Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ của mình về giá trị giáo dục của tác phẩm văn học
“Thơ ca, nếu không có người, tôi đã mồ côi”. Câu nói ấy của Ra-un Ga-ma-tốp không chỉ đúng với thơ ca mà còn có thể dành cho tất cả những sáng tác văn học nghệ thuật, món ăn tinh thần không thể thiếu của con người trong đời sống xã hội. Để có được điều này tất nhiên phải kể đến rất nhiều những giá trị mà văn học mang lại, trong đó có một thứ giá trị đặc biệt có ý nghĩa: giá trị giáo dục.
Văn học là một loại hình nghệ thuật ngôn từ mang tính đặc thù phản ánh cuộc sống thông qua hình tượng nghệ thuật. Nó tác động sâu sắc đến đời sống tư tưởng và tình cảm của con người, làm cho con người sống ngày càng nhân văn hơn. Nhắc đến vẵn học, người ta nhắc đến những chức nãng và giá trị mà nó mang lại. Văn học cung cấp cho con người hiểu biết về tự nhiên và xã hội nói chung, khai thác cuộc sống từ cái bên ngoài đến bản chất bên trong đặc biệt là đời sống nội tâm phong phú của con người. Đó là giá trị nhận thức. Văn học cũng mang giá trị thẩm mĩ giúp kích thích khả năng sáng tạo, làm phong phú và đẹp thêm cho đời sống tâm hồn; có giá trị giải trí và giao tiếp. Một tiêu chuẩn quan trọng cũng là tiêu chí không thể thiếu khi đánh giá tác phẩm văn học đó là giá trị giáo dục của nó. Giá trị này bắt nguồn từ chức năng giáo đục mà văn học mang lại.
Giáo dục là việc dùng hình thức nào đó tác động đến tư tưởng, tình cảm của con người, làm biến đổi nó theo chiều hướng tốt đẹp hơn, khiến cho người gần người hơn. Giá trị này biểu hiện trước hết ở việc giáo dục nhận thức về xã hội, con người; nâng cao tư tưởng, đạo đức, tình cảm, lối sống. Mọi khía cạnh của cuộc sống đều có thế trứ thành chất liệu cho văn học, phản ánh nhận thức của chính nhà văn về thế giới. “Mỗi nhà văn phải gắn với một dân tộc, một thời đại nhất định” (Bi-ê-lin-xki). Qua tác phẩm, người đọc không chỉ hiểu về thời đại nhà văn sống mà còn là đời sống tinh thần của họ cũng như những người cùng thời với họ. Tham gia vào hoạt động văn chương cho dù là sáng tác hay thưởng thức, người ta đều được “thanh lọc”, ít nhiều sẽ trở nên tốt hơn, nhân ái hơn”. (Nguyễn Văn Hạnh – Ý nghĩa của văn chương) .
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du cho ta thấy hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ XVIII với đầy rẫy bất công ngang trái. Ở đó, đồng tiền và quyền lực có thể thay đổi tất cả, biến trắng thành đen. Vì sự vu oan của thằng bán tơ, gia đình Kiều rơi vào cảnh chia lìa, tan tác. Thúy Kiều, để giữ tròn chữ hiếu đã phải bán mình chuộc cha, hi sinh cuộc đời và mối tình đẹp đẽ với Kim Trọng. Tiếp sau đó là mười lăm năm lưu lạc cay đắng, tủi hờn, “thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”. Kiều tiêu biểu cho số phận bất hạnh của những kiếp người “tài hoa bạc mệnh” trong xã hội xưa, đặc biệt là người phụ nữ như những gì Nguyễn Du đã chiêm nghiệm:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
Đọc “Truyện Kiều” với tư cách của người đi sau gần ba thế kỉ, ta vẫn thấy ở đó giá trị giáo dục sâu sắc. Người đọc đồng cảm với những bất hạnh con người phải trải qua, đặc biệt là người phụ nữ mà Thúy Kiều là một điển hình; phê phán, tô’ cáo sự bất công trong xã hội để giáo dục nhận thức của con người, cũng như bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp. Đoạn miêu tả cảnh Thúy Kiều báo ân báo oán là một đoạn thơ có tính giáo dục to lớn đốì với mỗi con người trong mọi thời đại về tư tưởng “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”.
