữa nếu mặc quá lỏng nó sẽ bị thùng thình và tạo cảm giác không gọn gàng.
Còn phần áo bên ngoài thì thắt lưng chừng eo là đẹp. Vừa dịu dàng, nữ tính mà lại cực kì tôn dáng. Đúng là một chiếc áo tuyệt vời đúng không nào?
Cách May Áo Tứ Thân?
1. Vẽ và cắt trên giấy bìa trước rồi áp vào vải cắt theo
May ráp lớp ngoài thân trước gồm phần trên vải voan hoa nối phần dưới vải voan mầu mận. Úp các mặt phải của vải vào trong, may ráp vai, ráp nách, ráp thân rồi ráp ống tay, Vì là áo hai lớp nên khi may phải đặt luôn 2 lớp vải vào nhau. May ren trắng quang cổ, may thêm ren hồng viền cổ trước. Tất cả các sản phẩm đều may xong mới đem đi vắt sổ.
2. Cắt yếm
Dài yếm 35, rộng yếm 32, hạ nách khoét rộng, sâu hơn hạ nách áo. may dây yếm
3. May quần ba ba:
Số đo: vòng mông 66, dài quần 63, rộng ống 16; cộng cử động 1.5. May ráp hai ống, rồi may ráp đũng trước, đũng sau. may cạp, lồng chun.
Xem thêm: Mua Voucher Nghỉ Dưỡng Tại Vinpearl Phú Quốc
Kết luận:
Trong văn hóa người Kinh Bắc, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, nón quai thao là không thể tách rời. Dẫu có sự khác biệt giữa xưa và nay! Đối với người Kinh Bắc nói chung và người Việt Nam nói chung, dù đã không còn hiện hữu trong cuộc sống thường nhật nhưng áo tứ thân sẽ vẫn mang đậm tâm hồn và in sâu vào trong tiềm thức. Kính chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe và thành công!