Mỗi tác phẩm cung cấp cho người đọc những khía cạnh khác nhau của đời sống. Đến với hàng ngũ những nhà văn hiện đại, truyện ngắn của Tô Hoài cho ta bất gặp một thế giới phong phú đa dạng những phong tục tập quán của con người, đặc biệt là người dân miền núi. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” miêu tả hiện thực đời sống, phong tục và hủ tục của người dân Tây Bắc trước cách mạng tháng Tám như tục cúng trình ma, tục cướp vợ, tìm bạn tình ngày xuân… Người đọc hiểu hơn về đời sống và sô phận của người dân tộc dưới ảnh hưởng nặng nề của thần quyền và cường quyền. Mị xinh đẹp, dịu hiền xứng đáng được hưởng một cuộc sống tốt đẹp thì sau khi bị cướp về cúng trình ma nhà thống lí trở thành “con rùa lùi lũi nuôi trong xó cửa”, sống không niềm vui, không mơ ước, không niềm tin, không hi vọng. A Phủ chỉ vì dám đánh con trai thống lí mà cùng trở thành tôi đòi, làm trâu ngựa cho nhà thống lí. Cuộc chạy trôn của hai người lên mảnh đất Hồng Ngài mang tính tự phát và cũng là một tất yếu. Sức sống tiềm tàng dưới sự soi đường của Đảng và cách mạng đã khiến cuộc đời Mị và A Phủ bước sang một trang mới. Truyện không chỉ cung cấp cho ta những kiến thức văn hóa, đời sống bổ ích mà còn bồi dưỡng ý chí vươn lên chiến thắng số phận của mỗi eon người. Hạnh phúc sẽ đến với những ai biết đấu tranh để giành lấy nó.
Cũng mang ý nghĩa giáo dục nhận thức nhưng “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu là một bài học đầy tính triết lí. Cuộc hành trình đỉ tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ đến cuối cùng lại vấp phải sự thật phũ phàng về cuộc sống của những người dân chài miền biển: một người vợ cả đời hi sinh cho sự mưu sinh của gia đình mà sẵn sàng chấp nhận “ba trận nặng, năm trận nhẹ” đòn roi của chồng mỗi ngày, chấp nhận một cách tự nguyện và cam chịu bởi một lí do thật đơn giản nhưng cũng thật đáng suy nghĩ: trên thuyền không thể thiếu người đàn ông, trước sóng gió biển cả, dù thế nào đi nữa thì họ cũng là một chỗ dựa cho người đàn bà chân yếu tay mềm và những đứa trẻ con non nớt. Vậy cuổì cùng thì cái đẹp mà người nghệ sĩ kiếm tìm là gì? Nó có phải cái đẹp được nhìn thấy từ góc độ thuần túy nghệ thuật hay cái đẹp là cuộc sống, là ở hình ậnh người vợ chài với đức hi sinh và vị tha cao cả? Câu chuyện không chỉ mang ý nghĩa giáo dục trong cách nhìn nhận cuộc sống mà còn là bài học quí giá cho người nghệ sĩ trên con đường đi tìm nghệ thuật đích thực.
Giá trị giáo dục của một tác phẩm văn học còn thể hiện ở việc bồi dưỡng tình cảm thẩm mĩ, nhân vãn, giúp hoàn thiện con người, hướng họ tới cái đẹp, nhân ái trong cuộc sống. Văn chương có tác dụng “giúp ta là người một cách hoàn toàn hơn” vì nhờ thưởng thức văn chương, tâm hồn ta được “rèn luyện thành một dây đàn, sẵn sàng rung động trước mọi vẻ đẹp của vũ trụ, trước mọi cái cao quí của cuộc đời” (Thạch Lam – Theo dòng). Nghệ thuật không bao giờ thiếu đi cái đẹp, thiếu chất lí tưởng, anh hùng, những nhân vật tích cực cũng như những sự hấp dẫn, vui tươi của cuộc sô’ng. Những phẩm chất thẩm mĩ đó tác động đến tình cảm của con người thông qua hình tượng văn học, và được con người tiếp nhận một cách tự giác. Trước cái đẹp, cái hùng vĩ người ta không chỉ yêu mến, trân trọng mà còn phấn đấu để vươn tới. Với cái hài, văn học dùng tiếng cười để châm biếm, “tông tiễn” những thói hư tật xấu trong xã hội. Cái xấu làm người ta biết xa lánh, phủ định. Cái bi đem đến cho con người sự đồng cảm, xót thương. Con người luôn luôn có xụ hướng vươn tới cái đẹp, bởi vươn tới cái đẹp chính là sự vươn tới cái hoàn thiện, hoàn mỉ. Những phẩm chất thẩm mĩ vì thế mà có ý nghĩa lớn lao trong việc giáo dục nhân cách.đạo đức.
Đọc bút kí “Người lái đò sống Đà” (Nguyễn Tuân) ta bắt gặp một dòng sống hiền hòa, dịu êm, mơ màng như một dòng cổ tích. “sống Đà tuôn dài, tuôn dài như một’ áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong núi rừng Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Một sống Đà trong vẻ đẹp hùng vĩ với những hút nước xoáy, những cột sóng cao tung bọt trắng xóa. Con người xuất hiện giữa thiên nhiên hùng vĩ nhưng không hề bị khuất lấp mà càng tự khẳng định được tài trí và lòng quả cảm của bản thân, ông lái đò ngày ngày đưa khách đi về trên những đoạn hung dữ nhất của con sống Đà. Mỗi chuyến đi là một trận chiến đấu với một đốì thủ tuy quen thuộc nhưng thật lì lợm và đáng gườm, ông thuộc lòng từng khúc sống và tính nết của chúng và lần nào cũng vậy, ông luôn là người giành chiến thắng. Ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và người lao động, Nguyễn Tuân đã thổi lên trong lòng mỗi chúng ta niềm tự hào và tự tôn dân tộc.
“Một người Hà Nội” là câu chuyện sáng tác trong giai đoạn sau này của Nguyễn Khải. Bằng việc ca ngợi vẻ đẹp của đất Hà thành qua nhân vật bà Hiền – “hạt bụi vàng” hiếm hoi còn sót lại trên mảnh đất đang thay da đổi thịt từng ngày. Trong thời đại ngày nay, vẻ đẹp ấy càng đáng được trân trọng. Có những chi tiết (như chi tiết người thanh niên đi xe vượt ẩu còn lớn tiếng trách mắng người khác, cô con dâu thản nhiên cho con bú trước mặt bố chồng và khách hay hình ảnh cây cổ thụ ở đền Ngọc Sơn…) tuy xuất hiện thoáng qua nhưng lại có ý nghĩa giáo dục to lớn. Nó gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho mỗi con người trước những giá trị đang bị thay đổi.
“Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) là sự đấu tranh giữa cái xấu và cái đẹp. Có đôi khi, tưởng như cái xấu, cái bạo lực tàn nhẫn đã khiến con người gục ngã nhưng thực tế cái đẹp của lòng hi sinh, bao dung và vị tha cao cả đã chiến thắng. Người mẹ, người vợ miền biển ấy chấp nhận cuộc sống như địa ngục ở trần gian để có thể bao bọc, chở che cho những đứa con thương yêu của mình. “Đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có đàn ông để chèo chông khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi dưỡng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con và nuôi con cho đến lúc khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”… Câu chuyện hướng con người tởi những tình cảm nhân ái, yêu thương để có thể đồng cảm và khám phá ra vẻ đẹp của cuộc sống.
Bản chất của nghệ thuật là tình cảm. Nó là “tư tưởng đã được rung lên ở các cung bậc của tình cảm chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giây” (Nguyễn Khải). Bởi vậy giá trị giáo dục của một tác phẩm không chỉ thể hiện trong quá trình tự nhận thức, tự giáo dục của mỗi người mà nó còn có khả năng ảnh hưởng lâu dài theo kiểu lây lan, tạo ra sức mạnh lay động tình cảm, làm cho tâm hồn con người được thanh lọc. Một tác phẩm vãn học đích thực sẽ đem lại cho con người sự tự nhận thức về giá trị của bản thân, từ đó phấn đấu hơn nữa để hoàn thiện mình. Vì thế Ê-xê-nhin, nhà thơ của đồng quê Nga từng than thở:
“Sống trong đời chẳng có gì mới
Thì chết di cũng chẳng có ỷ nghĩa gì”
Đây là một quá trình tác động và giáo dục mang tính tự giác nhưng lại đầy hiệu quả.
Trong một tác phẩm nghệ thuật đích thực, bên cạnh những giá trị khác, giá trị nghệ thuật tồn tại như một tất yếu. Bởi vậy, đổì với người sáng tác cần phải có một thế giới quan, hệ thông quan điểm đúng đắn. Chỉ có như vậy mới giúp cho văn học thực sự mang tính nhân văn, phát huy hết những giá trị vốn có của nó. Người tiếp nhận không chỉ phải tìm ra giá trị (trong đó có giá trị giáo dục) thể hiện trong tác phẩm mà còn phải vận dụng nó vào trong quá trình tự giáo dục bản thân cũng như có ảnh hưởng tô’t đến những người xung quanh.
“Mỗi cuôn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người” (M.Gorki). Với vai trò đặc biệt của mình, chức năng, giá trị giáo dục đã góp phần quy định vị trí và nhiệm vụ cao cả của vãn học. Điều này khiến cho văn học ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn đối với đời sống con người.